Hôm nay,  

Tâm Sự Với LM Nguyễn Văn Lý Nhân Ngày 30-4-2007

03/05/200700:00:00(Xem: 9968)

Chuyện Yểm Bùa Trên Sông Tô Lịch

Câu chuyện "Thánh vật ở sông Tô Lịch" được đăng tải trên một tờ báo trong nước, dư luận dường như bị bấn loạn thông tin. Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội và cả Bộ Chính Trị phải vào cuộc vì theo tính toán âm dương bát quái của dân gian thì lăng "Hồ Chủ Tịch" đặt ở Ba Đình là do Bắc Kinh chỉ định để yểm Hoàng Thành từ đời nhà Trần.

Vì sao câu chuyện "Thánh vật ở sông Tô Lịch", người tin, kẻ nghi rồi thêu dệt lên đủ mọi chuyện mà lại dính dáng tới "Lăng Bác"" Người ta photo, truyền miệng, thậm chí hàng ngàn người đã kéo nhau đến tận nơi xảy ra câu chuyện để xem "Thánh vật" thế nào" Tuy nhiên, có một câu hỏi cần đặt ra là: Tại sao sự việc đã xảy ra cách đây 5-6 năm giờ bỗng chốc được xới lại mang đầy màu sắc thần bí như vậy"

* Trở lại gần 40 năm trước

Vào năm 1969, khi "Bác đang sống chuyển sang từ trần" người ta đã phát hiện ra bức tường phía tây thành Thăng Long thời Lý-Trần nằm ở dưới đường Trần Phú khi đang thi công "Lăng Bác"; "người ta" đã biết "Lăng Bác", nằm ở chỗ yểm bình đồ bát quái ở phiá Tây, và nay lại phát hiện vị trí một nơi khác gần đền Quán Đôi (bên sông Tô Lịch, Hà Nội hiện nay) lại là hai cửa của Bát quái trận đồ của Cao Biền. Hai ông giáo sư tên tuổi, GS Trần Quốc Vượng và GS Đỗ Văn Ninh, khi đưa ra nhận định việc yểm thành Thăng Long đã bật mí một chuyện động trời là khi đào móng xây dựng lăng Bác đã phát hiện chuyện trấn yểm đó, hai ông làm nhẹ dư luận là "diện tích cũng chỉ khoảng 1 mét vuông, chỉ là một cái bát, một cái vò có yểm bùa, chứ không lớn."

Vụ này giải tỏa nhiều thắc mắc là nếu có yểm để trừ ma tà thì người ta phải yểm ở thành, chứ không thể yểm ở ngoài thành, và lời đồn về truyền thuyết Cao Biền sang VN trù yểm nay lại có bằng chứng.

Ngay Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến việc Cao Biền (Cao Vương) yểm bùa ở một số vị trí của thành Đại La. Như vậy, đây cũng là chuyện của người ở thế kỷ thứ XV viết về người ở thế kỷ thứ IX. Dù sao thành Đại La nằm ở vị trí nào ở Hà Nội thì cũng dần dần sáng tỏ sau việc phát hiện Hoàng thành khi xây toà nhà Quốc Hội. Việc yểm được các nhà khoa học nói chủ yếu theo thư tịch cổ, sử cổ bằng chữ Hán. Nhưng hiện cũng chưa có nhà sử học nào có thể nói được thủ tục yểm như thế nào và cần những đồ gì khi yểm. Bộ Chính Trị đã quyết định nhanh chóng xây toà nhà Quốc Hội ngay trên Hoàng Thành để "quyết tâm san bằng tàn dư phong kiến" chứ không mai mốt phải bứng "Lăng Bác" đi.

* Chuyện ngày nay: vụ sông Tô Lịch

Khi đội xây dựng số 12 của ông Nguyễn Hùng Cường thi công kè đoạn sông này và phát hiện ra nhiều xương người và nhiều cổ vật, họ đã tổ chức làm lễ cúng bái bên kia sông (bên đường Bưởi) để cầu thần đừng phá và mời thầy đến tế lễ. Chỉ có điều sau khi họ tế lễ xong, họ cũng thay đổi phương pháp thi công. Họ dùng máy nén đóng những tấm thép dày xuống và... hết sụt lún.

