Hôm nay,  

Trả Lời Nghị Viên Janet Nguyễn Về Vấn Đề Chùa Quan Âm

13/01/200700:00:00(Xem: 11950)

Trả Lời Nghị Viên Janet Nguyễn Về Vấn Đề Chùa Quan Âm   

Tấm ảnh ngày lễ  tri ơn trong chánh điện với số lượng người đến mức tối đa (49 người) và ghế ngồi cho quan khách nhưng vẫn còn chỗ trống thênh thang. Với chỗ trống này, hàng trăm phật tử đang đứng ở bên ngoài để cùng dự nghi lễ.

(LTS: Bài viết sau đây của Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, trình bày một số điểm trong bài giaỉ thích từ phía nghị viên Janet Nguyễn do ông Peter Dương Đaị Hải thực hiện. Cùng với bài này sẽ là bài của tác giả Vũ Linh, cũng trình bày từ hướng nhìn của nghị viên Janet Nguyễn. VB trân trọng giới thiệu cách trình bày từ hai phía, và nghĩ rằng chuyện này có thể khép lại trong khi chờ tòa xử. Toàn văn như sau.)

Bài lên tiếng của Ông Dương Đại Hải đại diện cho Văn Phòng Tranh Cử của Nghị Viên Janet Nguyễn liên quan đến vấn đề Chùa Quan Âm được phổ biến trên Việt Báo trong số ra ngày thứ ba, 9 tháng 1, có nhiều điểm không chính xác hay không đúng sự thật. Tôi xin trả lời những điểm chính say đây:

Tòa có tước hầu hết mọi thẩm quyền quản trị của Hội Đồng Thành Phố Garden Grove hay không"

Án lệnh của Tòa Án Liên Bang công bố ngày 20 tháng 10 năm 2006, có những đoạn quan trọng như sau: “the City of Garden Grove ... is restrained and enjoined from enforcing ... [một số điều luật liên quan đến khu quy hoạch (zoning code) và nhóm họp tôn giáo (religious assembly)] ... If either party seeks modification or revocation of the injunction, or any grounds, that party must request such relief from the Court... This order shall become effective immediately.” Các đoạn này được tạm dịch là “Thành Phố Garden Grove bị ngăn cấm không được thi hành một số điều luật liên quan đến khu quy hoạch hay nhóm họp tôn giáo v.v… Nếu bên nào muốn thay đổi hay hủy bỏ án lệnh này vì bất cứ lý do gì, phía đó cần phải xin phép của tòa án... Án lệnh này có hiệu lực ngay lập tức. “

Nếu không được thi hành những điều luật này thì Thành Phố Garden Grove không thể ràng buộc Chùa Quan Âm trong các sinh hoạt tôn giáo hay xử dụng phòng ốc của Chùa được nữa. Và tất cả sự thay đổi nào của mỗi bên đều phải có phép của tòa án, chứ không phải của thành phố như khi không có án lệnh của tòa. Điều đó có nghĩa là tòa án đã đảm nhận trách nhiệm quản trị các khía cạnh này thay thế cho trách nhiệm của thành phố như thường lệ.

Ông Dương Đại Hải còn đưa ra một đoạn khác của án lệ để viện dẫn rằng thành phố không hề bị tước quyền quản lý. Tôi xin ghi lại các đoạn đó trong án lệ và tạm dịch theo đề nghị của Tác Giả Dương Đại Hải như sau: “The Temple’s use of the property will be subject to the restrictions and regulations that are applicable to all similarly situated uses in the office professional zone. Religious or nonreligious assembly will be limited to six designated rooms and suites. Use of the remainder of the facility will be governed by the regulations contained in the California Building Code for a property with a ‘B” occupancy designation.” Các câu này có nghĩa là “Việc xử dụng tài sản của Chùa sẽ được áp dụng với những giới hạn và luật lệ được áp dụng trong những trường hợp tương tự trong khu qui hoạch dành cho văn phòng dịch vụ chuyên môn. Việc nhóm họp cho mục đích tôn giáo hay không tôn giáo sẽ được giới hạn trong 6 căn phòng đã định trước. Việc xử dụng các cơ sở còn lại sẽ được áp dụng với những điều luật có ghi trong Bộ Luật Xây Cất California đối với các cơ sở theo tiêu chuẩn ‘B.’

