Hôm nay,  

Việt Nam: Ôm Rơm Lắm, Rặm Bụng Nhiều..

19/01/200700:00:00(Xem: 7230)

Việt Nam: Ôm Rơm Lắm, Rặm Bụng Nhiều, Hành Pháp Và Quốc Hội Do Đảng Lãnh Đạo Thì Nhân Dân Ra Rìa

Hoa Thịnh Đốn.-  Đảng Cộng sản Việt Nam đang  tự chui đầu vào thòng lọng cửa quyền quyền lãnh đạo bằng các giải pháp dân chủ giả tạo mà cứ nghĩ  đó là cách tốt nhất để  đưa Việt Nam  thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu sau khi gia nhập  Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization,WTO).

Tình hình này đang diễn ra trong Hội nghị lần thứ tư  Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) khai mạc tại Hà Nội   hôm  15-1 (2007) vừa qua. Một  số viên chức Lãnh đạo trong các lĩnh vực Lập pháp và Hành pháp cũng đã  nói về các vấn đề  này.

Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng  cho biết: “Hội nghị lần này sẽ bàn các vấn đề về phương hướng chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa XII; tiếp tục sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức các ban đảng và cơ quan nhà nước; về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế sau khi nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và về Chiến lược biển.”

Nội dung thảo luận không nhỏ lại  nhiều rắc rối, chống chỏi lẫn nhau  giữa  Đảng, Quốc hội và  Nhà nước (Chính phủ) vì Điều 4 Hiến pháp đã cho phép Đảng lãnh đạo tòan diện hệ thống cai trị nên vai trò Lập pháp của Quốc hội đã bị hạn chế, lệ thuộc vào Đảng trong khi Hành pháp là Chính phủ cũng không được tự do thi hành nhiệm vụ.

Vì hệ thống cầm quyền chồng chéo, dẫm chân lên nhau như thế nên   Lâp pháp và Hành pháp trở thành hai cơ cấu bù nhìn của Đảng. Đã có một số Đại biểu Quốc hội muốn Quốc hội giành lại một số quyền dang do đảng chi phối như việc chọn Thủ tướng và các Bộ trưởng, nhưng ý kiến này cũng chỉ diễn ra trong phạm vi  nghị trường mà thôi.

 Tuy vậy, Mạnh vẫn  loan báo: “Tại hội nghị này, chúng ta sẽ thảo luận và quyết định một số vấn đề về sắp xếp, kiện toàn bộ máy, tổ chức các ban đảng và các cơ quan nhà nước. Nghị quyết Đại hội X đã đề ra yêu cầu sắp xếp, đổi mới tổ chức, bộ máy của Đảng, đặc biệt là các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng ủy khối ở Trung ương và các địa phương gắn với kiện toàn tổ chức, bộ máy của cơ quan nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, bảo đảm vừa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy vai trò trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ; quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân không rõ. Đây là một vấn đề có tính khoa học về tổ chức, nhằm tạo ra cơ chế vận hành thông suốt trong mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề hết sức hệ trọng, nhạy cảm, cần được nghiên cứu, thảo luận để đi đến các quyết định đúng đắn.”

“Với những nội dung nêu trên, Hội nghị Trung ương lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội X, thực hiện sự lãnh đạo đối với những nhiệm vụ quan trọng trước mắt, bảo đảm yêu cầu và phương hướng lãnh đạo của Đảng cho cả nhiệm kỳ Đại hội X và những năm tiếp theo.”

Nhưng nếu  chỉ  họp trong vài tuần lễ,  liệu Hội nghị 4 có hy vọng  tìm ra giải pháp  khả thi cho những vấn đề sống còn của chế độ như đã đề ra"

Trước mắt, Mạnh nói về viễn ảnh cuộc bầu cử Quốc hộI khoá XII diễn ra trong năm nay (2007): “Như các đồng chí đã biết, Quốc hội khóa XI sắp kết thúc nhiệm kỳ. Việc tổng kết nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XI và chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII có ý nghĩa hết sức to lớn. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội; hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội; tăng hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội. Theo tinh thần đó, việc xác định phương hướng chuẩn bị nhân sự và lãnh đạo bầu cử theo đúng các quy định của pháp luật để bầu được những đại biểu Quốc hội thực sự đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, có phẩm chất và năng lực tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, là một vấn đề hết sức quan trọng, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.”

