Hôm nay,  

Quyền Tư Hữu Và Tham Nhũng

21/03/200700:00:00(Xem: 6875)

...Phát triển kinh tế phải nhắm vào mục tiêu giải phóng cho người dân được tự do, tức là giải phóng khỏi sự nghèo đói lẫn nạn chà đạp nhân quyền...

Trước khi kết thúc phiên họp kỳ năm, tuần qua, Quốc hội khoá 10 của Trung Quốc đã vừa thông qua đạo luật về quyền sở hữu sau 60 lần tu chỉnh. Cùng lúc ấy, vụ biểu tình bạo động của hai vạn nông dân Hồ Nam đã bị đàn áp nặng nề khiến có người mất mạng. Liệu Trung Quốc đang chuyển hoá sang một chế độ thông thoáng hơn khi mà quyền tư hữu đã được ghi vào luật, nhưng vì sao nông dân vẫn phải xuống đường tranh đấu và bị công an đàn áp" Diễn đàn Kinh tế trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về câu hỏi trên trong tiết mục chuyên đề do Nguyễn An thực hiện sau đây.

- Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, tuần qua, Quốc hội Trung Quốc đã biểu quyết đạo luật về quyền sở hữu của tư nhân, tập thể và nhà nước, cùng lúc đó lại có vụ biểu tình của nông dân Vĩnh Châu ở tỉnh Hồ Nam khiến bạo động bùng nổ và báo chí quốc tế loan tin là một học sinh bị công an đánh đến chết. Chúng tôi xin đề nghị là kỳ này ta sẽ tìm hiểu về chiều sâu của hai biến cố kể trên, quyền tư hữu và nhân quyền, một đề tài ông có nêu lên tháng trước trên diễn đàn này.

- Thưa ta có hai vấn đề tưởng chừng xa lạ mà thực ra liên hệ chặt chẽ với nhau. Ta có thể tìm ra mối liên hệ ấy và áp dụng vào trường hợp Việt Nam sau khi tìm hiểu nội dung của chúng. Thứ nhất là đạo luật về quyền sở hữu; thứ hai là vụ nông dân bất mãn.

- Hỏi: Nếu vậy, xin ông trình bày trước bối cảnh của chuyện quyền sở hữu này.

- Sau khi thế hệ lãnh đạo thứ tư lên cầm quyền trong đảng rồi nhà nước vào năm 2003 thì năm 2004, Hiến pháp Trung Quốc được tu chỉnh để quy định việc tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu của tư nhân. Đây là bước đáng kể trong một chế độ vẫn tự xưng xã hội chủ nghĩa, và quyền công hữu - của tập thể và nhà nước - vẫn giữ thế thống trị. Nhưng từ bản Hiến pháp xuống tới luật rồi lệ, họ còn cần nhiều văn kiện áp dụng. Hôm 16, Quốc hội của họ đã thông qua văn kiện ấy sau chừng 60 lần sửa đổi. Điều đáng chú ý là dù một văn kiện tất phải được Trung ương đảng duyệt trước, mà các đại biểu lại có thêm đề nghị sửa đổi táo bạo không thấy trong bản dự thảo đưa ra trước đó một tuần.

- Hỏi: Ông có thể trình bày cho thính giả rõ hơn về đề nghị táo bạo này không"

- Thưa đó là công dân có quyền đòi bồi thường khi quyền sở hữu bị thiệt hại. Ba chặng tố tụng của họ là đòi tu sửa, thay thế hay phục hồi như cũ nếu quyền tư hữu bị hư hại. Điều khoản này sở dĩ đáng chú ý vì một số lý do đặc thù của Trung Quốc và Việt Nam. Nó liên hệ đến đất đai và quyền sử dụng đất. Nôm na là dân có thể đòi bồi thường, và bồi thường như mới nếu quyền sử dụng đất của họ bị thiệt hại, là chuyện rất hay xảy ra.

- Hỏi: Nôm na là Hiến pháp có quy định quyền sở hữu của người dân, nay đạo luật này còn nói rõ hơn là nếu quyền sở hữu bị thiệt hại thì dân có quyền kiện để đòi bồi thường. Nhưng ai kiện ai và ai xử"

- Thưa đấy mới là vấn đề vì chưa có luật lệ áp dụng cho việc tố tụng. Đất đai hiện vẫn thuộc quyền sở hữu lý thuyết của toàn dân, nhưng do nhà nước thống nhất quản lý - thực tế là do đảng viên cán bộ địa phương quản lý một cách tự tiện.

