Hôm nay,  

Nhà Thơ Gỷang Anh Iên Thắng Giải Thơ Tân Hình Thức

18/02/200800:00:00(Xem: 7528)

Nhà thơ Gỷang Anh Iên.

Nhà thơ Gỷang Anh Iên đã thắng giải thơ tân hình thức kỳ 3 - năm 2008. Kết quả này được loan báo bởi nhà thơ Khế Iêm trên mạng Thơ Tân Hình Thức (http://thotanhinhthuc.org) tuần qua. Đây là một giải thưởng thi ca trên mạng của các nhà thơ trường phái Tân Hình Thức. Tuy lằn ranh thi ca phải rạch ròi theo thể thơ này, nhưng lằn ranh địa lý trong và ngoài nước đã bị vượt qua vì trong ba nhà thơ thắng giải trong ba năm qua, một nhà thơ đang cư ngụ ở Hà Lan, và hai ở trong nước.

 Nhà thơ Gỷang Anh Iên có tên thật là Bùi Đức Nguyên Vũ, sinh năm 1984. Anh còn có các bút danh khác như: Nguyên Đài, Lãm Yên.

Giải thơ Tân Hình Thức được chính các nhà thơ trường phái này giới thiệu: "…là hành trình đi tìm kiếm thơ, thay thế cái hay cũ bằng cái hay mới. Điều này cũng có nghĩa là đi tìm kiếm một thế hệ mới. Bởi một nền thơ không có thế hệ kế thừa thì chỉ là nền thơ đang thời suy tàn. Nhưng nếu lập lại và nằm mãi trong bóng rợp của cái hay cũ thì thế hệ đó vẫn chưa hiện hình. Giải thơ làm hiện hình một thế hệ mới, và phát hiện thế giới mới trong một thế giới đã rất cũ trong mỗi ngừơi chúng ta. Game điện tử hấp dẫn thế hệ trẻ hơn trò chơi ngôn ngữ và lý luận của thời quá khứ, vì vậy thơ cần những nhà thơ có tài năng và những bài thơ hay, bắt ngừơi đọc phải đọc. Giải thơ nhằm hồi phục nghệ thuật đã mất và tinh thần nhân bản của thơ trong một thế giới đầy tính cực đoan và bạo lực, hậu quả của những trào lưu tiền phong và ý thức hệ của thời hiện đại.

Giải thơ Tân hình thức dự trù xét trao cho một bài thơ hay trong mỗi chu kỳ hai tháng, với hiện kim tượng trưng là US 100.00 mỗi kỳ (kèm theo tuyển tập Thơ Không Vần). Tuy nhiên, tùy theo số lượng và chất lượng những bài thơ nhận được, nếu không có bài thơ đủ tiêu chuẩn, sẽ không có giải thơ. Bài thơ dự thi không phải là những bài gửi đăng trên diễn đàn Câu lạc bộ Thơ Tân hình thức.

Giải thơ Tân hình thức không phân biệt giới tính, tuổi tác, trong ngoài. Mọi ngừơi đều có quyền gửi bài dự thi…"

Trong phần Nhận Định, giải thích về lý do trao Giải Thơ 2008 cho thi sĩ Gỷang Anh Iên, Ban Giám Khảo đã trình bày trích như sau.

"Nhà thơ Gyảng Anh Iên đến với thơ tân hình thức lúc anh mới 20 tuổi, là người trẻ nhất vào năm 2004, và cũng là người nắm bắt tinh thần thơ tân hình thức đúng nhất. Một năm sau, anh ngưng lại, tưởng như một người bỏ cuộc. Điều đó cũng tự nhiên với diễn đàn này, vì hầu hết những người làm thơ tân hình thức, trước đó đều làm thơ vần hay thơ tự do, và khi không thể đi xa hơn bước khởi đầu thì họ quay về với dòng thơ chính của họ. Một số nấn ná, cùng một lúc làm cả thơ tự do lẫn thơ tân hình thức, đến một lúc nào rồi cũng bỏ cuộc, chẳng đi đến đâu, vì làm như thế không khác nào tự làm hỏng tay nghề của mình. Một số khác ngưng hẳn, chờ tìm cách vượt qua những bế tắc và trăn trở, qua năm tháng và tuổi tác, cũng không còn đủ thời gian và năng lực để tiếp tục trở lại. Cứ như thế, thể thơ tân hình thức vẫn cứ như một đỉnh núi chờ người chinh phục, tới cũng nhiều và bỏ đi cũng không ít. Trước khi tìm hiểu lý do tại sao, chúng ta trở về với thơ Gyảng Anh Iên.

