Hôm nay,  

Trăn Trở Sau Ba Mươi Hai Năm

23/04/200700:00:00(Xem: 8939)

  Nhiều Ôn Cố Mà Ít Tri Tân

Từ tháng Tư đau buồn năm 1975 đến nay đã hơn ba thập niên. Ba thập niên, thế giới vật chất đã biến đổi nhanh với một tốc độ chóng mặt. Từ một hệ thống máy móc điện toán IBM, Univac chiếm hết cả một khu nhà đồ sộ mà chỉ mới làm những công việc đơn giản cho những đại đơn vị; ngày nay một em bé tiểu học tại Mỹ chỉ cần một blue tooth nhỏ bằng ngón tay mà công dụng, dung lượng, và hiệu năng gấp trăm ngàn lần. Từ một chiếc transistor lớn bằng bóng đèn 20 watts tiến tới độ nhỏ đến nổi người ta có thể đặt hàng chục triệu transistors trên một miếng silicon chỉ bằng móng tay út của con người

Ấy thế nhưng trong nhiều lãnh vực của đời sống, chúng ta đã chậm chạp trong sự thích ứng. Vì chính chúng ta quá tự mãn mà không chịu theo dõi và thích nghi với hoàn cảnh mới; hoặc cũng có thể do sự hạn chế nhất định trong khi thay đổi môi trường sinh hoạt một cách đột ngột. Chúng ta dường như “ôn cố” hơi nhiều mà lại ít “tri tân”

Người quốc gia chúng ta thường tự hào mình hơn hẳn kẻ thù Cộng sản là những kẻ trước 1975 ở miền Bắc thì còn sống trong thời kỳ nghèo đói lạc hậu khoảng 30, 40 năm so với miền Nam. Những du kích Cộng sản miền Nam thì đa số xuất thân từ các vùng quê hẻo lánh chạy vào bưng biền cũng sống trong hoàn cảnh của thời đại đồ đá. Những điều này đã được thấy rõ nét trong suốt khoảng 10 năm từ 1975 đến 1985, sau khi họ chiếm được miền Nam, mà chúng ta đã từng đem ra làm đề tài chế diễu.

Thế nhưng những người Cộng sản từ những thập niên sau này đã nhìn thấy các yếu điểm, tử huyệt của họ mà tự chuyển mình để được sống còn trong một thế giới phân chia quyền lực mới sau ngày cả khối Cộng sản khổng lồ Liên Sô, Đông Âu sụp đổ. Bị bao vậy bởi một thế giới tự do ngày càng hùng mạnh, kẻ cựu thù Mỹ thì trở nên vô địch, bạn đồng chí cũ Trung Hoa thì trở thành kẻ thù hung ác và đầy đe dọa. Thế mà cổ xe bò èo uột của Cộng Sản Việt Nam vẫn cố thay trục, thay bánh để kéo lê trên đường gập ghềnh cho đến ngày nay, để tiếp tục thách thức những người yêu chuộng dân chủ tự do toàn thế giới và khởi công tấn công chúng ta ngay trên mảnh đất tự do.

Trong suốt ba mươi hai năm qua, người Việt chống cộng đã chưa tỏ ra có đủ tiềm lực để làm một điều ngoạn mục nào trên lãnh thổ miền Nam bị chiếm đoạt ngoại trừ vài nỗ lực đơn độc bị dẹp tan ngay từ trứng nước. Cuộc ngăn chặn Cộng Sản bên này bờ đại dương cũng nhiều lúc khốn đốn, lúng túng vì thiếu một chiến lược nhất quán cộng với những bất đồng sâu sắc về quan điểm giữa các tổ chức người Việt hải ngoại.

