Hôm nay,  

Vài Nét Lịch Sử Về Các Tổng Thống Hoa Kỳ

31/01/200900:00:00(Xem: 10110)
Vài Nét Lịch Sử về Các Tổng Thống Hoa Kỳ 
Lê Hồng, Political Analyst
Khi báo chí và truyền hình Hoa Kỳ loan báo một công dân Mỹ đen được bầu làm tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, tin này làm toàn thể nhửng người dân đen  trên toàn thế giới nói chung và các cộng đồng da đen ở Nam Mỹ và ở Phi châu vô cùng sung sướng vì không nghĩ chuyện đó có thể xảy ra..
Cha ông Barack Obama sinh ở xứ Kennya  sang du học tại Hoa Kỳ và kết hôn với một phụ nữ Mỹ da trắng ở Hawaii và sau đó đẻ ra ông Barack Obama. Vì kỳ thị chủng tộc nên  ông Obama chỉ ở nước Mỹ một thời gian ngắn sau đó ly dị vợ rồi trở về xứ Kenya và để con trai tên Barack Obama ở lại nuớc Mỹ với mẹ. Trên hon 200 năm lập quốc từ năm 1776  đến nay, các tổng thống Hoa Kỳ đều là người da trắng và theo đạo Tin lành trừ tổng thống John Kennedy là nguời theo đạo thiên chúa giáo La Mã. Sau đây là vài nét lịch sử về các tổng thống Hoa Kỳ mà hầu hết các nguời Mỹ chính gốc cung chỉ biết chút ít.
Ngày Nhậm chức của tổng thống
Ngày nhậm chức của tân tổng thống Hoa Kỳ nhằm vào Ngày 20 tháng 1 được bắt đầu từ thời tổng thống thứ 32 Franklin Rooseville ở mhiệm kỳ thứ hai 1937-1941 tức là ngày 20 tháng 1 năm 1937 cho tới nay. Tổng thống thứ nhất George Washington làm lễ nhậm chức vào ngày 30 tháng 4 năm 1789 tức là năm bản Hiến Pháp Hoa Kỳ đuợc chính thức công bố. Sang đến tổng thống thứ hai, lễ nhậm chúc của ông John Adams đuợc đổi sang ngày 4 tháng 3 năm 1797 cho tới nhiệm kỳ thứ nhất của tổng thống Franklin Roosevelt vẫn là ngày 4 tháng 3 năm 1933. Năm 1932 Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua dự án 20  để đổi ngày nhậm chức 4 tháng 3 sang  ngày 20 tháng 1 ở nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Franklin Roosevelt. Lý do mà các tổng thống từ John Adams tới Frankin Roosevelt chọn ngày 4 tháng 3 là vì giao thông hồi đó chua có máy bay và xe hoi thông dụng nhu ngày nay nên các quan chức đuợc bổ nhiệm vào chính quyền trung uong cần có thời gian sắp xếp gia đinh để dọn  từ tiểu bang xa xôi nhu  California chẵng hạn đến cu trú tại thủ đô Washington D.C. Sự bất tiện là các bộ trruởng của chính phủ cu vẫn phải luu lại điều hành guồng máy chính quyền sau cuộc bầu cử hoàn thành từ tháng 11 năm truớc cho tới khi các quan chức chính quyền mới nhậm chức sau ngày 4 tháng 3 cuả năm sau.
