Hôm nay,  

Việt Nam: Nông Dân Hay Bần Cố Nông? Cán Bộ Ăn Cả Tiền Xóa Đói Giảm Nghèo!

29/08/200800:00:00(Xem: 8473)
Hoa Thịnh Đốn - Ai là người Việt Nam cũng biết Nông dân là lớp người hy sinh nhiều nhất, nhưng lại chịu thiệt thòi hơn mọi tầng lớp trong xã hội. Thế mà đảng Cộng sản chỉ biết nói đãi môi để mặc cho cán bộ, đảng viên tự do hành hạ nhà nông để thu vét của mồ hội nước mắt.

Bằng chứng vô số, nói cả năm cũng không hết, vì  chủ trương của đảng CSVN định hướng đến năm 2020 “Việt Nam cơ bản trở thành một nước nước công nghiệp theo hướng hiện đại” chỉ có ngọn mà không thấy gốc.

Hãy đi ngược thời gian về điểm khởI đầu  Đổi mới từ năm 1986 để thấy Nhà nước CSVN đã làm gì để trả ơn nông dân.

Trước  hết  khi phát động chiến dịch Cải cách Ruộng đất (1953–1955), đảng CSVN đưa ra  khẩu hiệu “Dân cày có ruộng” cốt để tiêu diệt địa chủ, lớp người bị đảng ghép vào hàng ngũ “phản động, cường háo, ác bá, có nợ máu với nhân dân”.  Nhưng sau đó, nông dân không được làm chủ thửa ruộng, mảnh vườn, ngay cả tài sản của tổ tiên để lại mà  thành kẻ làm công cho đảng.

Ngày nay, với chủ trương biến Việt Nam từ một nước nông nghiệp kém mở mang thành nước công nghiệp tiên tiến, đảng CSVN đưa ra chính sách thu hồi đất đai, tuy nói là của tòan  dân nhưng lại do nhà nước qủan lý, để xây dựng các cơ sở sàn xuất được gọi là khu Công nghiệp.  Số nông dân mất ruộng cầy gia  tăng nên khẩu hiệu “dân  cầy có ruộng” đã biến thành “Nông dân có việc làm”, nói theo Giáo sư  Tiến Sỹ Tô Duy Hợp, nguyên Trưởng phòng Xã hội học nông thôn,Viện Xã hội học (Báo Đại Đoàn Kết, ngày  11-08-2008).

Giáo sư Hợp chua xót phát biểu : “ Tôi có đi khảo sát ở Đồng bằng sông Cửu Long, thấy rằng, ruộng đất bị thu hồi, nông dân, ngoài việc lên thành phố làm thuê, chỉ còn cách là cho con gái đi lấy chồng ngoại, để kiếm chút vốn liếng đặng làm ăn.”

Tại sao lại ra nông nỗi này"

Một trong những nguyên nhân cơ bản là khi thu hồi  đất cho  nông dân thuê mướn, chính quyền đã không có ngay kế hoạch cung cấp công ăn, việc làm cho nông dân để họ phải bỏ làng kéo nhau ra thành phố tìm việc. Nhưng ngặt nỗi nông dân, phần đông là  trai tráng hay thanh nữ lại không có nghề chuyên môn nên chỉ biết đi làm thuê lương thấp gây ra  cách biệt giầu-nghèo trong xã hội ngày một lan rộng. 

Các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, mại dâm, AIDS-HIV cũng  theo đó nẩy sinh khi nông dân sống xa nhà và chung chạ trong các khu lao động nghèo nàn tại các đô thị. 

Riêng số  con nghiện má túy là nông dân đã lên tới 19,8%, theo Báo Đại Đòan Kết ngày  29-07-2008.

Trả lời câu hỏi có phải “việc nông dân mất quá nhiều đất canh tác dẫn tới mất việc làm thời gian vừa qua cũng là một nguyên nhân làm gia tăng phân hóa giàu nghèo"”

GS Hợp đáp : “ Theo tôi, đó chỉ là một nguyên nhân, nhưng là nguyên nhân chính. Các khu công nghiệp mở ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố, rồi đến cả huyện, xã cũng thành lập các cụm công nghiệp tập trung. Phong trào các tỉnh đua nhau mời gọi đầu tư khiến quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp bị giảm xuống. Thậm chí, để đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, có địa phương còn lấy cả đất “bờ xôi ruộng mật” để làm công nghiệp. Điều này hiện chưa có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhưng một thời gian nữa, nó sẽ trực tiếp đe dọa an ninh lương thực trên toàn quốc, chứ không nói đến một tỉnh, thành nào cả. Nông dân mất ruộng, được hứa hẹn đưa vào làm công nhân trong các nhà máy ở khu công nghiệp. Nhưng thử hỏi, với tác phong sản xuất từ bao đời nay của nông dân, với tay nghề chỉ biết cày cấy, thì làm sao có thể làm được các công việc về kỹ thuật. Và một lần nữa, họ lại tự đào thải mình…”

