Hôm nay,  

Chù Mìn Phủ Và Tôi

12/01/200900:00:00(Xem: 10432)

Bài trích từ báo xuân Việt Báo: 30 năm trận chiến biên giới Việt Hoa. Chính vì truyện này, bọn tay sai Bắc Kinh tịch thu sách, đóng cửa nhà xuất bản Đà Nẵng

Vũ Ngọc Tiến: CHù MìN PHủ VÀ TÔI
Cuộc chiến biên giới Hoa-Việt có mức độ tàn phá vượt mọi dự đoán... Có một người không quên và viết . Viết bằng tài ba, bằng tấm lòng, và bằng cả sự can đảm hiếm thấy  dưới ách chuyên chế. Đó là nhà văn Vũ Ngọc Tiến, với cuốn "Rồng Đá" do nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành. Sách lập tức bị tịch thu. Tổng biên tập, giám đốc xuất bản bị "đánh". Thêm mô5t biện pháp khác thường nữa: Nhà xuất bản Đà Nẵng bị “đình chỉ hoạt động.”
Trân trọng mời đọc "Chù Mìn Phủ và Tôi" của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, trích từ Rồng Đá. Chính vì truyện này, bọn tay sai Bắc Kinh tịch thu sách, đóng cửa nhà xuất bản Đà Nẵng. Chúng muốn đào sâu chôn chặt mối đau nhục trong trận chiến biên giới Việt Hoa.
. . . Đêm đông cuối tháng. Ngoài trời gió lạnh lồng lộn thổi như bầy ngựa hoang, càng làm tôi nhớ núi rừng Quản Bạ. Ở xứ cao nguyên đá ấy nhà nào cũng nuôi trong chuồng một vài chú ngựa. Đêm khai hỏa cuộc chiến tranh biên giới, đạn pháo của đối phương bắn sang như vãi thóc, âm thanh chát chúa, khiến ngựa phá chuồng lồng lên tán lọan, hý vang trời đất trong sương mù dày đặc. Ta bị bất ngờ, còn đối phương chủ động lại đông quân, nhiều vũ khí nên chỉ sau vài trận, tiểu đoàn của tôi chết và thương vong già nửa. Cấp trên điều động bổ sung cho khá nhiều dân quân người dân tộc ở địa phương.
Đơn vị trinh sát của tôi có hai lính mới, một nam là Chù Mìn Phủ và một nữ là Thào A Máy. Người Mông xưa biết dùng cả chữ Hán nên khi hỏi chuyện chúng tôi biết tên của hai người dịch từ chữ Hán nghĩa là Chúc Dân Phủ và Đào A Mai. Chúng tôi thường gọi tên tắt theo họ là anh Chúc, cô Đào.
Chúc hơn tôi một tuổi, còn Đào kém tôi hai tuổi. Hai người với tôi hợp thành tổ trinh sát ngoại tuyến, thường xuyên thâm nhập sang bên kia biên giới, dò xét tình hình quân địch. Chiến tranh là hiện thực tàn nhẫn. Nhiều khi lâm vào tình huống khắc nghiệt, đi trinh sát bị lộ, người Mông bên kia biên giới gõ mõ truy đuổi buộc chúng tôi thành kẻ sát nhân, nổ súng điên khùng vào đám dân lành đông như đàn kiến, chỉ có dao, gậy hoặc tay không mà thôi. Những xác người đổ xuống như cây chuối. Những tiếng gào thét, chửi bới cũng vẫn là tiếng Mông quen thuộc.
Có lần, để đánh lạc hướng sự truy đuổi, chúng tôi buộc phải làm cái việc dã man, phóng lửa đốt nhà hết xóm này qua xóm khác. Chạy xa rồi, chúng tôi vẫn ngửi thấy mùi thịt người khét lẹt và tiếng trẻ con kêu khóc thảm thiết. Mỗi lần như vậy, thoát được về Việt Nam là Chù Mìn Phủ như người điên dại.