Điạ điểm tổ chức ngày nhậm chức
Điạ điểm tổ chức ngày nhậm chức của tổng thống thứ nhất George Washington được tổ chức tại New York City cho nhiệm kỳ thứ nhất 1789-1793 nhung sang tới nhiệm kỳ thứ hai 1793-1797 của ông thì  thủ đô tạm thời của Liên Bang dời về Philadelphia thuộc tiểu bang Pennsyvania. Tới tổng thống thứ hai John Adams 1797-1801, điạ diểm lễ nhậm chức vẫn tổ chức tại Philadelphia rồi sau đó thủ đô chính thức đuợc dọn về Washington D.C khi tòa nhà Bạch Ốc                                                                    đuợc bắt đầu xây vào giữa  năm 1800.Tới tổng thống thứ ba Thomas Jefferson, lễ nhậm chức cho nhiệm kỳ thứ nhất 1801-11805 và nhiệm kỳ thứ hai 1805-1809 của ông đều tổ chức tại Washington D.C. Từ thời điểm đó tới nay Washington D.C vẫn là noi tổ chức lễ nhậm chức của các tổng thống mới đuợc bầu hoặc đuoc tái cử dù cả trong thời đại chiến thứ hai từ 1939 cho tới 1945. Địa điểm và ngày nhậm chức cuà tổng thống mới có thể thay đổi trong truờng hợp tổng thống đuong nhiệm bị ám sát hoặc chết trong lúc tại chức. Phó tổng thống lên nhậm chức kế vị tổ thống bị chết hoặc bị ám sát ngay trong cùng ngày khi tin chính thức đuợc loan báo cho quốc dân dù phó tổng thống lúc đó đang ở noi naò. Đây là truờng hợp tổng thống John Kennedy đang di thăm Tiểu bang Texas và bị ám sát ở Dallas,Texas hôm 22 tháng 11 năm 1963.  Ngay sau khi tổng thống Kennedy đua vaò nhà thuong và chết ngay sau đó, phó tổng thống Lyndon Johnson đi tháp tùng với tổng thống Kennedy ở Texas đa lên máy bay trở  về thủ đô Washington D.C và làm lễ tuyên thệ ngay trong khi máy bay đang trên đuờng về thủ đô.
Trong số 43 tổng thống  có tất cả 4 vị tổng thống chết trong lúc tại chức. Đó là tổng thống Wìliam Harrison, tổng thống ZacharyTaylor, tổng thốngWarren Harding và tổng thống Franklìn Roosevelt. Ngoài ra còn có 4 vị tổng thống bị ám sát chết : tổng thống Abraham Lincoln, tổng thống James Garfield, tổng thống William Mckinley và tổng thống John Kennedy.  Có 3 vị  tổng thống bị ám sát nhung thoát chết đó là tổng thồng Theodore Roosevelt bị ám sát chết hụt ngày 15/2/191933 tại Florida ; tổng thống Harry Truman bị ám sát chết hụt ngày 1/11/1950 ngay tại tòa nhà Blair House,  dinh thự phó tổng thống ; tổng thống Ronald Reagan bị ám sát nhung không chết ngay tại thủ đô Washington, D.C ngày 30/3 1981.Sau khi giải phấu thành công để lấy viên đạn ra khỏi lồng ngực, tổng thống Reagan bình hòan tòan bình phục và ông sống tới 93 tuổi,  thọ nhất trong các tổng thống. Cựu đệ nhất phu nhân  sống thọ nhất là bà Bess Truman sống tới 97 tuổi.
Lễ Tuyên Thệ Nhậm Chức Tổng Thống
Theo điều 2 khoản 1 mục 7, Hiến pháp Hoa kỳ có quy định rằng khi tổng thống mới làm lễ nhậm chức, ông phải tuyên thệ nhu sau : " Tôi (họ và tên) xin long trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ hết lòng thi hành  chức vụ tổng thống Hoa Kỳ và mang hết khả năng để duy trì, bảo vệ và bênh vực  Hiến Pháp Hoa Kỳ."  Theo tập tục đa có từ thời tổng thống thứ nhất George Washington, vị tổng thống mới đuợc bầu khi tuyên thệ nhậm chức sẽ đặt tay lên cuốn thánh kinh do nguời vợ cầm  duới sự chù trì của vị chánh nhất Tối cao Pháp Viện . Khi tổng thống George Washington làm lễ tuyên thệ thì chua có Tối Cao Pháp Viện nên ông thị truởng thành phố New York đứng chủ trì vì lý do lễ nhậm chức lần đầu tiên tổ chức tại New York City. Có điều đặc biệt là tổng thống John Quincy Adams không dùng cuốn thánh kinh mà ông đề tay lên cuốn luật trong đó có in bản hiến pháp Hoa Kỳ để tuyên thệ . Ông giải thích rằng ông tuyên thệ để bảo vệ và bênh vực hiến pháp Hoa Kỳ chứ ông không tuyên thệ với Chúa nên không xử dụng cuốn thánh kinh.
