Hôm nay,  

Quốc Gia Ấy Đi Đường Nào?

05/01/200700:00:00(Xem: 9403)

Quốc Gia Ấy Đi Đường Nào"

Cách đây 15 năm, Mikhail Gorbachev bị bó tay để phải từ chức, lá cờ búa liềm cũng vì thế được hạ xuống, Liên bang Sô Viết chính thức không còn nữa. Tất cả đã được thay thế bằng một nước Nga với 14 nước anh em độc lập và dân chủ trên lý thuyết. Người ta không còn nhìn thấy cảnh diễn binh tại Moscow để cử hành lễ kỷ niệm. Việc bắn pháo bông sẽ không còn nữa , ngay cả ngày toàn quốc kỷ niệm cái biến cố xẩy ra vào khoảng nửa thế kỷ 20 sau này cũng biến mất.

Ngược lại, ngày sinh nhật thứ 100  của Leonid Brezhnev cách đây hai tuần đã làm súc động những đảng viên cơ sở nay đã già với hai chùm lông mọc ra như chổi sể. Các vòng hoa và các bó hoa được đặt trên mộ của  Brezhnev tại  Quảng trường đỏ. Cũng mấy ông mang hàng lông mày chổi sể này đã mở ra  các cuộc mít tinh  trên những đường phố có tên lãnh tụ này để kể lại công ơn. Một nhà báo của đài truyền hình đã làm bài thơ ca tụng lãnh tụ Brezhnev mà chỉ có giới phụ nữ của đảng ta mới súc động mà thôi. Một cuộc thăm dò cho thấy có 60 phần trăm dân Nga cho là thời Brezhnev có phần nào le lói, còn 17 phần trăm coi như thời u tối.

Cái gì đã làm cho nước Nga mắt nhằm mắt mở phát triển sau khi trải qua thời kỳ độc tôn và bế tắc, trong khi có tiếng hét lớn trên thế giới là một chế độ trong những chế độ tàn ác nhất thế giới đã bị xoá bỏ vào năm 1991. Còn nhà tổng thống Vladimir Putin của Nga lại cho rằng “dó là một thảm hoạ về chính trị địa dư lớn nhất của thế kỷ”" - Cái gì đã làm toàn nước Nga mắc vào cái bẫy dân chủ tư bản của Tây phương, riêng chỉ có bọn KGB vẫn hoài nghi tìm cách để thủ tiêu một nhà phê bình lưu vong bằng chất phóng xạ plutonium"

Cái biến chất của Nga dễ nhìn thấy. Nga không còn là cha già của Sô-Viết ngày xưa. Hàng ngày dân Nga hưởng tự do nhiều hơn trước, họ sống không còn lo sợ như những ngày Nga đưa ra chủ nghĩa cộng sản và tạo ra các quốc gia cộng sản vệ tinh bao quanh biên giới Nga để án ngữ tham vọng của khối Tây phương sau Thế chiến II. Đi ra nước ngoài dân Nga không còn mắc cỡ về cái nạn xếp hàng để mua thực phẩm như thời còn mô ma đảng cộng sản. Dân Nga ngày nay có thể du lịch nước ngoài, làm kinh doanh, coi phim ảnh nước ngoài và lướt coi internet không bị cấm.

Điện Kremlin đã mất gần bẩy năm trong dự án để củng cố lại quyền lực và loại trừ bất cứ thành phần nào đối kháng nguy hiểm. Khởi đầu Kremlin nắm đài TV, kế đó là nghị viện và sau là kinh doanh. Kremlin mở cuộc bầu cử cho loại bỏ 89 thống đốc do nhà nước bổ nhiệm để thay thế bằng các chủ tịch nằm trong các thành thị lớn. Kremlin cho áp đảo các nhóm nhân quyền và ra tay kiểm soát từng tờ báo.

Đường hướng Nga áp dụng như Trung quốc, kinh tế hưng phấn tự do theo mới, nhưng vấn đề chính trị phải cho thắt lại. Bằng cách này hay cách khác tựa như đường hướng Hugo Chavez của Venezuala, hay tựa như Augusto Pinochet của Chí Lợi. Chúng ta có thể gọi tất cả những nước này là các nước Nga trong chế độ Czar (chế độ giành đặc quyền để hưởng riêng).

