Hôm nay,  

Bướm 6 Cánh: Tập Thơ Lạ Của Các Thi Sĩ Trẻ

17/08/200800:00:00(Xem: 7917)

Bìa tập thơ.

Trích Lời Nói Đầu

Mỗi thời đại, thậm chí mỗi thế hệ thơ cần có phương tiên khác nhau để thể hiện nội dung hoàn cảnh cuộc sống. Thơ vần điệu thích hợp với truyền thống và Tiền chiến, chuyên chở tình tự con người trong một xã hội nông nghiệp là chính, thế nên chúng ta đã có những bài thơ và tác phẩm hay. Sau thời kỳ phân chia, rồi chiến tranh, thập niên 1960, lòng người phân tán, không còn an bình như cũ, thơ cần có cách nào đó nói lên nỗi bất an, phản kháng, và nổi loạn, và vì thế thơ tự do ra đời, kéo dài đến sau thời hậu chiến tranh Việt nam, thập niên 1980, và đã xuất hiện một số nhà thơ xuất sắc. Nói như thế để chúng ta thấy rằng, nếu có một phương tiện thích hợp để chuyên chở nội dung khác nhau ở những thời điểm khác nhau, sẽ có được những tác phẩm giá trị và những nhà thơ tài năng.

Thập niên 1990, một thế hệ ra đời sau thời mở cửa, tiếp nhận nền văn minh điện toán và mạng lưới thông tin toàn cầu internet, chắc chắn tâm tư, ước vọng của họ không giống với những thế hệ trước đó, dù chỉ cách nhau khoảng 10 năm. Họ cần có một phương tiện biểu hiện riêng. Thơ tân hình thức cung cấp cho họ một thể thơ và những yếu tố kỹ thuật cần thiết để phát huy tài năng, chia sẻ tâm tình với những thế hệ khác và với thế hệ của chính họ với nhau. Sử dụng phương tiện và nội dung như thế nào lại là vấn đề của họ, nhưng thường thì thay đổi về hình thức luôn luôn làm thay đổi nội dung và ngược lại, nội dung mới đòi hỏi một hình thức mới.

Về chủ đề tuyển tập, nhà thơ Gỷang Anh Iên giải thích: “Cốt lõi của tân hình thức là hiệu ứng cánh bướm với sự vận động phản hồi và lập lại nhưng không cùng biên độ dao động. Kỹ thuật lập lại tạo nên loại nhạc điệu xoay vòng, không bài thơ nào giống bài thơ nào, dù cùng một tác giả. Bên cạnh đó, hình ảnh con bướm 6 cánh đang đập với 5 gương mặt trẻ, còn gương mặt thứ 6 với dòng chữ Comming Soon là hi vọng và chờ đợi những tiếp nối khác trong tương lai...” Như vậy quan tâm của họ là những chuyển đổi mang tính toàn bộ, vì nếu không thì làm sao có thể phản ánh thực tại đang biến hiện không ngừng nghỉ, trong thời đại mà  không ai có thể đoán trước bất cứ điều gì.

Trở lại đời sống thường ngày, những chiếc điện thoại cầm tay xinh xắn, đủ mọi chức năng đang trở thành phương tiện thời trang của giới trẻ. Người ta không thể ngờ rằng, chỉ cách đó vài năm, những hộp điện thọai công cộng (mà một nhà thơ gọi là “hộp phát tiếng người’) vẫn còn là một tiện nghi thông dụng. Sự thay đổi phương tiện truyền thông từ hệ số analog sang digital, tạo nên tiến bộ vượt bực mang tính toàn cầu, vì ngay tại các nước phương Tây, từ năm 2000, những hộp điện thọai công công, đặt ở nơi đông người qua lại, đã lặng lẽ biến mất.

“Hộp phát tiếng người” cũng làm chúng ta liên tưởng tới kiến trúc hiện đại với những tòa nhà chung cư hình hộp, bị phá hủy vào những cuối thập niên 1960, đầu 1970 ở  Mỹ vì lý do, những thiết kế đó đã cũ kỹ và đơn điệu, không có ý nghĩa gì ngoài những đường nét vuông vức, hình học, xa lạ với đời sống của cư dân, mà những nhà phê bình hậu hiện đại sau đó gọi là “bộ máy để ở”. Sự xa cách với đời sống con người từ kiến trúc, hội họa đến thơ của thời hiện đại đã đưa tới bế tắc, đòi hỏi thay đổi. Ngay cả khoa học cũng phải bước ra khỏi thế giới thuần lý để giải thích đời sống con người, lý thuyết hỗn mang vào thập niên 1960 chẳng hạn.

