Hôm nay,  

Hàng Trăm Tăng, Ni, Phật Tử An Cư Ở Chùa Việt Nam, Texas

06/08/200800:00:00(Xem: 7786)

Hình ảnh an cư kiết hạ.

Ngày Xưa, khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã dạy Chư Vị Tăng Ni, mỗi năm nên An Cư tu học, thúc liễm thân tâm. Trong thời gian ba tháng, từ rằm tháng Tư (Phật Đản) đến Rằm tháng 7 (Lễ Vu Lan). Thời gian này gọi là thời gian An Cư Kiết Hạ.

Trung Tâm Phật Giáo chùa Việt Nam tại thành phố Houston, Texas, đã tổ chức khóa An Cư Kiết Hạ trong thời gian 2 tuần từ 30 tháng 6/2008, đến ngày 12 tháng 7 năm 2008.

Trong khóa An Cư này, tại chùa Việt Nam, Houston, đã qui tụ gần một trăm chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, và hơn một trăm Phật Tử tùng hạ (được chư Tăng, Ni hướng dẫn tu học và an cư tại Chùa).

Phần đông Chư Tôn Đức, Tăng Ni từ các tiểu bang ở xa về: California, Virgina, Massachusett, Oregeon, Washington, Arizona, Louisana, Nebraska, Ohio, Wisconsin, Kansans, v.v…

Chương trình tu học mỗi ngày thật nghiêm túc. Vào 5:30 sáng, tất cả chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử vào chánh điện để tọa thiền. Kế tiếp là thời công phu sáng trong không khí trong lành của buổi bình minh, khi những giọt sương long lanh còn đọng trên đầu cây ngọn cỏ, lời tụng kinh trầm hùng đã làm tăng thêm phần đạo vị thanh thoát chốn thiền môn.

Tiếp theo, sau buổi điểm tâm là thời Niệm Phật A Di Đà. Trong thời khóa này hành giả ngồi, kinh hành và lễ bái Niệm Phật. Phương pháp này giúp cho hành giả an trú trong chánh niệm, gạn lọc tam độc: Tham sân si, vàphát huy tam vô lậu  học: giới, định,  huệ.

Tiếp theo là giờ quá đường (thọ trai buổi trưa) trong hội trường mới vừa hoàn thành xong. Hàng trăm chiếc Y vàng của chư Tăng, Ni cùng với các tà áo  tràng lam của thiện nam, tín nữ đã làm rực lên ánh màu thanh tịnh và giải thoát. Tất cả đều dùng cơm trong chánh niệm. Khi độ ngọ, hành giả luôn nhớ công ơn người nông phu dãi nắng dầm mưa làm nên bát cơm này, người làm vườn trồng rau, và công khó nhọc của những tín chủ đã dâng cúng dường thức ăn này. Giờ quá đường thật trang nghiêm kéo dài độ một tiếng đồng hồ. Khi xong giờ quá đường là giờ chỉ tịnh.

Tiếp theo là thời khóa lạy sám hối theo kinh Thủy Sám. Thời khóa sám hối như dòng cam lộ tinh thủy của Mẹ hiền Quán Âm rửa sạch tội lỗi, để tâm được thanh tịnh. Thời sám hối giúp đại chúng thanh lọc thân tâm, làm tiêu trừ nghiệp chướng đã gây ra:

"Đệ tử vốn tạo các nghiệp ác,
Đều bởi vô thỉ: Tham, sân, si,
Từ thân, miệng, ý phát sinh ra,
Tất cả hôm nay xin sám  hối.

Sau giờ dược thực, Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật Tử thường đi kinh hành theo các lối đi trong sân và vườn chùa. Tại tiền đình, Mẹ Hiền Quan Âm dịu dàng soi từ dung bên dòng thủy tinh hồ Hương Thủy. Khi ánh tà dương lần khuất nơi chân trời, hành giả đã từng bước chánh niệm trong sân trước, sân sau, các ngõ thiền hành:

"Từng bước gió mát dậy
Từng bước nở hoa sen."
(Thiền Sư Nhất- Hạnh)

Và:

"Bước mãi đi hoài chẳng mỏi chân
Đường đi in dấu đã bao lần
Hôm nay trở lại bên bờ cũ
Ta bỗng tìm ra một dấu chân."

