Hôm nay,  

Giá Xăng Sao Rồi?

09/12/200800:00:00(Xem: 7858)

Giá Xăng Sao Rồi"

Vũ Linh
...trong đường dài, giá dầu xăng sẽ gia tăng trở lại...
Cách đây không lâu, kinh tế gia kiêm bình luận gia Paul Krugman viết một bài trên tờ New York Times với tựa đề “Đảng Cộng Hòa Đã Thành Đảng Của Ngu Xuẩn” (GOP Has Become The Party Of Stupid). Cái tựa đề thể hiện rõ ràng hơn bất cứ câu nói nào tính kiêu căng cao ngạo của giới cấp tiến, nhất là trong thành phần trí thức và ký giả.
Krugman là một trong những bỉnh bút cột trụ của tờ báo cấp tiến lớn nhất Mỹ. Ông cũng là giáo sư kinh tế học vừa được giải Nobel về Kinh Tế. Ông phát biểu ý kiến về chủ trương của ứng viên tổng thống Cộng Hòa John McCain trong chuyện khoan dầu tại Mỹ để ứng phó với cuộc khủng hoảng dầu xăng của nước Mỹ.
Lập trường của mấy ông cấp tiến rất giản dị: hãy đồng ý với tôi, còn không thì anh là ngu xuẩn hay dốt nát. Còn ai thắc mắc nữa không"
Thái độ dứt khoát của mấy vị cấp tiến Dân Chủ làm cho kẻ viết bài này phải hơi rụt rè vì sợ sẽ bị coi là “ngu xuẩn” nếu lỡ không đồng ý với họ. Nhất là khi họ lại được giải Nobel! Khi được giải Nobel rồi thì có lẽ có quyền coi thiên hạ là ngu hết. Thôi thì đành vậy.
XXX
Cách đây chưa đầy nửa năm, giá xăng đã là một trong hai vấn đề nhức nhối cho tất cả chúng ta, tiền xăng và tiền nhà. Dân Mỹ ngắc ngư với giá xăng tăng vùn vụt.
Thế rồi, bất ngờ, giá xăng tuột dốc còn nhanh hơn là khi vọt lên. Tháng Bẩy năm 2007, giá dầu thô là khoảng 65 đô một thùng. Đầu năm 2008 thì mấp mé 100 đồng, và tới tháng Bẩy thì vọt lên 147 đô, hơn gấp đôi so với 12 tháng trước. Thế rồi chưa đầy nửa năm sau, tháng 12, rớt xuống trên dưới 50 đô, mất gần hai phần ba. Tới tháng 12 thì lấp lửng 40 đồng!
Giá xăng bán lẻ ngoài đường có lúc lên hơn 4 đô, bây giờ đã xuống tới sát hai đô. Thậm chí xuống còn có 1,50 đô tại Houston cuối Tháng Mười Một. Thấp nhất trong gần bốn năm qua.
Chuyện gì đã xẩy ra vậy" Tương lai ra sao"
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng dầu xăng đã được bàn nhiều rồi. Chúng ta chỉ cần tóm lược lại là giá xăng đã vọt o ào vì hai lý do chính: 1) sự gia tăng quá nhanh của số cầu - quá nhiều người cần mua dầu xăng - trên thế giới, và 2) tình trạng đầu cơ tích trữ của các nhà đầu tư và hãng dầu lớn. Họ lo ngại giá dầu tăng mạnh nên mua tích trữ trước hàng triệu thùng trên thị trường để cột giá cho chắc.
Nhưng áp lực này đẩy giá dầu xăng lên đến những mức có thể nói là vô lý.
Thế rồi một vài chuyện xẩy ra:
- Giá xăng tăng quá mức khiến người tiêu thụ sợ hãi, bắt đầu tiết kiệm dầu xăng, bớt máy lạnh (nhất là đã bắt đầu vào mùa lạnh trên đất Mỹ và Âu Châu), bớt đi du lịch (cũng là lúc mùa hè -là mùa du lịch- đã qua, giảm ngay mức cầu dầu xăng của tàu bay và xe du lịch). Mức cầu giảm mau chóng;
- TT Bush ký quyết định hủy bỏ luật cấm khoan dầu tại Mỹ, khiến các nước sản xuất dầu trên thế giới lo ngại bị mất ông khách xộp nhất; họ bèn quyết định gia tăng mức sản xuất lên hàng triệu thùng mỗi ngày để giảm áp lực trên giá cả;
- Những tay đầu cơ thấy mình đã lo quá xa, tích trữ quá nhiều, nên ngưng mua dầu thô và khi thấy giá hạ thì bắt đầu bán ra ào ạt để khỏi lỗ;
- Cuộc khủng hoảng tài chánh tháng Chín vừa qua đưa đến tình trạng ngân hàng sập tiệm hàng loạt, siết tín dụng không cho các công ty vay mượn nữa, hay cho vay với điều kiện rất khó, đưa đến việc rất nhiều công ty phải cắt giảm sản xuất, bớt nhu cầu dầu xăng ngay.