Điểm rõ nét nơi thơ Gỷang Anh Iên là những mẫu chuyện đơn giản, ý tưởng tinh tế được diễn đạt bằng một ngôn ngữ bình dị thường ngày, nhịp điệu nhập thành rung động, nhẹ như một thoáng mây. Bài thơ "Hỏi" là câu chuyện về 2 người đàn bà ngồi đan lưới ngoài bãi biển, trên không có chiếc máy bay đang bay, hỏi nhau về cái gọi là định mệnh mà không biết một cơn sóng thần đang âm thầm lao tới. Hai người đàn bà bị mắc kẹt giữa hai tốc độ, của con người và của thiên nhiên. Suy nghĩ về định mệnh chưa xong thì định mệnh đã tới.

"Viết Cho Những Nỗi Buồn Viễn Cũ", "Ngoái Đầu Là  Đêm", "Gần Xa Và"… là những bài thơ hay, có thể đọc đi đọc lại.

Với trên 20 bài thơ của năm đầu tiên này, anh đã làm nên cái rất riêng của mình, nhưng cũng không thể cứ như thế mãi, nên anh đã ngưng lại. Mặc dù người đọc như tiếc cho anh vì vẫn muốn đọc tiếp. Hai năm sau anh trở lại, gửi thêm 8 bài cho giải thơ tân hình thức. Những bài thơ có chữ "Vô": "Vô Thanh", "Vô Lối", "Vô Sắc", "Vô Ngôn", "Vô Cảm" là những bài thơ hay. Bài thơ "Vô Sắc" như một bức tranh vẽ phác hoạt cảnh mờ nhạt của những người ăn mày trong không khí chập choạng của thành phố…

Sự trở lại của anh lần này làm bật lên tính thuần nhất của dòng thơ tân hình thức, xác nhận vị trí của mình, đồng thời xác định vai trò của những nhà thơ trẻ nhất ở Việt nam hiện nay, như Biển Bắc, Nguyễn Tất Độ, Thiền Đăng… Nhưng có lẽ đặc biệt hơn cả là đặt câu hỏi cho một khởi điểm khác, làm sao để không còn tình trạng bỏ cuộc như đã phân tích ở trên.

Dĩ nhiên một người bỏ vốn đầu tư và học hỏi  rất ít thì không thể đòi hỏi một kết quả khả quan. Đó là chưa kể tài năng, sự kiên trì, nhạy bén và may mắn…

Nhà  thơ  Nguyễn Thị  Khánh Minh từng đặt câu hỏi, "Về Tính Truyện thì với những bài thơ chỉ nói đến một hình ảnh, cảm xúc tức thời từ một sự việc nào đó, với ngôn ngữ của tân hình thức thì nó có là một bài thơ tân hình thức không, vì không mang tính truyện""

Đúng là lúc đầu, người làm thơ chỉ ghi lại "cảm xúc tức thời từ một sự việc nào đó với ngôn ngữ tân hình thức", còn tính truyện và nhịp điệu là hai yếu tố chính thì mới chỉ ở mức đơn sơ, thậm chí chưa đồng bộ. Một bài thơ hay là một bài thơ mọi yếu tố chính được nhà thơ điều hợp như một dàn nhạc hợp xướng, lôi cuốn người đọc. Chỉ với một yếu tố mất cân bằng là đủ làm bài thơ thất bại. Tình truyện đã có nhưng phải được chuyên chở bằng nhịp điệu thì mới thành thơ. Truyện Kiều chẳng hạn, câu truyện gian truân của Kiều được Nguyễn Du chuyên chở bằng nhịp điệu lục bát và ngôn ngữ óng chuốt. Với thơ tân hình thức, một câu truyện thường ngày được chuyên chở bằng ngôn ngữ đời thường, còn nhịp điệu, nghệ thuật ngôn từ và cú pháp tùy thuộc tài năng của người làm thơ. Thơ là một thể loại nghệ thuật nên trước tiên phải có nghệ thuật, những thứ khác đến sau. Một nghệ thuật lớn cấn một nội dung lớn, và ngược lại.

