Hôm nay,  

Dân Biểu Trần Thái Văn Thăm Viếng Đông Kinh

24/03/200700:00:00(Xem: 10388)

Hình 1:  Cảnh đêm nhìn từ vịnh Đông Kinh

    Tokyo (Japan) --  Mười giờ bay từ  phi trường  San Francisco đưa Dân biểu Trần Thái Văn đến Tokyo để bắt đầu chuyến thăm viếng Nhật bản do lời mời của Bộ Ngoại Giao. Bộ Ngoại giao Nhật đã ngỏ lời mời ông từ đầu năm 2006, tuy nhiên vì công vụ hàng ngày tại quốc hội California và bận rộn  tái tranh cử  lần thứ hai, đến nay ông mới thực hiện được. 

Tháng 7 năm 2006, DB Văn có đến Đông Kinh (Tokyo) để tham sự họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo trẻ trong vùng Đông Á. Thời gian eo hẹp, chỉ đủ thời giờ tham dự những buổi hội thảo, sau đó ông phải bay đi Đại Hàn và Thái Lan cho những công tác khác.

Chương trình thăm viếng Nhật Bản lần này dành riêng cho DB Văn, chia làm 2 phần. Hai ngày đầu, chúng tôi tiếp xúc với các viên chức hàng đầu thuộc các bộ Ngoại Giao, Kinh Tế, Tư Pháp và Giáo dục trong nội các của Tân Thủ Tướng Shinzo Abe và nhiều nhà lãnh đạo của nhiều đại công ty Nhật có thương vụ quan trọng tại California, trụ sở của họ đặt tại Tokyo và Osaka. Hai ngày sau cùng, bộ Ngoại Giao Nhật  sắp xếp cho chúng tôi có cơ hội  học hỏi thêm về nền văn hóa, và thăm viếng một số danh lam thắng cảnh Nhật tại Osaka, và Hiroshima.

Nước Nhật được chia thành 47 tiểu bang. Chúng ta thường gọi tiểu bang là "state". Còn tại Nhật, họ gọi tiểu bang là "prefecture". Trong cấp liên bang, nghị sĩ trong Thượng viện có nhiệm kỳ là 6 năm, chức vụ này có tích cách tượng trưng.  Dân biểu của Hạ viện có nhiệm kỳ 4 năm, là nơi kiểm soát quyền hành trong lập pháp cũng như hành pháp. Đảng nắm đa số tại Hạ viện sẽ đứng ra chọn thủ tướng, thành lập nội các, dân biểu của đảng nắm đa số thường  giữ những chức bộ trưởng hay thứ trưởng của các bộ trong guồng  máy quốc gia. Cách tổ chức để cơ quan lập pháp kiêm nhiệm chức vụ trong hành pháp hoàn toàn toàn khác biệt với chế độ phân quyền trong các tiểu bang tại Hoa Hỳ.

Hình 2:  Những phố cổ ở Đông Kinh

Tại các tiểu bang, chức vụ dân biểu chia ra làm 2 loại, một số nhỏ  dân biểu làm việc toàn thời  gian, phần còn lại làm  việc bán thời gian. Quốc hội tiểu bang có 4 phiên họp hàng năm để giải quyết các vấn đề luật lệ, hành chánh cho Tiểu Bang. Cử tri mỗi địa hạt sẽ bầu lên vị dân biểu địa hạt của họ.

Năm 1943, vùng Đông Kinh (prefucture) bao gồm 26 thành phố, đã trở thành tiểu bang thứ 47 của Nhật Bản. Thủ đô  là  Đông Kinh, được mệnh danh là thành phố Luân Đôn của Á Châu với lối kiến trúc tân kỳ,  tọa lạc trên một giải  đất khoảng 2,187 cây số vuông, dân số khoảng 12,500,000 cho toàn vùng.  So với các thành phố nổi tiếng như  Chicago, Los Angles, New York và  San Francisco, Đông Kinh vượt xa các thành phố  nêu trên về nhiều phương diện. Chúng tôi sẽ lần lượt đưa ra những  ghi nhận tại chỗ  trong chuyến thăm viếng.

Khách sạn Hoàng Gia (Imperial Hotel), nơi chúng tôi tạm trú trong thời gian ở Đông Kinh, đã được xây cất vào cuối thế kỷ thứ 19. Kiến trúc của khách sạn là sự hài hòa  giữa văn hóa Nhật và kiến trúc Châu Âu.  Khởi đầu khách sạn được xây cất bằng gỗ theo kiểu Hoàng Gia Victoria, đối diện với  Cung  điện của Nhật Hoàng. Năm 1923,  kiến trúc sư danh tiếng người Anh, tên Frank Lloyd Wright đã tân  trang và xây thêm một tòa nhà mới  tuyệt hảo cho khách sạn. Trong thời gian mới khai trương, cơn động đất lớn  mạnh đã xẩy ra  cho thành phố Tokyo và Yokohama, đã làm xụp đổ nhiều  cao ốc, gây  tử vong  cho hơn 10,000  người. Tuy nhiên khách sạn Hoàng Gia chỉ  bị hư hại nhẹ sau cơn chấn động.  Khách sạn có chiều dài lịch sử, đón tiếp nhiều vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Nhiều tài tử gạo cội của màn ảnh Hồ Ly Vọng như Cary Grant, Liz Taylor, Robert Mitchum... đã từng ở khách sạn Hoàng Gia nhiều lần. 