Mắt anh đỏ vằn, tóc tai rũ rượi, loạng choạng bò lên mỏm đá cao gào to: "Giời ơi! Tôi là cái giống gì thế này" Người Mông sao lại đi giết người Mông, hở giời"... Ác giả ác báo mất thôi..." Nhìn cành cây khô anh rú lên bảo là xương người. Nhìn dòng suối anh òa lên nức nở bảo máu ở đâu sao mà chảy ra nhiều thế. Thào A Máy thì khác, cô khóc thút thít suốt dọc đường, thỉnh thoảng lại chắp tay cầu Trời khấn Phật đừng có ai trong số bạn bè, người thân bên ấy vừa bị chúng tôi giết hại. Tôi lảo đảo đi giữa hai con người ngây ngây, điên điên ấy mà lòng như có muối xát. Con tim tôi vỡ vụn, lồng ngực trống hoác như hang đá thời tiền sử cho gió cao nguyên thổi vào lộng óc, đóng băng từng mạch máu.
Bên tai tôi âm âm u u câu hát "Việt Nam- Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông..." Không chỉ có thế đâu, ở chiến trường này tôi còn thấy rõ người dân hai bên biên giới liền một khúc ruột, chung một tiếng nói mà sao lại phải tàn sát lẫn nhau khủng khiếp như vậy, hở giời"
Tôi biết nói gì để an ủi hai đồng đội người Mông, khi cương thổ nước nhà bị xâm lấn. Tôi cũng không thể đem những vụ thảm sát ghê rợn mà bọn "bành trướng" gây ra để biện minh cho tội lỗi vô thức của nhóm trinh sát chúng tôi. Ai đó ở tận nơi xa thăm thẳm xua lính và dân binh sang bên này cướp hiếp, đốt sạch, phá sạch, chứ người Mông, người Dao bên ấy cũng chỉ như đàn cừu, bầy ngựa bị lùa đi, họ nào có muốn. Chiến tranh muôn thủa vẫn là thế. Thắng bại  nằm ở dăm ba cái đầu lạnh, còn dân chúng hai bên mãi là kẻ chiến bại, mãi chỉ là công cụ chém giết vô thức mà thôi.
Cứ thế, suốt cả năm ròng nhóm trinh sát chúng tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong sự hành xác, cật vấn lương tâm âm ỉ khôn nguôi, cho đến một ngày ngẫu nhiên nhóm tan tác, tôi phải chia tay hai người đồng đội. Đêm ấy trời tối đen. Chiến tranh và tội ác vốn là bạn đồng hành của bóng đêm.
Tin báo về tiểu đoàn cho hay, một tốp thám báo của đối phương bị dân địa phương bắt giữ. Ba người chúng tôi được lệnh băng rừng đến ngay quả đồi nằm trên trục đường từ Thanh Vân đi cửa Nghĩa Thuận, dẫn giải tù binh về để khai thác tình hình quân địch. Vừa đến nơi, một cảnh tượng kinh hoàng hiện ra trước mắt nhóm trinh sát. Có dăm người dân quân địa phương ngồi quanh đống lửa uống rượu ngô và ba xác chết trần truồng, thi thể bầm dập nằm lăn lóc trên bãi cỏ, hai trai, một gái. Xác người con gái nằm ngửa, không bị đánh đập, nhưng hai đùi bị banh ra, cột chặt vào hai cái cọc được đóng sâu xuống đất, cửa mình vẫn còn củ sắn to bự cắm vào, máu lênh láng chảy ướt đầm mặt cỏ. Hai xác người đàn ông to vật vã, đầy những vết đánh thâm tím, bộ phận sinh dục bị cắt rời nguyên cả cụm, ném vào đống lửa, bốc lên mùi thịt nướng...
Mùi thịt người và cái dương vật xém vàng, nứt vỡ, xèo xèo trong lửa làm tôi nôn ọe, ghê tởm đến cùng cực.