Nhưng nếu cuộc bầu cử lần này vẫn tuần tự diễn ra như trong quá khứ theo phướng pháp “Đảng cử Dân bầu” thì Hội nghị Trung ương 4 có ý nghĩa gì không  hay vẫn chỉ là một kỳ họp để hợp thức hóa một quyết định đã được Bộ Chính trị đồng ý như các lần họp trước đây  của Ban Chấp hành Trung ương"

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

Tuy Mạnh không nói về những dự trù thay đổi quan hệ giữa Đảng và Nhà nước để cho guồng máy Nhà nước nhanh chạy và rõ rệt hơn, nhưng Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã nói ra những ý nghĩ thầm kín của đảng.

Trong cuộc phỏng vấn đăng trong báo Điện tử VietNamNet (VNN)ngày 16-1-07, Dũng  nói về vấn đề  “đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có Quốc hội và Chính phủ” được thảo luận tại Hội nghị 4 như sau:

“Đó là sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong tình hình mới; là sự tương tác giữa Quốc hội và Chính phủ trong quá trình lập pháp để tạo ra động  năng cho hệ thống (và để khắc phục tình trạng luật chờ nghị định); là chế độ trách nhiệm trong hệ thống; là sự minh định giữa quy trình chính sách và quy trình kỹ thuật, giữa hành pháp chính trị và hành chính công vụ… Các vấn đề đang được đặt ra có vẻ không chỉ nhiều, mà còn khó. Thiếu một hệ chuẩn mới, chưa chắc chúng ta đã dễ tìm được các câu trả lời.”

“Thực ra, cả về mặt lý thuyết lẫn về mặt thực tế, chỉ có ba mô hình chính thể (mô hình tổ chức nhà nước) đã được thiết kế và vận hành tương đối thành công trong thế giới hiện đại ngày nay. Đó là:

 Mô hình đại nghị, như kiểu của Anh, nơi quyền hành pháp và quyền lập pháp gắn kết với nhau, quyền lực chính trị tập trung trong tay thủ tướng.

Mô hình tổng thống, như kiểu của Mỹ, nơi quyền hành pháp và quyền lập pháp tách biệt với nhau, quyền hành pháp tập trung trong tay tổng thống.

 Mô hình hỗn hợp, (Có người gọi là cộng hòa lưỡng tính), như kiểu của Pháp, với một chút Mỹ, một chút Anh, một chút tổng thống và một chút đại nghị, nơi cả tổng thống và thủ tướng đều có quyền hành pháp.

Mặc dù, ba mô hình nói trên đều được áp dụng với những biến thể nhất định phản ánh hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, kinh tế và chính trị cụ thể của mỗi nước, những nguyên tắc cơ bản của mỗi mô hình đều phải được tuân thủ khi thiết kế hệ thống. Bằng không, hệ thống sẽ rất khó vận hành và hàng loạt các vấn đề sẽ phát sinh. Để tiếp tục đổi mới hệ thống, vấn đề chính thể có lẽ là điều chúng ta cần phải quan tâm.”

VNN: - Trong ba mô hình trên, theo ông, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của chúng ta đã được thiết kế theo mô hình nào" Và có thể đổi mới ra sao trong khuôn khổ của mô hình đó"

 Dũng: “Thực ra, chưa bao giờ chúng ta có một sự khẳng định chắc chắn là đã thiết kế chính thể của mình theo mô hình nào. Chính vì vậy có thể nhận thấy một số pha trộn giữa các mô hình. Ví dụ, việc Chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở của Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội là sự áp dụng mô hình đại nghị.

 Thế nhưng, việc Chính phủ và Quốc hội được thiết kế tách biệt nhau, mỗi cơ quan đều hoạt động theo sự "phân công, phân nhiệm" riêng thì lại rất giống với mô hình tổng thống. Câu hỏi đặt ra là một sự pha trộn như vậy có vận hành hay không" Và với những vấn đề đang được đặt ra hiện nay (như đã nói ở phần trên), trả lời khẳng định chắc chắn là rất khó khăn.

 Theo thiển ý của cá nhân tôi, về cơ bản, Nhà nước ta đang được tổ chức theo những nguyên tắc của mô hình đại nghị nhiều hơn cả. Theo mô hình này, đảng nào có đa số ở quốc hội thì đảng đó thành lập chính phủ. Nhờ vậy, quyền lập pháp và quyền hành pháp về cơ bản gắn kết với nhau. Thậm chí, trụ sở của nội các nằm ngay trong nhà quốc hội. Người đứng đầu đảng sẽ giữ chức thủ tướng, và thủ tướng là nhân vật chính trị trung tâm của hệ thống. 

