Hôm nay,  

Vận Của Đảng CSVN Đã Hết: Suy Ngẫm Từ Những Hiện Tượng Kỳ Lạ Ở Đền Đô

19/03/200800:00:00(Xem: 14927)

Ảnh chụp Giờ Ngọ - Ngày Lễ Hội Đền Đô

Từ xưa, nước có vận nước, Vua có mệnh vua. Trải qua bao cuộc đổi thay, vận nước có lúc mạnh yếu khác nhau, nhưng thời nào cũng có người tài ra tay giúp nước mỗi khi đất nước lâm nguy.

Nhà Lý lên thay nhà Tiền Lê cũng trong bối cảnh như vậy. Lúc đó vận nhà Lê đã hết, triều đình thối nát, rối ren. Lê Long Đĩnh (Sử còn gọi là Lê Ngọa Triều) u mê, tham tàn, bạo ngược, làm nhiều điều tàn ác khiến lòng người oán thán. Lại thêm tật ham dâm vô độ nên sinh bệnh mà chết sớm. Con nối dõi còn nhỏ không lo nổi việc nước khiến cho tình thế hết sức khó khăn. Đó là lúc Lý Công Uẩn, bằng mưu lược và sự quyết đoán, cùng với sự giúp đỡ của Thiền Sư Vạn Hạnh và tướng quân Đào Cam Mộc, đã lên làm vua, lập ra triều Lý. Đó là sự chuyển giao quyền lực hợp với lòng người và không đổ máu.

Nhà Lý có công phục hưng nền văn minh Đại Việt, đã bị giặc tàn phá trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, để xây dựng một nước Việt mới độc lập tự chủ và có bản sắc văn hóa riêng, không hề thua kém và không thể bị lẫn với văn minh Trung Hoa.

Việc nhà Lý lãnh đạo đất nước, mở ra một thời kỳ rực rỡ trong lịch sử đã có điềm báo từ trước. Khi Lê Ngọa Triều làm vua tàn bạo, lòng người oán giận, đã xuất hiện nhiều điềm báo lạ ở khắp mọi nơi. Tất cả đều được Thiền Sư Vạn Hạnh giải thích là ứng với nhà Lê mất, nhà Lý lên. Dân gian coi đó là lời sấm.

Ngày nay, du khách từ mọi miền Tổ Quốc và mọi nơi trên thế giới về Đền Đô dâng hương để tưởng nhớ công ơn của các vua nhà Lý đều được nghe những câu truyện rất cảm động, mang màu sắc thần bí. Nếu giải thích theo quan niệm tâm linh và nhìn từ thực tế của đất nước, thì có thể thấy vận nước đang lên, vận đảng đã hết.

Đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa của xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Vùng đất Cổ Pháp xưa). Nơi đây là quê hương và là nơi mở mang cơ nghiệp nhà Lý. Vào những năm cuối của thế kỷ 20, có một sự việc hết sức kỳ lạ, đó là sự trở về của các hậu duệ nhà Lý từ Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) sau gần 8 thế kỷ xa cố hương.

Cách đây gần 8 thế kỷ, vào năm 1156, do những mâu thuẫn trong nội bộ triều Lý, Hoàng tử Lý Dương Côn, em trai vua Lý Thần Tông của nước ta đã chạy sang Triều Tiên, lập ra một dòng họ Lý ở Triều Tiên. Năm 1226, khi nhà Lý đã chuyển sang nhà Trần, người con thứ 7 của vua Lý Anh Tông, cháu nội của vua Lý Thần Tông là Hoàng tử Lý Long Tường, vì tránh một cuộc thảm sát "Nhổ cỏ tận gốc" của nhà Trần đã cùng những người thân tín mang theo nhiều đồ thờ cúng của Tổ Tiên, cùng đoàn thủy chiến sang nước Triều Tiên. Ở đây, ông đã lập nhiều công trạng và được vua Triều Tiên cấp đất cho sinh sống lâu dài.

Ngày nay, hậu duệ của dòng họ Lý sống rải rác ở khắp Triều Tiên. Tuy nhiên ở Hàn Quốc (Nam Triều Tiên), hai chi họ của hai Hoàng tử Lý Dương Côn và Lý Long Tường không biết nhau. Chính tại Đền Đô, vùng đất Cổ Pháp - Đình Bảng quê hương của nhà Lý, họ đã gặp nhau nhận họ hàng sau gần 8 thế kỷ xa cách. Sự việc này trùng với lời sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:

"Khi nào rừng Báng hết cây.

Tào Khê hết nước Lý ta lại về."

