Hôm nay,  

Hoa Kỳ Và Đông Á

2/13/200900:00:00(View: 10002)

Hoa Kỳ và Đông Á
Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA

...Hoa Kỳ nhìn vào Đông Á với hai con mắt là an ninh và kinh tế...
Hoa Kỳ có lãnh đạo mới là Tổng thống Barack Obama vừa nhậm chức, với Ngoại trưởng mới là bà Hillary Clinton. Nơi đầu tiên mà Ngoại trưởng Clinton sẽ thăm viếng chính là Đông Á. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang lan ra toàn cầu và gây sóng gió cho các nước Đông Á, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu về vị trí của Đông Á trong chính sách của Chính quyền Obama. Phần trao đổi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện...
Hỏi: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton của Chính quyền Barack Obama vừa nhậm chức tháng trước và nơi đầu tiên mà bà đi công du với tư cách Ngoại trưởng là Đông Á.
Những tin mới nhất mà chúng ta biết được là bà Hillary sẽ trước tiên thăm viếng Nhật Bản trong hai ngày, rồi tới Indonesia trong hai ngày 18-19, sau đó là Nam Hàn và dừng chân tại Trung Quốc từ ngày 20 đến 22 tháng này.
Trong bối cảnh suy trầm hay suy thoái kinh tế toàn cầu, việc Ngoại trưởng Clinton đi công du Đông Á trước tiên đã khiến dư luận Á Châu chú ý. Chương trình chuyên đề tuần này,  đề nghị là ta sẽ tìm hiểu về vị trí của các nước Đông Á trong chính sách mới của Chính quyền Obama. Ông nghĩ sao về vị trí đó"
- Chúng ta có nhiều cách nhìn vấn đề này, từ quan hệ cơ bản của Hoa Kỳ với Đông Á đến các vấn đề nóng trong tương quan hiện tại, nhất là khi kinh tế toàn cầu đang từ suy trầm có thể sụt thành suy thoái, như Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa cảnh báo tuần trước.
- Nhìn trên đại thể để thấy ra quan hệ cơ bản thì Hoa Kỳ là quốc gia xuất phát từ Âu Châu nhưng trở thành cường quốc tiếp giáp với cả hai đại dương lớn nhất địa cầu là Thái Bình dương và Đại Tây dương.
- Trong Thế chiến II của thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã tham chiến trên cả hai đại dương ấy vả đang là siêu cường đại dương trên cả hai khu vực Đông và Tây. Biến cố đáng chú ý là từ năm 1983, luồng trao đổi hàng hoá của Mỹ với các nước Á Châu Thái Bình Dương đã vượt qua số lượng mua bán với Âu Châu. Vì vậy, dù xuất hiện từ khái niệm hay nhân sự Âu Châu vào thời lập quốc, Hoa Kỳ đang trở thành siêu cường Châu Á, với các vùng lãnh thổ nối liền với Đông Á là hai tiểu bang Alaska, Hawaii hay cả đảo Guam. Đó là về cơ bản.
- Về các vấn đề cụ thể của Chính quyền mới, tôi e rằng Hoa Kỳ sẽ chưa có đối sách gì mới với Đông Á, ít ra trong một hai năm, vì nhiều ưu tiên trọng yếu hơn của nước Mỹ. Do vậy, tôi thiển nghĩ là Ngoại trưởng Hillary Clinton mở ra cuộc tiếp xúc đầu tiên với các nước Đông Á là để trấn an và duy trì hòa khí trong khi Hoa Kỳ dồn sức giải quyết các hồ sơ ưu tiên hơn.
Hỏi: Ý kiến của ông lại có vẻ bao hàm những nghịch lý, như thường lệ. Ông vừa trình bày rằng Hoa Kỳ là một siêu cường có hai mặt là vừa châu Âu vừa châu Á, mà lại có vẻ là một siêu cường châu Á nhiều hơn, thế nhưng ưu tiên cấp thiết của chính quyền mới lại chưa là Châu Á, trong khi bà Clinton vẫn đi Đông Á đầu tiên. Vậy những ưu tiên cao hơn mà ông nói đó là gì"
- Thứ nhất, Hoa Kỳ phải cố khắc phục khó khăn kinh tế và tài chính bên trong để khỏi bị suy thoái, là bị "depression", và sớm ra khỏi nạn suy trầm, là "recession", đã khởi sự từ cuối năm 2007. Cuộc tranh luận đang xảy ra trong chính trường Mỹ cho thấy những khó khăn muôn mặt đó.