Mà cho đến giờ phút này, khi Cộng Sản Việt Nam đặt chân vào sân chơi kinh tế của thế giới tư bản trong lúc bên trong vẫn mang cái dã tâm của một chế độ tàn bạo, vô nhân kết hợp giữa bản chất xảo quyệt Cộng Sản và phương thức lạc hậu nông nghiệp Á châu hay phát xít trung cổ, người Việt Quốc gia vẫn tỏ ra xơ cứng trong mục tiêu và quan điểm. Vì thế, trong khi trong nước đang diễn ra những phong trào đấu tranh dân chủ rầm rộ cần có sự hỗ trợ đắc lực của hải ngoại để tiến nhanh đến cao điểm khai tử chế độ, thì phiá chúng ta đang có sự phân hoá, nghi ngờ mà đã thể hiện trên những trang báo, trên các diễn đàn như những nhát dao chí mạng đâm vào bẹ sườn các phong trào yêu nước Việt Nam. Ngoài ra, trên các diễn đàn, chúng ta vẫn còn thấy những khuynh hướng phục hồi chế độ VNCH như đã từng được đề xướng trong những năm đầu sau khi mất nước. Khát vọng quang phục quê hương là chân chính; nhưng hoài bão tái hồi những gì mình đã mất đi ba chục năm trước thì thật thiếu thực tế và thiếu căn bản. Chẳng lẽ quý vị cựu tướng, tá sẽ trở về làm tư lệnh chống gậy hay ngồi xe lăn đến văn phòng ở lứa tuổi 90" Rồi chỗ đứng của những người VN lớn lên sau chiến tranh là ở đâu" Lịch sử là chiếc bánh xe chỉ lăn tới mà thôi. Phải làm sao cho nó tiến hoá theo chiều hướng tốt đẹp hơn lên thì thiết thực hơn.

Câu hỏi then chốt vào giai đoạn này có lẽ là:

Chúng ta đang tranh đấu cho lý tưởng gì"

Chống chế độ Cộng Sản như một quán tính của những người chiến sĩ VNCH"

Hay

Chống một bạo quyền thối nát để giành Tự Do Dân Chủ cho dân tộc, phồn vinh cho Tổ quốc"

Giương Cao Ngọn Cờ Chính Nghĩa

Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, biết chiêu bài Cộng Sản không những không lôi cuốn sĩ phu và quần chúng yêu nước mà còn có thể tạo ra hình ảnh bất lợi, Hồ Chí Minh đã giải tán đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1945 để lập ra cái gọi là Hội Nghiên Cứu Mác Xít. Sau đó đến năm 1951, tại đại hội thứ hai của Đảng trong chiến khu Tân Trào, Tuyên Quang, Hồ cho thành lập cái gọi là Đảng Lao Động Việt Nam. Tên gọi sau này được sử dụng cho đến khi những người Cộng Sản hoàn tất mục tiêu chiến lược của họ là chiếm đoạt được miền Nam. Từ đây, không còn đối lực, không cần che đậy, họ công khai lấy lại tên Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Người Quốc Gia chúng ta trong suốt cuộc chiến vẫn luôn giương cao ngọn cờ “Chống Cộng”, vì đó chính là nội dung của cuộc tranh chấp giữa một phe là tay sai Cộng sản Quốc tế thứ Ba có mưu đồ bành trướng, phát triển hệ thống Cộng Sản xuống miền Đông Nam Á; và phe đối kháng là thành trì của khối “Tự Do” nhằm ngăn chận làn sóng đỏ. Vì ngọn cờ đó, cuộc chiến tại Việt Nam đã lôi kéo hàng chục nước tham chiến, trực tiếp hay gián tiếp. Cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài 21 năm đã làm chết  khoảng một triệu bốn trăm ngàn quân sĩ hai phe (Hơn 1.1 triệu phe Công sản; gần 300 ngàn phe tự do) và khoảng từ 3 đến 4 triệu thường dân vô tội cả hai miền. (http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnam_War)

Cộng sản Bắc Việt chiếm Miền Nam, nhưng Thế giới Tự do đã đại thắng trên toàn cầu. Chủ nghĩa Cộng Sản đã bị phá sản sau khi Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết và khối Đông Âu sụp đổ. Nếu ngày nay, các chính quyền Trung Hoa, Việt Nam, còn lưu giữ danh xưng đảng Cộng Sản chẳng qua như một chiêu bài để tạm bảo lưu sự đoàn kết giữa những người đang có cùng những quyền lợi gắn bó. Lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN hoàn toàn không còn tin tưởng gì vào chủ nghĩa CS. Giới lãnh đạo cấp trung thì chỉ coi đó như một con ngáo ộp để kiềm chế họ trong một trật tự mà họ khó thoát ra được. Giới thanh niên mới lớn lên thì tỏ ra hoàn toàn thờ ơ, thất vọng vì chủ nghĩa CS đã tỏ ra mâu thuẫn trầm trọng với thực tế của cuộc sống mà họ đã có dịp kinh qua sau sự thay đổi kinh tế và nhất là được mở rộng mắt nhìn ra thế giới bên ngoài do văn minh internet.