Kết quả là mức cầu suy giảm mạnh.
Với giá xăng bây giờ dưới hai đô một ga-lông, chẳng ai thắc mắc chuyện dầu xăng nữa.
Nhưng hiển nhiên đó là một thái độ sai lầm nghiêm trọng. Giá dầu xăng hiện nay đang tuột thật nhưng cũng chỉ là sự trồi sụt nhất thời vì ảnh hưởng của vài yếu tố nhất thời thôi. Cũng tương tự như sự trồi sụt hàng ngày của thị trường chứng khoán hiện nay thôi.
Trên căn bản, nguyên do chính của việc tăng giá dầu hồi đầu năm vẫn còn đó. Tức là thế giới vẫn đang bị đe dọa nặng bởi sự thất quân bình giữa cung và cầu trong đường dài.
Do vậy, trong đường dài, giá dầu xăng sẽ gia tăng trở lại, tuy có thể không mau chóng như hồi đầu năm nay. Không sớm thì muộn -có nhiều hy vọng sớm hơn là muộn- chúng ta sẽ lại phải trực diện với giá xăng cao.
Phần lớn dân tỵ nạn chúng ta ít phung phí hơn dân Mỹ, ít xài xe SUV khổng lồ hơn dân Mỹ, ít xài máy lạnh, máy nóng hơn. Có lẽ vì nghèo hơn chứ không phải vì có tinh thần trách nhiệm cao hơn mấy ông bà Mỹ. Nhưng vẫn không tránh khỏi tai bay vạ gió, vẫn phải è cổ trả tiền xăng như mọi người, mà chẳng được đít-cao (discount!) vì tinh thần trách nhiệm gì hết.
Ngược lại, có thể nói dân tỵ nạn chúng ta ngắc ngư nhiều hơn khi xăng tăng giá, chỉ vì nói chung, túi tiền chúng ta nhỏ hơn túi tiền mấy ông bà Mỹ. Và đây chính là ưu tư trước mắt quan trọng của dân tỵ nạn chúng ta hiện nay.
Vấn đề bây giờ là dùng biện pháp gì để đối phó"
Hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa có hai phương thức giải quyết khác nhau rõ rệt.
Đảng Cộng Hòa cho là giá tăng vì chênh lệch cung cầu quá lớn. Các nước sản xuất dầu không có khả năng kỹ thuật nâng mức sản xuất của họ. Các nguồn năng lượng khác thì chưa có gì. Mặc dù cần cố gắng nhiều trong chiều hướng tìm nguồn năng lượng mới, chẳng ai biết bao giờ mới thành công. Nước Mỹ ngày càng lệ thuộc quá nhiều vào dầu nhập cảng, 75% dầu xài ở Mỹ hiện nay là dầu nhập, trong khi cách đây nửa thế kỷ, tỷ lệ ấy chỉ là 25%. Phương cách hữu hiệu nhất là giảm sự lệ thuộc này, và cho phép khai thác thêm mỏ dầu trên vùng bắc cực của tiểu bang Alaska, và ngoài khơi thềm lục địa California và Florida.
Đảng Dân Chủ cho rằng sự gia tăng giá xăng là do mức cầu tăng thật, nhưng cũng là vì nhiều lý do khác. Thứ nhất, các nước sản xuất dầu, nhất là tại Trung Đông, đã cố tình ghìm mức sản xuất để thu lợi. Thứ nhì, các hãng dầu xăng Mỹ cố tình cho tăng giá cũng vì mục đích thu lợi. Thứ ba, dân Mỹ quá phung phí. Giải pháp của phe Dân Chủ là trước hết chính phủ Mỹ phải ép buộc các “đồng minh” Trung Đông gia tăng sản xuất dầu. Thượng nghị sĩ Schumer của New York đòi hỏi Ả Rập Saudi gia tăng sản xuất thêm một triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Khối Dân Chủ cũng đòi đánh thuế đặc biệt trên số tiền lời của các hãng dầu xăng Mỹ.