Hiện nay có nhiều nước Nga như thế đang sống dựa vào nhau.

Con đường 15 năm từ lúc Gorbachev lụn bại cho tới lúc Putin hưng lên là thời gian truyền kiến để Washington nói tới việc dựng nền dân chủ vào vùng đất bảo thủ ở khắp trên thế giới. Nữ ngoại trưởng Condoleezza Rice của Hoa kỳ cho biết, lúc này cần phải có thời gian để biến Iraq thành một ngọn đăng cho nền dân chủ. Theo đường hướng Nga  đi thì còn quá lâu, hầu hết chúng ta không còn sống để nhìn thấy ngày đó.

Bà Rice nguyên là một chuyên gia về Sô-Viết tại Bạch Ốc khi Liên bang Sô-Viết đang hồi rẫy chết, bà  cho tờ Washington Post được biết : “Có nhiều cơ hội bị lỡ, cũng có nhiếu cái thất bại, nhưng không đi chung với nhau. Tôi cho rằng việc nối kết năng lượng với chính trị là cái đại bối rối (Liên Sô lúc đó dùng các đường ống dẫn dầu và khí đốt phát xuất từ Nga để khống chế các quốc gia vệ tinh bao quanh). Không những chỉ cho Liên bang Sô-Viết, còn những cái tự do cá nhân là cái lớn hơn bất cứ cái gì mà tôi không thể tưởng tượng nổi.”

Sau khi Sô-Viết sụp đổ, sự mừng rỡ trong mấy tuần đầu đã lây lan. Gorbachev không gượng nổi vì sức ép do chính ông ta đã tung ra chính sách đổi mới để cứu vãn xã hội chủ nghĩa. Tổng thống George H.W. Bush đã hoan hô việc chấm dứt Liên bang Sô-Viết như là  một chiến thắng cho dân chủ và tự do, lại còn hoan nghênh nước Nga trở thành nước tự do, độc lập và dân chủ.

Dưới thời Boris Yeltsin, nước Nga cứ tiến đều, nhưng mỗi bước tiến đều gặp kỳ đà cản mũi. Cuộc bầu cử phát ra cuộc bầy binh bằng chiến xa nhắm vào nghị viện chống lại Yeltsin. Tài sản nhà nước phân tán thành tài sản của tư nhân do những ông chùm mới chôm chỉa. Biên giới cởi mở , nhưng nền kinh tế bị suy sụp. Trong lúc bịnh hoạn, Yeltsin đã chọn một đại tá KGB ít có người biết đến để kế thừa vào Đầu Năm Mới 1999, nước Nga coi như được ổn định.

Việc thống trị chặt chẽ của Putin cộng thêm với giá xăng dầu vọt lên đã làm cho nước Nga thay hình đổi dạng. Trong lần tham quan của tôi gần đây, một thương xá mới khổng lồ, thương xá lớn nhất Âu châu theo lời đồn, đã mọc lên ngay khu phố có căn hộ mà tôi đã ở cách đây hai năm. Ikea đã mở cửa hàng đầu tiên tại Nga cùng lúc Putin được bầu lên chính thức vào năm 2000, ngay ngày đầu tiên cửa hàng này có 40 ngàn khách hàng đang khao khát đứng trước cửa. Ikea đã có sẵn năm cửa hàng bán đồ đạc và tám thương xá, còn dự trù lập thêm 11 cửa hàng nữa, trở thành chủ nhân ông lớn nhất đứng hàng thứ hai tại Moscow. Ngày nay nước Nga đang bơi trong tiền bạc, kinh tế nước Nga đã phát triển gấp năm lần trong thời Putin, từ 200 tỷ Mỹ kim vọt lên tới 920 tỷ Mỹ kim, chính quyền ngày xưa nghèo nay đã trả hết nợ nần quốc tế cái một.