Xưa kia vùng đất Cổ Pháp có rừng Báng cổ thụ. Từ những năm đầu thế kỷ 20, rừng Báng đã được khai phá để làm đồng ruộng sản xuất, giờ chỉ còn lại dấu tích. Và ngọn Tào Khê ở nơi đây ngày nay cũng ngừng tiếng nước chảy. Vào những năm đầu của thập niên 90, sau những thất bại nặng nề về kinh tế thời "đóng cửa bao cấp", chính quyền Cộng sản buộc phải đẩy mạnh mở cửa hợp tác với thế giới. Đó là thời điểm mối quan hệ Việt - Hàn được cải thiện và ngày càng bền chặt. Và thật trùng hợp, năm 1994, hậu duệ của nhà Lý sống ở Hàn Quốc là ông Lý Xương Căn đã về Việt Nam.

Tháng 6-1994, ông Lý Xương Căn về Đền Đô lần thứ 2 cùng với đoàn đại biểu Hội hữu nghị văn hóa Hàn - Việt. Đúng lúc cả đoàn đang dâng hương, thì những người thợ đào tìm móng tường xưa để xây dựng trùng tu lại Đền Đô đã thấy giếng Ngọc cổ bị chôn lấp gần 8 thế kỷ nay. Đào tìm trong giếng thấy bộ đồ thờ cổ của Đền Đô xưa, gồm bộ đỉnh, đôi hạc, đôi rùa đều làm bằng đồng, trên có khắc chữ "Cổ Pháp Điện".

Lý ta đã tìm về cội nguồn, cảm nhận được những đổi thay đang diễn ra mạnh mẽ ở nơi đây. Và Đền Đô thiêng tiếp tục chứng kiến những sự việc kỳ lạ: Vào giờ Ngọ ngày lễ hội Đền Đô rằm tháng 3 năm Đinh Sửu (21-4-1997), xuất hiện tám dải mây hình tám con rồng tụ trên đỉnh Đền Đô. Ngày giỗ vua Lý Anh Tông, mồng 5 tháng 7 năm Mậu Dần (26-8-1998) lại thấy xuất hiện tám đám mây trắng xếp thẳng hàng rất đều nhau trên đỉnh Đền Đô, hiện tượng này kéo dài trên 40 phút cho nên nhiều người được tận mắt nhìn thấy. Giờ Dần (4h 45') ngày 1-9-1998, lúc bắt đầu lễ rước từ Đền Đô ra thủ đô Hà Nội mừng ngày hội non sông, thấy xuất hiện một dải mây hồng như hình rồng bay lên. Gần đây nhất, lúc 18h 20' ngày 2-8-2005, lư hương ở sân Rồng bỗng hóa cháy bùng lên, đúng lúc đó ngước nhìn lên bầu trời thấy một đám mây hồng như hình ngọn lửa cháy rực rỡ trên đỉnh Đền Đô.

Sự trở về của các hậu duệ nhà Lý từ Hàn Quốc, cùng với sự hiển linh của các vị vua nhà Lý là điềm báo vận nhà Lý, vận nước đang "sống lại", dân tộc ta đang tiến tới chấn hưng một thời kỳ lịch sử rực rỡ với những thành tựu to lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục, đưa nước ta tiến bước vững chắc vào kỷ nguyên Dân chủ và Tự do. Đảng Cộng sản Việt Nam, sau nhiều thất bại chồng chất, sẽ phải bước xuống vũ đài chính trị để nhường chỗ cho những người xứng đáng hơn. Đây là sự chuyển giao trong hoà bình và bất bạo động.

Từ bỏ độc tài để tiến tới dân chủ, thoát khỏi Trung Quốc để đi theo các nước tiên tiến. Đó là nguyện vọng chính đáng của mọi người dân Việt Nam, như lời của ông Lý Xương Căn đã viết trong "Sổ vàng lưu niệm Đền Đô": "Trong giờ phút cảm động này, con xin hứa rằng sau này các hậu duệ của vua Lý Thái Tổ đang sinh sống ở Hàn Quốc sẽ tìm về đền thờ các vị Tiên Vương. Xin cầu nguyện các Tiên Vương phù hộ để quan hệ hữu hảo giữa hai nước được sâu dày và bền chặt hơn nữa. Cháu chắt xin thề sẽ không bao giờ làm những điều tổn thương đến vong linh của Tiên Vương, bằng cả tinh thần và sứ mệnh đặc biệt."

Chúng ta đang chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, thành tâm tưởng nhớ công ơn của "8" vị vua nhà Lý, đặc biệt là vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) đã ký bản "Chiếu Rời Đô" lịch sử đưa thủ đô nước ta đến đất Thăng Long - Hà Nội. Thủ đô 1000 năm cũng là khi Đảng Cộng sản Việt Nam tròn 80 tuổi ("8" thập kỷ). Ở vào thời điểm chuyển giao quan trọng này, toà nhà Hội trường Ba Đình, nơi đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Đảng Cộng sản, từng được coi là trái tim của nhà nước Cộng sản, đã bị phá bỏ, Quốc Huy nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam được tháo xuống, báo hiệu sự kết thúc của thời kỳ thống trị độc tài Cộng sản.

