Hôm nay,  

Huế Trong Mắt Tôi (Tùy bút)

02/05/200800:00:00(Xem: 8821)

Mùa thu 1965, tôi đến Huế trong màu aó lính của một dịp đi công tác vơí  đoàn văn nghệ quân đội trung ương. Trong lịch trình công tác không tính đến Huế vì chủ yếu trong chuyến đi này là giúp vui cho lực lượng đồng minh taị Đà nẵng, Chu lai. Giờ chót họ xếp chúng tôi ghé bản doanh Sư  đoàn 1 để diễn cho lính mình.  Do không được sắp xếp trước,  đơn vị chủ nhà đem tuị tôi ra ...ngủ đò trên sông Hương. Huy động hơn chục con đò cho đoàn khoảng bốn mươi người, tụ về chỗ cây đa đường THĐ. Sau khi chia nhau chỗ ngủ, đò phaỉ thả ra giữa sông, sợ gần bến biết đâu ăn phaỉ lựu đạn của mấy anh nằm vùng.

Lúc này Huế đã nhiễm sắc thái của chiến tranh. Một đaị đơn vị của quân đội đóng bản doanh ngay trong thành nội gần khu Gia Hội là dấu hiệu Huế không còn là Huế của ngày xưa, âm vang của những ngày mà từ thuở học trò tôi  đã được nghe và đồng cảm vơí ‘tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ xương.”  Huế sẽ chịu thân phận đẩy đưa của vân nước mà người ta cứ lấy Huế làm địa bàn chiến lược, vơí chiêu bài mất Huế là mất tất cả, để từ đó Huế không còn tự thân là Huế nữa.

Được ngủ đò qua đêm trên sông Hương ở thời điểm này là một kỷ niệm khó quên, không phaỉ chỉ các nghệ sĩ trong đoàn  mà chính tôi, từ những ngày đọc thơ Hàn mặc Tử vẫn ao ước đến Huế để thưởng ngoạn cảnh sắc cố đô, để cảm nhận Huế của thơ, của nhạc, của giai nhân mà những văn nhân mặc khách những thập niên thanh bình  thuở trước đã dừng chân, ghé bến.

Đêm đã khuya, ngôì ở một đầu khoang cùng ông lái đò, tôi quyết định không ngủ, sẽ thức vơí dòng sông, một dòng sông không mang tầm vóc của sông Hồng, sông Cửu, mà chỉ e ấp, khiêm tốn “em xinh em bé tên là Hương Giang” nhưng đã hớp hồn bao chàng trai kẻ Nam người Bắc. Dù bị chia trí vì sự an ninh của đoàn, đang là mục tiêu nôỉ cho những miểng lựu đạn của kẻ thù dấu mặt, máu lãng mạn trong tôi vẫn thả hồn về những cảm xúc khơi laị từ những vần thơ của Nguyễn Bính trong thi phẩm, “Đêm sông Hương”.Trăng treo, nước bạc,  sương khuya, tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy sáng, sóng vỗ mạn thuyền, gió se lạnh, vaì gịong hò buồn, bâng quơ  vẫn còn phảng phất y trang nét thơ của “mẫu” Huế xưa.

Sau một đêm trên thuyền, sáng trở về vơí thực tại, được điện thoaị gặp ông tư lệnh. Một cảm giác chóng mặt cứ đeo đuôỉ chân tôi, khiến lúc chào ông mà cứ như muốn té. Hỏi ra thì taị nằm trên thuyền suốt đêm, tròng trành theo sóng vỗ nên sáng dậy có cảm giác như vậy. May mà ông xếp chủ nhà thông cảm chứ không tưởng tôi say giữa ban ngày. Cũng trong cuộc gặp, ông tư lệnh hoỉ thăm tình hình  anh chị em trong đoàn, tôi cảm ơn nhã ý của ông đã cho chúng tôi ngủ đò. Ông tư lệnh trợn tròn con mắt, goị ngay chánh văn phòng  chỉ thị sắp xếp đoàn chúng tôi vào ngay thành nôị... vì lý do an ninh. Thông báo laị chuyện dời chỗ ngủ, cả đoàn đều tiếc huì huị.