GS Hợp cũng nói : “  Chúng ta đã nói quá nhiều về việc nông dân mất ruộng, mất việc làm, trở nên “bần cùng hóa”. Điều này là thực tế đang diễn ra ở một số địa phương trong cả nước. Hội nghị Trung ương VII vừa qua cũng đã có sự nhận thức về điều này và tôi cho đó là tín hiệu đáng mừng đối với lĩnh vực “Tam nông”. Tuy nhiên, để nghị quyết đi vào thực tiễn cũng là cả một quá trình mà phải cần thời gian, chúng ta mới có thể nhận xét có hiệu quả hay không. Mới gần đây thôi, một số người quan niệm rằng, năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp thì không cần chú trọng phát triển nông nghiệp nữa.  Điều này hoàn toàn sai lầm. Phát triển công nghiệp, bao giờ cũng cần song hành với nông nghiệp. Mỹ, Pháp là những quốc gia công nghiệp hàng đầu, nhưng nền nông nghiệp của họ cũng tiên tiến vào loại nhất thế giới. Đây là minh chứng rõ nét nhất về vai trò của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Trong khi đó, Việt Nam đang có tỷ lệ dân số trong khu vực nông thôn lớn, nên việc chú trọng cho “Tam nông” càng cần phải được thực hiện.”

Quan điểm của GS Hợp cũng được Tác gỉa Lê Xuân Đình phản ảnh : “ Quan điểm chung của nhiều nhà hoạch định chính sách ở nước ta hiện nay là làm sao sớm "thoát" khỏi nông nghiệp. Đây là cách hiểu rất thiển cận, thiếu tính bền vững, đối với một nước phải bảo đảm có nguồn lương thực ổn định cho gần 90 triệu dân trong một vài năm tới như nước ta.” (Tạp chí Cộng Sản Số 7 (151) năm 2008)

Lê Xuân Đình còn nhận xét: “Khó khăn và thách thức lớn đối với nông dân nước ta nói chung và kinh tế hộ nói riêng trong tiến trình hội nhập ngày một sâu vào kinh tế thế giới là chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.  Đây là một trong số các nguyên nhân chính đang làm tăng thêm khoảng cách cả thu nhập lẫn mức chi tiêu giữa nông thôn và thành thị... Thêm vào đó, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn tuy đã giảm mạnh, tới hơn một nửa trong khoảng thời gian 10 năm, năm 1993 - 2004, từ 66,4% xuống còn 25%. Hai năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007, vượt kế hoạch đề ra (16%). Nhưng trong nông thôn, cá biệt một số tỉnh miền núi, tại những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ trọng cao: ở Lai Châu hiện nay là 55,32%; Điện Biên 40,77%; Hà Giang 39,44% và Bắc Kạn 37,8%. Dù khu vực nông thôn chiếm tới 90% số hộ thuộc diện nghèo của cả nước, nhưng tốc độ giảm nghèo ở nông thôn vẫn chậm hơn thành thị tới 20%. Tính bền vững trong các trường hợp thoát đói nghèo trong nông nghiệp, nông thôn không chắc chắn, do thiên tai, dịch bệnh, ốm đau... Điểm xuất phát thấp, tốc độ phát triển chậm, rủi ro lớn, thì khoảng cách khó có thể rút ngắn nếu không có những giải pháp mang tính đột phá.”

Phạm Thắng cũng viết trên Tạp chí Cộng Sản Số 16 (160) năm 2008 : “Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn còn thấp so với khu vực thành thị. Theo điều tra, hơn 90% số người nghèo của cả nước là nông dân. Chính vì đời sống, quyền lợi của nông dân hiện nay chưa được bảo đảm, lại phải đóng góp nhiều, bị thua thiệt khi bị thu hồi đất, khi mua vật tư cho sản xuất, và bán nông sản phẩm, thêm vào đó việc thực thi dân chủ ở cơ sở chưa được bảo đảm, lại bị kẻ xấu kích động, lôi kéo, nên một bộ phận nông dân cảm thấy bức xúc, tham gia khiếu kiện đông người, gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống chính trị - xã hội ở nông thôn. Ngoài ra, một bộ phận cán bộ, đảng viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô của công, vun vén cho cá nhân, hoặc buông lỏng quản lý... làm ảnh hưởng đến niềm tin của một bộ phận nông dân vào hệ thống chính trị ở địa phương. Đây là một nguy cơ  đáng báo động.”