Tuy giầu có như thế không mưa được cho cả nước, vẫn còn thấy những cái bất ổn, một cảm giác mất đi cái gì đó (làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu). Cuộc thăm dò mới đây của Trung tâm Levada cho thấy, sau 15 năm, có 61 phần trăm dân Nga đã tiếc hối sự sụp đổ của Liên Bang Sô-viết, cảnh mà tôi đã nhìn thấy nhiều trong những năm sống tại Moscow. Có một lần tại bàn ăn thịch soạn của chúng tôi như đã được Tây phương hoá, với khoảng 30 người bạn Nga, họ đã nói chuyện với nhau, Sô-viết ngày xưa ấy không quá tệ, chúng ta nên nhớ Stalin là người anh hùng.

Còn Brezhnev cầm quyền từ năm 1964 cho tới khi chết vào năm 1982 được coi như người cha thay vì khuôn mặt của các đại lão cộng sản từng thống trị nước Nga.

 “Năm 1982, tôi không có thể tưởng được cái nỗi kinh hoàng trong ngày sinh nhật thứ 100 của Brezhnev đã làm người ta súc động như thế,” theo lời của Vladimir Averin nói trên đài Mayak của Moscow mới đây. “Cái gì xẩy ra ngày nay là sự súc động pha lẫn sự thù hận nào đó làm cho mất cân bằng, mọi việc ngày xưa đều tốt như thế đấy, ngày nay dân chủ và hệ thống đa đảng đã làm xấu đi. Đây là một thông điệp bất ngờ: Chúng ta  có ý thức hệ hồi đó, nhờ nó mà mọi thứ đều tốt, còn ngày nay không còn ý thức hệ chúng ta không tài nào sống tốt cho được.”

Trên cái website Yezhednevnyy Zhurnal, dấu tích cuối cùng của lãnh vương truyền thông độc lập đã bị Putin phá nát ngay khi mới nhậm chức tổng thống theo như Anton Orekh viết, dân Nga chỉ  hoài nhớ cái ảo ảnh ổn định mà Brezhnev đã đưa ra.

“Dân chúng vần còn nhớ cái cảm giác kỳ diệu là không phải lo bất cứ cái gì, mọi thứ đều do nhà nước quyết định cho bạn, bạn cứ ăn no, ngủ kỹ và sống an bình, cứ lao động và lãnh lương,“ theo như Orekh viết. “Cho dân chúng cái hoà bình và cái im lặng, nhấn họ vào niết bàn, sau đó họ sẽ hồ hởi làm lễ kỷ niệm ngày sinh nhật thứ 100 cho bạn.”

Khi còn sống trong hoà bình và im lặng, nhân dân Nga có thể tương đối sống không phiền hà vì nước ngày nay. Tuy nhiên cũng có những người cố tình làm nước Nga chịu ảnh hưởng bằng đường lối để người ta chú ý như gây rắc rối, tù đầy hay dùng bạo lực. Việc giết ông Litvinenko bằng cách đấu độc phóng xạ tại London đã làm cho Tây phương lưu  ý, nhưng ông ta là người duy nhất không may mắn đã bị hãm hại theo cách này.

Riêng hồi năm ngoái, bà Marina Litvinovich, nguyên cố vấn của điện Kremlin đã theo nhóm đối lập chính trị nhỏ, bà ta đã bị tấn công ngay ngoài phố mà nhiều người được biết vì lý do chính trị, đứng sau lưng đập vào đấu, bà ta gẫy hai chiếc răng, cẳng chân và lưng bị thương, mặt mày bầm tím đầy máu. Narat Gelman là cựu cố vấn cho điện Kremlin người đã lập ra đảng đối lập ma để tranh giành ảnh hưởng chính trị năm 2003, cũng bị đánh và phòng triển lãm của ông ta đã bị 10 người bịt mắt phá nát. Lỗi của ông này: đứng ra trưng bầy hoạ phẩm của một nghệ sĩ người Georgia vào lúc nước Nga có xung khắc với Georgia.