Thế rồi bẵng đi mấy năm không có dịp trở lại Huế, thì tôi cùng mọi người, mọi gia đình, cả nước, cả thế giới đều bàng hoàng, đau xót về cuộc thảm sát Tết Mậu Thân. Xúc động nhất vẫn là những thước phim tường thuật về các mồ chôn tập thể với cách chết đủ kiểu của nạn nhân được chiếu đi chiếu lại trên màn hình khắp năm châu. Quả thật Huế Mậu Thân đã để lại những ấn tượng không thể nào phai về một tội ác chiến tranh nằm trong qui mô của cuộc chiến Nam Bắc tương tàn, bất kể thời điểm trùng hợp - một cách cố ý - vào những ngày thiêng liêng nhất của dân tộc. Cho nên mỗi khi nhắc đến “Giải khăn sô cho Huế” thì chỉ thấy lòng ray rứt, khôn nguôi và kỳ vọng một ngày không xa lịch sử sẽ trả lại sự công bằng cho những người đã bị đâp đầu bằng cuốc.

Ba năm sau Mậu thân, tôi tháp tùng phái đoàn báo chí ra Huế dự lễ mừng chiến thắng Chiến dịch Lam Sơn 719, một caí tên đặt cho một chiến dịch lớn đánh qua Hạ Lào, nhằm giải tỏa áp lực đè nặng lên chiến trường Trị Thiên. Dù Mỹ đang tham chiến tại Việt nam, nhưng họ để hai người anh em cùng mẹ khác cha quần thảo nhau trong vùng rừng già biên giới giáp Tchepone. Cuộc thư hùng với những trận đánh có thể ghi vào quân sử và nếu được Phan nhật Nam tường thuật thì chiến dịch này chẳng thể bị lãng quên.Thuận lợi chiến lược có nghiêng về bờ nam Bến Hải, nhưng tổn thất nhân mạng thì trả giá quá đắt cho cả hai “anh em”. Lần đầu tiên một đại tá Dù, coi cả một lữ đoàn, bị bắt làm tù binh. (ông là “thần tượng” của tôi và những người lính sau này bị đem ra Bắc, tù gần hai chục năm). Khăn sô lại phủ lên đầu vợ lính mà mũi dùi nặng nhất là Sư đoàn 1 với đa phần binh sĩ là những người con yêu tuyển mộ từ dải đất Trị Thiên.

Tôi lại được một người bạn là bác sĩ quân y ở quân y viện NTP  chở quanh thành nội Huế   chứng kiến thêm cảnh “tuyết trắng giữa mùa hè” trong các trại gia binh. Các ký giả, phóng viên chỉ dự lễ. Các vị chóp bu sau đó về thẳng Saì gòn. Huy chương nào cũng có hai mặt. Lần này đến vơí Huế vừa gấp gáp vừa đượm buồn, sáng đến chiều đi, nên cảm xúc bâng khuâng  khó tả.

Chưa được ngơi nghỉ sau mùa hè đỏ lửa, Huế laị trở thành điểm nóng sau hiệp định Paris. Được lệnh từ Phủ đầu rồng, những đơn vị thiện chiến nhất của quân đội miền nam mà năm 74 là năm cao điểm, được lệnh điều về Huế vơí sứ mạng quyết giữ Huế bằng moị giá. Tuy nhiên từ thơì điểm này, tình hình có phần lắng đọng, không có những trận đánh lớn, chủ yếu là hai bên cố ý chiếm đất/giữ đất, dành dân. Các lực lượng cơ động giờ laị trải daì doc sườn đông Trường sơn theo tuyến từ Cổ thành Quảng trị đổ vào, để đảm bảo  Huế -Thừa thiên phaỉ được bảo vệ nguyên vẹn.

Các anh lính mũ xanh, mũ đỏ, mũ nâu một thời tung hoành khắp bốn vùng chiến thuật, giờ đây thành những anh lính đóng đồn, người đứng chong mắt qua đêm trên thượng nguồn sông Mỹ chánh, kẻ ngồi chờ sáng quanh đụn cát buồn tận Phá Tam giang. Gần mười năm trải qua những trận thư hùng, hai bên đều có vẻ thấm mệt, đành cầm chân nhau trên đất Trị Thiên, chờ sự sắp đặt của những người làm chính trị mua bán đổi chác trong bàn hội nghị. Cũng do yêu cầu công tác, đơn vị tôi được lệnh từ Sài gòn ra tăng phái cho các đơn vị tổng trừ bị như là những anh lính cầm loa chõ sâu vào các thung lũng cận sơn, hoặc các làng mạc duyên hải để cố “chiêu hồi” các người lính trẻ Bắc việt hoặc kêu gọi đồng bào mình cứ bám lấy đất, lấy quê.

