Hôm nay,  

Hạnh Phúc Là Bầu Cử

05/11/200800:00:00(Xem: 5109)

Hạnh Phúc Là Bầu Cử

Trần Khải

Hạnh phúc là những gì chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắt và nghe được bằng tai: khi bật máy truyền hình buổi sáng Thứ Ba 4-11-2008, ngày bầu cử đầy tính lịch sử của Hoa Kỳ, nhìn khuôn mặt người đi bầu, nghe lời các xướng ngôn viên tường trình các bản tin từ nhiều tiểu bang. Và hạnh phúc cũng là những gì có thể sờ được: hãy nhìn những cử tri đang cầm tập sách hướng dẫn bầu cử, cách họ lật từng trang xem, cách họ đăm chiêu suy nghĩ khi tới các dòng chữ nào đó… Hạnh phúc đã trở thành là cái gì đang bay lơ lửng ngoài phố, có thể hít thở được và xúc chạm vào người chúng ta: hôm nay Hoa Kỳ bầu cử Tổng Thống.

Không thể nào nói khác hơn được: hạnh phúc là khi bầu cử đa đảng, khi người dân tự do ứng cử, tranh cử và bầu phiếu. Không thể nào nhìn khác hơn được: hạnh phúc hiện ra rạng rỡ trên khuôn mặt nhiều triệu dân Hoa Kỳ, khi họ đứng xếp hàng chờ vào phòng phiếu, nhiều nơi xếp hàng chờ đợi dài ra tận các góc phố. Và có nơi, hàng hàng người da đen đứng chờ, tay cầm lá phiếu trong khi nước mắt chảy ra ràn rụa: lần đầu tiên, họ có một ứng cử viên Tổng Thống da đen để bầu lên.

Trong khi ứng viên Dân Chủ Barack Obama hy vọng trở thành Tổng Thống da đen đầu tiên, sau 2 năm vận động tranh cử,  ứng viên Cộng Hòa John McCain hy vọng ngựa về ngược giờ chót. Ước tính đã có khoảng một phần ba cử tri bầu sớm, bầu phiếu khiếm diện qua bưu điện, nhưng trên màn ảnh truyền hình còn cho thấy ở nhiều tiểu bang Miền Đông cử tri xếp hàng dài ra xa tận nhiều góc phố. Lựa chọn nào của họ  cũng đều mang tính lịch sử.  Hoặc là một Obama, 47 tuổi, thượng nghị sĩ nhiệm kỳ đầu ơ Illinois sẽ vào Bạch Oc, và cũng là một biểu tượng cho khối dân da đen rời bỏ mặc cảm nhiều trăm năm nhược tiểu. Hoặc là một McCain 72 tuổi, tóc trắng như bông, từng có năm năm rưỡi là tù binh ở Hỏa Lò, Hà Nội, là người đòi hỏi nhân quyền không mệt mỏi nhưng đã giúp gỡ các rào cản ngoại giao với nhà nước CSVN, và là người có ơn lớn với hàng chục ngàn gia đình sĩ quan VNCH cựu tù cải tạo sau 1975 khi giúp họ định cư sang Hoa Kỳ; và nếu McCain thắng cử, sẽ lần đầu tiên Hoa Kỳ có nữ Phó Tổng Thống, cũng là một dấu mốc lịch sử bất kể là nhiều hội phụ nữ cho rằng bà Sarah Palin thực ra là khuôn mặt của nhà thờ, chứ không phải khuôn mặt nữ quyền.

Lịch sử đang hiển hiện như thế đó. Trước mắt chúng ta, âm vang bên tai chúng ta, và hít thở được trong lồng ngực chúng ta. Hạnh phúc là được bầu cử đa đảng như thế đó.

Bất kể kết quả như thế nào, sau ngày bầu cử này, nước Mỹ sẽ trở nên một đất nước khác, hoàn toàn không thể như trước. Bất kể là McCain có thắng cử và Obama thất cử, một kỷ nguyên mới đang hiển lộ trước mắt chúng ta và đang được thế giới chứng kiến: một chàng tuổi trẻ da đen đã vượt lên hàng trăm triệu người khác và đang đứng ở ngưỡng cửa Bạch Oc, nơi sẽ biến đổi và điều hướng lịch sử cả của Hoa Kỳ và thế giới. Có chế độ nào dân chủ và bình đẳng thực sự như  thế không" Có chế độ nào "dân chủ hơn cả triệu lần" so với nền dân chủ đa đảng Hoa Kỳ như thế không" Có đất nước nào mà nỗi hạnh phúc của người dân có thể nhìn được, có thể nghe được, có thể hít thở xúc chạm được và trào ra thành những dòng nước mắt như tại Hoa Kỳ thế này không"

Tôi ước mơ quê nhà Việt Nam mình có ngày sẽ được hưởng các hạnh phúc đơn giản này. Một hạnh phúc cực kỳ đơn giản: cứ mỗi 4 năm, người dân lại có quyền đi bầu để quyết định xem nên chọn ai làm người ngồi ghế cao nhất nước, và quyết định xem có nên cho các lãnh đạo cũ về vườn đuổi gà hay không.

Hãy nhìn xem những cuộc thi Thế Vận, nơi chọn ra những vận động viên xuất sắc nhất địa cầu, nơi đó huy chương sẽ trao cho người chạy nhanh nhất, bơi nhanh nhất, và vân vân. Hãy nhìn xem khán giả chờ đợi, vui mừng, hoan hô và nhảy múa khi nhìn thấy các đường bóng xuất sắc thi tài trên đấu trường Thế Vận.

Hãy nhìn xem những cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ, nơi mỗi 4 năm lại cho người dân chọn ra các nhà lãnh đạo được tin cậy là phục vụ quyền lợi người dân, nơi tòa nhà Bạch Oc sẽ trao cho người được tin tưởng là có tài năng hướng dẫn cả nước Hoa Kỳ tới nơi bình an, ấm no và hạnh phúc. Hãy nhìn xem cử tri Mỹ hạnh phúc, ca hát và khóc ràn rụa khi đứng xếp hàng chờ vào phòng phiếu để chọn ra người mình tin cậy, người mình hy vọng là giữ gìn việc làm cho dân Mỹ, và giữ an bình cho cõi bờ.

Quê nhà Việt Nam mình cần một Thế Vận như thế. Quê nhà Việt Nam mình cần một cuộc Bầu Cử Đa Đảng thực sự như thế.

Hãy để cho người dân được hưỡng những hạnh phúc này. Không phải là để "xin ơn đảng" hay để xin bất kỳ ai. Nhưng vì đây là quyền lợi thực sự của từng người dân. Là hạnh phúc thực sự. Tại sao có những người lại nỡ cướp đi của người dân niềm hạnh phúc này" Hỡi những Thế Vận của đồng bào tôi, bao giờ sẽ tới"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc
Những hoa hồng hôm qua nở đẹp dưới nắng buổi đầu thu, nay đã rụng xuống sân, vẽ thành một khoanh nhỏ
Có lẽ những người dân trong nước cũng như đảng viên của đảng cộng sản rõ hơn ai hết câu truyền miệng "Đi với Trung Quốc thì mất nước
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.