Dĩ nhiên, phe Dân Chủ tố cáo TT Bush và TNS McCain đã không dám có thái độ mạnh với các nước Trung Đông, đồng thời ngầm cấu kết với các hãng dầu xăng Mỹ, cũng như với các hãng sản xuất xe hơi Mỹ, không ép buộc các hãng này cố gắng sản xuất các xe nhỏ, tiêu thụ ít xăng, hoặc sửa lại cách thiết kế máy xe, sao cho uống ít xăng hơn.
Bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện cương quyết chống lại mọi đề nghị cho khai thác mỏ dầu ngoài khơi California vì cho rằng làm như vậy sẽ gây ô nhiễm cho bãi biển Cali, làm cho tiểu bang của bà mất đẹp và mất du khách. Bà là dân biểu San Francisco, có nhà nằm trên khu sườn núi đắt tiền nhìn ra vùng vịnh rất đẹp của San Francisco. Bà cũng chống lại việc khai thác dầu tại phía Bắc tiểu bang Alaska, có thể gây ô nhiểm cho vùng giá băng đó, là nơi sinh sống của loài gấu trắng đang bị đe dọa diệt chủng.
Phe Dân Chủ cũng cho rằng cho dù cho phép khai thác mỏ dầu mới thì cũng ít ra là 10 năm nữa mới thấy tác dụng, do đó sẽ không giảm được giá xăng hiện nay. Đây là lập luận của ký giả Krugman. Ông cho rằng không phải các chính khách Cộng Hòa đã trở thành ngu xuẩn hết, ý ông muốn nói đảng Cộng Hòa áp dụng một chính sách ngu dân bằng cách đưa ra những biện pháp ngu xuẩn.
Gần đây, trước áp lực quá mạnh của dư luận, phe Dân Chủ trong Hạ Viện phải biểu quyết chấp nhận cho đào mỏ dầu ngoài khơi Mỹ, ngoài năm chục dặm (ngoài tầm nhìn từ phòng khách của bà Pelosi!).
Chúng ta hãy xét lại lập trường của đảng Dân Chủ.


- Giải pháp của TNS Schumer là ép các nước đang sản xuất dầu phải gia tăng mức sản xuất dầu. Giải pháp này do phe cấp tiến đưa ra thật là mâu thuẫn, nặng mùi “đế quốc”, không lấy gì là “cấp tiến”. Đại cường Mỹ vì lý do bảo vệ môi sinh, bảo toản kho dầu quốc gia nên không chịu khai thác thêm dầu của mình, mà lại lớn tiếng đòi hỏi các nước khác tăng sản xuất - với tiêu chuẩn bảo vệ môi sinh không cao bằng Hoa Kỳ - để phục vụ nhu cầu của Mỹ. Nếu đó không phải là suy nghĩ kiểu đế quốc thì cũng chỉ phản ánh tính phách lối trịch thượng kiểu… ký giả Krugman thôi. Rồi nếu như bất chấp áp lực, Ả Rập Saudi vẫn không chịu khai thác tài sản quốc gia để phục vụ sợ hoang phí của dân Mỹ thì sao" Tổng thống Obama sẽ mang thủy quân lục chiến Mỹ đánh Trung Đông để đem dầu về xài chăng"
- Tăng thuế đánh trên mấy hãng sản xuất dầu xăng: giải pháp này đã được đưa ra quốc hội biểu quyết, nhưng bị đánh bại vì mọi người đều thấy tính mỵ dân, không hữu hiệu. Đánh thuế mấy hãng này thì chỉ qua ngày hôm sau là giá xăng sẽ vọt lên ngay để bù cho thuế mới. Thuần túy về nguyên tắc, đè cổ đánh thuế mấy hãng có lời không phải là nền tảng lý luận của chủ nghĩa tư bản. Có mùi vị “xã hội chủ nghĩa” hơi nặng. Chẳng lẽ Mỹ thay đổi Hiến Pháp để trở thành một nước “kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa” cho TT có quyền giới hạn mức lời của các công ty tư" Mô thức này nghe giông giống như mô thức của Stalin hay Mao năm xưa thì phải.