Điều này cho thấy sự liên hệ mật thiết giữa con người, vật thể và những tiện nghi của nền văn minh mới. Đó chính là nguyên nhân sâu xa làm thay đổi tâm tư con người. Không ai còn có khả năng phán xét, áp đặt những quan điểm khác nhau lên những thành phần khác nhau trong xã hội. Sự hài hòa, đa sắc thái được tôn trọng. Và thơ đang là chất xúc tác làm cân bằng đời sống. Tại các nước tiên tiến như Mỹ, thơ đang ở thời kỳ sung mãn, được cổ võ và sáng tác khắp nơi. Nhưng với chiều hướng, thơ hay cũng như bông hoa đẹp, phải thuộc về và nhận biết từ mọi con người chứ không phải của riêng một nhóm chọn lọc nào.

Chúng tôi giới thiệu 5 nhà thơ trẻ nhất đối với một nền thơ và dòng thơ mới, như những người đứng ra chuyển giao phương tiện thơ cho thế hệ họ. Họ đến với thơ tân hình thức như những con người bình thường, phát biểu một quan niệm, thơ thể hiện đời sống bình thường vì sự bình thường, chứ không phải khác thường, mới mang lại niềm vui và  hạnh phúc cho con người. Họ chú tâm hồi phục lại nghệ thuật thơ, hay nói khác, thay thế nghệ thuật cũ  bằng nghệ thuật mới, đẩy thơ, cả nội dung và hình thức đi về phía trước. Sự thành công tùy thuộc vào sự đầu tư, tài năng cùng sự tham dự của những nhà thơ trẻ khác, qua trung gian của họ, để có được tiếng nói mạnh mẽ chung của toàn thế hệ.

Họ xuất hiện nơi đây, không phải với những tuyên ngôn nảy lửa, nhiều tính tu từ mà chỉ bằng những sáng tác dung dị, mới mẻ và sâu sắc, đóng góp tính đa dạng cho thơ. Họ ý thức một cách rõ rệt, cần học hỏi kinh nghiệm sáng tác nơi vần điệu và tự do, thì thơ tân hình thức mới có sức mạnh trưởng thành, đồng hành với các dòng thơ khác. Vì vậy, họ ước mong được chia sẻ, giúp đỡ từ những thế hệ đi trước, bởi thơ phải như một dòng sông với nhiều dòng chảy, cộng hưởng lẫn nhau mới có khả năng đưa thơ Việt ra khỏi sự bất động để ngang tầm với những nền thơ lớn khác.

Giới thiệu 5 nhà thơ trong bước khởi đầu của nhà xuất bản là một hân hạnh. Chúng tôi tin rằng, với tinh thần rộng mở, yêu thơ, bạn đọc và các bậc trưởng thượng sẽ dành cho những nhà thơ trẻ nhất của nền thơ chúng ta những cảm tình đặc biệt, cụ thể bằng cách đánh giá khách quan, phê bình và giới thiệu rộng rãi đến nhiều người đọc, để họ đủ tự tin, điều chỉnh lại bước đường thơ của họ. Đó chính là sợi dây tinh tế, cần thiết xuyên suốt nhiều thế hệ với nhau, trong chiều dài thiên niên kỷ của thơ. Sau cùng, xin quí vị nhận nơi đây sự biết ơn chân thành của chúng tôi, nhà xuất bản và những nhà thơ trong tuyển tập này.

Inrasara

Tân hình thức, một bước đi mới

Ghi nhanh, nhân đọc Bướm sáu cánh, tập thơ 5 tác giả:

Biển Bắc, Bỉm, Thiền Đăng, Nguyễn Tất Độ, Gyảng Anh Iên,

do NXB Tân hình thức xuất bản, Sài Gòn, 2008.

Một trào lưu văn nghệ nào bất kì luôn có kẻ mở đường, người đi theo con đường đó. Có người đi vì vui, rồi bỏ dở chừng. Có kẻ kiên trì đi cuối con đường, dù thành tựu đâu không biết, trong khi mục tiêu cứ hun hút xa. Nhưng cũng có không ít người nhập cuộc và góp phần khai quang, mở rộng con đường.

Tân hình thức không là ngoại lệ.

Từ khi mở mắt chào đời tại Hoa Kì bởi nhà thơ Khế Iêm và được xiển dương qua tạp chí Thơ, sau đó, là Website Tanhinhthuc.org, tân hình thức cũng trải qua mấy gập ghềnh. Hàng loạt tên tuổi nhà thơ đã/ chưa thành danh từ trong đến ngoài nước nhập cuộc. Trần Tiến Dũng, Nguyễn Đạt, Lưu Hy Lạc, Đỗ Kh, Lê Thánh Thư, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy…

Và như định mệnh ngoại biên tự dành cho mình, hàng loạt thi phẩm tân hình thức ra đời qua hình thức in photocopy: Đoàn Minh Hải với Đại nguyện của đá (2003); Thơ tân hình thức, tập thơ in chung của nhiều tác giả ra đời cùng năm, bên cạnh các tập thơ riêng cũng có mặt không ít bài tân hình thức. Song hành với sáng tác là các tiểu luận, trong đó Tân hình thức, tứ khúc và những tiểu luận khác của Khế Iêm do Văn mới (Hoa Kì) ấn hành là rất đáng kể. Như thể một tuyên ngôn của phong trào. Ở ngoài nước, thi phẩm song ngữ Anh - Việt: Blank Verse, An Anthology of Vietnamese New Formalism Poetry, USA, 2006, xuất hiện khá bề thế, khẳng định thế đứng của tân hình thức Việt. Cuối cùng, cuối năm 2006, Inrasara cho ra đời tập thơ Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn in. Có thể nói đây là dấu mốc ghi nhận sự có mặt đầy “chính thống” của tân hình thức với tư cách một trào lưu văn chương.