Ông Nguyễn Hùng Cường kể: "Về trận đồ bát quái thì tôi đã tìm thấy những cọc lim, cốt người, xương thú vật, đồ gốm sứ... cái còn nguyên vẹn, cái vỡ nát thì bày ở trên bờ sông và nằm ở vị trí theo nguyên tắc một trận đồ bát quái..." Ông không dám khẳng định chuyện gì vì đụng chạm tới một... lời nguyền.

Mọi chuyện không đơn giản là phát hiện ra bát quái trấn yểm, mà là vị trí của nó đối diện với đền Quán Đôi, ngôi đền đã có từ thời Lý này. Và người được mời đến làm lễ trấn yểm là cố Hoà thượng Thích Viên Thành; sau đó vài ngày thì Hoà Thượng Viên Thành đã... viên tịch, và trên hết là những lời có tính chất trối trăn của Hoà Thượng trước khi chết. Theo thần phả, đền thờ Hậu lý mẫu nghi và con trai là Thái tử thống hoàng đế. Bên phải điện thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo đại vương, các cụ thờ thế nào thì nay tiếp tục thờ như vậy. Bà thủ từ Nguyễn Thị Chiển (hơn 70 tuổi) đã trông giữ ngôi đền trên 20 năm cho biết: "Vào năm 2003 khi tôn tạo đền, chính quyền địa phương đã đưa thêm tượng Cụ Hồ vào thờ ở gian bên trái điện." Theo bà Chiển: "Sự việc xây kè diễn ra đã lâu, từ năm 2001 là năm bắt đầu, nhưng sau khi sửa Đền sau đó thì đúng là lúc vào đoạn rất khó làm, đơn vị thi công đã phải làm đi làm lại nhiều lần. Khó làm vì lý do gì thì tôi không giải thích được, chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được". Tuy bà Chiển, người giữ Đền không nói ra nhưng ai cũng hiểu được ẩn ý của bà.

* Trấn Yểm Dư Luận

Dòng sông Tô Lịch vẫn lững lờ trôi, trong khi dư luận ở Hà Nội nóng rân lên, hãy nghe ông Giáo Sư Phó Tiến Sĩ Phạm Quang Long, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội biện bạch:

"Tôi không biết về chuyên môn, tôi chỉ quản lý văn hoá và lại đang rất bận". Thế nhưng trao đổi "ngoài chuyên môn", ông Long lại quan tâm khi nhấn mạnh là "phải kiểm chứng thông tin trước khi đưa; đưa thông tin phải có chủ đích, không chỉ là cho người này người kia kể rồi đưa, gán ghép sự việc rồi không cần biết đến hậu quả của nó ra sao". Trước việc vì sao, cả một thời gian dài hơn một tháng, trên địa bàn Hà Nội người ta chụp các bài báo, truyền tay nhau đọc, rồi bàn luận xung quanh các câu chuyện huyền bí chưa có lời giải mà các cơ quan chức năng không có phản ứng gì. Đội thi công sử dụng máy xúc lại chủ yếu làm vào ban đêm. Do đó, lúc hỏi những người làm trực tiếp tại đó khi tiếp xúc với các cọc gỗ như thế nào, mỗi người nói một cách khác nhau. Do đó, không thể đưa ra được đánh giá các cọc gỗ ở vị trí nào ở lòng sông. Vì vậy khó nói được các cọc gỗ đó là cọc được sử dụng để yểm."

Phó Tiến sĩ Long còn bức xúc: "Nếu nói như họ nói thì chẳng lẽ Thánh lại vật cả Phật. Thượng toạ Thích Viên Thành tuổi cao ngã bệnh. Còn GS Trần Quốc Vượng mất do ung thư vòm họng từ lâu, ai mà chả biết. Thượng toạ Thành, GS Vượng, rồi cả những công nhân của đội xây dựng kia, họ cũng là người tốt cả chứ. Chẳng lẽ Thánh lại vật người tốt"". Thì ra người ta đang đồn đãi, ai phát hiện ra bát quái trận đồ là "khó tồn tại", như giáo sư Vượng biết vụ xây lăng từ năm 1969.

Báo Lao Động đi một bản tin đáng chú ý vì có nhiều chi tiết: "Trong biên bản cuộc họp ngày 22.12.2001 của Sở VHTT thì thấy ghi ý kiến của GS Vượng khẳng định về chuyện trấn yểm, là "giả thiết chúng ta đang ở vào vị trí của cửa phía tây của La thành mà cổng phía tây của Hoàng thành thuộc vào vị trí Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có thần trấn giữ 4 cửa, và có yểm bùa hay còn gọi là lễ hiến sinh... đại đa số đồ gốm như bát, hòn kê... cho thấy niên đại của địa điểm này thuộc vào thời Lý-Trần Việt Nam hay thời Tống Trung Quốc." Chuyện đã lộ ra gần 7 năm nay, nay dư luận mới biết.