Đến 70% dân Trung Quốc, tức là gần 900 triệu, vẫn sống ở thôn quê là nơi mà quyền sở hữu bị xâm hại tại các huyện ngoại thành, tiếp giáp với và - là nạn nhân của - nạn đô thị hoá tự phát. Quyền sử dụng đất của nông dân ở những nơi đó bị đảng viên cán bộ trưng thu, cưỡng đoạt và không bồi thường thoả đáng để họ có phương tiện kiếm lời qua liên doanh với các công ty đầu tư nước ngoài. Đảng viên cán bộ địa phương chỉ có con dấu và đất đai để hùn hạp kinh doanh với quốc tế và sự cưỡng đoạt ấy khiến nông dân căm phẫn và biểu tình phản đối ngày một nhiều hơn, kể từ năm năm trở lại đây.

- Hỏi: Ông đang nêu ra yếu tố giải thích sự bất mãn của nông dân, và qua đó cũng giải thích vì sao Hồ Nam lại có biểu tình bạo loạn của hai vạn nông dân khiến 1.500 cảnh sát và công an vũ trang phải ra tay trấn áp. Nhưng đạo luật mới này có thỏa mãn được người dân không, và nếu được quyền kiện để đòi bồi thường thì họ sẽ kiện ai"

- Bây giờ, đạo luật mới về quyền sở hữu ghi rõ là dân chúng có quyền đòi bồi thường thiệt hại, điều ấy nghĩa là các vụ chiếm đất bất hợp pháp hoặc đền bù không thoả đáng là có thể bị kiện. Dân quê có quyền làm đơn kiện để đòi lại đất trong trạng thái "như cũ" hoặc đòi bồi thường cho đúng giá. Nhưng đúng như ông hỏi, kiện ai" Ai cũng có thể nghĩ là chính quyền địa phương các cấp có thể bị nông dân kiện nếu chiếm đất phi pháp. Toà án và luật sư Hoa lục sẽ rất bận rộn trong thời gian tới vì các vụ kiện ấy, với điều kiện là phải có các văn bản áp dụng đạo luật, là chuyện còn lâu mới có.

Đáng chú ý hơn, trong vụ đảng bộ địa phương cướp đất nông dân bằng thông cáo, thì các cơ sở liên doanh của địa phương với giới đầu tư nước ngoài cũng có thể bị kiện. Và theo đúng quy luật kinh tế sơ đẳng, người ta phải nắm kẻ có tóc. Tức là doanh nghiệp ngoại quốc! Chúng ta thấy cùng một phản ứng như tại Việt Nam. Lỗi cũng tại bọn tư bản xấu xa nước ngoài nếu thị trường chứng khoán Việt Nam bị thổi giá lên cõi ảo!

- Hỏi: Nghĩa là đạo luật mới có thể mở ra hai hướng tố tụng cho nguyên đơn là kiện đảng viên cán bộ địa phương và cơ sở liên doanh của họ với chủ đầu tư nước ngoài" 

 - Thưa vâng, giới đầu tư dễ bị níu áo đòi nợ do việc minh định tình trạng "như trước" của các lô đất đưa vào liên doanh sẽ cho phép chèo kéo thêm điều kiện về môi sinh như cũ thì hàng triệu vụ kiện có thể kéo dài hàng năm! Cho nên, từ Hiến pháp đến Đạo luật về quyền sở hữu xuống tới các văn kiện áp dụng, quyền sở hữu tư nhân tại Trung Quốc vẫn còn phải vượt qua nhiều chặng gian nan liên hệ đến chế độ chính trị xứ này.

- Hỏi: Nói về chế độ chính trị thì vì sao khoản tu chỉnh mới của các Đại biểu Quốc hội vẫn mở ra một cánh cửa cho dân kiện quan, cho nông dân được quyền kiện những ai gây thiệt hại cho họ, thí dụ như đảng viên cán bộ và liên doanh nước ngoài"

- Người ta thường cho rằng Quốc hội Trung Quốc chỉ là cơ chế bù nhìn, nhắm mắt chấp hành chỉ thị do Trung ương đảng hay Bộ chính trị đưa ra. Tôi ngờ rằng lãnh đạo Bắc Kinh nay đã hiểu ra nguy cơ của nạn nông dân nổi dậy và biết chế độ tham nhũng và cường hào ác bá của các đảng bộ địa phương là đe dọa sinh tử cho đảng. Vì vậy, từ năm 2003 đến nay, thế hệ lãnh đạo mới - Hồ Cẩm Đào, Úy Kiện Hành, Ôn Gia Bảo, v.v... - đã muốn tập trung quyền hạn về trung ương và xả bớt sự căm phẫn của dân chúng bằng cách triệt hạ và thanh lọc đảng bộ địa phương. Có lẽ vì vậy, các Đại biểu mới sửa đạo luật về quyền sở hữu theo hướng rộng rãi hơn cho người dân.