KHIẾU KIỆN GIA TĂNG

Nhưng tại sao lại có tình trạng dân kéo đi khiếu kiện liên miên và khắp nơi khắp chốn"

Có nhiều lý do, kể cả  các nguyên nhân:

Thứ nhất, số cán bộ, đảng viên có chức có quyền hành dân, ức hiếp kẻ cô than, tác oai tác quái, tự ra “luật miệng” để  quan liêu,  tham nhũng ngày một gia tăng trong mọi ngành, mọi cơ sở của chức đảng và nhà nước.

Thứ hai, các vụ khiếu kiện không được giải quyết đến nơi đến chốn.  Điệp khúc cấp dưới đẩy lên cấp trên rồi đẩy qua,  đẩy lại dây dưa là cách được thi hành rộng rãi từ địa phương lên trung ương khiến dân bất bình.

Thứ ba, các tổ chức có trách nhiệm giúp dân như Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Nhân dân không thi hành trách nhiệm mà còn  né tránh, đùn đẩy, làm ngơ.

Thứ tư, người tố cáo tham nhũng không được Nhà nước bảo vệ nên kẻ tham càng gian gây ra các vụ khiếu kiện kéo dài.

Thứ năm, Báo chí, và các Đại biểu Quốc hội. Hội đồng nhân dân không dám điều tra, phanh phui các vụ dân khiếu kiện nên dân buộc lòng phải tự làm lấy.

Thứ sáu, xét xử tại các Tòa án thiếu công minh, tệ nạn chạy tội, bao che và làm ngơ của cơ quan có trách nhiệm cũng đóng góp vào các vụ khiếu kiện của dân.

Bằng chứng đã được phơi bầy trong  Báo cáo tại phiên họp ngày  22-08 (2008)  của Uỷ ban Thường vụ Quốc hộI, theo đó trong ba năm qua “Tình hình khiếu nại của công dân diễn biến phức tạp và có xu hướng vượt cấp lên các cơ quan trung ương; khiếu nại xảy ra khá phổ biến, nhất là ở các tỉnh, thành phố có tốc độ đô thị hóa cao, đã và đang thực hiện nhiều dự án về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, sân gôn… Điều đáng quan tâm là công dân khiếu nại đến cơ quan hành chính là chủ yếu và rất ít khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án. Nhiều trường hợp khiếu nại đã được các cấp chính quyền xem xét nhiều lần và đưa ra các phương án giải quyết hợp lý nhưng công dân vẫn không đồng ý, tiếp tục khiếu nại gay gắt. Theo báo cáo của Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội, đến nay có 44 trường hợp và theo báo cáo của 12 tỉnh thì hiện nay còn 135 trường hợp.”

“Bên cạnh đó, ở nhiều địa phương, tình hình công dân tập trung đông người có tổ chức, mang theo băng rôn, khẩu hiệu, lợi dụng, lôi kéo những người thuộc đối tượng chính sách, người già, trẻ em để gây áp lực, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại một số chủ trương, chính sách mà người dân cho rằng việc thực hiện chủ trương, chính sách này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ.” (Theo Thanh Hoa, Báo Điện tử đảng CSVN)

Tại sao dân không tin vào Tòa án" Bởi vì người dân thấp cổ bé miệng và nghèo thì làm gì có tiền thuê Luật sư  đi kiện tại tòa qua nhiều thủ tực, tầng lớp rườm rà " Hơn nữa, câu tục ngữ “chờ được vạ thì má đã sưng” lúc nào cũng ám ảnh người dân vì họ không tin vào  khả năng tư pháp của các “quan tòa” không am hiểu luật pháp của nhà nước CSVN.

Nhưng người dân đã đi kiện những gì"

Thanh Hoa trả lời: “Nội dung khiếu nại của công dân xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội như: khiếu nại về thực hiện chính sách xã hội, thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, về kỷ luật cán bộ, công chức, đòi lại nhà trước đây đã cho Nhà nước thuê, mượn… nhưng tập trung chủ yếu là lĩnh vực đất đai, chiếm tỷ lệ hơn 80%, cá biệt có địa phương chiếm trên 90%, trong đó, phần lớn là khiếu nại về giá bồi thường đối với đất bị thu hồi giá thấp, giá đất tái định cư quá cao, nhiều trường hợp trước đây đã nhận tiền bồi thường, nay khiếu nại đòi được bồi thường theo giá đất mới; việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư và giao đất dịch vụ chậm được thực hiện; cơ quan có thẩm quyền không thực hiện đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất.. Qua kết quả giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính cho thấy, khiếu nại của công dân có nội dung đúng và đúng một phần chiếm tỷ lệ khá cao. Theo số liệu trong báo cáo của 45 tỉnh và 7 Bộ thì tỷ lệ này là 46,13%.”