    Cuốn thánh kinh mà cách đây 156 năm tồng thống Abraham Lincolt xử dụng đa đuợc ông Barack Obama xử dụng lại để tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ.Truớc đây, ông Warren G. Harding, tuớng Dwight D. Eishenhower, Jammes Carter và George H.W Bush (cha) cung đa dùng cuốn thánh kinh mà tổng thống đầu tiên George Washington dùng để làm lễ tuyên thệ.
Hoa kỳ có 3 vị tuớng nổi danh trong các cuộc chiến tranh truớc đây nên đa đắc cử tổng thống
Hoa Kỳ. Tuớng  Zachary Taylor chỉ huy quân lực Hoa Kỳ trong chiến tranh thắng lợi giua Hoa kỳ và Mễ Tây co năm 1848-1850 và chiếm đuợc miền đất Texas sau thành  tiểu bang thứ 28 của Hoa Kỳ. Tuớng Ulysses Grant chỉ huy quân lực trong cuộc nội chiến 1861-1865 đa chiến thắng qua các trận đánh tiêu diện đuợc nhiều quân ly khai miền Nam khiến tuớng Robert Lee phải đầu hàng.Tuớng Dwight Eisenhower chỉ huy quân lực Hoa kỳ  và đồng minh đổ bộ thành công lên đất Pháp ở Normandie khiến cho cuôc đại chiến thế giới lần thứ hai chấm dứt sớm hon.
Nhiệm Kỳ Tổng Thống

Hiến pháp Hoa Kỳ không quy định là tổng thống Hoa Kỳ đuợc giữ mấy nhiệm kỳ nhung từ tổng thống thứ nhất George Washington cho tới tổng thống thứ 31 Herbert Hoover đều chì giữ chức tồng thống có 2 nhiệm kỳ mà thôi dù đuợc đảng  tiến cử lần nữa nhung tất cả đều từ chối. Tiền lệ này bị phá bỏ khi tổng thứ 32 Franklin D. Roosevelt giữ chức vụ tổng thống tới 4 nhiệm kỳ  và ông chết ở nhiệm kỳ thứ tu khi mới nắm chức đuợc gần 3 tháng. Để bảo tồn tiền lệ đa có truớc đây, quốc hội Hoa kỳ đa thông qua năm 1947và đuợc các tiểu bang phê chuẩn  năm 1951 tu chính án 22  giới hạn tổng thống Hoa Kỳ chỉ có 2 nhiệm kỳ.  Tổng thống có nhiệm kỳ ngắn nhất là tổng thống thứ 9 William Harrison. Ông mới nhậm chức vừa đuợc tròn một tháng thì bị chết vì xung phổ sau khi ông đứng làm lễ tuyên thệ gần 2 tiếng đồng hồ duới trời muà đông mà ông không đội mu và khoác áo ấm. Còn vị tổng thống giữ chức vụ quốc truởng lâu nhất là ông Franklin Roosevelt. Ông Roosevelt lên làm tổng thống từ năm 1933 cho tới năm 1945 trong 4 nhiệm kỳ  nghia là hon 12 năm và chết ở nhiệm kỳ thứ 4.Có 3 vị tổ thống Hoa kỳ đều chết vào đúng ngày quốc khánh mùng 4 tháng 7 : tổng thống John Adams, tổng thống Thomas Jefferson và tổng thống James Monroe.
