Hôm nay,  

Câu Chuyện Lý Số: Duyên Nghiệp, Phúc Phần Và Nhân Quả Trong Cuộc Sống

21/02/200900:00:00(Xem: 7869)
Câu Chuyện Lý Số: Duyên nghiệp, phúc phần và nhân quả trong cuộc sống
PTTVG Song Lộc
(Ký sự tham luận về phong thủy, Tử vi lý số và huyền học của PTTVG Song Lộc - ĐT: (817) 419-7371)
Ngày xưa, trong dân gian cổ nhân thường dùng các câu phương ngôn, ngạn ngữ dễ hiểu   hoặc thăng trầm, dẫn giải cho con cháu cách hành xử  trong cuộc sống, sao cho hợp lòng người và hợp lòng trời như "có phúc có phần" gieo nhân nào hái hái quả nấy"  "khi nên trời cũng chiều người" với ý là làm phúc thì sẽ được phúc. Làm phải thì trời cũng chiều ý của mình, phúc hay họa cũng do mình. Không phải hoàn toàn thụ động "con vua thì lại làm vua, còn con thầy chùa lại quét lá đa" hai câu chuyện kể dưới đây có thể nói lên điều đó.
Đã lâu lắm, tại một vương quốc trù phú, thanh bình, thịnh trị, dân chúng an cư lạc nghiệp. Nhà vua là một anh quân lấy đức trị dân, nên được tahn dân yêu mến. Ngài có được 12 công chúa nhưng chưa có được một hoàng nam để nối nghiệp. Và vấn đề này đã gây ra biết bao  buồn vui về mọi phía trong hoàng tộc. Nhà vua cho rằng nếu không có hoàng nam thì Hoàng đế nối ngôi, anh em ai ở ngôi trời cũng được. Tuy nhiên, các vị khác như Hoàng hậu, Tây phi, hoàng đệ và nhất một vị thượng  thư đầu triều lại có những buồn vui lo lắng khác nhau: Hoàng hậu ngày đêm lo nghĩ, Tây phi đang long thai, nếu bà này sớm sinh hoàng nam thì sẽ trở thành Tây cung hoàng hậu và sẽ thâu tóm queỳn binh ở hậu cung. Hoàng hậu vì long ghen tuông, đố kỵ nên không nghĩ xa hơn, khi mà đức vua truyền ngôi cho hoàng đệ bà sẽ chẳng còn gì cả, Tây phi tuy trẻ đẹp không khéo được lòng ngài ngự và lại đang có long thai, bà chỉ lo sẽ sinh công chúa, nhưng được Thái Bốc tiên đoán là bà có số mẫu nghi thiên hạ, nên luôn an lòng đắc ý; vị hoàng đệ thấy nhà vua không có con trai thì luôn mừng rỡ, hy vọng hoàng huynh sẽ sớm thoái vị để mình tiếp nối ngôi trời. Ông ta bất tài nhưng lòng đầy tam vọng nên ngày đêm nghĩ cách xây dựng thực lực để nắm quyền. Còn vị thượng thư đầu triều thì luôn trung quân ái quốc, một lòng phò vua lo cho dân cho nước. Oâng cũng đã lớn tuổi mà chưa có con ối dõi và đang có mối lo âu đặc biệt mà lẽ ra phải vui mừng mới phải. Số là ông có một bạn đồng liêu rất thân, làm quan phụ trách khâm thiên giám, ông này xem thiên tướng và thấy "đế tinh" chiếu xuống phủ đệ của ông, vợ ông cũng đang mang thai, chả lẽ sinh ra là bé trai và sau này sẽ trở thành nghịch thần tặc tử, khuynh đảo triều đình để cướp ngôi. Không thể được, ông không thể để con ông làm trái luân thường đạo lý. Nhưng chuyện đó xảy ra thì ông phải làm sao" Chả lẽ lại đi giết conmòn. Bốn người đề có tâm sự pahỉ dấu kín vì teít lộ ta là hỏng chuyện mà còn nguy hiểm đến tính mạng nữa. Ở Tây cung, Tây quý phi có sự trợ lực của thủ lĩnh thái giám. Người này vì sự ưu đãi của vua đối với Tâu cung, nên được nhà vua tin và trao cho quyền điều hành Đông xưởng, có liên hệ trực tiếp đến sự an nguy của quốc gia (cơ quan này gân như là cơ quan an ninh điệp  báo và phản gián bây giờ) nên Tây Cung có một thế lực ngầm đáng sợ và là đầu mối của mọi chuyện sẽ xảy ra tại hoàng cung.