Nhìn vào sự thay đổi kinh tế VN từ sau thập niên 1980 đến nay, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra rằng Việt Nam đã đi trệch rất xa con dường Xã hội Chủ nghĩa của họ tuy rằng họ chưa đi vào đúng con đường Tư bản. Nến kinh tế VN hiện nay chỉ là một thứ quái thai, sản phẩm của những đầu óc trì độn vừa ngoan cố vừa tham lam mà thiếu tầm nhìn chín chắn. Sự thay đổi xã hội cũng là một quái tượng khác. Sau 50 năm trồng người theo khuôn mẫu XHCN nhằm nhào nặn ra một thế hệ người mất nhân tính, thiếu phẩm cách, vong bản, vong thân. Ngày nay chế độ CS vừa thả lỏng để cho thế hệ mới du nhập những thứ văn minh văn hoá vật chất, ăn chơi, đàng điếm; lại vừa phong toả để họ không thể hấp thụ được những tinh tuý của nhân loại như các giá trị tinh thần cao cả về tự do dân chủ. Đúng ra đó là một sự ru ngủ để thế hệ trẻ mất đi tinh thần đấu tranh cho Chân Thiện Mỹ. Chính sách này nó tàn độc hơn chính sách ngu dân thời thực dân. Vì nếu không kịp thời ngăn chặn, nó sẽ đưa đến sự tiêu hủy nền văn hoá dân tộc mà cha ông chúng ta đã mất hàng ngàn năm xây dựng.

Còn lại bình diện chính trị, hiện nay nhà cầm quyền Việt Nam đang cố dựng lại hình nộm Hồ Chí Minh để cố vớt vát lại trước nguy cơ tan rã trong nội bộ đảng. Họ bày trò học tập tư tường Hồ Chí Minh mà thực ra là không có gì cả ngoài một mớ hổ lốn tư tưởng của Mác và Lê-nin mà Hồ từng hãnh diện cho rằng không thể nào sai lầm. Chính Hồ đã tuyên bố: "Tôi không có tư tưởng gì, mọi thứ do ông Stalin ông Mao Trạch Đông đã nghĩ ra cả rồi” Thế thì việc tổ chức cho cả nước học tập tư tưởng HCM chẳng qua chỉ là việc làm đánh lạc hướng để nhà cầm quyền VN chuyển qua tổng tấn công đàn áp bắt bớ các thành viên dân chủ thôi.

Khi chúng tôi có dịp hỏi Tiến Sĩ Susan Shirk, nguyên Phụ tá Thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ phụ trách đối ngoại với Trung Hoa, tác giả cuốn sách “China, Fragile Superpower” (Trung Hoa, Một Siêu Cường Mong Manh), bà đã nói đại ý các lãnh tụ Trung Hoa cũng còn dùng chiêu bài Cộng Sản nhằm duy trì sự ổn cố nội bộ vì xã hội TrungHoa quá to lớn và phức tạp. Tiến sĩ Shirk đã nhận định: “Cũng như các chính trị gia, các lãnh tụ Trung Hoa quan tâm hàng đầu đến sinh mệnh chính trị của họ. Tuy không phải lo âu qua các cuộc bầu cử, nhưng họ phải đối diện với cái hiểm nghèo mà các nhà chính trị dân chủ không phải đối diện. Một đối thủ có thể đảo chính họ. Một cuộc nổi dậy của quần chúng có thể lật đổ họ. Nếu họ mất hậu thuẫn của quân đội, họ dễ dàng bị  đánh bai bởi đối thủ. Cái giá của sự thất bại là họ sẽ bị nghiền nát. Họ sẽ trả một giá rất đắt có thể bằng chính cuộc sống hoặc sinh mạng của họ và gia đình.”  (sđd. trang 7)