GIẢI QUYẾT RA SAO"

Với số vụ dân đi kiện chồng chất như thế, nhà nước đã xét xử như thế nào"

Thanh Hoa phản ảnh báo cáo tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội : “ Việc giải quyết khiếu nại còn những hạn chế nhất định, ở một số địa phương còn có vụ việc giải quyết không đúng chính sách, pháp luật chưa phù hợp với thực tế, một số vụ việc tuy không phức tạp nhưng do thiếu quan tâm hoặc do sự nể nang, né tránh dẫn đến chậm được giải quyết. Trong một số trường hợp, các cơ quan trung ương khi xem xét, kết luận thiếu thống nhất hoặc có ý kiến khác nhau làm cho địa phương khó thực hiện, gây khiếu nại kéo dài.”

 “Về tiếp nhận, thụ lý đơn khiếu nại và thời hạn giải quyết: Nhìn chung, việc tiếp nhận, thụ lý đơn khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước đã được thực hiện theo đúng thẩm quyền. .. Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiếp nhận, thụ lý đơn khiếu nại và chấp hành thời hạn giải quyết còn có một số hạn chế. .. Tình trạng vi phạm về thời hạn giải quyết khiếu nại xảy ra khá phổ biến. Theo báo cáo của các cơ quan thì còn nhiều vụ việc nhất là đối với các vụ việc khiếu nại phức tạp, thời hạn giải quyết kéo dài, thậm chí có vụ kéo dài tới hàng chục năm.”

“ Về việc giải quyết tố cáo: trong 3 năm qua các cơ quan hành chính nhà nước đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết đơn tố cáo, về cơ bản đã chấp hành đúng các quy định về thủ tục, thẩm quyền giải quyết tố cáo. Một số địa phương đã xử lý nghiêm người bị tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức và công dân. Tuy nhiên, việc giải quyết đơn tố cáo còn nhiều hạn chế, thời hạn giải quyết còn kéo dài, có biểu hiện né tránh, nhất là trong trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp. Đối với những trường hợp này, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo còn thiếu chủ động và thường trông chờ vào việc giải quyết của các cấp ủy đảng.”

Với cách xử lý kiện cáo của dân từ nể nang, né tránh đến trì trệ kéo dài, có vụ đến hàng chục năm như thế thì tư cách tự phong “pháp quyền” và  “của dân, do dân và vì dân”  của nhà nước CSVN có gía trị gì không"

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO AI"

Ngay đến Chương trình được gọi là “xóa đói giảm nghèo” mang số 135 có mụch đích giúp nông dân nghèo cũng bị cán bộ, đảng viên là thành phần có bổn phận cứu hộ lạm dụng,xà xẻo.

Hãy nghe GS-TS Tô Duy Hợp tiết lộ: “Từ trước đến nay, Nhà nước đã có rất nhiều chính sách quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn và nông dân, ví dụ là chương trình 135 hỗ trợ cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, chương trình XĐGN của Ngân hàng Thế giới, chương trình đào tạo nghề cho nông dân... Tôi cho rằng, hiệu quả cũng có nhiều, thể hiện ở bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới, hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện và nâng cao.  Tuy nhiên, phải nói một thực tế rằng, hiệu quả thật đấy, nhưng bất cập cũng còn rất nhiều.”

 “ Tôi nêu một ví dụ đơn giản thế này: Đối với chương trình 135 của Chính phủ về hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn mỗi năm 400 – 500 triệu đồng/xã. Tuy nhiên, số tiền được đưa thẳng từ kho bạc đến công trình, dự án cho dân có còn nguyên vẹn hay không, hay là về đến tận tay người dân thì chẳng còn được bao nhiêu" Không phải không có nguyên do mà có người nói rằng chương trình 135 đọc ngược lại là chương trình 531... Hay là ngay cả việc sắp đặt xã nào là xã nghèo cũng là cả một vấn đề. Cái này kéo theo một nghịch lý là, tình trạng các xã chạy đua nhau để được công nhận là...xã nghèo, để được hưởng lợi từ dự án. Hoặc là vấn đề dùng tiền dự án thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất" Lựa chọn dự án nào để phù hợp với từng địa phương... Những bất cập trên, các cấp, ngành đến nay vẫn đang “loay hoay” tìm lời giải.” ( Báo Đại Đoàn Kết, ngày  11-08-2008)