Bước kế tiếp dĩ nhiên là đẩy tính truyện và nhịp điệu tới một mức phức tạp hơn. Đó là chưa kể khả năng tiếp nhận yếu tố của những bộ môn khác như tuồng, kịch, cải lương, điện ảnh… Nhưng muốn tiếp thu các yếu tố của các bộ môn khác, phải tìm hiểu và học hỏi vấn đề một cách cặn kẽ. Làm sao chúng ta am hiểu có căn bản về tuồng, kịch, cải lương, điện ảnh… trong khi ngay chính những diễn viên, đạo diễn, soạn giả tuồng tích phải tiêu phí cả đời trong nghề của họ.   

Trong phạm vi của thơ  và  truyện, nhiều điều chúng ta cũng vẫn chưa thấu đáo, và thực hành đến nơi đến chốn, nói chi đến những bộ môn khác. Nhịp điệu, dĩ nhiên tùy thuộc diễn biến của tình tiết câu truyện và tài năng biến hóa của tác giả. Còn lại, đâu là những yếu tố của truyện kể" Trong chúng ta có người đã từng viết truyện. Nhưng chắc chắn, truyện kể trong truyện không phải truyện kể trong thơ vì khác biệt bởi cách diễn đạt. Đã đến lúc người làm thơ phải từ bỏ cái tôi chủ quan, để thể hiện tâm tình của mọi con người, mọi sự kiện chung quanh một cách khách quan, thì mới nói đến tính truyện được.

Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, ý nghĩa của sự trở lại không phải là trước kia chúng ta làm thơ vần điệu và tự do bây giờ chúng ta trở về làm lại thơ vần điệu hay tư do. Mà  tìm về những tác phẩm kể từ thời hiện đại trở về trước, như những phương tiện gợi ý để định nghĩa lại những yếu tố trong dòng thơ mới, tính truyện chẳng hạn.

Thơ  là  sự bắt chước, và bắt chước là một nghệ thuật lớn, theo Aristotle, trong tác phẩm "Thi Pháp" (Poetics) viết vào năm 350 trước Công nguyên. Điều này cũng không ngạc nhiên vì những tác phẩm lớn của Trung hoa đã được những người kể truyện chuyên nghịệp kể đi kể lại, từ đời này sang đời khác mới vẽ nên những cảnh đời, những biến cố, những tình huống, và nhân vật như thật… Làm sao đưa nhịp điệu tự nhiên vào thơ, tiếng sóng gió núi đồi, sinh vật, thực vật, bão tố, những sinh hoạt đường phố, chợ búa…" (hết trích)

Sau đây là một bài thơ điển hình của nhà thơ Gỷang Anh Iên.

VÔ LỐI

thì em cũng chỉ ăn như

thế thôi sau một giấc ngủ dài nghĩa

là một bữa cơm một bữa

ngủ là quá đủ cho một cuộc sống

đèm đẹp không nhiều thì giờ

mặc cả cho một bữa ước mơ lẫn

một bữa hi vọng để có

được hơn một bữa cơm và hơn một

bữa ngủ cho nên có lẽ

em sẽ thôi chỉ ăn như thế sau

một giấc ngủ dài để có

thêm thì giờ mặc cả cho một sống

đèm đẹp hơn là một bữa

cơm và một bữa ngủ mà em nghĩ

là quá đủ!

July 2007

Hiện thời, nhiều bài thơ khác và các thông tin đầy đủ đang đăng trên mạng Thơ Tân Hình Thức: http://thotanhinhthuc.org.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.