Đây cũng chính là vấn đề mà các lãnh tụ Việt Nam Cộng Sản đang đương đầu. Vì thế, phe bảo thủ, giáo điều bằng mọi cách họ sẽ bám lấy quyền lực cho dù phải thay màu da như kiểu con tắc kè để sống còn trong môi trường mới. Vì vậy chỉ là vấn đề thời gian cho đến một ngày nào đó, các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam sẽ tuyên bố giải tán đảng Cộng Sản và thay vào đó là một đảng có một cái tên khác rất kêu để đánh lừa và thu hút sự ủng hộ của quốc tế và nhân dân VN. Đúng ra, từ lâu họ chẳng còn là những người Cộng sản theo nghĩa thuần túy của nó. Họ chỉ là một tập đoàn, băng đảng thảo khấu gồm những vô lại mà mục tiêu là bám lấy quyền lực để làm giàu bất chính cho chính họ và con cái họ.

Chúng ta không hề xoá lằn ranh Quốc Cộng. Nhưng trong thời điểm mà nhà cầm quyền VN đã chuyển từ Cộng sản qua Mafia quyền lực, thì mục tiêu đấu tranh của chúng ta không thể cứ cứng ngắt “Chống Cộng” mà phải chuyển qua “Đấu Tranh cho Dân Chủ, Tự Do, Nhân Quyền.” Vì những mục tiêu trên cũng là những điều mà thế giới sẽ sẵn sàng ủng hộ hết lòng thay vì mục tiêu chống Cộng đã trở nên lỗi thời từ sau khi Liên sô sụp đổ năm 1990. Tiến Sĩ Phan Quang Trọng (Cộng Đồng VN tại San Antonio) cũng đồng ý rằng, việc chuyển mục tiêu đấu tranh như đã nói trên sẽ mang thêm sinh khí, vì trong tương lai, ngoài tập đoàn CS, chúng ta còn có thể sẽ đương đầu với các tập đoàn độc tài khác.

Tái Phối Trí Vai Trò Trong Đấu Tranh

Nếu xét đến đối tượng, thì theo thống kê năm 2005 có gần 95% trên tổng số 83,689,518 dân Việt Nam ở tuổi dưới 65. (http://en.wikipedia.org/wiki/Demographics_of_Vietnam).

Tính một cách rộng rải, thì có ít ra trên 80% dân Việt Nam trong nước hiện nay hoàn toàn không dính dáng gì đến chế độ Việt Nam Cộng Hoà của chúng ta ngày xưa. Nếu họ có biết đến chút nào thì toàn là những điều không tốt do sự tuyên truyền của Cộng Sản hàng chục năm qua mà thôi. Rõ ràng người Việt Nam ngày nay chỉ biết về Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Bạch Ngọc Dương, Trần Khải Thanh Thủy, Dương Thu Hương hơn là những cựu tướng tá, lãnh tụ các chánh đảng, phong trào, cộng đồng ở hải ngoại. Ngay cả chúng ta cũng nên khách quan tự đánh giá mình mà chọn lấy vai trò xứng hợp trong giai đoạn đấu tranh mới.