Các câu này có nghĩa là đối với 6 căn phòng đã định sẵn, Chùa được quyền nhóm họp với mục đích tôn giáo hay không tôn giáo giống như các cơ sở thương mại chuyên môn như thông thường và theo các giới hạn đã được qui định. Còn các phòng khác thì cứ chiếu theo luật xây cất hay xử dụng như bình thường ví dụ như phòng đọc sách, phòng mạch bác sĩ, hay phòng làm việc của nhân viên như đang được xử dụng từ trước đến nay. Đây là mục đích và lập luận chính của đơn xin lệnh khẩn cấp là đây là một cơ sở hiện cho phép mở các cơ sở hội họp thương mại hay y khoa, thì nếu quí Thầy muốn hội họp để thờ phượng tôn giáo thì không có lý do gì bị cấm đoán.

Đây là cái sai chính của Thành Phố trong việc từ chối đơn xin xây Chùa.  Cái sai này được xác nhận trong phán quyết tạm thời của tòa án rằng việc cấm xây chùa trên khu đất này là một vi phạm đến nhiều quyền hiến pháp liên quan đến tôn giáo. Nhưng nếu chờ đến khi xét xử xong vụ kiện về đơn xin xây chùa thì các Phật Tử sẽ tiếp tục bị vi phạm quyền tự do thờ phượng trong cơ sở này trong thời gian chờ đợi giải quyết vụ kiện. Vì tầm quan trọng của quyền tự do tôn giáo và tự do thờ phượng, Tòa Án buộc phải ra lệnh tạm thời cho phép Chùa Quan Âm được tạm thời hoạt động cho tới khi vụ kiện kết thúc. Nếu Chùa Quan Âm không chứng minh được rằng họ sẽ thành công trong đơn kiện sau cùng thì Tòa Án đã không bao giờ cấp lệnh tạm thời như hiện nay vì Chùa đã không có quyền xây Chùa tại cơ sở này ngay từ đầu và do đó cũng không được quyền nhóm họp vì lý do tôn giáo, cho dầu là chỉ tạm thời.

Trên phương diện pháp lý và vì lịch sự tối thiểu trong các công văn luật pháp, tòa án không thể nào nói thẳng hơn được nữa về vấn đề tước quyền quản trị và quyền cảnh sát của thành phố. Hệ thống chính quyền Hoa Kỳ dựa trên thể chế Tam Chế Phân Quyền gồm có ngành lập pháp, tư pháp và hành pháp. Vì ba ngành được coi là ngang nhau nêu một ngành rất ít khi muốn xen vào trách nhiệm của một ngành khác trừ khi trong trường hợp cần thiết theo hiến pháp. Trong trường hơn ngành tư pháp, tức tòa án, phải ra lệnh cho ngành hành pháp, tức thành phố, là một việc chẳng đặng đừng và chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết mà thôi.

Cũng chính vì sự tôn trọng thể chế Tam Chế Phân Quyền này và tầm mức nghiêm trọng khi tòa án phải can thiệp, Chánh Án Carney đã cảnh báo cho các luật sư của thành phố biết rằng Ngài có ý định ra án lệ theo chiều hướng đó và kêu gọi các viên chức thành phố nên hội ý với Chùa để tìm phương thức giải quyết vấn đề để tránh việc tòa án phải can thiệp. Thay vì các viên chức thành phố tìm ra một giải pháp dung hòa để khỏi bị tòa án can thiệp thì Thành Phố lại tiếp tục đặt ra các điều kiện khó khăn cho Chùa. Vì thái độ ngoan cố đó, tòa án bắt buộc phải ra tay. Án Lệnh của tòa án trong trường hợp này thực ra là toàn bộ bản án đề nghị của các luật sư đại diện cho Chùa Quan Âm.

Nếu Nghị Viên Janet Nguyễn vẫn tiếp tục biện minh cho việc làm của mình, vấn đề sẽ được giải quyết tại tòa án chứ không phải trong sự tranh cãi trên các báo chí Việt ngữ như trong trường hợp này. Điều quan trọng không phải là phân định thắng hay thua ở lúc này, nhưng là thẩm định thái độ ngoan cố, bất chấp pháp luật và coi thường các quyền hiến pháp của các cư dân gốc Việt của các viên chức của Thành Phố Garden Grove, trong đó có Nghị Viên Janet Nguyễn.