- Ép buộc các hãng xe Mỹ phải sản xuất xe nhỏ ít tốn xăng hơn, hay thiết kế lại máy xe, cũng có vẻ “kinh tế chỉ huy” hơi quá. Hơn nữa, chính dân Mỹ là người quyết định loại xe họ muốn đi. Các hãng xe sản xuất xe nhỏ trong khi dân Mỹ lại thích SUV khổng lồ thì sao" Sản xuất xe nhỏ không ai mua thì sao" Ai chịu lỗ" Vẽ lại máy xe sẽ tốn bạc tỷ. Ai chịu chi phí này" Người tiêu thụ sẽ mua xe với giá cao hơn" Hay là Nhà Nước Mỹ sẽ theo chế độ “bao cấp”, tăng thuế đồng loạt để bù đắp chi phí phụ trội và lỗ lã của các hãng xe"
- Đó là chưa kể nếu các hãng sản xuất xe bị áp lực quá nặng của quá nhiều luật lệ khe khắt thì ai bảo đảm mấy hãng này sẽ không di tản qua các xứ khác" Các hãng xe đóng cửa, dân chúng mất việc, ai chịu trách nhiệm" Làm gì nữa" Biện pháp này bây giờ cũng không thể đưa ra được nữa khi mà cả ba hãng sản xuất của Mỹ đang bị đe dọa sập tiệm.
- Phe Dân Chủ cho rằng hiện nay còn nhiều vùng đất đã được khoán cho các hãng dầu để khai thác mà họ không chịu khai thác, không có lý do gì khoán thêm đất hay vùng biển cho họ. Nghe thì hữu lý, nhưng chỉ kẹt là những vùng đất đó hoặc là không có dầu, hoặc là có dầu nhưng vì địa thế hay phẩm lượng quá thấp nên không đáng được khai thác, thuần túy trên phương diện hữu hiệu kinh tế.
- Vẫn biết là khai thác mỏ dầu mới sẽ chỉ có kết quả sau cả chục năm, nhưng có gì “ngu xuẩn” nếu bắt đầu từ bây giờ, để rồi có dầu mới vào năm 2018, thay vì ngồi chờ 10 năm nữa để đến năm 2028 mới có dầu"
- Có điều mấy ông cấp tiến kiểu Krugman không nhìn thấy mặc dù tự cho mình là thông thái chứ không ngu xuẩn như mấy ông Cộng Hòa. Đó là tác dụng cạnh tranh và đầu cơ.
- Chỉ cần TT Bush ngỏ ý muốn cho khoan thêm dầu Mỹ là giá dầu trên thị trường thế giới đã tuột, khỏi cần phải đợi mười năm cho đến khi thực sự có dầu mới. Vì quyết định của TT Bush đã diệt ngay được yếu tố đầu cơ trong giá dầu. Ở đây cần phải ghi nhận không phải là tình cờ mà giá dầu xăng bất đầu tuột xuống đúng một ngày sau khi TT Bush hủy bỏ sắc lệnh cấm khoan dầu! Dĩ nhiên, các chuyên gia của đảng Dân Chủ phủ nhận tác dụng của quyết định của TT Bush, và cho rằng giá xăng giảm vì đã qua mùa hè là mùa đỉnh cao của tiêu thụ dầu xăng, và cũng vì dân Mỹ đã bớt xài xe.
- Nhưng cho dù chống Bush đến đâu thì cũng không ai phủ nhận được việc khai thác thêm mỏ dầu ở Mỹ chắc chắn có tác dụng trên thị trường dầu trên thế giới. Các nước sản xuất dầu hiện nay thấy được là nếu không tìm cách làm giảm giá dầu thì nước Mỹ có thể sẽ tự sản xuất dầu và sẻ giảm mức dầu ngoại nhập. Do đó, họ bị bắt buộc phải tăng sản xuất hay tìm cách hạ giá dầu để không cho Mỹ có lý do tự sản xuất dầu. Con gà để trứng vàng Mỹ cần phải được nuôi cho kỹ. Và đó cũng là một lý do giá dầu xăng sụp mau lẹ gần đây, sau khi thấy quyết định của TT Bush.
Tổng thống tân cử Obama là một chính trị gia rất “thực tế”.