 - Thứ hai, ưu tiên chiến lược của Chính quyền Obama là giải quyết chiến trường Afghanistan. Trong mục tiêu ấy, họ gặp trở lực và phải đàm phán với Liên bang Nga về các ngả tiếp vận cho các đơn vị Hoa Kỳ và Minh ước NATO tại Afghanistan. Lồng trong quan hệ khá căng thẳng giữa Nga và Mỹ còn có vai trò của Âu Châu, một khối quốc gia bất định và thiếu thống nhất, lại đang bị nguy cơ suy thoái và cả khủng hoảng vì khí đốt của Nga.
- Mà hồ sơ Afghanistan lại liên quan đến hai cường quốc Nam Á có võ khí nguyên tử là Pakistan và Ấn Độ và một cường quốc Trung Đông là Iran, vốn có biên giới tiếp giáp với Afghanistan và cũng không che giấu tham vọng chế tạo võ khí nguyên tử.
- Do đó, tuần qua, không phải Ngoại trưởng Clinton mà là Phó Tổng thống Joe Biden của chính quyền Obama đã dự hội luận an ninh quốc tế tại Munich để thảo luận về Afghanistan, về quan hệ Mỹ-Nga, quan hệ Mỹ-Âu và tương lai của Minh ước NATO, một tổ chức phòng thủ trải ngang Đại Tây dương.
- Đây là ta chưa nói đến Trung Đông và mâu thuẫn giữa Israel và Palestine sau cuộc bầu cử sắp tới tại Israel. Vì vậy tôi trộm nghĩ là trong hiện tại, Hoa Kỳ chưa thể có đối sách gì mới tại Đông Á. Điều ấy không có nghĩa là nước Mỹ không có vấn đề cần giải quyết trong khu vực này. Chưa tới lúc thôi.
Hỏi: Trở lại chuyện Đông Á và nhìn từ quan hệ cơ bản đến cục bộ nhất thời, những vấn đề sẽ phải giải quyết đó là gì"
- Hoa Kỳ nhìn vào Đông Á với hai con mắt là an ninh và kinh tế, hai mục tiêu bổ xung có tính chất hữu cơ là gắn liền với nhau. Kinh tế Mỹ tùy thuộc nhiều vào Đông Á và kinh tế Đông Á vào Hoa Kỳ. Nước Mỹ không muốn có trở ngại nào trong việc trao đổi giao dịch bình hoà trên Thái Bình Dương. Trong bối cảnh kinh tế suy sụp ngày nay, mối lo cấp bách nhất trong từng quốc gia là phản ứng dân tộc về kinh tế, tức là tinh thần bảo hộ mậu dịch, protectionism. Trong phạm vi ấy, ta để ý đến ba biến cố đáng quan tâm.
- Trước khi ông Barack Obama nhậm chức, Bắc Kinh đã bắn tiếng là sẽ giảm bớt việc mua công khố phiếu Mỹ, cụ thể là không bơm tiền giúp Mỹ cấp cứu hệ thống tài chính vì cần tiền khắc phục các khó khăn kinh tế của Trung Quốc. Đúng ngày ông Obama nhậm chức, 20 tháng Giêng, Bắc Kinh mới công bố Bạch thư về Quốc phòng của mình với nội dung yêu cầu Hoa Kỳ là đừng thách đố Trung Quốc, tức là loạn hay trị đều tùy vào thái độ của Hoa Kỳ.


- Sau đấy, khi điều trần trước Thượng viện Mỹ để được phê chuẩn làm Tổng trưởng Ngân khố, tức là Tổng trưởng Tài chính, ông Timothy Geithner nói ra một điều nhạy cảm với Bắc Kinh, rằng Trung Quốc can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ giá đồng Nhân dân tệ quá thấp hầu chiếm lợi thế cạnh tranh bất chính.