Dự luật này là tiếng chuông cảnh báo cho các đảng bộ lem nhem ở địa phương, nhưng dù sao ta chưa vội lạc quan vì lãnh đạo vẫn phải làm cho khéo để khỏi bị xu hướng thủ cựu phê phán là đi ngược với ý thức hệ mà công nhận quyền sở hữu sặc mùi tư sản. Cho nên vừa tranh thủ nông dân, họ vẫn thủ rất kín khi bước qua chặng khai triển để áp dụng và lồng thêm chuyện tố tụng nước ngoài hầu phân tán trách nhiệm xâm lạm. Chủ nghĩa dân tộc và tinh thần bài ngoại cũng là một thứ ma túy có thể làm người ta không thấy ra vấn đề thật nên có thể - có thể thôi - xoa dịu sự bất mãn của người dân.

- Hỏi: Bây giờ ta mới đi qua phần hai, vụ nông dân bất mãn biểu tình và những xoay trở của trung ương với các đảng bộ địa phương. Vì sao hai vấn đề ấy lại liên hệ với nhau như người ta có cơ hội chứng kiến qua đạo luật về quyền sở hữu này"

- Tất cả nó nằm trong cơ chế chính trị còn lạc hậu của Trung Quốc. Cơ chế ấy cho đảng bộ quá nhiều quyền, kể cả xâm phạm quyền sử dụng đất của nông dân để làm giàu cho địa phương hay cho bản thân các đảng viên cán bộ có chức có quyền.

Nhưng, cũng chính cơ chế ấy lại tạo ra một nghịch lý song hành, đó là nông dân bị bần cùng hoá và cần tới sự trợ cấp vẫn còn quá ít ỏi của chính quyền nhà nước. Trong kỳ họp vừa qua, Quốc hội có biểu quyết gia tăng công chi để phát triển nông thôn, gần 400 tỷ Nhân dân tê tưởng là lớn nhưng vỏn vẹn chỉ là 51 tỷ đô la cho một dân số là 8-9 trăm triệu, và so với phúc lợi cho thành phần bần cùng tại các đô thị thì vẫn còn quá ít.

Nghịch lý ở đây là các chính quyền địa phương phải gánh vác gánh nặng tài chính cho việc giáo dục và y tế tại nông thôn. Họ viện dẫn điều ấy làm lý do kinh doanh để kiếm tiền cho địa phương, trong đó có cả việc cướp đất của dân. Đâm ra cơ chế chính trị đó tạo ra một vòng luẩn quẩn giữa một nhà nước phúc lợi mà chi không đủ với bộ máy tay chân nhà nước trục lợi phi pháp mà vẫn khai là có quá ít tiền lo cho dân! Đấy là vòng xoáy thổi lên sự bất mãn của nông dân với các địa phương. Họ không oán trung ương mà oán cán bộ địa phương và thừa cơ biểu tình bạo động. Tại huyện Vĩnh Chu, vì nổi giận vì vụ tăng giá vé xe buýt mà hai vạn người đã biểu tình và đụng độ với công an.

- Hỏi: Cuối tháng trước, ông có trình bày về Nhân quyền và Quyền tư hữu, tuần trước, ông giới thiệu với thính giả việc Trung Quốc thành lập một Quỹ đầu tư ra ngoài quốc tế. Bây giờ đến chuyện xác định quyền tư hữu, chủ yếu là để giải tỏa sức ép của sự bất mãn ở nông thôn Hoa lục. Suy ra trường hợp của Việt Nam, ông có kết luận gì"

- Tôi thiển nghĩ là dù mức độ có khác ở hai nơi, những vấn đề cũng tương tự thôi vì cơ chế chính trị thiếu dân chủ và không minh xác trách nhiệm các cấp một cách rõ ràng nên công tư lẫn lộn đã là môi trường thuận tiện cho nạn tham nhũng và cửa quyền. Đó là vấn đề giữa nhân quyền và quyền tư hữu. Tại Việt Nam, chế độ lãnh đạo còn thiếu bản lãnh nên vừa được hội nhập vào luồng kinh tế quốc tế và tổ chức xong Thượng đỉnh WTO là tưởng rằng mình đã có thế mạnh để thẳng tay đàn áp tự do dân chủ. Đây là một sai lầm đáng tiếc. Phát triển kinh tế phải nhắm vào mục tiêu giải phóng cho người dân được tự do, tức là giải phóng khỏi sự nghèo đói lẫn nạn chà đạp nhân quyền. Nếu không, ta chỉ có tăng trưởng về vật chất mà chưa có phát triển về tinh thần.

Bước qua chuyện quỹ đầu tư, tuần này, ta được biết là họ lập ra Công ty Nhà nước Đầu tư Ngoại tệ (State Forein Exchange Investment Corporation, gọi tắt là SFEIC) làm thế giới lo ngại về mấy trăm tỷ Mỹ kim có thể làm mưa làm gió trên thế giới. Nhưng, thực tế tại Hồ Nam - quê hương của Mao Trạch Đông - cũng nhắc tới nhược điểm nghiêm trọng trong cơ chế chính trị xứ này. Cho nên, ta đừng nên nhắm mắt học theo họ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.