Danh sách tiếp theo: Anna Politkovskayalà một nhà báo Nga nổi tiếng nhất, có tiếng trên quốc tế về bài viết chiến tranh tàn bạo và dã man tại Chechnya, bà này đã bi hạ sát ngay trong căn hộ vào ngày sinh nhật của Putin. Các lãnh tụ đối lập như tay đại cờ tướng Garry Kasparov, và  cựu thủ tướng Mikhail Kasyanov đã thành mục tiêu để lục soát và kiếm chuyện về tài chánh. Khi Kasparov và Kasyanov tổ chức tụ họp cuối tuấn, giới cầm quyền đã gửi 8500 viên cảnh sát để coi chừng 2000 người phản đối, có một số đã bị đánh đập tại chỗ.

Không hẳn lần đầu tiên Litvinenko ở nước ngoài là mục tiêu. Nhà lãnh tụ đối lập Viktor Yushchenko của Ukrainia đã bị đâu độc và bị rạch nát mặt trước khi ông này cầm đầu cuộc Cách mạng Mầu cam và trở thành tổng thống của nước Cộng hoà Sô-viết cách đây hai năm. Còn lãnh tụ Zelimkhan Yandarbiyev dòi Chechenya độc lập đã bị giết bắng cách gắn bom vào xe hơi cho nổ tại quốc gia Qatar của vùng vịnh Ba Tư trong khi chạy trốn. Nhờ Hoa kỳ giúp tay, người Qataris đã bắt được và kết án hai tay tình báo Nga trong vụ mưu sát này.

Dù cho rằng Putin đã điều khiển những chuyện xẩy ra như thế, vẫn còn mù mờ, lẽ cố nhiên những việc xẩy ra là theo đúng nét đặc trưng  của Nga do chính ông ta lập ra. Chình ngay Putin đã đưa ra một đạo luật thông qua hồi tháng bẩy, cho phép thủ tiêu các tên khủng bố cũng như những kẻ thù nằm tại nước ngoài. Nội vụ trồng tréo trong cái thế giới phe nhóm của chính trị Kremlin, bất cứ nhóm nào có máu mặt là lãnh đủ. Hiện nay Putin đang đối diện trước việc chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2008, việc tranh giành quyền lực đang diễn tiến để chơi trò khủng khiếp và ngón đòn khó có thể biết được.

Một giả thuyết trong vụ Litvinenko đang loan truyền tại Mos cow hiện nay nói rằng một số trong phe cựu KGB đã dàn chuyện giết người để cho Tây phương thấy Putin là người xấu, ép ông ta phải nắm quyền lực tới sau năm 2008 bởi vì chính ông ta đã sợ cảnh bị truất phế. Nói ngược hay nói suôi có lẽ đúng thực, thực tế tiếng đồn đang nổi lên như cồn tại Moscow.

Cái mối nguy không phải chỉ quyền lực chính trị mà thôi. Các viên phụ tá hàng đầu của Putin không những nắm các chức bộ trưởng hay tuỳ viên Kremlin mà còn là chủ tịch các công ty quốc doanh được phép sớ dớ cả hàng nhiều tỷ Mỹ kim cướp được của thiên hạ. Mất Kremlin, các chương mục của họ bị mất tiêu luôn.

Hơi kỳ lạ là giới chức Nga cứ sù lên khi Tây phương giảng giải về nền dân chủ. Theo bà Rice cho biết, theo hứa hẹn cách dây 15 năm việc này đã không làm thẳng ra và cũng như không sắp thẳng hẳn ra. Theo quan điểm của Putin, việc than vãn về dân chủ là thứ thừa thãi của cuộc chiến tranh lạnh, mặt khác cứ cho Nga thấp vế.

Putin nói: “Con mụ ‘Soviettologist’ không hiểu những gì đang xẩy ra trong nước chúng ta, không biết rằng thế giới đang thay đổi. Không cần bàn cãi với họ. Họ chỉ đáng để trả  lời vắn gọn: “Đi chơi chỗ khác (To hell with you)”

(Bản viết trên được Kim Lai chuyển ngữ  từ bài bình luận của Peter Baker, phó văn phòng của Washington Post tại Moscow từ năm 2001 đến 2004, còn là tác giả của cuốn “Kremlin Rising: Vladimir Putin’s Russia and the End of Revolution” – (xuất bản của Scribner)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.