Dù sau ông Vượng cũng đã mất trong khi đó PGS Đỗ Văn Ninh cũng đồng tình với GS Vượng và cho rằng có thể coi hiện tượng này "là một hiện tượng trấn yểm mà bất kỳ công trình xây dựng nào cũng phải có lễ trấn yểm, động thổ, đặc biệt là đối với một vị trí quan trọng như cổng Tây của La thành". Như vậy, cả hai ông đều nhận định có việc trấn yểm khi xây dựng Hoàng Thành hay Thành Đại La.

Còn trong dân gian thì nói đó là huyệt long mạch và trận đồ bát quái do ông Cao Biền đặt ra, trong khi đó cánh Sở VHTT Hà Nội thì bác bỏ khi cho rằng: "Nếu không cố ý vì những động cơ không lành mạnh thì cũng là nói ẩu. Vì sao ư" Niên đại của những thứ tìm thấy từ thời Lý-Trần, tương ứng với thời Tống ở Trung Quốc, trong khi ông Cao Biền sống vào thời Đường, trước đó nhiều thế kỷ. Những hiện vật tìm thấy ở nơi đó có niên đại muộn hơn nên không thể nói đó là nơi ông Cao Biền trấn yểm được. Truyền thuyết và thư tịch có ghi việc làm của ông Cao Biền nhưng cũng chỉ ghi thế thôi. Phải chăng vì thế mà có người đã "đoán đại" ra thế"".

Khi chưa một ai chứng minh được những cổ vật đó là Tống hay Đường thì chính mấy ông bên Sở VHTT đã đoán đại ra để "trấn yểm" dư luận. Giải thích thế nào thì giải thích, dân chúng cứ nườm nượp đổ về chiêm bái cổ vật ở đền Quán Đôi.

* Thay lời kết

Khúc sông trước đền Quán Đôi là địa điểm giao nhau giữa 3 con sông Tô, sông Nhuệ và sông Thiên Trù (hiện sông này không còn tồn tại). Chính sự hợp thuỷ của 3 con sông này đã tạo ra ở đây những dòng chảy xiết, tạo xoáy mạnh và được gọi là long mạch, y như trong truyền thuyết về địa điểm vụ trấn yểm của Cao Biền. "Lăng Bác" nằm đè lên bát quái của La Thành (thành Thăng Long thời Lý Công Uẩn) từ năm 1969, nay mới được bật mí, rồi chuyện "Bác" chui vào "sánh vai" với Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại Đền Quán Đôi; hai chuyện này lại được "liên kết" vào nhau trong lời đồn ở Hà Nội để đi đến một hậu ý là... nên "giải phóng mặt bằng" cái lăng của Bác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.
Trong tuần qua, chúng ta đã gặp một chuỗi nghịch lý liên quan đến vấn đề nóng bỏng nhất của Hoa Kỳ ngày nay, là hồ sơ Iraq.
Đông Tiến là con đường tiến về phía Đông, hướng về phía Mặt Trời của đất nước Việt Nam thân yêu từ hải ngoại
Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin, tuyên truyền, giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng tình hình đất nước
Tin tức không làm ai ngạc nhiên là mấy ngày qua bà con dân oan các tỉnh thành phía Nam lại rủ nhau về Sài gòn tiếp tục "khiếu kiện đông người"
Những nước khác thì sao không biết, riêng Việt-Nam, sự hưởng-ứng nầy không phải là một thiện-chí của bạo-quyền Cộng-sản mà là một thủ-đoạn
Dù cho khẩu hiệu đề cao lòng yêu nước của đảng cộng sản Trung Quốc từ lâu đã bị người đời bác bỏ không thương tiếc
Luật Sư Nguyễn Quang Trung thay mặt các dân cử gốc Việt, phát biểu tại phiên họp Hội Đồng Thành Phố về dự án mở sòng bài
Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về vấn đề trên qua cuộc trao đổi sau đây do Nguyễn Khanh thực hiện hầu quý thính giả.
Phong Trào Xanh Việt Nam - Green Vietnam Movement - Chủ Động Ứng Phó Với Thảm Trạng Ô Nhiễm Môi Sinh Ở Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.