Đặc điểm của khách sạn nằm ngay trung tâm thương mại  Ginza, xây cất từ thế kỷ thứ 16. Đây là nơi mua sắm, ăn chơi của giới hoàng tộc Nhật. Ngày nay, khu thương mại này được xem như nơi mua bán sầm uất và đắt nhất tại Tokyo.  Đất đai, nhà cửa đắt hơn vàng, giá một thước vuông tại khu Ginza bán hơn $100,000 Mỹ kim. Du khách nếu có trả cho một ly cà phê khoảng 10 Mỹ kim là chuyện bình thường.

Khách sành điệu, có sở thích hay đi mua sắm, đây là thiên đường cờ đợi của họ, người ta có thể tìm thấy tất cả những gian hàng danh tiếng nhất trên thế giới tại đây. Dạo phố trên khu vực vào giờ tan sở, nhất là những ngày cuối tuần là điều thú vị cho du khách.  Ngắm nhìn trai thanh gái lịch, quần là áo lượt qua lại trước mắt cũng đủ vui cho khách xa nhà.

Người  hướng dẫn chúng tôi cho biết trai, gái tại thành phố Đông Kinh đã tiêu dùng hơn 70%  nguồn lợi tức hàng tháng cho việc chưng diện, quần áo. Lương của một nhân viên thường tại Đông kinh khoảng $3,000-4,000 Mỹ kim. Đa số giới trẻ Nhật còn sống với gia đình, ít trách nhiệm về các khoản cho phí thuê mướn nơi cư trú, phương tiện di chuyển trong thành phố  chính là hệ thống xe điện ngầm rất tiện lợi, nên họ có thể tốn kém cho  việc  trưng diện bề ngoài một cách thoải mái.

So với nhiều thành phố nổi tiếng Âu Châu, không đâu lịch sự, ngăn nắp bằng Đông Kinh.  Đường xá sạch sẽ, không nhìn thấy rác, tàn thuốc lá vứt bên đường. Chính quyền địa phương đặt vấn đề vệ sinh, làm sạch đường xá lên hàng đầu. Quan trọng hơn, trình độ ý thức của người dân Nhật cao, họ không xả rác tuỳ tiện. Xe cộ đông đúc như bao thành phố lớn khác. Tuy nhiên người dân Nhật, lái xe bên trái như Anh quốc, Thái Lan hoặc Hồng Kông. Tuyệt nhiên, người ta không nghe tiếng còi xe trong thành phố, trong lúc xe cộ chen chúc di chuyển. Chính quyền địa phương có khuyến cáo mọi người dân khi lái xe không dùng kèn và cũng không có biện pháp chế tài nào cho người lái xe khi cần xử dụng kèn. Tuy nhiên người dân có ý thức, tôn trọng sự yên lặng của người  khác, nên họ thong thả lái xe, nhường nhịn nhau một cách an toàn.

Tại các thành phố như Bangkok, Hà Nội hay Sàigon, du khách nhức đầu với những tiếng còi inh ỏi liên tục của xe cộ. Nhiều người đã đưa ra nhận xét cứ nhìn cách di chuyển trong thành phố của nơi này, có thể nói lên tình trạng dân trí, tôn trọng luật lệ chung của đất nước đó. Đông Kinh và nhiều thành phố Nhật đã đi qua, nguời ta nhìn nhận trình độ dân trí của Nhật Bản  thuộc vào những  nước  tiền tiến cao nhất thế giới.

Mùa Hoa Anh Đào sắp đến. Thời tiết nóng hơn mọi năm, nên mùa Anh Đào sớm hơn 10 ngày. Rất tiếc chúng tôi đến đây sớm hơn 10 ngày, nên chỉ thấy những nụ hoa sẵn sàng khoe sắc vào  đầu yjáng Tư.