Từ những ngày đầu tranh cử tổng thống cách đây gần hai năm, ông chủ trương chống việc khoan dầu thêm tại Mỹ, đòi đánh thuế đặc biệt trên các hảng dầu xăng, muốn ra luật bắt các hãng sản xuất xe phải thay đổi cách làm xe và làm máy xe. Ông cũng chấp nhận một sự gia tăng giá xăng “từng bước”, vì coi như đó là biện pháp hữu hiệu nhất để ép buộc mọi người tiết kiệm xăng, bảo vệ môi sinh luôn.
Nhưng ông sớm thay đổi lập trường sau khi thăm dò dư luận cho thấy hai phần ba dân Mỹ đòi khoan thêm dầu, cũng như sau khi được khuyến cáo không thể ép các hãng xe gì được nữa.
Lập trường hiện nay của ông là chấp nhận -có điều kiện- cho khoan thêm dầu tại Mỹ, bớt khắt khe với các hãng xe. Ông không nhắc lại chuyện chấp nhận giá xăng tăng từng bước nữa nên không rõ ông còn nghĩ như vậy nữa chăng. Nhưng Obama vẫn chủ trương đánh thuế đặc biệt trên tiền lời của các hãng dầu xăng, lấy tiền đó để trả lại người tiêu thụ dưới hình thức bớt thuế mỗi gia đình 1.000 đô một năm.
Giải pháp tăng thuế các hãng xăng để phát lại cho người tiêu thụ dưới hình thức trừ thuế cho dân mua xăng: chúng ta biết rõ chắc chắn các hãng xăng sẽ chuyển tiền thuế phải đóng qua người tiêu thụ bằng cách tăng giá ở các cây xăng.
Dân tỵ nạn chúng ta cũng cần hiểu rõ cách trừ thuế theo mô thức Obama.
Ví dụ quý vị khai thuế, cuối cùng phải trả 3.000 đô thuế cho cả năm, thì sẽ được trừ thêm 1.000 đô, và sẽ chỉ đóng 2.000 đô thôi. Nếu quý vị có lợi tức thấp, không phải đóng thuế gì thì dĩ nhiên việc bớt thuế này không có ảnh hưởng gì. Nhà Nước sẽ không tặng thêm cho quý vị một ngàn đô xài chơi đâu.
Người ta ước tính gần 40% dân Mỹ hiện nay không phải đóng thuế vì lợi tức rất thấp hay không có lợi tức, trong đó có khá nhiều dân tỵ nạn chúng ta. Việc khấu trừ thuế của Obama không có ảnh hưởng gì hết đối với khối người này. Trong khi đó, số 40% này vẫn phải lái xe, vẫn phải đổ xăng, và phải trả giá cao hơn vì các hãng xăng tăng giá để bù vào khoản thuế phụ trội họ phải đóng. Nếu không, họ sẽ tiết giảm sản xuất, và nhiều người sẽ mất việc, thế thôi!
Nói cách khác, giải pháp trừ thuế của TT Obama có hại hơn là có lợi cho khối 40% dân nghèo nhất. Nhưng những người này nhiều khi lại không biết như vậy!
Công bằng mà nói, việc tăng giá xăng, đúng như lập luận của Dân Chủ, cũng có lợi phần nào: bắt dân Mỹ phải suy nghĩ về sự phung phí của mình cũng như những tác hại môi sinh, và ép họ thay đổi lối sống. Nhưng đó là chuyện của mấy ông nhà giàu Mỹ.
Phần lớn dân tỵ nạn chúng ta không phí phạm dầu xăng, không xài máy lạnh nhiều, đi xe ọp ẹp, Toyota cũ xì, đầu tắp mặt tối đi cầy, có khi hai jobs, chúng ta khó có thể chấp nhận dầu xăng tăng giá, cho dù là từng bước như ông Obama chấp nhận. Chúng ta cũng không có điều kiện thừa giấy vẽ voi, hy sinh thêm “vài đô” để bảo vệ môi sinh.
Ưu tiên của chúng ta là nuôi thân, nuôi miệng, chứ chưa phải là ngắm cảnh trong vịnh San Francisco hay nuôi gấu trắng ở Bắc cực, tuy chúng ta đều hy vọng sẽ có ngày được diễm phúc đó.
Khai thác thêm mỏ dầu là giải pháp lâu dài chính đáng. Sự thay đổi lập trường của TT Obama trong vấn đề khoan dầu cũng là điều đáng hoan nghênh, tuy chưa đủ để đối phó với vấn đề năng lượng trong tương lai lâu dài (081208)!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.