Cũng trên Báo Đại Đòan Kết ngày15-8 (08), chúng ta còn được thông báo : “Đến cuối năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc là khoảng 18% nhưng vẫn còn 61 huyện gồm 797 xã, thị trấn thuộc 20 tỉnh có 600 xã thuộc chương trình 135 có tỷ lệ nghèo trên 50%. Tỷ lệ nghèo của các huyện này cao gấp 3,5 lần tỷ lệ nghèo của cả nước. Thu nhập bình quân của các hộ nghèo trên địa bàn 61 huyện là khoảng 140 ngàn đồng/1người/1 tháng tức là chỉ bằng 9% thu nhập bình quân nhóm giàu nhất, bằng 22% thu nhập bình quân cả nước. Trong đó độ sâu nghèo khổ của nhóm hộ nghèo các huyện này là 30% gấp 5 lần so với nhóm nghèo cả nước.   Nếu áp giá năm 2008 vào chuẩn nghèo theo dự kiến 300 ngàn đồng với khu vực nông thôn và 390 ngàn đối với khu vực thành thị thì tỷ lệ hộ nghèo của các huyện này ước tính lên trên 70%…”

 “Theo thống kê dân số của 61 huyện này là khoảng 2,4 triệu người trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 95%, trình độ sản xuất và canh tác của người dân còn ở mức thấp trên 80% thu nhập của huyện dựa vào nông nghiệp.”

Đại Đoàn Kết viết tiếp: “Trong 10 năm triển khai công tác 135 của chính phủ về xóa đói giảm nghèo (có 600 xã trên 797 xã của 61 huyện chiếm tỷ lệ 75%) bình quân mỗi năm nhận được từ 400 – 800 triệu đồng/năm/xã đã đầu tư xây dựng được khoảng 20 công trình chỉ đáp ứng được từ 75 - 80% nhu cầu trong xã tuy nhiên do vốn đầu tư còn thấp, số lượng công trình nhiều nên chất lượng còn hạn chế nhất là các công trình giao thông đã xuống cấp cần phải nâng cấp lại, các công trình phục vụ cho giáo dục y tế chưa có nước sạch, chưa có công trình vệ sinh. Đối với các xã còn lại chưa thuộc chương trình 135 (136 xã ) thì cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã này còn rất yếu, các công trình hạ tầng mới đáp ứng được gần 50% nhu cầu. Đây là vấn đề cấp bách cần nhà nước có những cơ chế, chính sách hỗ trợ để nhân dân các vùng này có điều kiện phát triển từng bước thoát khỏi đói nghèo.”

Theo Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội): “Mặc dù đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách để giảm nghèo nhưng trên thực tế tác động của các chính sách còn hạn chế, tốc độ giảm nghèo còn chậm không mang tính bền vững nên vấn đề tái nghèo là một thách thức lớn.”

Trước hòan cảnh bi thảm của người dân Việt Nam nói chung và Nông dân nói riêng như thế, đáng lẽ ra những người có trách nhiệm của đảng Cộng sản Việt Nam đã  phải cấp thời đưa ra  chính sách cải thiện nền nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp từ hàng chục năm trước để trả ơn nông dân.

Rất tiếc họ đã không làm những việc có lợi cho dân mà lạI chiếm đất của dân để dựng lên những khu công nghiệp làm lợi cho tư bản nước ngoài và làm giầu cho  đảng CSVN.

Trước áp lực của nhu cầu tồn tại của đảng, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X  của đảng CSVN đã đưa ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” để gọi là “  Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.”

Nhưng liệu có kịp không vì chủ trương, chính sách nào dù được mau chóng ban hành và áp dụng hòan hảo cũng phải mất một thời gian ít nhất từ 3 đến 5 năm may ra mới nhìn thấy kết qủa.

Kinh nghiệm sau hơn 20 năm Đổi mới đã chứng minh nhà nước Cộng sản nói nhiều hơn làm nên những tiêu chuẩn của Nghị quyết 26 đề ra  đến năm 2020  Việt Nam sẽ đưa “Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 3,5 - 4%/năm”, “Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản 3 - 3,5%/năm” và “Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay” cũng chỉ là giấc mơ khó đạt được với tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược như hiện nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.