Đến  khách sạn hơi trễ, cơn giá lạnh của muà đông vẫn còn phảng phất, ngại ra phố,  Dân  biểu  Văn rủ chúng tôi  đi  ăn tối và  đi "dán mũi tủ kính" (window shopping) tại tầng cuối cùng của khách sạn.  Ông đề nghị "Đến Tokyo hành xử như người Tokyo",  chọn tiệm  ăn thuần túy đia phương cho đêm đầu tiên đến Nhật. Chúng tôi chọn được một tiệm ăn nhỏ, thật ấm cúng. Nhìn vào thực đơn nhà hàng chỉ  vọn vẹn có 3 món ăn duy nhất,  DB Văn gọi món ăn rất lạ, có  nhiều phần ăn nhỏ. Riêng tôi, thử món "Shabu Shabu", một món lẩu Nhật  gồm thịt bò Kobe thái mỏng và nhiều loại rau tươi,  tất cả  thịt và rau bỏ vào trong nồi từng đợt nấu chín trong nồi nước nóng. Cách ăn tương tư như món "Tả Pín Lù" của người Trung Hoa. Món ăn này khá thịnh hành tại Nam California.

Nhà hàng bầy biện giản dị, sạch sẽ, họ chú tâm nhiều đến cách phục vụ khách hàng. Giám đốc nhà hàng cúi rạp đầu chào đón chúng tôi. Nhà hàng mở đầu bằng ly rượu Anh Đào đặc biệt, người Nhật thường uống mừng Xuân. Món "shabu shabu" đưa ra trước. Thông thường món lẩu này có chiếc nồi đặt trên một bếp hơi thiên nhiên (gas) để trước mặt khách để họ tự nấu nướng. Người hầu bàn là thiếu nữ Nhật duyên dáng, cô ta đặt trên bàn một bát lớn làm bằng thép trắng đựng đầy nước. Chưa thấy bếp "gas" đặt lên bàn, chúng tôi còn đang thắc mắc về cách nấu nướng khác lạ của nhà hàng. Cô hầu bàn tươi cười  gật đầu, chào chúng tôi thêm một lần nữa, Cô đến giúp chúng tôi bật bếp điện  dấu  phía dưới mặt bàn, sức nóng của lò điện đặt phía dưới mặt bàn, làm nóng chiếc mồi nấu nước trong giây lát. Khách ngồi không cảm thấy hơi nóng về bếp.  Chúng tôi tò mò thử sờ vào khu vực chung quanh nồi nấu, mặt bàn chung quanh không dẫn nhiệt, khách hàng không sợ bị bỏng vì sơ ý. 

Bất đồng ngôn ngữ cũng là một nỗi ngỡ ngàng cho du khách, chúng tôi dùng mắt và tay để nói chuyện. Cuối cùng chỉ biết chờ đợi, dọn món nào ăn món ấỵ Từng món thức ăn nhỏ xinh sắn đưa ra cho phần ăn của DB  Văn.  Mỗi món chúng tôi đều thử một chút cho biết hương vị thức ăn Nhật. Món ăn Nhật cũng lạ miệng, phần lớn là luộc, hấp, ăn sống, ít xào nấu với dầu mỡ, không dùng bột ngọt, không ăn mặn và đặc biệt phẩm lượng không nhiều.

Nhớ lại câu chuyện một anh bạn  gốc Mỹ, đang dậy chính trị Hoa Kỳ cho đại học Kyoto, kể lại, mỗi lần đi ăn tiệc của người Nhật đãi, lần nào anh cũng phải ghé qua tiệm ăn McDonald mua thêm phần ăn  để đủ no qua đêm.

Nhìn 2 phần ăn bầy trên bàn, chúng tôi chia sẻ được phần nào kinh nghiệm ăn uống trên đất Nhật của anh. Thấy phần ăn chưa đủ cho 2 người, chúng tôi gọi thêm một phần "shabu shabu". DB Văn là người đãi chúng tôi đêm đó. Nhìn lại giấy tính tiền, ông đã trả gần 40,000¥ (yen), tương đương với $350 Mỹ kim ($1 Mỹ kim = $115 ¥).  Hai mắt nhìn nhau, chúng tôi bước ra khỏi nhà hàng trong sự tiễn biệt nồng nhiệt của tất cả nhân viên nhà hàng. Kinh nghiệm đầu tiên học được về sự đắt đỏ tại Đông kinh.

Sau bữa ăn, chúng tôi đổi ý, mũ mão, áo quần nai nịt thật ấm, rủ nhau dạo phố đêm. Lúc đó khoảng 9, 10 giờ tối, đường xá vẫn còn đang tấp nập. Trai gái bên nhau dạo phố, nhiều người mới tan sở làm, vội vã xuống hầm xe điện trở về nhà, các hàng quán vẫn đông khách ra vào. Chúng tôi là những người lữ khách xa nhà, lang thang từ phố này qua phố khác, ngắm nhìn đời sống vội vã trôi qua. Trời về khuya, DB Văn nhắc tôi về nghỉ, sửa soạn cho một ngày mới, bận rộn cho những buổi họp  liên tục đã định sẵn.   

(Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.