 Việc Đảng cộng sản Việt Nam có đa số trong Quốc hội và có quyền thành lập Chính phủ là hoàn toàn phản ánh nguyên tắc của mô hình đại nghị. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là người đứng đầu Đảng không nắm giữ chức danh thủ tướng. "Sự lệch pha" này rõ ràng phản ánh hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy nó không thể không để lại những hệ luỵ cho việc vận hành hệ thống.

Như vậy, trước khi trả lời câu hỏi có thể đổi mới ra sao, cũng cần trả lời câu hỏi mô hình chính thể nào đang được lựa chọn.”

Vô lý trong câu trả lời này của Dũng ở chỗ khi Dũng bảo “Việc Đảng cộng sản Việt Nam có đa số trong Quốc hội và có quyền thành lập Chính phủ là hoàn toàn phản ánh nguyên tắc của mô hình đại nghị.”

Ở Việt Nam làm gì có đảng nào được hoạt động để tranh cử với đảng Cộng sản mà bảo “Đảng cộng sản Việt Nam có đa số trong Quốc hội”"

Mọi người đều biết đa số tuyệt đối Đại biểu Quốc hội từ thời nào đến giờ đều  là đảng viên đảng Cộng sản. Số còn lại là “cảm tình viên” của đảng thì đa số có nghĩa gì không hay chỉ là “một đám bù nhìn” "

VNN: - Nhưng có lẽ "sự lệch pha" này là do trong mô hình Nhà nước ta có vai trò lãnh đạo Đảng"

 Dũng: “Có lẽ, không nhất thiết phải như vậy. Trong mô hình nhà nước hiện đại nào mà đảng chẳng có vai trò lãnh đạo, đặc biệt là đảng có đa số trong quốc hội"! Vấn đề chỉ là tổ chức sự lãnh đạo đó như thế nào mà thôi…

 “Áp dụng mô hình đại nghị vào đất nước ta, thì tất cả ban lãnh đạo của Đảng sẽ phải nằm trong QH (ngoại trừ một vài chức danh đảm nhiệm công tác đảng vụ). Ban chấp hành TƯ sẽ là bộ phận nòng cốt của Đảng đoàn QH.  Bộ Chính trị sẽ là nội các, đồng thời là ban lãnh đạo của Đảng đoàn QH.”

VNN:  Vậy mô hình hiện tại của ta đang đối mặt với những vấn đề gì" Nhiều người sẽ phản biện rằng sự phân lập giữa Quốc hội và Chính phủ là cần thiết vì sẽ giúp chế ước lẫn nhau và chống được lạm quyền"

 Dũng: “Nếu chúng ta coi sự phân lập giữa hành pháp và lập pháp là giá trị quan trọng nhất, thì cái mà chúng ta cần chọn là mô hình tổng thống, chứ không phải mô hình đại nghị. Trong trường hợp này, nước ta sẽ phải có một tổng thống nắm quyền hành pháp và được toàn dân bầu ra. Rất tiếc, những gì mà chúng ta đang có lại không phải như vậy.

 Trong lúc, nhà nước ta đang được thiết kế cơ bản là theo những nguyên tắc của mô hình đại nghị, thì sự thiếu gắn kết giữa lập pháp và hành pháp đang là một vấn đề. Điều dễ nhận thấy là chương trình nghị sự phản ánh ưu tiên của QH thì chưa chắc đã phản ánh được ưu tiên của Chính phủ….”

Theo cách trả lời của Dũng thì giấc mộng thay đổi tư duy lãnh đạo trong đảng và nhà nước CSVN trước nhu cầu hội nhập với “xã hội” dân chủ tiến bộ WTO không dễ dàng chút nào vì đảng cứ khăng khăng không chấp nhận đa nguyên, đa đảng và tiếp tục cấm tư nhân ra báo là  những lực  cản của  mọi chế độ dân chủ tiến bộ.

