Hôm nay,  

Để Tưởng Nhớ Người Hùng Biệt Kích Hoàng Văn Hồng

11/03/200900:00:00(Xem: 7080)
Để tưởng nhớ người hùng Biệt Kích Hoàng văn Hồng
Lê Chiến Chi Đoàn 2/15 TK LĐ III KB

Gia đình bên nội tôi ở thôn Mỹ Đông , phía nam sông Vu Gia và bên kia sông là quận lỵ Hà Nha, nằm về phía đông của quận Thường Đức.
Vào khoảng năm 1950 cho đến năm 1952, quân đội Pháp đồn trú từ Ái Nghỉa, quận Đại Lộc di chuyển theo liên tỉnh lộ 14 về Hà Nha rồi vượt qua sông Vu Gia để truy lùng Việt Minh , đa số những cuộc ruồng bố nầy không đem lại kết quả khả quan cho quân đội viễn chinh của thực dân Pháp, lực lượng Việt Minh rút vào rừng sâu theo nhiều ngã đường về thôn Hiên và Giằng dưới chân rặng núi Trường Sơn, những người dân hiền lành ở đây cũng gánh gồng, gom góp tất cả những gì quí báu trong gia đình và con cái di tản vào trong rừng sâu. Chờ đợi quân đội Pháp rời khỏi làng thì trở về để xây dựng lại những đổ vỡ hoang tàn. Vì sau khi không tìm được lưc lượng Việt Minh , quân đội Pháp với đa số lính Lê Dương [người da đen ở Phi Châu] đốt nhà, tàn phá mọi xây cất còn tồn tại trên mặt đất và cưởng hiếp những người phụ nữ còn ở lại để bảo vệ tài sản gia đình hay chậm chân trên bước đường di tản.
Mẹ tôi sinh ra và lớn lên ở làng Ái Nghỉa dưới quyền cai trị của người Pháp, lấy chồng về thôn Mỹ Đông sống dưới chế độ Việt Minh, những người mang chiêu bài chống Pháp để dành độc lập và tự do cho đất nước Việt Nam , từ đó mẹ tôi đôi lần cũng chạy vào rừng để trốn kẻ ngoại xâm , mỗi lần ra đi mẹ tôi gánh trong đôi thúng một bên là cô Chín , con gái út trong gia đình và một bên là gạo mắm để nuôi sống gia đình trong những ngày chạy loạn chốn rừng sâu, một lần trên đường di tản chạy ngang thôn Mỹ Nam một gia đình nào đó đã bỏ lại một đứa bé trai mới sinh được vài tháng trên một thữa ruộng lúa mới trổ bông, bà nội tôi chỉ có ba tôi là một đứa con trai duy nhất, vừa trốn khỏi vùng kháng chiến để gia nhập quân đội Pháp, nên muốn có thêm một đứa con trai nuôi để mai sau có kẻ cận kề hôm sớm lúc tuổi già, mẹ tôi lại có thêm một người để lo lắng trong những ngày chạy loạn, từ đó mẹ tôi gánh một bên thúng có cô Chín và bên kia có chú Mười.
Những ngày tôi lớn khôn bên quê nội, cho đến năm 1962 tôi có chú Mười sống bên cạnh tôi, những chiều đi tắm sông Vu Gia chú lấy giây mồng tơi cột vào cánh tay làm dây biểu chương và nhảy xuống bờ sông tưởng tượng như lính nhảy dù nhảy ra khỏi phi cơ.
Chồng cô Tám của tôi đi lính Nhảy Dù và gia đình cô ở miền Nam, nên những hình ảnh của chồng cô gởi về đã làm chú Mười của tôi yêu cuộc đời thiên thần mủ đõ, như cánh hoa dù yêu bầu trời lộng gió và nuôi cơn mộng mai sau trở thành người lính Nhảy Dù.
 Năm 1964 chiến cuộc lan tràn từ quận Thường Đức về tới quận Đại Lộc, gia đình tôi di chuyển về Đà nẵng , chú Mười vào Sài Gòn với gia đình cô Tám ở trại gia binh Nhảy Dù gần ngã tư Bảy Hiền, cho đến sau tết Mậu Thân chú Mười lên 18 tuổi trở về Đà Nẵng và gia nhập Lực Lượng Đặc Biệt trú đóng tại căn cứ LLĐB tại Thường Đức, sau khi CSBV tấn công căn cứ nầy tháng 10 năm 1968 thì chú Mười mất tích , bà nội tôi buồn rầu vô cùng , ba tôi là quân nhân của một Tiểu Đoàn Pháo Binh thuộc Sư Đoàn 1 BB đồn trú tại Phú Bài, ít khi có dịp về thăm nhà và chú Mười là đứa con nuôi mà bà nội tôi coi như con ruột không biết ra sao , bà chỉ biết nguyện cầu Trời Phật phù hộ và có ngày đứa con trai út của bà về đến gia đình bình an. Sau khi ăn Tết Kỹ Dậu 1969 , gia đình nhận được tin chú Mười trốn thóat trại giam của CSBV, vượt sông Côn về Thường Đức và được đưa về trại LLĐB ở gần Non Nước , Đà Nẵng . Tôi đưa bà nội tôi về đó để tìm chú Mười, chú trông rất ốm yếu và đang tịnh dưỡng chờ đơn vị điều tra về tin tức và nơi chốn của trại tù binh cộng sãn, còn giam giữ các chiến sỉ của LLĐB sau trận tấn công xâm chiếm căn cứ LLĐB ở Thường Đức . Vài tháng sau chú được đưa vào Nha Trang , huấn luyện nhảy toán theo lời của chú qua những lá thư gởi về gia đình, mùa hè năm 1969 chú tôi trở lại Đà Nẵng đóng quân ở trại LLĐB gần Ngũ Hành Sơn, Non Nước .