- Đây là một lập luận cổ điển bên đảng Dân Chủ từ các khoá trước của Quốc hội Mỹ và gây tranh luận rất nặng với Bắc Kinh. Vì vậy, mâu thuẫn về mậu dịch hay quan hệ kinh tế có thể bùng nổ tại đây, là điều mà Ngoại trưởng Clinton sẽ phải giải bày cho rõ.
- Ta nên quan tâm đến chuyện bảo hộ mậu dịch này vì hôm kia, Cộng hoà Tiệp - Czech Republic - vốn đang là Chủ tịch luân phiên của Âu Châu, cũng đả kích Pháp là có phản ứng bảo hộ khi muốn đóng cửa các hãng xe Pháp tại nước ngoài để cấp cứu riêng kỹ nghệ xe hơi Pháp. Trong nội bộ Liên hiệp Âu Châu mà đã có hiện tượng ấy thì ta không thể coi thường được, nhất là khi Hạ viện Mỹ cũng có phản ứng bảo hộ đó trong đạo luật cấp cứu kinh tế vừa phê chuẩn, mà ta có đề cập tới trong một kỳ trước.
Hỏi: Như ông có dự đoán, thì dường như Thượng viện Mỹ đã có chiều hướng giới hạn phản ứng bảo hộ này trong kế hoạch của Thượng viện vừa được biểu quyết hôm Thứ Ba"
- Quả vậy điều khoản "chỉ mua hàng Mỹ" có thêm một điều kiện là "miễn rằng quyết định ấy không vi phạm luật lệ quốc tế" mà Hoa Kỳ đã ký kết. Đây chỉ là một nhượng bộ nhỏ nhưng báo trước nhiều chuyện kiện tụng tranh cãi trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Hỏi: Nói tiếp về Đông Á thì ngoài mâu thuẫn mậu dịch hay ngoại hối với Trung Quốc, quan hệ giữa Hoa Kỳ với các xứ Đông Á còn những vấn đề gì là đáng quan tâm, dù chưa hẳn là ưu tiên cấp bách như ông nói"
- Sau bảy năm quá tập trung vào chuyện Iraq, có lẽ Hoa Kỳ cần trấn an các đồng minh chiến lược tại Đông Á, trước nhất là Nhật Bản, có thể là Úc Đại Lợi, về mối quan tâm của mình. Thứ nữa, Hoa Kỳ còn phải giải quyết hồ sơ nguyên tử của Bắc Hàn, trong hoàn cảnh sẽ có thay đổi lãnh đạo tại Bình Nhưỡng khi lãnh tụ Kim Yong-il ra đi, và phải khai thông một ách tắc là Hiệp định Tự do Thương mại song phương với Nam Hàn mà đôi bên đã ký kết nhưng Quốc hội Mỹ chưa chịu phê chuẩn. Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ phải giải thích vì sao.
- Sau cùng, bà không quên được Đông Nam Á cũng có một khối Hồi giáo đông đảo có thể liên kết cùng Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố từ các lực lượng Hồi giáo quá khích nên việc thăm viếng Indonesia, một nước Hồi giáo đông dân nhất địa cầu, cũng có ý nghĩa đáng kể.
Hỏi: Trở lại một hồ sơ mà cả thế giới đều quan tân theo dõi, là kế hoạch cấp cứu kinh tế Hoa Kỳ, hôm Thứ Ba, Thượng viện Mỹ đã biểu quyết kế hoạch của mình, bước kế tiếp sẽ là gì và liệu Hoa Kỳ có hy vọng hồi phục kinh tế hay không"
- Hạ viện Mỹ đã biểu quyết kế hoạch trị giá 819 tỷ thành đạo luật H.R. 1 mà không có một lá phiếu nào của các Dân biểu Cộng hoà. Hai tuần sau, Thượng viện huy động được ba lá phiếu Cộng Hoà để vượt qua thủ tục câu giờ và hôm Thứ ba mùng 10 đã biểu quyết kế hoạch trị giá 838 tỷ của mình với tỷ số 61-37 nhờ ba Nghị sĩ Cộng Hoà. Bây giờ, hai viện trên và dưới - chủ yếu là hai Ủy ban Chuẩn chi tại Hạ viện và Uỷ ban Chi thu tại Thượng viện - sẽ phải làm việc để kết hợp hai đạo luật này làm một trước khi thoả thuận để chuyển qua Hành pháp cho Tổng thống Obama ban hành.