Người tôi run lên, mắt cay xè, hàm răng lập bập, chĩa súng vào đám dân quân hỏi: "Sao chúng mày ác thế, có còn là giống người nữa không"" Họ thản nhiên đáp: "Mày thì biết gì. Chúng nó còn ác hơn nữa kia. Chúng tao vây bắt, chúng nó chạy ngược vào bản đốt nhà để lừa cho mọi người mải dập lửa, chúng nó thừa cơ chạy trốn vào rừng. Nhiều lần như thế lắm rồi. Người, ngựa chết và ngô, thóc cháy rụi, ai thương cho dân bản" Mày ư" Thương cái xương chúng tao có lúc chẳng còn."
Lúc này Chù Mìn Phủ đứng gần tôi, từ từ khụy xuống, nằm úp mặt vào đất, gào rống lên: "Giời ơi! Quả báo sắp đến rồi... Chúng mình sang bên kia cũng có khác gì họ đâu." Anh lăn lộn giữa ba cái xác người nức nở khóc than, khiến Thào A Máy cũng ôm lấy anh khóc theo. Trong đám dân quân lao xao bàn cãi. Có lẽ tiếng khóc của hai người làm họ tỉnh rượu, có phần ân hận và lo sợ sẽ bị tôi trừng phạt. Tôi chỉ nghe lõm bõm tiếng Mông lẫn tiếng Dao, nhưng cũng lơ mơ hiểu. Họ được lệnh giải tù binh ra quả đồi chờ giao cho bộ đội, vừa ngồi chờ họ vừa nướng sắn uống với rượu ngô.
Hơi men ngà ngà, họ quay sang tranh cãi với tù binh. Một bên chửi việt Nam vô ơn, giở mặt theo đuôi bọn xét lại Nga Xô. Một bên chửi quân "bành trướng" Trung Quốc, vô cớ đánh bạn láng giềng "môi hở răng lạnh". Toàn là những lời lẽ của mấy ông cán bộ tuyên huấn hai bên, chứ họ nào hiểu gì đâu cơ chứ. Thế là hơi men, sự cuồng tín và nỗi căm tức vì mất nhà, mất người thân đã xui khiến đám dân quân hò nhau xông vào lột hết quần áo, đánh đập hai người đàn ông cho đến chết. Lúc đầu họ không nỡ đánh đàn bà, định sẽ giao nộp cho bộ đội, nhưng rồi cũng tại hơi men và cả tại máu của hai xác người đàn ông đã đánh thức bản năng thú vật của những con đực. Họ thay nhau hãm hiếp cô chưa đủ, sẵn có củ sắn mang theo, một gã thuận tay tống mạnh vào cửa mình còn đang ướt nhóet của cô cho hả giận rồi cả đám cười lên man rợ...
Tôi đang bàng hoàng đau xót, không biết nên giận hay nên thương những gã trai miền sơn cước rách rưới, gầy nhom, đen nhẻm kia đã bị cuộc chiến biến thành bầy thú dữ, chợt tiếng kêu thất thanh của Thào A Máy làm tôi càng thêm kinh hãi. Cô nhận ra xác người con gái chính là đứa bạn cùng xóm, lấy chồng bên kia biên giới. Hai người thân nhau từ nhỏ, mới xa cách nhau vài năm, giờ đã ra nông nỗi này. Chù Mìn Phủ vừa mới nguôi ngoai đôi chút, thấy vậy lại hộc lên những tiếng kêu rên: "Giời ơi! Ác giả ác báo, quả báo sắp đến rồi. Giời ơi là giời ơi!..." Đến nước này thì cả tôi cũng thành điên dại. Nhóm trinh sát ba đứa chỉ còn biết ôm nhau mà khóc đến khàn hơi, kiệt sức. Khi tôi và Chù Mìn Phủ cố hết sức dìu được Thào A Máy về đơn vị thì cả ba đứa cùng mê man thiếp đi suốt mấy ngày đêm, người hầm hập sốt. Tỉnh dậy, Thào A Máy hóa điên thực sự. Những ngày đầu, cô chỉ gào thét, đập phá, bới đất, nhai cỏ. Cặp mắt cô vô hồn, mái tóc đen dày rối bù như tổ quạ.