Sự hạn chế của Chùa hiện nay có bi đát hơn trước khi làm đơn kiện hay không"

Bài trả lời của Văn Phòng Vận Động Tranh Cử cho Nghị Viên Janet Nguyễn cho rằng giới hạn tại Chùa hiện nay còn “bi đát hơn so với lúc chưa kiện thành phố.” Đây là một thái độ nhắm mắt làm ngơ và coi thường tình trạng bi đát của cộng đồng Phật Tử tại Chùa Quan Âm đã gánh chịu vì hành động sai trái của Hội Đồng Thành Phố, trong đó có Nghị Viên Janet Nguyễn, trong suốt nhiều năm qua.

Các điều kiện được đưa ra trong án lệnh bao gồm giới hạn số người trong mỗi phòng cũng như các hình thức xử dụng là do luật sư của Chùa đề nghị chiếu theo các qui luật dựa trên luật xây cất liên quan đến mức độ an toàn của cơ sở hiện nay. Cơ sở hiện nay thực ra là một khu phòng ốc của một trung tâm y khoa cho nên các phòng ốc được xây rất chật hẹp nhưng thích hợp cho các cơ sở y khoa như phòng khám bệnh, phòng làm việc và không có nhiều lối thoát an toàn, cửa sổ hay cửa ra vào để được xử dụng bởi đông người cùng một lúc. Do đó, giới hạn số người tại mỗi phòng rất là giới hạn theo luật an toàn.

Các giới hạn được ghi rõ để cả các chi tiết về bình nước hay nồi cơm điện là vì vấn để xử dụng phòng ốc là do tòa án quản trị chứ không phải của thành phố nên cần ghi rõ các chi tiết để khi cần thiết có thể phân định được điều luật nào đã được vi phạm. Đây là một yếu tố khác để xác định rằng thành phố đã mất quyền quản trị hay kiểm soát cơ sở Chùa Quan Âm.

Mặc dầu Chùa có thể xử dụng được nhiều hơn tại cơ sở hiện nay nhưng các luật sư chỉ đề nghị các điều kiện tối thiểu để cơ may thành công trong việc xin án lệnh tạm thời được cao hơn. Có thể nói điều kiện này vẫn còn bi đát, nhưng không thể nói là bi đát hơn trước khi làm đơn kiện như Nghị Viên Janet Nguyễn qua ông Dương Đại Hải đã nói. Trước khi làm đơn kiện hay trước khi có án lệnh, quí thầy không được tụng niệm với phật tử hay khách thập phương trong bất cứ căn phòng nào, quí phật tử không dám vào chánh điện để cầu khấn hay thăm cốt thân nhân được cúng ở trong chùa, quí phật tử đến thăm chùa cứ hồi hộp sợ gây rắc rối cho quí thầy, các em thiếu nhi không dám tập họp để sinh hoạt trong cơ sở chùa, các phật tử không có nơi thoải mái để tìm đến sự cố về vấn đề tâm linh hay tinh thần tại cơ sở của chùa, và quí thầy không thể tổ chức nhóm họp để tu học cho dầu là chỉ là việc nhóm họp bình thường như thường được cho phép trong bao nhiều phòng ốc thương mại khác.

Tất cả những điều kiện bi đát này đã được kể rõ bởi hàng chục phật tử biết nói tiếng Anh đã trình bày tại buổi điều trần ngày đơn xin bị từ chối. Đây là những lời van nài rất thống thiết của các cư dân gốc Việt trước Hội Đồng Thành Phố trong tiến trình xét đơn xin xây chùa. Các vị nghị viên khác như Ông Harry Krebs có thể coi các phật tử như chỉ là mấy ông “venerable” (từ tiếng Anh để chỉ các chức sắc tu sĩ Phật Giáo), nhưng một nghị viên gốc Việt phải hiểu rằng đây là một sự chà đạp những quyền hiến pháp quan trọng đối với các đồng hương ruột thịt và đang xảy ra trước mắt mình. Nếu Nghị Viên Janet Nguyễn, qua lời nói của ông Dương Đại Hải, vào lúc này còn cho rằng các điều kiện ràng buộc bây giờ còn bi đát hơn là lúc trước khi làm đơn kiện thì không thể diễn tả được mức độ ngoan cố, ngụy biện và nhắm mắt làm ngơ trước những bi đát của các cư dân gốc Việt mà do chính Nghị Viên Janet Nguyễn đã trực tiếp góp phần gây ra.