Chúng ta rất vui mừng khi thấy trong những biến cố quan trọng, cộng đồng Việt Nam đã tham gia tích cực, đóng góp bao nhiêu tiền bạc và công sức để bảo vệ khí thế chống Cộng. Nhưng điểm danh lại sẽ thấy những cựu thành viên Việt Nam Cộng Hoà chỉ còn khoảng 10% dân số Người Việt hải ngoại. Chúng ta đang ở độ tuổi 60 trở lên (tuổi hưu trí và chuẩn bị hậu sự!!!). Trong số lượng mỏng manh này, đã có bao nhiêu người an phận, vui với cuộc sống mới mà xa lìa công cuộc đấu tranh. Những khuôn mặt trẻ cuả thế hệ 2 hiện đang nổi bật lên như sẵn sàng đảm nhận ngọn đuốc đấu tranh thì đã hấp thụ văn minh dân chủ Tây Phương. Nên không tránh khỏi những va chạm với cha anh về quan điểm và phương thức đấu tranh. Chúng tôi hoạt động nhiều trong giới thanh niên sinh viên và đã được nghe họ tâm sự: “Xin các bác, các chú luôn có mặt với chúng con. Nhưng xin đừng áp đặt. Hãy truyền cho chúng con sự hiểu biết, kinh nghiệm; nhưng hãy để chúng con có nhận xét và kết luận của mình.” Thật là một sai lầm nghiêm trọng nếu thế hệ 60 tuổi cứ xem các cháu tuổi 40 là trẻ con, là non nớt mà cần phải cầm tay dẫn dắt mãi.

Thực tế thì chúng ta dễ dàng thấy rằng vai trò lãnh đạo đấu tranh phải nằm trong tay giới trẻ để có hiệu quả tối da, thu phục nhiều sự ủng hộ của quần chúng. Nhất là giới trẻ trong nước mà tương lai và quyền lợi của họ gắn bó thiết thực vào kết quả đấu tranh và vận mệnh tổ quốc. Theo TS Phan Quang Trọng: “Người trẻ trong nước chắc chắn là thành phần chính để đưa đất nước khỏi họa diệt vong. Nhưng họ cũng có những nhu cấu mà không thể tự bù đắp được trong việc xây dựng xã hội dân chủ tự do. Cho nên cần có sự nối kết hành động của các thế hệ trẻ VN trên khắp năm châu thì sức mạnh và tiếng nói của giới trẻ trong nước mới không trở thành tiếng nói đơn độc. Đó là nhận định của chúng tôi sau khi theo dõi những tìm hiểu và diễn đạt của họ với những người trẻ ở hải ngoại.”

Còn chúng ta thì chỉ nên nắm vai trò yểm trợ mà cũng không kém phần quan trọng, và sự đóng góp cũng không nhỏ đâu.

Chúng ta có tất cả những thuận lợi của một xã hội tuyền thông đại chúng, nền dân chủ tự do, sức mạnh lá phiếu của mình, một nền tài chánh đầy quyền năng và nhất là kho tàng chất xám của các thế hệ sau này. Những yếu tố trên làm cho tiếng nói của cộng đồng Người Việt Hải Ngoại có một trong lượng đáng kể với nhà chính quyền sở tại, các cơ quan Quốc Tế, và thừa áp lực để Cộng Sản phải lo sợ. Vụ Linh Mục Nguyễn Văn Lý ra toà và bị bịt miệng đã chứng minh sự nhậy bén, phản ứng nhanh lẹ của người Việt Hải Ngoại và cũng là một nhân tố để vận động sự đoàn kết, khích động tinh thần chống bạo quyền CS của người Việt chúng ta. Có thể xem tấm hình Cha Lý trước toà án CSVN là một biểu tương bất khuất nhất của thế kỷ, mà cũng là một dấu hiệu cáo chung của chế độ độc tài CSVN. Một khi CSVN dồn nỗ lực đàn áp các phong trào đấu tranh, chính là lúc họ tỏ lộ sự bối rối, lo âu trước cơn sóng ngầm sắp ập xuống sinh mệnh chính trị của họ.

Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các tuyên ngôn ủng hộ đấu tranh dân chủ tự do của các đoàn thể hải ngoại. Nhưng xin hãy chấm dứt những bài bác, phủ nhận những người tranh đấu cùng một mục tiêu trong nước hay ngoài nước. Viên đạn chúng ta xin hãy nhắm vào tập đoàn cai trị CS tại Việt Nam.  Và ngọn đuốc đấu tranh, xin trao lại cho giới trẻ để chúng ta - thế hệ VNCH – còn kịp mãn nguyện thấy ngày thắng lợi chôn vùi chế độ CS bạo tàn.

Trong những bài kế tiếp, chúng tôi xin phép sẽ bàn sâu thêm các về vấn đề tế nhị liên quan đến đề tài này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.