Hôm nay,  

Anh Lý Khôi Việt Ơi! Nhớ Anh, Xin Một Nụ Cười

18/08/200800:00:00(Xem: 8347)
Tôi bàng hoàng trước tin anh Lý Khôi Việt (1951-2008) đột ngột bỏ chị, hai con, bà con và bạn bè ra đi vĩnh viễn khỏi cõi tử sinh.

Anh là một trong số vài người từ Pháp qua Hoa Kỳ mà tôi có dịp gặp và quen trong những năm đầu thập niên 1980, lúc đó tôi còn là sinh viên ở Đại Học Berkeley, thích hoạt động và viết báo. Với anh Lý Khôi Việt, tôi biết anh không chỉ nghiên cứu, viết báo mà còn làm báo, để chuyên chở những suy nghĩ, tâm tình gửi đến giới trẻ và cho quê hương còn đầy những áp bức, bất công, nghèo đói và mong cho đất nước tiến bộ.

Thời gian sống ở Berkeley trong đầu thập niên 1980, anh đã làm tờ Thanh Niên Hành Động, nhưng không được bao lâu thì tờ báo chết. Lúc đó, sinh hoạt ở Mỹ của anh được chú ý vì có người phản đối việc anh đã gửi thư cho Thủ Tướng Phạm Văn Đồng với những đề nghị xây dựng quốc gia. Ở thời điểm một vài năm sau khi chiến tranh chấm dứt, việc làm công khai này của anh là một hành động can đảm, nhưng đã tạo ra những nghi ngờ của một số người trong cộng đồng về quan điểm của anh. Gặp anh, tôi có hỏi và anh xác nhận có kiến nghị lãnh đạo Việt Nam vì anh thực sự muốn đất nước có những cải cách, tiến bộ.

Sau một thời gian làm việc ở nước ngoài, khi tôi về lại Hoa Kỳ thỉnh thoảng gặp lại anh trong những sinh hoạt và biết chuyện anh cũng đã lên đường về Đông Nam Á với một trong nhiều nhóm kháng chiến thời đó. Nhưng mộng ước giải phóng quê hương không thành, anh trở lại Hoa Kỳ. Gặp lại sau nhiều năm, anh trao cho tôi tấm danh thiếp với một cái tên mới, tên Nhật hoàn toàn, mà bây giờ tôi không còn nhớ rõ, hình như anh đã trở thành người mang giòng họ Yamamoto thì phải. Tôi không thắc mắc hay ngạc nhiên vì trong nhiều tổ chức kháng chiến lúc bấy giờ, có nhiều đoàn viên, lãnh đạo cũng đã thay họ, đổi tên để dễ dàng công tác.

Rồi anh làm tờ Bông Sen, toà soạn đặt ở Milpitas mà tôi đã có dịp ghé chơi. Đọc Bông Sen tôi biết anh Lý Khôi Việt giờ trở lại con đường hoạt động văn hoá, nghiên cứu Phật học, truyền bá Phật pháp, phát huy văn hoá nước nhà. Những công trình nghiên cứu, những bài viết của anh, nhất là quan điểm cho rằng những giáo sĩ Pháp đến xâm lăng, đô hộ nước Việt và mang theo đạo Thiên Chúa Giáo là nguyên nhân cho sự đi xuống của Việt Nam so với thời kì hưng thịnh dưới triều đại các vua tôn sùng Phật học, đã gây nhiều tranh cãi. Nhưng đó cũng là những đóng góp cho nền Phật học, cho nền văn hoá Việt và sinh hoạt báo chí của người Việt hải ngoại.

Anh là người mà khi có dịp gặp tôi thường hỏi thăm về tình hình sinh hoạt Phật giáo quê nhà, vì tôi biết anh có hiểu biết sâu sắc. Có một lần đọc được thông tin bằng tiếng Anh về sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có tin Thượng Toạ Thich Tri Quang (không có dấu) tham gia nhiều sinh hoạt của Phật giáo. Tôi đinh ninh đây là Thầy Thích Trí Quang đã một thời sôi nổi tranh đấu dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, sau nhiều năm im tiếng nay ra sinh hoạt với giáo hội trở lại. Nhưng hỏi anh thì mới biết đó là Thượng Toạ Thích Trí Quảng, một nhà sư trẻ, chứ không phải người lãnh đạo phong trào Phật giáo đấu tranh trong thập niên 1960.