Trước ngày có Hội nghị Trung ương 4, một Hội nghị toàn quốc về Xây dựng Đảng đã diễn ra tại Sài Gòn trong hai ngày 10 và 11 (1-2007). Nội dung vẫn tập trung vào công tác xây dựng đảng trong sạch và tích cực hơn nữa nhiệm vụ phê bình và tự phê bình của đảng viên.  Nhưng thực tế tại nhiêu nơi, nhiều ngành và cơ sở, vấn để “kiểm thảo khuyết điểm” chí có hình thức nên các chứng bệnh  quan liêu, tham nhũng, hành dân của cán bộ, đảng viên vẫn còn nguyên.

Trong khi quyền giám sát cán bộ, đảng viên, trên nguyên tắc thuộc về người dân nhưng họ lại sợ cán bộ như sợ ma nên chẳng ai dám hé răng tố cáo những kẻ hành dân. Phó Chủ tịch Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Duy Thường nói với ViệtNamNet ngày 10-1-07: “Tồn tại lớn nhất của chủ trương "giám sát công chức, đảng viên ở khu dân cư" là ở tâm lý e dè của dân. Họ không dám tố vì thấy nhiều việc kéo dài quá lâu và bức xúc hơn nhiều mà chính quyền còn chưa giải quyết, huống chi...”

Ngay đến vai trò giám sát  cán bộ,công chức có ghi trong Luật tổ chức  Mặt trận Tổ quốc mà Mặt trận này có làm nên cơm cháo gì đâu. Vai trò Thanh tra, Kiểm sát của các Cơ quan Đảng từ trên xuống dưới cũng rất mờ nhạt thì nhân dân, những con tép riu trong “ao cá mập”  làm được gì để  thay đổi tình hình"

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra Đảng năm 2006, tổ chức tại Hà Nội ngày 8 và 9-1-2007,  Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã nhìn nhận chứng chai lì,  không coi  luật pháp ra gì của đội ngũ “đầy tớ của nhân dân” như sau:

“-Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng và đảng viên về vị trí, vai trò quan trọng của công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng chưa đầy đủ; chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện đúng mức công tác này, do đó đã làm ảnh hưởng đến kết quả công tác kiểm tra, kỷ luật nói riêng và công tác xây dựng Đảng nói chung.

- Tình hình vi phạm kỷ luật trong Đảng vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi. Chúng ta đã tích cực kiểm tra, xử lý, song kết quả vẫn còn thấp so với thực tế vi phạm, vì vậy làm hạn chế việc ngăn ngừa vi phạm kỷ luật của cán bộ, đảng viên.

- Tình trạng tham nhũng, tiêu cực xảy ra trên nhiều lĩnh vực vẫn còn nặng nề, có vụ việc rất nghiêm trọng, tập trung ở các lĩnh vực: quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án, trong hoạt động thương mại, xuất khẩu, tài chính, ngân hàng; tình trạng lãng phí trong lĩnh vực đầu tư, chi tiêu vượt quá quy định của Nhà nước vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi, nhưng việc kiểm tra, giám sát để phòng ngừa và xử lý khi vi phạm chưa đáp ứng yêu cầu.

- Công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: còn một số tổ chức Đảng vi phạm về nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đấu tranh tự phê bình và phê bình không cao, một bộ phận cán bộ và cả người đứng đầu thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý; vì những động cơ thực dụng, trục lợi cho cá nhân hoặc cho tập thể nhỏ mà xâm hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước và nhân dân; một số nơi còn xảy ra mất đoàn kết nghiêm trọng. .. Những sai phạm, yếu kém nói trên chưa được kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời.

- Uỷ ban kiểm tra và cán bộ làm kiểm tra ở một số nơi chưa đủ mạnh, chưa ngang tầm nhiệm vụ, chưa có quyết tâm cao trong công tác kiểm tra, cũng như trong tham mưu, đề xuất với cấp uỷ để giải quyết những vụ việc bức xúc, nổi cộm tại địa phương, đơn vị. Sau kiểm tra, chưa có nhiều đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước những giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hoặc sửa đổi, bổ sung chủ trương, chính sách phù hợp.”

Sau Sang đến phiên Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội  cũng lại ba hoa đôi điều về thành tích và đề ra nhiệm vụ mới cho ngành “Kiểm sát Nhân dân”, tập trung vào các vụ xử án, khiếu kiện  sai, oan chống chất của người dân.

Nhưng  tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2006 và triển khai công tác năm 2007 của ngành kiểm sát nhân dân, ngày 17-1-07, Nguyễn Phú Trọng, Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội lại “chính trị hóa” những nỗi bất bình của người dân.