Mỗi lần xong công tác chú về nhà vài hôm, chú Mười ngày xưa bây giờ là Lê duy Lương, người lính Biệt Kích với chiếc mũ xanh và bộ đồ rằn ri, mang phù hiệu con cọp với cánh dù và tia sét trông rất oai hùng và đầy phong độ, những lần trở về với gia đình chú thường kể cho tôi nghe câu chuyện của những đêm toán biệt kích của chú nhảy vào trong rừng núi Trường Sơn, di chuyễn như bóng ma trong đêm tối mịt mù , trong cái chết đợi chờ từng giây phút, những cuộc đụng độ kinh hồn của một toán biệt kích với hàng trăm CSBV truy đuổi khi lộ diện. Tôi đang học lớp 10 và tình thế sôi động của cuộc chiến không biết lúc nào tôi sẻ vào quân ngủ , tôi lớn lên trong không khí chiến tranh của miền Trung máu lữa và những huyền thoại của người lính Biệt Kích oai hùng, do chú tôi kể lại. Tôi vào quân ngũ mùa hè đỏ lữa 1972 mang giấc mộng anh hùng như chú Mười của tôi nhưng không bao giờ thành đạt, tôi và chú Mười không còn gặp nhau từ đó, qua trang thư thăm viếng gửi cho tôi trên vùng chiến trận của quân khu III, tôi vẩn hình dung được người lính Biệt Kích mủ xanh và những đêm dài trong rừng sâu theo dỏi bước giặc thù. Tôi đi qua cơn mưa đầu mùa tháng sáu ở miền nam , nhưng không làm sao so sánh được cơn mưa rừng của Trường Sơn mùa giá buốt mà chú tôi từng chịu đựng, tôi đi qua chiến trường máu lữa Đức Huệ, Khiêm Hanh ,Tây Ninh, Long Khánh và Quốc lộ 13 về Lai Khê , An Lộc , nhưng không bằng những bóng ma biên giới lặn lội trong hiểm nguy của những người Biệt Kích anh hùng .
Qua những lần liên lạc với anh Phạm Hòa của hội ái hữu Đồng Đế, tôi được xem hình ảnh của anh Hoàng văn Hồng đoàn công tác 71, tôi nhận diện được nét hào hùng của người lính Biệt Kích ngày xưa, anh Hồng làm tôi nhớ chú tôi Lê duy Lương người lính mũ xanh của LLĐB ngày xưa, nhớ câu chuyện các anh trong những đêm âm thầm đi vào lòng đất địch, những hành động anh hùng của các anh làm tôi trở nên một chiến sỉ tầm thường, tôi không gan dạ như các anh coi thường hiểm nguy theo sát bên mình với một vài đồng đội dõi bước kẻ thù, tôi không can đảm như các anh lặn lội chốn rừng sâu heo hút, không có ngày về an toàn bên người thân bè bạn.
Nghe tin anh ra đi hôm nay, như những bạn bè anh đã ra đi ngày xưa trong cuộc chiến bảo vệ quê hương, tôi thấy lòng bùi ngùi, xúc động, không có ngôn từ nào diển tả hết nổi đau thương của những người thân và bè bạn mến yêu còn lại trên cõi đời nầy. Tôi cầu xin anh một đời bình an trên thiên đường hạnh phúc và gởi anh lời cám ơn chân thành cho những tháng năm dài hi sinh cuộc đời son trẻ, để gìn giữ mảnh đất quê hương Việt Nam ngàn đời yêu dấu của chúng ta .
Lê Chiến Chi Đoàn 2/15 TK LĐ III KB.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đâu phải tự nhiên mà người Cộng sản Việt Nam rộ lên “phong trào” bàn về “hòa hợp dân tộc” sau 3 năm thi hành Nghị quyết 36
Khoa học tân tiến nhất của loài người ngày nay đã tìm đến Nguyệt cầu, Hoả tinh, và đã có các phi hành gia bay bổng ra ngoài tầng khí quyển
Khóa giảng hàng năm của đức Đạt Lai Lạt Ma là ngày hội cho Dharamsala... Hàng năm, cứ sau Tết Âm lịch
Khi một xã hội chỉ tìm thấy mẫu mực để bắt chước hay học hỏi từ ở bên ngoài thì rất dễ đánh mất bản sắc của mình vì thần tượng của họ
Trong đoàn quân Pháp sang đô hộ VN có một số quân nhân gốc Phi Châu ưa phá làng phá xóm khiến dân chúng Việt Nam căm ghét
Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển
Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình
Bước vào thế kỷ 21, việc xử dụng đa dạng năng lượng (energy diversity) trong chuyển vận là một trong những suy nghĩ lớn
Cuộc đấu tranh cho dân chủ trong nước đang nở rộ, và tấm gương bất khuất ngàn xưa của Việt Nam đang được lật lại từng trang
Việt Nam là một quốc gia có nhiều danh lam thắng cảnh, với niềm tự hào về nòi giống Rồng Tiên, một nền văn hóa đa dạng và một dân tộc siêng năng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.