Một hôm, cô như tỉnh lại, ra suối tắm. Giữa trưa, cả đơn vị đang ăn cơm, cô trần truồng từ suối về chỉ mặt từng người, miệng hát: "Xi tùa, nể tùa, mi dầu tùa..." Cô hát theo điệu dân ca trữ tình của người Mông. Bài hát ấy vốn ngợi ca tình yêu trai gái khi mùa xuân về. Họ lạy mẹ, xin cha cùng nhau lên rừng hái hoa, tắm chung dòng suối, nên vợ nên chồng, sinh con đẻ cái... Giờ vẫn điệu hát quen thuộc cô đặt lời khác đi, khiến tôi nghe cứ lạnh buốt sống lưng, sởn gai ốc tay chân. Lời ca: "Xi tùa, nể tùa, mi dầu tùa..." tiếng Mông nghĩa là cha mày chết, mẹ mày chết, các con mày chết...
Rồi cô hát tiếp: "Sao chúng mày ác thế" Rừng có khí thiêng, núi có thổ thần, suối có hồn ma, ông trời có mắt..., cha mày chết, mẹ mày chết, các con mày chết..." Chao ôi! Cái điệp khúc "Xi tùa, nể tùa, mi dầu tùa" kia là lời hát của người điên hay là thông điệp của ma rừng, trời đất, quỷ thần gửi tới cõi người" Sự việc xảy ra quá bất ngờ. Tôi không thể trách những chàng lính trẻ miền xuôi không hiểu tiếng Mông, chưa từng bén hơi đàn bà, đang đổ xô ra nhìn ngắm tấm thân lõa lồ nõn nà của Thào A Máy đầy vẻ tò mò. Thậm chí họ còn vô ý thức, quờ tay sang bạn mình, nắm lấy con chim đang thượng tướng lên mà tán bậy. Chỉ có tôi và Chù Mìn Phủ ngồi lặng đi, úp mặt vào lòng bàn tay, giàn giụa nước mắt khóc không thành tiếng. Chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh cho hai đứa chúng tôi đến ôm lấy cô khiêng vào lều, mặc quần áo và trói lại. Cô vùng vẫy, chống cự bằng một sức mạnh ghê gớm, khiến bàn tay hai đứa đều vô tình động chạm đến những vùng nhạy cảm nhất của đàn bà.
Sẩm tối, hai đứa được lệnh khiêng cáng đưa cô đi trạm xá để chuyển về tuyến sau, cho cô vào nhà thương điên. Thuốc mê không có nên cuộc "hành quân" trong đêm của chúng tôi vô cùng vất vả. Tôi đi trước, Chù Mìn Phủ đi sau, vừa đi anh vừa khóc và dỗ dành Thào A Máy, nhưng cô vẫn không chịu nằm im, hết gào thét, quẫy đạp lại van vỉ đòi về bản. Đi được nửa đường, phần vì mệt, phần vì quá thương cảm, Chù Mìn Phủ bảo tôi đặt cáng xuống đất, ôm chầm lấy Thào A Máy. Cô ngoan ngoãn nép vào ngực anh, khẽ rên ư ử như con mèo con, mắt ngơ ngác nhìn ra bốn phía trời đêm. Hồi lâu anh nghẹn ngào nói với tôi: "Tao nhìn thấy hết cả người nó rồi, tay cũng đã sờ vào tận cái lỗ đẻ con của nó thì phải lấy nó làm vợ thôi. Luật của người Mông mà, không lấy nó giời sẽ bắt tội. Mày thả cho tao đem nó cùng về với rừng, với bản, được không""
. . .
Mời đọc đầy đủ trong báo xuân Việt Báo
Tết  Kỷ Sửu đang phát hành khắp nơi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.