Trọng nói : “ Năm 2007 và một số năm tiếp theo, bên cạnh những thuận lợi và cơ hội lớn, đất nước ta cũng phải đối mặt những khó khăn thử thách mới. Nước ta vẫn còn trong tình trạng kém phát triển. Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng. Các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số vùng và địa phương chưa bảo đảm vững chắc. Công tác của ngành kiểm sát cũng còn không ít những khuyết điểm, yếu kém như trong báo cáo của các đồng chí đã chỉ ra.”

Hai vấn đề “an ninh chính trị” và “ an toàn xã hội” là chuyện nội bộ của đảng CSVN. Chúng ăn nhập gì đến các cuộc xuống đường biểu tình đòi công lý, đền bù xứng đáng  những tài sản mồ hôi nước mắt của người dân, nhất là  về đất đai, ruộng vườn và nhà ở, đã  bị cán bộ, đảng viên ăn cướp, ăn chận"

Nhưng con ma “diễn biến hòa bình” bây giờ  cũng chỉ là di sản của chứng  bệnh tâm thần di căn từ khi Đỗ Mười còn làm Tổng Bí thư khoá VII. Nó đã được các cấp lãnh đạo đảng sử dụng như một thừ vũ khí, một chiếc Nón Cối để vu khống, quy chụp lên đầu nhân dân  mỗi khi họ phải phải đối diện với công lý.

Cùng với những việc làm vừa kể, trong thời gian qua, đảng CSVN còn tập trung vào việc tuyên truyền cho kế họach cải cách hành chính cho  thông thoáng, nhanh chạy trong guồng  máy cai trị.  Một trong những việc làm cấp thời của đảng là triệt để chống tham nhũng, giảm thiểu nạn giấy tờ hành chính và các cửa xin con dấu  để tạo niềm tin trong nhân dân.

Những việc làm này, cũng như nhiều việc khác của đảng,  chẳng  mới lạ gì vì nhiều chỉ thị, nghị quyết, thông báo của đảng và của Chính phủ  đã nói như thế từ nhiều năm rồi mà thành qủa cũng  rất  hạn chế.  Nhiều nơi chỉ thị từ trên đưa xuống đã bị cán bộ, đảng viên xếp vào một xó nên nhân dân tiếp tục phải sống  chung ngoài luật pháp với cán bộ, đảng viên mất phẩm chất.

Với một hệ thống cầm quyền độc đoán, sợ hãi dân chủ, tự do, không tôn trọng quyền lợi của nhân dân, nói nhiều nhưng làm ít hay chẳng làm gì cả thì dù có bao nhiêu kỳ Hội nghị, Trung ương đảng CSVN cũng không làm tốt hơn được.  Họ chỉ lãng phí tiền bạc của nhân dân vào các cuộc thảo luận vô bổ, vô trách nhiệm. -/-

01/07

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 1991, kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm, rất nhẹ. Nhưng dư luận nước Mỹ lúc đó đều nghe thấy những hồi chuông báo tử
Bản đồ Việt Nam đây, cụ Hồ vừa ý chưa" (Ảnh Bà Phạm Thúy Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa
Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (PDDDD HVK Thoại) là Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải
Đại hội thanh niên sinh viên thế giới kỳ VI được tổ chức ở Mã Lai, số người tham dự hơn 200
Chịu đựng được bao đày ải trong tù đã là hay. Nhưng ngẩng đầu đứng thẳng trước đe dọa của gông cùm, họng súng thì thật xứng là anh hùng
Tết Mậu Tý năm nay đánh dấu 40 năm ngày Cộng sản Việt Nam lợi dụng  Đêm Giao thừa thiêng liêng của dân tộc Tết Mậu Thân (1968)
Các cuộc tranh cử sơ bộ đã chính thức bắt đầu qua hai cuộc bầu cử tại hai tiểu bang Iowa và New Hampshire. Cả hai cuộc bầu đều mang lại bất ngờ
Vào ngày này cách đây bốn năm, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã lặng lẽ ra đi về cõi vĩnh hằng
Đó là tựa đề trên báo điện tử đảng Cộng sản Việt nam ngày 28/09/2007, để trả lời câu hỏi trên, tôi chọn cách tìm hiểu từ nội tình Việt nam ta
Đường vào Bạch Cung có thể ví như một cuộc chạy đua đường trường 50 vòng và với khoảng 15 vận động viên ở mức khởi hành
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.