Tổng thống John Adams có nguời con cung lên làm tổng thứ 6 Hoa kỳ tên là John Quincy Adams với một nhiệm kỳ. Còn tổng thống George H W Bush (cha) có nguời con là George W Bush làm tổng thống Hoa kỳ giữ tới 2 nhiệm kỳ. Một vị tổng thống nữa cung giữ 2 nhiệm kỳ nhung không liên tiếp  đó là tổng thống Grover Cleveland làm tổng thống thứ 22 và tổng thống thứ 26 của  Hoa Kỳ.Tổng thống Theodore Roosevelt có nguời cháu là tổng thống Franklin Roosevelt và bà vợ cuà ông Franklin cung là cháu phía bên vợ. Tổng thống thứ 9  Willism Harrison là ông nội của tổng thống thứ 23 Benjamin Harrison. Hoa kỳ có 5  tổng thống chỉ giữ chức vụ quốc truởng không hết một nhiệm kỳ vì bị ám sát hoặc chết trong lúc tại chức :William Harrison (chết tại chức), Zachary Taylor (chết tại chức), James Garfield (bị ám sát), Warren Harding (chết tại chức), John Kennedy (bị ám sát).
Những điểm son lịch sử về các tổng thống
Hoa Kỳ có 3 tổng thống đuợc giải Nobel hòa bình. Tổng thống Theodore Roosevelt nhận đuợc giải Nobel hòa bình năm 1906 vì ông đứng ra hòa giải chấm dứt cuộc chiến tranh giữa Nga và Nhật năm 1904-1905 qua thỏa uớc Portsmouth ký năm 1905.
Tổng thống Woodrow Wilson nhận giảj thuởng hoà bình năm 1919 vì ông đa đề nghị một giải pháp hòa bình gồm 14 điểm để chấm dứt đại chiến thế giới 1914-1918 tại Hội nghị hòa bình ờ Paris  năm 1918 với kết quả l thỏa uớc đinh chiến đuợc ký kết giua các quốc gia tham chiến vào tháng 11 năm 1918.
Tổng thống Woodrow Wilson cung là nguời duy nhất trong số 43 tổng thống có bằng tiến si chính trị học cuà  đại học Johns Hopkins.
Sau khi tổng thống James Carter  chấm dứt nhiệm kỳ tổng thồng năm 1980, ông vẫn tích cực  đóng góp cho hòa bình thế giới  về vấn đề nhân quyền và tự do dân chủ nên  ông đa nhận đuợc giải thuởng Nobel hòa bình vào năm 2002 . Chẳng hạn ông đa thuyết phục tổng thống Ai cập Anwar Sadat và thủ tuớng Do thái Menachem Begin  ký hiệp uớc hòa bình vào tháng 3 năm 1979 tại Washington D.C để chấm dứt tình trạng chiến tranh trong 31 năm  giữa 2 quốc gia này.
Có 3 vị cựu tổng thống sau khi hết nhiệm kỳ vẫn tích cực tham gia hoạt động chính trị. Cựu tổng thống John Quincy Adams sau khi mãn nhiệm kỳ tổng thống năm 1929, ông lại ra ứng cử làm dân biểu  đại diện của tiểu bang Massachusetts và giữ chức dân biểu liên bang tới 17 năm trời cho tới khi ông bị đột quỵ vì bệnh tim và ngất siủ ngay trong lúc Hạ viện đang họp năm 1848. Cựu tổng thống Andrew Johnson sau khi mãn nhiệm kỳ tổng thống năm 1869, ông lại ra ứng thuợng nghị si liên bang năm 1875 đại diện của tiểu bang Tennessee. Ông làm nghị si đuợc mấy tháng thì chết vì bệnh tim trong năm 1875.
Một vị cựu tổng thống nữa  đuợc tổng thống thứ 29 Warren Harding bổ nhiệm vào Tối Cao Pháp Viện năm 1920 đó là cựu tổng thống thứ 27 William Taft.  Cựu tổng thống Taft ở Tối Cao Pháp Viện từ năm 1921 tới năm 1930 rồi từ chức vì lý do sức khoẻ vào tháng 2 năm 1930. Ông qua đời sau đó một tháng và chôn tại nghiã địa quốc gia Arlington. Nghia địa  này cho tới nay có 2 vị nguyên thủ mai táng tại đó là tổng thống Taft và tổng thống Kennedy.