Gần đây đọc bài anh viết về Chùa Báo Thiên, nhân vụ tranh cãi về đất Toà Khâm Sứ ở Hà Nội, tôi đồng ý rằng anh đã đưa ra những chứng minh lịch sử thuyết phục. Qua tranh cãi này, anh đã có kết luận thật hùng hồn: “Những người Việt nào không dám nói lên công lí lịch sử của dân tộc Việt Nam thì chưa đủ tư cách công dân để bàn luận về tự do dân chủ của nhân dân Việt Nam, và lại càng không xứng đáng để lãnh đạo đất nước Việt Nam”. (talawas.org 28.2.2008)

Những việc anh làm trong đời, từ ngày còn trẻ cho đến cuối đời, tất cả đều mang hoài bão để Việt Nam được hưng thịnh, như thời Lý-Trần, như tên của trường Phật Học Lý Trần mà anh làm giám đốc. Như bút danh anh đã chọn là Lý Khôi Việt, mà đến nay tôi vẫn nghĩ là tên thật của anh. Cho đến khi đọc Việt Báo được tin anh ra đi, tôi mới biết Lê Hiếu Liêm mới chính là tên được bố mẹ đặt cho anh khi chào đời.

Anh Việt ơi! Trong những cái tết không có gia đình ở bên, tôi còn nhớ đã có lần được ăn Tết ở nhà anh cùng với các bạn trang lứa như anh Nguyễn Tâm, anh Nguyễn Hữu Liêm trong thời gian sống ở Berkeley. Đầm ấm, vui ca và chúng tôi cùng mơ ước một ngày được nhìn thấy quê hương trong tự do, ấm no.

Anh và tôi đều tin rằng ngày đó đang đến với quê hương. Nhưng sao anh lại bỏ đi sớm vậy.

Chúc anh tịnh yên nơi cõi Phật. Nhớ đến nhau xin nở một nụ cười tươi, như anh đã từng có với anh em nơi cõi trần này, anh nhé.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai cuộc thử nghiệm  lòng  dân cùng xẩy ra một ngày, ở hai lục địa khác nhau nhưng có cùng một bài học về dân chủ  cho đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên các báo mạng ra ngày 27-11-2007, và cả báo truyền khẩu quán cóc vỉa hè, xe ôm, hớt tóc dạo... tất cả đều luân lưu những bản tin
Hội Đồng Giám Sát Quận Cam đã vinh danh ông Nguyễn Nam Lộc vì đã hoạt động liên tục 32 năm qua
Trong dịp ra mắt CD "Lá Rơi Bên Thềm” của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn ở Paris, Tuyết Mai được dịp gặp gỡ một số nghệ sĩ tài danh ở đây
Vào giữa tháng 11, 2007, báo chí loan tin: Mới đây, 20.000 công dân của Hiệp hội Những người ăn chay ở Pháp
Tôi đã quan sát sự tương quan giữa nền kinh tế của Việt Nam và vấn đề tham nhũng tại đó trong nhiều năm qua. Chính tôi nhìn thấy nhà nước cộng sản
Vào đầu năm tới, một hội nghị quốc tế sẽ được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề "Việt Nam, một ngôi sao đang lên". Hội nghị do tạp chí chuyên đề nổi tiếng
Sau khi thành công chế tạo bom áp nhiệt, một loại vũ khí quan trọng đã giúp giảm thiểu số tử vong của binh sĩ Hoa Kỳ
Vì thời tiết ẩm ướt đang đến, các giới chức tiểu bang và liên bang thúc giục cư dân tiểu bang California bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn năm 2007
Sau năm 1975, bộ đội Bắc Việt thường khoe với nhân dân miền Nam về kỹ thuật chiến đấu cao độ của các phi công Bắc Việt là "máy bay của ta
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.