Một buổi tối, được bẩm báo là Tây thi đang trở dạ nhà vua bãi bỏ mọi yến tiệc, nôn nóng chờ tin tại Tây Cung, thủ lãnh thái giám cho canh phòng nghiêm mật, chỉ có vài thái giám và cung nữ htân cận phụ bà mụ lo việc thai sinh, khi đứa trẻ oe oe chào đời, Tây phi cố gượng dậy truyền bế lại gần và tỏ vẻ chán nản bực bội vì đứa bé lại là một công chúa. Hiểu ý chủ, thủ lãnh thái giám ghé tai Tây phi thì thầm, chỉ thấy Tây phi tươi nét mặt truyền cho y gấp gấp thi hành. Bà thương con nhưng vì phải tính kế lâu dài nên đành chịu. Tại dinh vị thượng thư, ban sáng phu nhân đã hạ sanh được một bé trai, đang vui thì có thủ lãnh thái giám Tây cung tới thăm và tỏ ý mượn đứa trẻ vô Tây cung cho Tây Thi bồng bế lấy hên, một lát sẽ trả về. Quả nhiên, chỉ một khắc đồng hồ sau là đứa bé được trả về. Thị nữ bế  trao lại cho phu nhân thì bà ngất xỉu vì đứa bé biến thành con gái. Tỉnh lại bà la hét đòi vào Tây cung giành lại con trai nhưng ông cố dỗ dành vợ và cấm gia nhân tiết lộ ra ngoài. Ông đã hiểu ra mọi sự nhưng không thể nào làm ngược lại được. Bà thì nhìn đứa bé  căm hận, bà ôm đứa trẻ và cắn một miếng khá sâu vào tay để trả thù. Bà cho đứa nhỏ là nguyên nhân gây ra chia cắt tình cốt nhục nên quyết báo thù. Vài hôm sau bà mang cháu gái con bà chị về nuôi và mượn người đem cô công chúa đi bỏ trước một kỷ viện lớn ở thành phố gần đó. Rất may là khi tiễn khách ra về, một ca kỹ nghe thấy tiếng khóc đã bế con bé vào kỷ viện. Mọi người đều vui thích nhìn đứa bé và họ quyết tâm cùng nhau chăm sóc, chăm lo cho cô bé.
Ở hoàng cung khi được thủ lãnh thái giám Tây cung bẩm báo là Tây phi  nương nương đã hạ sanh hoàng tử nhà vua vội vã đến thăm con và ngay sang hôm sau đã đem hoàng tử thiết triều để bá quan diện kiến và phong Tây thi làm Tây cung hoàng hậu lo việc hậu cung. Lớn lên hoàng tử rất thông minh đĩnh ngộ, ham chuộng văn chương võ nghệ nhưng lại rất nghịch ngợm, thường trốn khỏi hoàng thành và rong chơi nơi dân giả, đôi khi làm mẫu hậu buồn lòng. Bà thương con ruột của mình nên tính kế mang con gái vào cung, gần hoàng tử để hai trẻ gần nhau sau này có thể nên duyên cầm sắt, đôi đường trọn vẹn. Cô bé này khi lớn lên lại rất ham danh, chuộng lợi, kiêu sa đanh đá, ai gần cũng chán ghét nhưng thấy hoàng hậu cưng yêu nên họ phải xuôi chiều cho êm chuyện. Ngược lại, cô công chúa tuy lớn lên tại kỹ viện nhưng tính tình đôn hậu, hiếu thảo với các mẹ nuôi, thân thiện với mọi người, mọi thành phần trong thị trấn. Có điều có chuộng võ khinh văn, chỉ ưa tập luyện võ nghệ mà sao lãng việc học hành văn chương chữ nghĩa. Mặt khác cô rất nghịch ngợm, có nhiều nam tính nhưng lại đẹp đẽ và dễ thương nên cả phố đều yêu mến, che chở và đùm bọc.