- Trong mấy ngày qua, ông Obama đã đi nhiều nơi và gặp gỡ báo chí lẫn công chúng để vận động cho kế hoạch cứu nguy kinh tế này. Xét như vậy, ta thấy ra những đòi hỏi rất phức tạp mà cần thiết của một nền dân chủ.
- Trong khi ấy, Tổng trưởng Ngân khố vẫn phải chuẩn bị kế hoạch song hành là cứu nguy hệ thống tài chính để giải tỏa ách tắc tín dụng. Trong phạm vi này, vai trò của Ngân hàng Trung ương độc lập có phần đóng góp đáng kể khi hạ lãi suất tới số không và bơm thêm cả ngàn tỷ đô la để cải thiện sổ sách - nôm na là phần vốn và nợ - của các cơ sở tài chính. Kế hoạch cứu nguy tài chính này là bước kế tiếp mà dư luận đang theo dõi.
Hỏi:  Nhưng sau những nỗ lực đó thì thị trường lại có phản ứng không thuận lợi. Chỉ số  Dow Jones xuống 4,62%, chỉ số Nasdaq xuống 4,2%.  Lý do vì sao như vậy"
- Tôi thiển nghĩ thị trường có thể hốt hoảng. Tôi cho là thị trường đánh giá sai khi thấy ra ngân khoản tới cả ngàn tỷ để cấp cứu hệ thống tài chính. Thực sự số tiền đó không phải trong công quỹ mà ra, mà là cho vay mượn. Việc giải quyết chuyện đó rồi cũng phải xong. Có thể phải mất một chương trình riêng cho đề tài rất chuyên môn đó. 
Hỏi:  Câu hỏi cuối, thưa ông. Ngoài các vấn đề đối ngoại đầy phức tạp mà ông vừa duyệt qua, Hoa Kỳ bị suy trầm từ tháng 12 năm 2007 và khủng hoảng tài chính từ tháng Chín năm ngoái. Nhiều kế hoạch cấp cứu đã được đưa ra liên tục, liệu Hoa Kỳ có tránh được sự suy sụp kéo dài cả chục năm như Nhật Bản mà Tổng thống Obama có nói tới trong cuộc họp báo tối Thứ Hai mùng chín hay không"
- Tôi thú thật là không hiểu sao ông Obama lại nói như vậy, có lẽ chỉ để cảnh báo chính trường. Nhật Bản bị bể bóng đầu tư địa ốc rồi cổ phiếu từ năm 1990 mà loay hoay sáu năm mới có phản ứng quyết liệt thì đã quá trễ nên bị suy trầm sáu lần trong 18 năm.
- Hoa Kỳ bị suy trầm từ cuối năm 2007 thì ba tháng sau đã có kế hoạch cấp cứu và bị khủng hoảng từ tháng Chín thì đã bơm mấy ngàn tỷ Mỹ kim vào kinh tế trong năm tháng vừa qua, ta chưa nói gì tới việc dầu thô sụt giá cũng tiết kiệm được mấy trăm tỷ cho kinh tế. Tôi vẫn tin là kinh tế Mỹ sẽ hồi phục sớm và hồi phục rồi thì ách tắc tín dụng sẽ được khai thông. Có khi ta cần một chương trình khác cho vấn đề rắc rối này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
✱ NY Post/Marc Short: Nếu đám đông tiến gần hơn tới Phó Tổng thống, tôi nghĩ rằng sẽ có một vụ thảm sát ở Điện Capitol xảy ra vào ngày hôm đó. ✱ Thực tế là các công tố viên hiện đang dồn nỗ lực của họ đối với các hành động của chính Trump là một tiết lộ mới. ✱ Cựu TT Trump: Tôi chỉ đang làm công việc của mình với tư cách là Tổng thống, và tìm kiếm Công bằng và Sự thật - Cuộc bầu cử đã được kiểm tra và bị đánh cắp! ✱ Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa cảnh báo rằng bất kỳ vụ truy tố nào của Bộ Tư pháp đối với cựu TT Trump sẽ biến thành một trận chiến chính trị, ✱ Ủy Ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa sẽ ngừng thanh toán các chi phí pháp lý của cựu TT Trump nếu ông tuyên bố tranh cử Tổng thống vào năm 2024 ✱ NYP/Wick: Hầu hết số tiền nhận được (qũi pháp lý $250 mil.) đã chuyển đến các thực thể khác mang lại lợi ích trực tiếp cho gia đình và bạn bè của Trump chứ không phải là chi cho “các vụ kiện tụng liên quan đến bầu cử”...