Chế độ XHCN ở Việt Nam trên thực tế là một triều đại phong kiến trá hình. Bọn cơ hội thao túng lũng đoạn Đảng, biến Đảng Cộng sản thành một "Triều đình ô hợp". Cái triều đình cộng sản đó đã trở nên u mê, tham tàn, bạo ngược, làm nhiều điều tàn ác, sai trái khiến lòng người oán giận. Lúc này, lòng dân hướng đến Tự do - Dân chủ, Đa nguyên - Pháp quyền. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam lộ rõ bộ mặt "Làm tay sai cho Cộng sản Trung Quốc, nhượng bộ kẻ xâm lược về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa", thì người dân cả nước đã không còn tin vào những lời giả dối được tô vẽ của hai chính quyền cộng sản đó.

Chúng ta tự hào về nhà Lý bao nhiêu thì lại thấy tủi nhục cho Đảng Cộng sản bấy nhiêu. Thời Lý, bờ cõi nước ta còn nhỏ bé, dân ta còn ít, vậy mà đã đánh thắng cuộc xâm lược với quy mô lớn của nhà Tống, quân thù chưa một lần xâm phạm đến Thăng Long. Bài thơ "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt đã tuyên bố một cách đanh thép: "Nếu giặc xâm phạm bời cõi nước ta, thì sẽ bị đánh cho tan tành." Vậy mà ngày nay, khi người dân, vì quá bức xúc trước hành động xâm lược của Cộng sản Trung Quốc, đã lên tiếng phản đối và biểu tình, thì chính quyền Hà Nội lại ra tay ngăn chặn và trấn áp mạnh mẽ. Có thể thấy "Nếu dân ta chống lại Trung Quốc xâm lược, thì sẽ bị đảng ta đánh cho tan tành!"

Nước ta có nền văn hiến lâu đời do Tổ Tiên ta gây dựng nên, đó là nền tảng của sức mạnh tinh thần giúp dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ được giống nòi, là bằng chứng cho sức sống mãnh liệt và ý chí bất khuất của dân tộc ta chống lại mọi âm mưu huỷ diệt văn hoá của ngoại xâm phương Bắc.

Với việc gần đây, dư luận trong và ngoài nước công bố rộng rãi những nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát và các vị Thiền sư Trúc Lâm đã góp phần làm sáng tỏ cội nguồn của dân tộc ta, làm trong sáng gốc gác người Việt Nam, chống lại những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ nước ta của kẻ thù thâm độc là Trung Quốc. Đó là một điềm báo nữa khẳng định vận nước đang lên.

Lúc này, mọi suy tư và ước vọng của chúng ta đều phải hướng về lợi ích của đất nước. Cơ hội chỉ đến một lần, nếu bỏ lỡ chúng ta sẽ mắc tội với đất nước.

Quốc Hương

Việt Nam ngày 15 tháng 3 năm 2008

(http://ddcnd.org)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
John Wu đã diễn tả thật khéo trong cuốn "Đông Gặp Tây" về ba đạo sĩ theo dấu sao lạ tìm đến Bê-Lem dâng vàng, nhũ hương và mộc dược cho Đấng Cứu Thế
Thoạt nhìn bên ngoài người ta chỉ trông thấy một cơ sở rất khiêm tốn, không nguy nga đồ sộ như những ngôi chùa lớn
Từ một tháng nay, tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã làm dư luận xôn xao
Ngày 31/12/2007 ông Vũ Dũng, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đến biên giới tỉnh Lào Cai để chủ tọa một buổi lễ
Sự việc Trung Quốc tuyên bố thành lập Huyện Tam Sa để quản trị quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền Việt Nam
Tết Nguyên Đán sắp đến,  năm cũ sắp qua đi, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm điểm lại một năm qua mình sống như thế nào
Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 2004  viết rằng: “DDảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời
Sau hơn ba mươi năm sống Hoa Kỳ, người Việt ta đã hội nhập ngày một nhiều hơn vào đời sống chính trị Mỹ, để tham gia nhiều cuộc bầu cử chính trị
Dù đã có sự thu xếp trước từ ban tổ chức trung ương Đảng, dù đã có đàn anh Trung Quốc chấp thuận, tình hình nhân sự nội bô Đảng trước ĐH X
Vấn đề mà cả hai bạn thường thắc mắc với tôi đã có câu trả lời rồi đấy. Hai chủ nhật vừa qua, những gì đã xảy ra trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.