Do tình hình không mấy căng thẳng, nên tôi có dịp ghé Huế nhiều hơn, mới khám phá mình mới chỉ biết Huế bề ngoài, bề trong phải sang bên kia bờ An cựu, phaỉ vào đất Kim long mới hiểu thêm được nét cổ kính, kiêu sa của Huế. Có hai nét đặc thù sẽ thiếu sót khi noí đến Huế mà không nhắc đến Mưa & Giai nhân. Nếu Hà  nội chỉ đẹp khi sang thu, Sài gòn chỉ gợi nhớ khi mưa rồi chợt nắng, thì Huế trong mắt tôi là Huế của mưa. Mưa trên phố Huế là bài hát của những thập niên sau này, nhưng nếu được thể hiện qua tiếng hát Bảo Yến thì đố ai không nhớ Huế"  

Laị noí về giai nhân thì hình như Nguyễn Bính đã khaí quát trong bài thơ, “Nụ cười giai nhân” sáng tác khi ông ghé Huế vào đầu thập niên 40. Nụ cười của người đẹp mà ” đuổi cả cái  sầu thiên vạn cổ/ nhạt nhòa tất cả những màu tươi” thì chẳng ai về sau dám tả  người đẹp của Huế. Có điều phải thừa nhận là nếu Quốc Học sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước thì các hoa khôi Đồng Khánh nhiều người đã trở thành mệnh phụ phu nhân và trở thành huyền thoại của nhiều cuộc tình tốn nhiều giấy mực. Nhóm từ Đồng Khánh-Quốc Học  cùng với Chu văn An-Trưng vương, Gia Long-Pétrus Ký, trở thành những chùm hoa tiêu biểu cho tài năng và hương sắc của tuổi trẻ ba miền trong thời đại tuổi tôi.

Đầu 75, đơn vị tôi rút khỏi chiến trường Trị Thiên, tôi không còn dịp ra lại Huế, nhưng được thằng cháu kể lại cảnh địa ngục nơi cửa Thuận an, khi các lính của ta trong cảnh hỗn quân hỗn quan đã dành nhau để sống. Một số lính kiêu binh đòi chiếm chỗ độc quyền trên mấy con tàu đã đối xử với đồng đội bằng cả tăng lẫn súng, để rồi cuối cùng biết là bị đuổi khỏi tàu, các người lính màu aó bộ binh đã tung những trái lựu đạn cuối cùng của mình để cùng chết chung vơí những kẻ muốn xô đẩy họ xuống. Máu lính lênh láng cả sàn tàu, đọng lại vết đen khó rửa của cảnh nát tình huynh đệ chi binh.

Biển Thuận an trăng sáng thuở nào nay laị là chứng nhân của những cái chết vô nghĩa trong thảm cảnh ”tháng ba gãy súng”. Biển mang vị mặn, không phải của muối. Biển mặn vì máu. Máu của những người lính trẻ đã chết oan vì các tư lệnh, các cấp chỉ huy của họ đã bỏ cuộc, đã bỏ chạy trước để họ phải chân đất chạy ra cửa Thuận an, con đường độc đạo ra biển để trốn chạy những người anh em cùng màu da nhưng khác máu từ phương Bắc đang rượt đuổi theo họ. Những người lính về từ địa ngục, trong đó có thằng cháu tôi, một sĩ quan pháo binh, bị kẹt lại, được dồn vào các trại cải tạo, chờ đợi biến cố họ không mong vào cuối tháng tư, rồi sống tiếp trong cảnh “đáy địa ngục” của Tạ Tỵ.

*

Nhìn lai từ ngày biết Huế, chỉ thấy những ngày buồn chẳng thấy có ngày vui. Buồn cho Huế, buồn cho người dân của Huế, rồi buồn cho những người bảo vệ Huế, buồn cho vận nước đổi thay mà Huế như là một chứng nhân không ngơi nghỉ cho đến ngày tàn cuộc.

Mùa hè 76 khi nghe phong phanh bị chuyển ra Bắc, lòng lo sợ nhưng thoáng nghĩ nếu được chuyển bằng đường bộ có cơ may qua Huế. Traí vơí dự đoán, tù cải tạo được chuyển bằng đường biển. Mười hai năm sau, trở laị Saì gòn trên chuyến tàu suốt Bắc Nam. Ghé Huế lúc nửa đêm, tàu dừng laị ga khá lâu. Soát laị còn đủ tiền kêu tô bún bò. Tô bún ân tình, o bán bún rong biết là dân từ Nam Hà về không chịu lấy tiền. Khách cứ để tiền lại, chạy vôị lên tàu.

Trong cảnh tĩnh lặng nửa đêm về sáng, tàu chạy ra khỏi Huế qua màn sương mỏng giăng kín Trường Tiền. Huế đang ngủ, có vẻ mệt mỏi, xem ra vô tình vơí khách lữ hành.  Cũng từ đêm đó, do hoàn cảnh tôi xa Huế cho đến ngày xa xứ.

Đỗ xuân Tê

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.