Trong triều đình, từ ngày Tây cung hoàng hậu sanh thái tử, mọi chuyện đều thay đổi, thủ lãnh thái giám Tây cung bây giờ trở thành tổng thái giám đặc trách mọi chuyện trong cung, đông xưởng nhiều quyền hơn và chen chân vào mọi lãnh vực trong triều đình ai cũng phải kiêng nể, hoàng đệ thì ngấm ngầm tổ chức phe đảng, tuyển chọn sát thủ để mưu đồ đại sự. Nhất là khoảng 16 năm sau hoàng đế băng hà, Tây thái hậu thùy liêm thính chính", tân quân còn nhỏ, nên mọi việc quân quốc đai sự đều giao cho cận thần là Tổng Thái giám đảm trách. Một số nịnh thần thuận theo chiều gió đã xưng tụng y là "cửu thiên tuế" chỉ thua vạn tuế có một bực. Mấy năm sau, khi thiếu quân trưởng thành thu hồi lại quyền hành và tỏ ra coi thường y thì y lại căm thù, liên kết với hoàng đệ và chánh cung hoàng hậu âm mưu thay thế ngai vàng và giữ lấy  uy lực cũ, rất may cho triều đình là thiếu quân tuy còn trẻ nhưng thông minh, tài trí, đức độ hơn người được các trung thần không phò và các cao thủ võ lâm  bảo vệ nên âm mưu khuynh đảo bị thất bại và bị trừng trị đích đáng. Ngai vàng vững như bàn thạch.
Như thế, ngôi vua đã chuyển đổi qua họ khác hoàn toàn bí ẩn đúng như thiên tượng đã báo hiệu. Có điều, vì lẽ gì mà một công chúa lại  bỗng trở thành thứ dân, hơn nữa còn có thể trở thành ca kỹ bán thân xác, mua vui cho mọi người. Chỉ biết, năm cô 13 tuổi, có một thầy tướng số đoán rằng kiếp trước cô là một tướng quân tài giỏi nhưn đa sát, không nương tay với kẻ thù và còn hay tổ chức các cuộc đi săn, tàn sát nhiều muôn thú nên kiếp này tuy cô là dòng dõi quyền quý nhưng vì nghiệp quả phải trầm luân, nếu gắng tu nhân tích đức, hạn xấu sẽ qua đi, thì sẽ là mẫu nghi thiên hạ. Như thế có phải chăng mọi sự trên thế gian đều do phúc, phần và Nhân quả"

Câu chuyện còn có hậu ở chỗ, có sự tình cờ gặp gỡ giữa tân quân và nàng công chúa. Cô đã cứu tân quân khỏi sự mưu hại của Hoàng thúc, được mời vô hoàng cung và nhờ có cật chứng là tấm tả lót cầu kỳ chỉ có nơi cung cấm, thái hậu đã nhận ra con ruột của mình và đã sắp xếp tác thành mối lương duyên lẽ ra không thể có vì giai cấp. Sauđó, thái hậu đã xuống tóc đi tu để trả hết nợ vì oan trái.
Thời nay, tuy khoa học đã tiến bộ vượt mực nhưng phúc phần và nhân quả vẫn rõ nét trong cuộc sống, và câu chuyện gần như có thực sau đây là một ví dụ:
Ông Hoàng là một nhà nông trung lưu ở miệt Thái Bình người đôn hậu và có một cuộc sống tương đôi đầy đủ tại vùng nông thôn trù phú. Năm Ất Dậu (1954) miền Bắc Việt Nam gặp nạn đói kinh người, mọi nơi người chết như rạ, các thành phố phải cho xe bò nhặt xác đi chôn, còn ở nông thôn thì hàng ngày đều có người chết đói nơi đình chùa miếu mạo hoặc đầu đườmg xó chợ. Lương thực thiếu thốn đến nỗi không có cả cám heo hay khoai sắn đỡ dạ, họ phải đào củ chuối vớt bèo tây mà ăn. Sông không có con cá, ngoài đồng không còn chim chóc, cào cào, châu chấu và ếch nhái. Trong lúc khó khăn đó, vợ chồng ông Hoàng đã cùng chia xẻ từng chén cơm, chén cháo, đấu cám, của khoai cho người trong xóm ngoài làng. Nhiều người được cứu sống và nhiều gia đình được sống còn đến vụ chiêm, "cứu nhất nhân, đắc vạn phúc". Gia đình ông đã cứu được nhiều người nên đã được người cứu.