Một người sống được gần một trăm tuổi, còn sinh lực dồi dào, nên chưa ra đi, đó là chuyện xưa nay hiếm. Hơn nữa, trong tác phẩm mới nhất: Tinh thần lãnh đạo, sáu nghiên cứu trong chiến lược thế giới (Leadership - Six Studies in World Strategy)...
Đạt loa phường trên đầu dân, chính quyền coi dân chỉ là bầy đàn… Một bài nghị luận đanh thép của nhà phản biện Phạm Đình Trọng về sự việc nhà nước cộng sản Việt Nam dự tính tái lập loa phường. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Ở Việt Nam thời Cộng sản năm 2022, chuyện gì cũng bàn, tọa đàm, thi hành, thanh tra rồi giám sát. Cuối cùng lại có thêm Hội nghị nghiệm thu để biết tốt, xấu hay còn dở dang giữa đường. Có rất nhiều dự án, kế hoạch và Nghị quyết đã được học tập và thi hành nhiều năm, nhưng cuối cùng người ta chỉ biết nhìn nhau lắc đầu: Tại sao cứ như thế mãi?
✱ US.ACMH: Hai nhà lãnh đạo tôn giáo Trí Quang và Tâm Châu đều lên tiếng chống tham nhũng, hoạt động kém hiệu quả của chính phủ,và sự tồn tại của chế độ lệ thuộc vào ảnh hưởng của Mỹ. ✱ Các tướng lĩnh TQLC Hoa Kỳ trong Quân đoàn I ca ngợi sự hợp tác của Thi và khen ngợi sự tận tâm của ông ta đối với công cuộc bình định. ✱ Các tướng lĩnh Nam Việt Nam đã thông báo ngắn gọn cho Lodge và Westmoreland trước cuộc hành quân và được họ chấp thuận. Westmoreland cung cấp máy bay không quân Hoa Kỳ chuyên chở quân đội chính phủ ✱ Westmoreland không muốn quân Mỹ can thiệp, Ông ra lệnh tạm thời di tản người Mỹ khỏi Huế và Đà Nẵng, cấm tất cả quân nhân Mỹ rời doanh trại, [và] ngừng tất cả các hoạt động cho đến khi tình hình lắng xuống. ✱ Với sự chấp thuận của Tướng Westmoreland, Walt với một đoàn xe của Lực lượng TQLC Hoa Kỳ đã ngăn chặn lực lượng của Yêu tiến vào căn cứ không quân Mỹ và cử Đại tá Chaisson đứng ra đàm phán…
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nhà nước CSVN vẫn tiếp tục đàn áp Tôn giáo dưới nhiều hình thức, gây khó khăn cho người hành đạo và theo đạo, đặc biệt đồng bào dân tộc ở miền núi và vùng cao. Đồng thời, “Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn duy trì một quy trình đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo gồm nhiều bước.”
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
SPIEGEL phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ huyền thoại về nỗi ám ảnh và lệnh ngừng bắn của Putin...
Tất cả những thứ nhố nhăng nêu trên đã cho thấy, chừng nào đảng CSVN còn tai điếc, mắt mờ để cai trị dựa trên chủ nghĩa thoái trào “Mác-Lênin và Chủ nghĩa Xã hội Hồ Chí Minh” thì chừng đó nhân dân còn tụt hậu và đất nước chưa thể ngóc đầu lên được...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.