Hôm nay,  

Clinton vs. McCain: Kỳ Phùng Địch Thủ

02/02/200800:00:00(Xem: 10807)

Tâm An (thế hệ 1.5)

Giai đoạn yêu đương tán tỉnh giữa ứng cử viên Tổng Thống (TT) và cử tri sắp qua.  Trong vài ngày nữa, cử tri trên khắp 22 tiểu bang của Hoa Kỳ sẽ quyết định chọn người bạn đồng hành lý tưởng của mình (Super Tuesday,Feb 5). Người có kinh nghiệm và bản lãnh để chèo chống con thuyền quốc gia đang gặp sóng gió; có thể mang lại an ninh và bánh mì và bơ cho dân chúng Hoa Kỳ. Theo kết quả thăm dò dư luận và bầu cử sơ bộ ở các tiểu bang như New Hampshire, Florida, South Carolina đã cho chúng ta thấy, khuynh hướng chọn bạn đồng hành của cử tri dựa vào một số nét đặc thù quan trọng:

(1)Kinh nghiệm, uy tín, khả năng lãnh đạo;

(2) giao tế và thu hút;

(3)đường lối và chính sách tranh cử. Nếu cử tri của 22 tiểu bang (Super Tuesday) có chung cùng nguyện vọng và tiêu chuẩn chọn lựa như được đề cập ở trên, thì khả năng TNS Clinton và McCain trở thành người đại diện chính thức cho 2 đảng vào ngày tổng tuyển cử (11/4/2008). Nếu vậy, chúng ta sẽ có cơ hội chứng kiến một trận tranh tài hấp dẫn và ngoạn mục vào hôm tổng tuyển cử bởi vì McCain và Clinton là cặp kỳ phùng địch thủ trên nhiều phương diện.  Riêng với cử tri Việt, lá phiếu chúng ta trở nên quan trọng bởi vì chúng ta góp phần tạo nên trang sử mới của Hoa Kỳ; quyết định đến đỉnh cao sự nghiệp chính trị của McCain và Clinton; cuối cùng góp phần quan trọng trong tiến trình chọn lựa người đại diện xứng đáng để bảo vệ quyền lợi và tiếng nói của chúng ta ở Washington và cổ võ cho trào lưu dân chủ ở Việt Nam.

Kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo là vũ khí lợi hại của McCain và Clinton trong mùa tranh cử TT năm nay. Cử tri Hoa Kỳ đang tìm kiếm và chọn lựa một người TT kế tiếp- có kinh nghiệm, uy tín và kiến thức để lèo lái con thuyền quốc gia đang gặp nhiều giông tố xã hội (kinh tế suy thoái, nhà cửa buôn bán ế ẩm, vật giá đắt đỏ, tốn kém quá nhiều cho chiến tranh và xã hội phân hoá).  McCain và Clinton là hai ứng cử viên, hội đủ tất cả những yếu tố quan trọng này. Dân chúng Hoa Kỳ biết McCain như người hùng của chiến tranh (hơn nửa thập niên phải ở nhà tù CSVN-Hỏa Lò)và TNS của Arizona hơn hai thập niên qua.  Thêm vào đó, TNS McCain nổi tiếng là một chính trị gia thực dụng, có tính độc lập cao, ít bị chi phối nặng nề bởi màu sắc đảng phái vào những quyết định chính trị quan trọng của Ông. McCain đã nhiều lần xé rào (đảng phái) để hợp tác và bỏ phiếu chung với những người đồng nghiệp (khác đảng), dựa trên tính hợp lý của chính sách và quyền lợi quốc gia. Nhờ vào uy tín và kinh nghiệm chính trường dày dặn, cử tri Cộng Hoà (ôn hoà) và độc lập đã giúp McCain quay trở lại mạnh mẽ vào năm 2008; và gặt hái nhiều vinh quang trong chiến dịch vận động tranh cử sơ bộ ở các bang New Hampshire, South Carolina và Florida mà tưởng chừng như đã bỏ cuộc (fall out) vào hồi tháng 5 năm ngoái.  Chiến thắng của McCain, "không lớn nhưng ngọt ngào". 