 Có 2 vị cựu đệ nhất phu nhân sau khi chồng hết làm tổng thống cung lại ra tham gia chính truờng đó là bà Eleanor Roosevelt và bà Hillary Clinton. Bà Eleanoer Roosevelt đuợc tổng thống Truman  bổ nhiệm làm đaị diện Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc từ năm 1946 đến năm1952 và sau đó tổng thống Kennedy lại cử bà Eleanoer Rosevelt làm đại diện Hoa kỳ ở Liên Hiệp Quốc một lần nữa vào năm 1961-1962.  Sau khi  tổng thống Bill Clinton làm hết nhiệm kỳ thứ hai, bà Hillary Clinton ra ứng cử   chức vụ nghị si ở New york và đắc cử duới thời tồng thống George H. Bush . Tân tổng thống Barach Obama đa bổ nhiệm bà clinton làm ngoại truởng của tân chính phủ.
 Những điểm đen kịch sử về các tổng thống
Điểm đen của lịch sử các tổng thống Hoa kỳ là có 3 tổng thống bị quốc hội Hoa kỳ truy tố (gọi là impeachment).Năm 1867 quốc hội Hoa Kỳ ban hành luật (Tenure of Office Act) cấm tổng thống không đuợc giải nhiệm những nguời trong chính phủ trung uong mà không có sự đồng ý của quốc hội. Tổng thống Andrew Johnson cứ tự tiện đuổi  ông  bộ truởng chiến tranh mà không tham khảo với quốc hội. Do đó Hạ viện truy tố tổng thống đa vi phạm luật ban hành nhung khi Thuợng viện xét xử để truất phế tổng thống lại không có đủ túc số 2/3 nghị si đồng ý nên tổng thống Andrew Johnson vẫn yên vị tại chức.
Tổng thồng Bill Clinton cung bị Hạ viện truy tố về tội can trở  pháp luật đang điều tra  các hành động cho là bất chính đáng của ông nhung khi Thuợng viện xét xử để cất chức ông lại cung không đạt đuợc túc số 2/3 nghị si chấp thuận nên tổng thống Bìll Clinton vẫn tiếp tục giữ chức vụ cho tới hết nhiệm kỳ thứ hai.
Tổng thống Richard Nixon bị Hạ viên truy tố vì để cho các thuộc hạ nghe lén các cuộc họp của đảng dân chủ tại tòa nhà Watergate nhung khi Thuợng viện chuẩn bị xét xử để truất phế ông thì tổng thống Nixon đa tự từ chức truớc đó. Đây là vị tổng thống duy nhất đa từ chức vì biết ông đa  phạm luật chứ không phải vì lý do nào khác.Chính quyền trọng pháp của Hoa kỳ là một sức mạnh vô địch của nền dân chủ Hoa kỳ vì không một ai có quyền đứng trên luật pháp.
Truớc cuộc nội chiến 1861-1865 xảy ra,  cựu tổng thống John Tyler sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống đa đuợc bầu  làm dân biểu năm 1961 của quốc hội các tiểu bang ly khai miền nam (confederacy)  nhung ông đa chết ngay trong năm đó truớc khi chính thức nhậm chức. Ông bị coi là phản quốc đối với chính phủ Liên bang (union) nên khi ông chết chính phủ Liên bang không thông báo về cái chết của vị cựu tổng thống cho mãi tới 50 năm sau thì Quốc hội Hoa kỳ năm 1915 mới dựng bia tuởng niệm cho ông cựu tổng thống. Hoa Kỳ dù hiện nay gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế nhung vẫn là một miền đất mà nhiều nguời trên thế giới vẫn uớc ao đuợc tới định cu tại quốc gia này.
Lê Hồng, political Analyst 
January 26/2009
Sách Tham khảo: The American Presidetns by David C. Whitney;  A short History of American Democracy byJohn D. Hicks & George E Mowry;  The U.S Presidents by William A. DeGregorio;  Presidential Wives by Paul F. Boller,Jr.;  The Presidents by James M. McPherson;  The Presidents by Henry F. Graff, Editor;  The Presidents by Michael Beschloss, General Editor;  First Ladies by BettyB. Caroli .

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.