Tháng 8 năm 1945, Việt minh CS đội lốt quốc gia, phỉnh lừa dân chúng cướp chính quyền từ tay Nam triều, ép Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Khi đã cướp được công quyền, họ chủ trương tiêu diệt tất cả các thành phần Trí, Phú, Địa, Hào bần cùng hoá nhân dân, theo đúng đường lối của Nga sô và sau này là Trung Cộng. Số người bị giết, bị bắt đưa đi khu tư nhiều vô số kể. Địa phương của ông cũng không ngoại lệ, riêng ông vì đã cứu sống họ mới đây nên họ lơ đi không giết nhưng cũng bị tịch thu hết tài sản, ruộng đất do cha ông để lại. Sau đó, may nhờ có chính quyền quốc gia được tái lập và quân đội quốc gia về trấn đóng nên ông mới được bình an. Cuối tháng 6-1954, sau khi Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ vì bị phản phé và VC có sự yểm trợ tích cực của Trung cộng (cán bộ, lính, pháo, đạn dược) mấy tỉnh đồng bằng Băùc Việt bị bỏ rơi. Tháng 7 Pháp và Việt cộng ký hiệp định Geneve chia đôi đất nước, ông phải dùng tài sản còn lại đổi lấy sự an toàn cho gia đình trốn lên Hà Nội, rồi chuyển xuống Hải Phòng và di cư vào Nam với gia đình toàn vein, hai vợ chồng và 4 đứa con, nhỏ nhất là 10 tuổi. Thật đáng mừng. Vào Saigon ông mua được một căn nhà trệt tại đường Lý Thái Tổ, mau chóng ổn định cho con cái đến trường và chung vốn với một người Hà Nội di cư mở cửa hàng bán vật liệu xây cất, món hàng cần thiết cho các trại di cư của người vào từ miền Bắc. Các con ông đều chịu khó học hành, ra trường, học tại trường võ bị quốc gia và quốc gia hành chánh, rồi trở thành sĩ quan đơn vị và phó quận ở vùng 4.
Hai cô gái cũng có chồng là sĩ quan và trưởng ty hành chánh tỉnh.
Tháng tư đen 1975, khi cộng sản Bắc Việt vi phạm hiệp định Paris, tấn công cưỡng chiếm miền Nam thì các con trai và con rể của ông đều kẹt tại đơn vị hành quân và nhiệm sở, Ông vẫn bình tĩnh ứng phó vì tin rằng hiền sẽ gặp lành. Ít lâu sau, khi cộng sản đánh tư sản, ông gặp một người cùng quê được ông cứu sống khi xưa (1945) nay là cán bộ cao cấp có uy thế tại Saigon. Có thể y vẫn nhớ ơn xưa hoặc đã tối mắt vì của cải, đề nghị ông nên trao hết tài sản cho y, y sẽ che chở cho cả gia đình, ông rút về Lâm Đồng trồng cây chờ thời. Năm 1985, khi các con trai và con rễ trở về đầy đủ, y lại tổ chức cho cả gia đình ông ra đi và được ông (hoặc buộc ông) trao hết số tài sản còn lại. Gia đình ông, tuy một lần nữa hầu như bị mất hết của cải, nhưng đã đến được bờ tự do ngay sau đó, và hiện nay cả gia đình ông đã hội nhập vào xã hội mới với khí thế ngày xưa (trước 1975) chỉ có một cô con dâu thứ hai là bạc phước, vì nghiệp số chưa toàn, không biết tương lai sẽ về đâu và có còn dám trở lại gia đình ông nữa hay không. Chuyện thật tình cờ và có thể nghiệp số: Trước Tết Mậu Thân X. là một cô gái đẹp dậy thì, bán cà phê ở chợ Cầu Muối, cô rất mê nét hào hoa của chàng chiến sĩ quân lực