Kinh nghiệm, tên tuổi và bản lãnh của TNS Clinton không thua kém TNS McCain. TNS Clinton được biết rộng rãi bởi vì Bà đã hai lần giữ chức cựu Đệ Nhất Phu Nhân: Arkansas (1978-82 và 1986-90) và Hoa Kỳ (1992-2000). Cộng thêm lợi thế, TNS Clinton đang đại diện cho bang New York- đông dân thứ ba của Hoa Kỳ(19.2 triệu). Trong đó, New York, New Jersey, Connecticut, California và Arkansas sẽ chiếm hơn 40 phần trăm của tổng số đại biểu vào hôm Super Tuesday.  TNS Clinton có hơn 35 năm độ dày kinh nghiệp- lăn lộn trong địa hạt chính phủ và chính trường. Với 16 năm kinh nghiệm của vai trò đệ nhất phu nhân: bang Arkansas và Hoa Kỳ và 7 năm giữ chức TNS liên bang.  Nhờ vào tên tuổi và độ dày kinh nghiệm của Bà ở chính phủ liên bang và địa phương, cử tri Hoa Kỳ tin tưởng rằng TNS Clinton có đủ kinh nghiệm và kiến thức để lãnh đạo quốc gia.  Cho nên, họ đã giúp bà quay trở lại (comeback) sau lần thất bại ở Iowa.  Ngoài ra, TNS Clinton còn được biết nhiều bởi cử tri Hoa Kỳ về bản lãnh, tính cách độc lập và thái độ dám ăn chịu. Bà đã từng tranh luận công khai với cựu TT Bill Cinton về chính sách mậu dịch và quốc tế. Nếu McCain nổi danh bởi lối ăn nói thẳng thừng (straighttalk guy), thì TNS Clinton nổi tiếng bởi bản lãnh và tính ăn chịu của Bà (decisiveness and big fighter).  Nhờ vào kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo, cả hai sẽ có khả năng thu hút và thuyết phục cử tri cao vào hôm Super Tuesday và tổng tuyển cử (11/4/08)

Giao tế và sức thu hút là hai nét đặc tính quan trọng, cần thiết cho bất kỳ ứng cử viên nào nếu muốn thu hút quần chúng. Quan trọng không kém, những kỹ năng này giúp họ thành công trong công việc điều hành nội các, lèo lái con thuyền quốc gia; và trình bày chính sách và chương trình chính phủ cũng như diễn đạt những ý tưởng quan trọng một cách hệ thống, mạch lạc và dễ hiểu.  Đặc biệt ở cử tri Hoa Kỳ, kỹ năng giao tế sắc bén và vóc dáng thu hút bên ngoài của ứng cử viên đóng một vai trò rất quan trọng trong quyết định chọn lựa của họ. Cả hai ứng cử viên McCain và Clinton đều có khả năng giao tế bén nhạy, thuyết phục và sức thu hút cao đối với cử tri; đặc biệt khối cử tri độc lập, thiểu số, cao niên, cựu chiến binh, trung lưu và nghiệp đoàn lao động. 

McCain mang dáng dấp thông minh, uyên bác và hóm hỉnh của một chính khách dày dạn chính trường. Với lối giao tế thẳng thắn, cởi mở, không ngại mất lòng đã tạo sự tin tưởng và ủng hộ của khối cử tri cao niên, cựu chiến binh, và đảng viên cộng hoà ôn hoà. Bên cạnh đó, vóc dáng trẻ trung và thân thiện của McCain (mặc dầu đã ngoài 70) đã chiếm được sự ủng hộ của khối cử tri độc lập và thiểu số. Khối cử tri Cuba và Hispanic ủng hộ McCain rất cao.  Nhờ vào kỹ năng giao tế và dáng dấp lôi cuốn bên ngoài đã giúp Ông quay trở lại mạnh mẽ sau khi ủy ban vận động tranh cử của Ông tưởng chừng đổ vỡ (fall-out) vì thiếu ngân quỹ và tai tiếng của dự luật cải cách nhập cư mà McCain đồng bảo trợ vào tháng 5 năm ngoái cũng như giúp McCain vượt qua được thách đố của một khía cạnh văn hoá độc hại trong những đợt tranh cử TT Hoa Kỳ- “Lấy tiền đè người.”

TNS Clinton lại mang phong cách của một luật sư tài ba: với lối giao tế sắc bén, chặt chẽ, thông minh. Cộng thêm gương mặt quý phái kết hợp với sự nhạy cảm của nữ giới, đã giúp cho Bà dễ gần gũi với khối cử tri nữ, người nghèo/lao động, trung lưu, cao niên và thiểu số (Hispanic và Á châu).  Với TNS Clinton, kỹ năng giao tế và sức thu hút đã giúp Bà giành lại danh hiệu " Frontrunner" ở New Hampshire và có nhiều triển vọng để thắng lớn vào ngày Super Tuesday.  Kỹ năng giao tế và tranh luận cũng giúp TNS Clinton chứng minh khả năng của Bà trước cử tri dân chủ: giữa Bà và TNS Obama- Ai sẽ là người có khả năng lãnh đạo quốc gia, có kế hoạch và phương cách hữu hiệu, để thực thi chính sách, thỏa mãn những lời hứa hẹn và đáp ứng được nguyện vọng của cử tri Hoa Kỳ trong giai đoạn "dầu sôi lửa bỏng".