 "Từng bước thâm huyền bỗng hiện ra
Đi từ Phật Độ đến Ta Bà
Thông qua bờ giác Mê và ngộ
Vườn Đạo muôn đời vẫn nở hoa."
(thơ Huyền Không)

Sau đó, là giờ tụng và giảng kinh "Phước Đức" do Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh, viện chủ chùa Việt Nam hướng dẫn và thuyết giảng. Đây là phần mở đầu Kinh Phước Đức: "Đây là những điều tôi được nghe bởi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại Tu Viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya, có một Thiên giả hiện xuống thăm người, hào quang và vẻ đẹp của Thiên giả làm sáng cả vườn cây. Sau khi đảnh lễ Đức Thế Tôn, vị thiên giả xin tham vấn bằng một bại kệ:

"Thiên và nhân thao thức
Muốn biết về phước đức
Để sống đời an-lành
Xin Thế Tôn chỉ dạy."

Tiếp theo là những lời dạy đầy lòng từ bi và trí tuệ của Đấng thế Tôn, gồm có: lánh xa kẻ xấu ác, thân cận người hiền, sống trong môi trường tốt, hành trì giới luật, có hiếu mẹ cha, có lòng bố thí, tránh xa điều ác, là việc lành, khiêm cung lễ độ, tri túc biết ơn, biết kiên trì phục thiện, sống tinh cần tỉnh thức, sống trong cuộc đời mà tâm không lay chuyển, dứt sạch phiền não, ấy là đời sống phước đức.

Hòa thượng Thích Nguyên Hạnh, với giọng trầm hùng, với cách trình bày mạch lạc, khúc chiết, với tư tưởng phong phú, thông suốt, đã đưa thính chúng trở về hình ảnh ngày xưa, mà nơi đó, tại Tu Viện Cấp Cô độc, trong vườn Kỳ Đà, Chu Vị Thánh Tăng đã cung kính đảnh lễ Đấng từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, và nghe bài pháp từ Kim Khẩn Ngài nói ra. Lời pháp  nhủ của Ngài đã giúp cho Thánh chúng thông hiểu sâu xa hơn về đạo lý thâm diệu, để đạt đến bậc Chánh Đẳng, chánh giác. Hôm nay, trong ngôi đại hùng bảo điện của Trung Tâm Phật Giáo chùa Việt Nam Houston, Hòa thượng Viện Chủ đã làm sống lại những lời dạy quý báu của Đấng Từ-Phụ. Và Kinh đã dạy:

"chung đụng trong nhân gian
Tâm không hề lay chuyển
Phiền não hết an nhiên
Là phứơc đức lớn nhất
"Ai sống được như thế
Đi đâu cũng vững mạnh
Phước đức của tự thân."
(Kinh Phước Đức)

Đặc biệt nhất là giờ pháp đàm của chư Tôn Đức Tăng Ni, quý hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng ni, đã ngồi lại bên nhau trong buổi pháp đàm. Chư tôn đức cùng chia xẻ những kinh nghiệm quý báu trong khi tu đạo và hành đạo. Lời vàng ý ngọc của chư tôn đức sẽ là hành trang quý báu của quý thầy cô trẻ tuổi, giúp cho quý thầy cô thêm nhiều kinh nghiệm để tu học tinh tấn hơn. Trong giờ pháp đàm cũng có khi có những phát biểu chân thành những tâm tình dàn trải để huynh đệ hiểu nhau hơn trong tình Linh sơn cốt nhục. Và cũng có nhuũng dòng lệ tràn mi khi nghe một mẫu chuyện cảm động trong đời hành đạo gây xúc động tâm tư Chu Vị tăng ni.

Hình ảnh nổi bật trong mùa An Cư Kiết hạ là vị chứng minh sư trong khóa An Cư, nét từ bi, từ hòa và từ ái của Hòa thượng làm ấm lòng chư tăng ni tham dự. Thầy luôn có mặt khắp nơi: Phật đường, sân chùa, hội trường, giờ pháp thoại, pháp đàm, thiền hành để theo dõi mọi sinh hoạt của khóa An Cư.