Trong khí quyển thơ ca Việt “có mặt bằng mà chưa có đỉnh cao” hay các dạng thơ theo xu hướng “cổ truyền” chiếm thế áp đảo trên các phương tiện thông tin đại chúng; hoặc loại thơ tự do cao sang, bí hiểm đang dần chui vào tháp ngà mình mình biết mình mình hay, phong trào tân hình thức xuất hiện đã thổi luồng khí mới. Nó đưa thơ trở lại với đời thực hơn, ngôn ngữ thơ gần gũi với đời thường hơn, nhà thơ hết còn nỗ lực cắt đứt dây nhợ với truyền thống quá khứ để làm ra cái gì thật độc sáng. Khế Iêm tuyên bố: "Thơ tự do, sau một thế kỷ đã cạn nguồn và cùng kiệt (…) Tân hình thức như một thời lãng mạn mới, một trật tự mới hay một nền ca dao mới trong một xã hội bình đẳng và dân chủ, lôi cuốn người đọc, làm phong phú đời sống và ngôn ngữ tự nhiên” (Tạp chí Thơ số 20, tr.70). Tân hình thức "kết hợp với một số yếu tố và kỹ thuật của thơ tự do, phá vỡ những âm hưởng Tiền Chiến, chấm dứt nửa thế kỷ dậm chân tại chỗ của thơ Việt." (Khế Iêm, Tạp chí Thơ số 18, tr.94).

Lập ngôn và lôi cuốn gần nửa trăm tác giả thử nghiệm, tân hình thức đã tạo nên một phong trào sôi động. Thế nhưng, vần và lặp lại nguy cơ đưa thơ vào sự quẩn quanh, bí bức, nhàm chán; tính truyện đã xô rất nhiều bài thơ trở thành lan man và nhảm; ngôn ngữ đời thường khiến không ít người làm thơ lạm dụng ngôn từ dung tục từ đó tầm thường hóa thơ.

Độc giả dị ứng với tân hình thức đã đành, ngay những kẻ nhiệt tình với nó nhất cũng có vẻ nguội lạnh. Phong trào thơ tân hình thức ở trong nước (chủ yếu tại Sài Gòn) sôi nổi vào ba năm đầu (2001-2003), sau đó không khí trầm lắng hẳn đi. Các nhà thơ đang đứng lại, lấy hơi và nhìn lại mình.

Sự nhìn lại mình này kéo dài hơi lâu. Phong trào này chết chăng" Không! Đã có thế hệ mới, tác giả khác có mặt tiếp lửa. Bướm sáu cánh, tập thơ của năm tác giả do Nhà xuất bản Tân hình thức ấn hành năm 2008 làm cuộc trỗi dậy đó.

Với những “L[nh]ảm” của mình, vẫn là chuyện vụn vặt ngày thường, nhưng Bỉm biết đưa ngôn ngữ thơ dấn vào tâm trạng bề sâu hơn, tứ thơ cư trú ở khoảng bấp bênh hơn dù ở đó không thiếu khuyết chất bỡn cợt. “Cột điện” của Gyảng Anh Iên khiến ta nhớ đến sự kiện dự án nghệ thuật đường phố “Tôi là cột điện” của Trần Lực và Lê Anh Hoài ở Hà Nội tháng sáu vừa qua. Nhưng chẳng phải bằng thái độ vô phân biệt giữa người và sự vật mà tại đây thi sĩ nhận ra chức năng khác của cột điện – buồn cười. “Nói chung chẳng có gì để nói”: lặp lại, lẩn quẩn, tù túng của một sinh thể người với bao tử đang “thoát dịch vị” trong thành phố tiền hiện đại. “Guitar đêm” như thể một lãng mạn mới; cũng sương khuya, côn trùng, cũng tiếng mẹ thở hay giấc ngủ sâu, nhưng qua tân hình thức, chúng đã mang hơi thở khác. Nữa: “Thành & bại” không phải không “đầy tràn cảm xúc”.

Biển Bắc, Bỉm, Thiền Đăng, Nguyễn Tất Độ, Gyảng Anh Iên, ở nhiều góc độ khác nhau, họ khai thông dòng chảy mới cho tân hình thức Việt.

Sài Gòn, 17.07.2008.

(http://thotanhinhthuc.org/)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.