Sự cân nhắc giữa thỉnh nguyện thư của 80 cư dân người Mỹ và 1,500 cư dân gốc Việt

Nghị Viên Janet Nguyễn, qua bài viết của ông Dương Đại Hải, còn cho rằng việc bỏ qua thỉnh nguyện thư của 1,500 cư dân gốc Việt so với 80 cư dân người Mỹ là chính đáng. Nhận định này một lần nữa phản ảnh sự khinh thường các cư dân gốc Việt của Nghị Viên Janet Nguyễn. Thứ nhất, không thấy NV Janet Nguyễn có xác định được 80 chữ ký của cư dân người Mỹ có thực sự là cư dân trong thành phố Garden Grove hay không. Thứ hai, 1,500 chữ ký của cư dân gốc Việt là do các phật tử sinh hoạt tại Chùa thâu nhặt và do đó hầu hết là những người có liên hệ mật thiết với sinh hoạt của Chùa tại đây, ví dụ như thân nhân, thân hữu hay người ủng hộ. Thứ ba, khi nói đến các công trình xây cất chùa, không ai nghĩ là chỉ có cư dân trong khu vực thành phố đi chùa ở đó mà thôi mà là khách thập phương từ khắp mọi nơi. Thứ tư, cho dầu các cư dân gốc Việt ở ngoài khu vực thành phố hay không có quốc tịch để đi bầu, NV Janet Nguyễn vẫn có thể coi đó là tiếng nói của các cư dân gốc Việt để làm áp lực với thành phố. NV Janet Nguyễn có đủ kinh nghiệm chính trị để hiểu rằng các nghị viên thành phố không chỉ cần sự hỗ trợ của các cư dân gốc Việt trong thành phố mà cả các cư dân gốc Việt tại khắp mọi nơi. Không lẽ nào NV Janet Nguyễn khi cần vận động thì xin cư dân gốc Việt từ khắp mọi nơi nhưng khi xét đơn xin xây chùa thì đòi hỏi phải là cư dân gốc Việt trong khu vực lối xóm hay Thành Phố Garden Grove"

Tính khinh thường các cư dân gốc Việt của NV Janet Nguyễn không thể nào hiện rõ hơn được nữa như là trong phương cách nhìn nhận vấn đề như trên đây.

Vu khống đối với Nghị Viên Andy Quách.

Bài viết của Ban Vận Động cho NV Janet Nguyễn cho rằng sự việc chỉ có Nghị Viên Andy Quách ra vận động cho Chùa Quan Âm trong các buổi điều trần trước đó “đã làm cho nhiều người nghĩ rằng Nghị Viên Andy Quách có thể đã nhận tiền của thầy và chùa!” Trước đây, NV Janet Nguyễn đã từng tung ra những cáo buộc cho rằng NV Andy Quách đã nhận $200,000 của Chùa để vận động cho dự án này. Đây là những lời vu khống hoàn toàn vô trách nhiệm và vô căn cứ. Những lời vu khống này có thể có tác hại không ít đến sự nhiệt tâm của các vị dân cử gốc Việt tham dự vào việc vận động cho dự án này nói riêng hay vận động cho cộng đồng nói chung.

Nghị Viên Andy Quách tham dự vào việc vận động cho dự án Chùa Quan Âm từ ban đầu thuần túy chỉ vì NV Andy Quách có bà ngoại đi chùa tại đây và được bà ngoại kêu gọi giúp quí thầy một tay. Quí thầy đã phải xác nhận công khai rằng sự hỗ trợ của NV Andy Quách là hoàn toàn tự nguyện và không hề có chuyện phải trả bất cứ một số tiền nào. NV Andy Quách cũng đã nhiều lần lên tiếng phản đối lời cáo buộc này, cho dầu chỉ là dưới hình thức “nghe nói” hay “nghe đồn.”

Sự tham dự vận động của các vị dân cử gốc Việt khác như của Dân Biểu Trần Thái Văn, Luật Sư Nguyễn Quang Trung hay cá nhân tôi, cho dầu là sớm hay trễ trong dự án đều là do sự nhận thức nhu cầu cần lên tiếng nói với tư cách là một dân cử gốc Việt để tạo thêm hậu thuẫn cho một dự án quan trọng cho cộng đồng. Việc có hay không có sự tham dự này không hề làm giảm đi trách nhiệm của NV Janet Nguyễn trong việc tiếp tay vào quyết định từ chối đơn xin xây chùa trong dự án này.

Kết luận

Trong bài trả lời này, tôi chỉ đề cập đến các vấn đề cần thiết liên quan đến dự án xây Chùa Quan Âm. Những vấn đề khác tôi sẽ đề cập đến trong một bài viết khác. Tôi hy vọng rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề này và có những nhận định thích hợp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.