Chính sách và đường lối tranh cử hấp dẫn là phần chính yếu và mối quan tâm hàng đầu của cử tri vào kỳ bầu cử sơ bộ và tổng tuyển cử.  Cử tri sẽ nhìn vào đường hướng và chủ trương tranh cử để bỏ phiếu. Mặc dầu, hai ứng cử viên McCain và Clinton tranh cử bằng hai cương lĩnh khác nhau của đảng mà họ đại diện. Tuy nhiên, TNS McCain và Clinton có khá nhiều điểm tương đồng trên một số lĩnh vực chính sách, mà dân chúng Hoa Kỳ quan tâm.  Chẳng hạn như vấn đề- khí quyển và môi sinh: cả McCain và Clinton đều ủng hộ kế hoạch cắt giảm lượng khí Carbon gây ô nhiễm môi sinh; cổ võ cho giải pháp đầu tư và nổ lực tìm kiếm và chế tạo nguồn năng lượng thay thế.  Vấn đề nhập cư, cả hai gặp nhau trên nguyên tắc và quan điểm.  Đề nghị xây dựng hàng rào biên giới giữa Mexico và Hoa Kỳ để ngăn chặn làn sóng nhập cư lậu; tăng cường ngân sách và nhân viên cho cơ quan tuần tra biên giới; và đồng ý hợp pháp hóa cho một số cư dân nhập cư lậu.  Điểm khác biệt là TNS Clinton cùng với 2 đồng nghiệp khác: Hagel và Menendez đưa ra tu chánh án- Clinton-Hagel-Menendez, mà trong đó, tu chánh án này đề nghị không nên cắt bỏ và không hạn chế chương trình đoàn tụ gia đình theo diện cha mẹ bảo lãnh con cái đã lập gia đình và  anh chị em.

Vấn đề chiến tranh và kinh tế là hai lĩnh vực chính sách mà chúng ta có thể kỳ vọng tìm thấy những điểm dị biệt rõ nét giữa hai ứng cử viên McCain và Clinton. Đồng thời, chúng là mối quan tâm hàng đầu của dân chúng Hoa Kỳ bây giờ và trong mùa tranh cử này. Vì vậy, chiến tranh và kinh tế là hai lá bài quyết định và hoang dã nhất trong mùa tranh cử 2008. Lập trường của McCain cho giải pháp Iraq là tăng viện quân và tiếp tục đóng giữ quân đội Hoa Kỳ ở Iraq dài hạn: 50 năm hay 1000 năm.  Đổi lại, TNS Clinton đồng ý giữ lại những lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ nhằm phục vụ vào mục đích chống khủng bố và tiêu diệt lực lượng Al Qaeda.  Chuyển giao công việc tuần tra và gìn giữ an ninh cho dân Iraq dần dần từ quân đội Hoa Kỳ sang chính quyền Iraq; và triệt thoái một số quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Iraq nếu đắc cử.

Về chính sách phát triển kinh tế, kế hoạch của TNS Clinton có vẻ chi tiết và cụ thể hơn so với TNS McCain. McCain muốn đầu tư vào chương trình huấn nghệ để những người bị mất việc có thể làm nghề khác.  Ông cũng muốn chương trình cắt giảm thuế trở nên vĩnh viễn.  TNS Clinton cũng muốn đầu tư vào các chương trình huấn nghệ. Đồng thời, gia hạn thêm thời gian lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp; đầu tư vào các ngành kỹ nghệ để tạo thêm công việc làm mới.  Riêng vấn đề cắt giảm thuế, TNS Clinton không ủng hộ giải pháp cắt giảm thuế vĩnh viễn bởi vì nó gây khiếm ngạch ngân sách. Chỉ mang lợi cho một nhóm người giàu có trong xã hội và tạo cơ hội cho các tập đoàn công ty tuồn tiền ra ngoại quốc để tránh thuế. Bà cũng muốn dùng nguồn ngân sách thu được từ việc bãi bỏ chương trình cắt giảm thuế, để tài trợ chương trình bảo hiểm y tế cho trẻ em và gia đình có lợi tức thấp.

Cử tri sẽ có nhiều cơ hội để nghe và biết thêm nhiều thông tin chi tiết liên quan đến chính sách và chương trình tranh cử của mỗi ứng cử viên sau khi hai đảng đề cử người đại diện chính thức. Riêng đối với cử tri người Việt, mùa bầu cử TT 2008 là một cơ hội rất hiếm qúy bởi vì cả hai ứng cử viên McCain và Clinton đều có mối thâm giao đặc biệt với CDD Việt Nam; đặc biệt hiểu được mối quan tâm của người Việt về nội tình trong nước. Đó là một thuận lợi mà CDD người Việt sẽ dùng trong nổ lực bảo vệ quyền lợi, tiếng nói và nguyện vọng ở chính trường Hoa Kỳ và quốc tế.  Như những cố vấn chính trị Hoa Kỳ thường nhắc nhủ đệ tử của họ: It does not matter what we know But who we know. McCain và Clinton là hai ứng cử viên có nhiều triển vọng mà chúng ta biết.  Sứ mệnh còn lại của chúng ta nhớ đi bỏ phiếu.  Mỗi lá phiếu trong mùa bầu cử này mang tính quyết định đến kết quả cuối cùng của kỳ bầu cử sơ bộ và tổng tuyển cử.  Trung bình, mỗi lá phiếu của chúng ta đại diện quyền lợi và tiếng nói cho 4 người Mỹ gốc Việt hiện sinh sống ở Hoa Kỳ. 

TÂM AN

Xuân Mậu Tý 2008

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.