VNCH, nên sau Tết đi theo phái đoàn dân chính uỷ lạo chiến siõ sư đoàn 5 bộ binh tại Bình Dương, ngầm có ý "gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân" biết đâu lại không chọn được một chàng trai vẹn ý. Đến nơi, phái đoàn chia nhau đi thăm các đơn vị và có lẽ duyên số nên người sĩ quan nghênh đón toán của cô, Trung uý T, một chàng trai phong nhã, tốt nghiệp võ bị quốc gia Đà Lạt, đã lọt vào mắt xanh của cô. Nhìn dáng dấp học trò e lệ, ăn nói nhỏ nhẹ và có duyên của cô, chàng ta cũng cảm thấy thích thú. Họ hạp nhau hẹn nhau tại Saigon và yêu nhau. Chiều ý người "trai thời chinh chiến, mấy người đi trở lại" ông Hoàng tổ chức lễ cưới dâu thật chu đáo và cho ngay hai vợ chồng cậu này một tiệm vải đường Lê Lợi. Cặp vợ chồng trẻ yêu nhau tha thiết, nhiều khi cô mạo hiểm đến tận mặt trận thăm chàng. Họ có với nhau hai đứa con bụ bẫm, hạnh phúc vô chừng. Chàng cưng vợ con như trứng mỏng. Bảy năm trọn vẹn thì miền nam bị ...trao cho CS.
Ngày 30/4/1975 chàng đang là thiếu tá tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn nổi tiếng của sư đoàn, bị CS giam giữ và đưa ngay ra Bắc. Ở Saigon đang sống xa hoa đầy đủ, bỗng chốc mọi thứ đều bị CS cướp sạch, lại phải đi Lâm Đồng làm rẫy. Cô X, bây giờ là bà thiếu tá T, hết sức chán nản, buồn bực. Đúng lúc đó, thì một tên cán bộ kinh tài nội thành, xưa khi thường tán tỉnh cô, đến rủ cô đem hết tài sản vượt biên sang Hoa Kỳ để có một cuộc sống đầy đủ hơn xưa. Nghe lời đường mật đầy hấp dẫn, vả lại chờ chồng thì chả biết đến bao giờ, có khi "xôi hỏng bỏng không" nên cô giao 2 con lại cho cha mẹ chồng và cuốn gói theo người tình mới. Lúc này ông Hoàng mới ân hận vì đã chọn dâu không kỹ, Thiên bất dung gian, trên biển cô bị cướp biển hãm hiếp và lấy hết của cải, may nhờ một tàu buôn cứu và đưa đến Mã Lai.
Đến đây, người tình mới của cô trở mặt, khinh bỉ dẻ bỉu cô đủ điều. Khi đến Mỹ y chỉ lo ăn chơi, nhậu nhẹt, đàn đúm, cón cô thì phải đi may vá để có tiền cung phụng người tình oan nghiệt. Năm 1985, được tin chồng con đến Mỹ, cô thấy tủi phận. Thương chồng, nhớ con nhưng bây giờ nhan sắc đã tàn phai, lại thêm sóng gió đầy nhơ nhuốc thì làm sao mà gặp mặt chồng con. Mình làm mình chịụ, kêu mà ai thương. Âu cũng là nghiệp số. Đúng là có Phúc có Phần và gieo nhân nào hái quả ấy.
Qua hai câu chuyện cổ kim kể trên, đúng là cuộc đời có vay thì có trả. Dòng đời biến chuyển không ngừng, có nay rồi không đấy, còn đấy rồi hết đấy. Công chúa mà lớn lên tại thanh lâu kỹ viện, ngôi cao hoàng đế từ trên trời rớt xuống cho kẻ có nhân. Ở hiền gặp lành và vô tình bạc nghĩa thì lại gặp tham lận bất long. Con người bé nhỏ biết làm sao chu toàn mọi lẽ cho thân tâm luôn an lạc. Khó vậy thay!!!
Bùi Công Hồ
1715 Powder Horn Ln.
Arlington, TX. 76018
Tel: (817) 419-7371

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.