Trong chức vụ trị sự trưởng, Thượng Tọa Thích Nguyên Đạt, với nụ cười hoan hỉ dáng dấp bao dung, là hình ảnh không thể thiếu trong mọi sinh hoạt tại chùa Việt Nam Houston. Thầy đã hăng hái, nhiệt tình trong mọi việc, từ sân chùa, chánh điện, giảng đường đến nhà trù, lời nói duyên dáng nhưng đạo vị của Thầy làm cho bầu trời Houston trở nên tươi mát hơn giữa trưa hè oi bức..

Quý thượng tọa, đại đức tăng ni và Phật tử trong chùa cũng đã hết lòng làm việc giúp đỡ mọi sinh hoạt trong khóa An Cư Kiết Hạ.

Nhất là quý Phật tử lớn tuổi, không quản ngại tuổi cao, sức yếu, làm việc không mỏi mệt, thể hiện tấm lòng trọng đạo, tôn sư.

"Xin nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật Đạo."

Trong buổi thiền trà bế mạc, chấm dứt khóa An Cư Kiết Hạ, đại đức Thích Thông Đức, viện chủ chùa tại Louisiana đã đại diện chư tăng đảnh lễ Hoà Thượng Viện Chủ cảm tạ lòng từ bi của Hoà thượng và chư tôn đức tăng ni, đã vì lợi ích cho đạo pháp, mà đã hy sinh làm việc không quản nhọc nhằn, chư tăng xin nguyện cầu Chư Phật gia hộ cho Hòa Thượng viện chủ và quý vị luôn khang an, hoan hỉ.

Sư Bà Thích Nữ Khiết Minh, viện chủ chùa Kiều Đàm Di (Ấn Độ) đã thay mặt Chư Ni trong khóa tu, dâng lời tác bạch lên Hòa Thượng Viện chủ lời cảm tạ chân thành. Sư bà đã thưa "Cách đây 25 thế kỷ, Tổ sư Ni Kiều Đàm Di và 500 người nữ đầu tiên đã được ngài Anan xin Phật cho xuất gia và gia nhập tăng đoàn.
Ngày hôm nay, ni giới chúng con cũng đã được Hòa thượng Viện chủ và chư tôn đức cho phép chúng con được tu học dưới sự giáo hóa che chở của quý ngài. Đối với chúng con, hòa thượng viện chủ là hình ảnh tôn giả A Nan khả kính. Chúng con xin nguyện tu học tinh tấn, để khỏi cô phụ tấm lòng chư Phật, Chư bồ tát, Chư Tổ Sư, chư tôn đức…"

"Ân giáo dưỡng đời đời xin ghi tạc
Nghĩa Ân Sư mãi mãi nguyện đáp đền."

Khóa An Cư Kiết Hạ được kết thúc trong niềm hoan hỉ của mọi người. Chư vị tăng ni trẻ tuổi được học hỏi thêm những kinh nghiệm hoằng pháp của Chư tôn hòa thượng, chư thượng toạ, chư Ni sư, những lời pháp nhủ từ bi cộng với thân giáo của quý ngài sẽ là hành trang quý báu cho quý thầy cô trẻ trên đường hoằng đạo trong hiện tại và tương lai. Dung nghi thuần hòa, đầy từ ái của Quý Ngài cũng gây tín tâm thêm cho hàng Phật tử tại gia đã được tiếp xúc học hỏi trong thời gian tu học.

Nếu ngài Xá Lợi Phất đã từng nghe lờp pháp nhủ của Phật mà được sinh vào nhà Phật pháp, thì chư tôn đức tăng ni, nhờ thúc liễm thân tâm trong mùa An cư, tự tìm phương pháp tu học để được tiến bộ hơn, bồ đề tâm kiên cố hơn.

Trung tâm Phật giáo Chùa Việt Nam Houston đã thành công viên mãn trong việc tổ chức khóa An cư Kiết Hạ năm nay. Nếu Lễ hội Quan Âm vừa qua giúp người Phật tử thêm tín tâm trong việc kính ngưỡng Mẹ hiền Quan Âm, thì mùa An Cư Kiết Hạ đã là chiếc nôi đạo vị để làm tăng trưởng Bồ Đề Tâm, và nuôi dưỡng chí nguyện tự giác, giác tha của người con Phật.

"Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật giáo vô thượng thệ nguyện thành."

Xin nguyện cầu Thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

Mùa An Cư Kiết Hạ 2008

THÍCH NỮ NHƯ NGỌC

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.