Hôm nay,  

Lời Ước Đầu Năm: 1 Chỗ Đứng Tương Xứng Trong Công Luận

10/01/200800:00:00(Xem: 7072)

Ngày nay thì mọi giới quyền lực truyền thông đều thừa nhận về mục tiêu và giá trị của hoạt động truyền thông; nhưng trên thực tế thì đã hình thành một tỉ lệ không tương xứng các thông tin thiệt thòi cho tiếng nói dân chúng. Truyền thông đã bị ám ảnh bởi sự nổi tiếng bất kể tốt xấu, còn những cố gắng của quần chúng yếu đuối thì vẫn phải làm trong...âm thầm bằng chính máu và nước mắt của mình như kiếp... giun dế giữ đồng trống và đêm đen. Tràn ngập thông tin của các hãng thông tấn chung quanh quan chức chánh trị, triệu phú, tỉ phú kinh tế, bất chấp họ tác động xấu lên dân chúng ra sao. Hãy coi BBC điểm danh người phụ nữ nổi tiếng cả xấu lẫn tốt gom chung cùng một duộc!

Chính lối tư duy lệch lạc này làm nảy sinh bạo lực học đường vì thiếu niên chưa đủ óc phân biện, lỡ khi có lỗi sinh học di truyền gene bẩm sinh khiến không thông minh, không có tài năng, lẽ ra biết tìm cho mình một hạnh phúc bình dị thì phẫn nộ đi tìm sự nổi tiếng xấu xa và giết người vô tội không gớm tay... Đối với những trường hợp như thế thì không phải lỗi là ở việc có hay không có súng, vì súng trong tay người tốt là cần thiết. Chính bộ óc háo danh, cuồng vọng lệch lạc mới dẫn đến những thảm cảnh có những nạn nhân vô tội!

Nước Mỹ còn tai họa bạo lực trường học vì chưa giúp được những thiếu niên biết không nổi giận với chính mình hay với xã hội khi nhận ra khả năng bẩm sinh hạn chế khiến không thể thành công, không thể nổi tiếng, dù vẫn có thể sống tốt và có nhiều hạnh phúc. Nếu biết rằng hạnh phúc chính là điều quan trọng ngàn lần hơn tiền bạc dư thừa và danh phận xã hội như xã hội VN xưa thì ít bao giờ có cảnh thiếu niên giết người trong trường học vì bất mãn và muốn nổi tiếng. Mong làm chuyện nếu không nổi tiếng là anh hùng thí cứ nổi tiếng gian hùng là cách sống quá sai lầm gây họa cho người vô tội khác là đáng nguyển rủa như khủng bố!

Công luận sao không có chỗ tương xứng cho bóng dáng người phụ nữ Trung Đông bình thường mà quyết chịu chết vì muốn có quyền quyết định tình yêu, dám chịu chết vì từ chối cắt âm vật chống lại hủ tục ngàn đời" Không có bóng dáng người phụ nữ nào chịu tù vì muốn truyền bá dân chủ chống cả một chế độ độc tài toàn trị" Số phận con người làm theo hiến định nhưng bị luật định vi hiến bẻ cong như ở CSVN là rất đáng nói đến lắm chứ! So Luật sư Lê Thị Công Nhân ở VN thì nàng Paris Hilton đỏng đảnh có gì để nói chứ"

Cầu Cần Thơ sập là một tai họa làm cả nước thảng thốt nhưng phải nói rằng nước Nhật đã tạo ra một kết thúc...có hậu! Nhưng cái chết của sinh viên Vũ Anh Tuấn bên Nga cũng làm cả nước đau lòng rơi lệ theo người Mẹ, nhưng nước Nga của Putin cùng CSVN đã làm ra thêm một kết thúc... vô hậu!

Ông Foster Dulles từng bị báo chí chê trách là làm băng giá các mối quan hệ của Mỹ và Trung Quốc. Nhưng tôi ngưỡng mộ ông Foster Dulles vì cách hành xử chân chính chứ không dùng "thủ đoạn ngoại giao" khi ông không chịu bắt tay Chu Ân Lai trong hội nghị quốc tế Genève giải quyết số phận VN. Đó là cái bắt tay không thể có giữa hai chủ thuyết "xâm lược, đồng hóa, nô lệ" và "dân chủ, tự do, nhân bản" không phải là xuất phát từ sự kênh kiệu thiếu thân thiện trong tư cách cá nhân. Sao cứ phải đóng kịch làm chi cho phải ví von rằng, sau cái bắt tay với một doanh nhân tư bản lừa đảo hay nhà chánh trị thủ đoạn phải xem lại coi bàn tay mình có còn đủ năm ngón không! CSVN ôm hôn đồng chí Trung Quốc thì coi kỹ lại coi, có bị cắn sứt cả hai tai chưa"

Ông Putin đã bộc lộ óc chuyên quyền và thủ đoạn chánh trị để nắm giữ quyền hành vẫn được bầu là người có ảnh hưởng mà không nói rõ là ảnh hưởng xấu hay tốt cho nên mặc nhiên được hiểu là tốt. Khi ông Putin chịu tiếp kiến nhóm người bầu chọn chính ông cũng nghĩ mình thành công tốt nhất!

Lối bình luận xu phụ và lối gom chung những ứng cử viên đạo đức và vô đạo đức cùng một nhóm là cách làm thiếu óc phân biện. Công việc của ông Putin và của cựu phó tổng thống Al Gore tác động ra sao lên những người muốn tiếp cận và làm chủ lãnh vực thông tin mà lại không hướng dư luận vào mối quan tâm của chính LHQ" Sao chuyện trái đất nóng lên gây tai họa lại thấp điểm hơn chuyện "ngồi lỳ" của ông Putin chứ" Phải kết luận là tầm vóc của những người làm chủ công luận không theo kịp và không đủ trình độ hướng dẫn dư luận chứ còn kết luận nào khác"

Wikipedia cũng cho rằng phải viết lịch sử bằng những thông tin có thể kiểm chứng, nhưng quá nhiều thông tin chính thức nhưng không chính xác, được viết bởi các chính quyền toàn trị độc tài như VN, từng tạo ra chiến tranh 3,8 triệu người chết với khối lượng khổng lồ loại thông tin dối trá. Học sinh dùng thông tin chánh trị xã hội lịch sử công tội một con người theo Wikipedia có lúc bị cho điểm kém! Như vậy thật là một cách báo chí làm có tác dụng xấu!

Thế giới tất yếu khác nhau nhưng không tất yếu phải đối địch vì chung con đường tìm kiếm an toàn công bằng và tiến bộ đúng theo tư duy đương đại, thế giới là một kết cấu đa tầng và đa phương của những hiện thực chủ quan. Xã hội có nhiều nhóm lợi ích khác nhau nên phải khác nhau phải đi tìm sự hài hoà mà kết cục là một thang giá trị xã hội tốt nhất. Đối kháng triệt hạ nhau chỉ có ở con đường phá hoại như cách nhà thờ giết các nhà khoa học, tranh quyền chánh trị giết nhau trong xã hội không dân chủ. Con người trên cùng một con đường tiến bộ chung thì sự khác nhau không nhất thiết tiềm ẩn sự đối kháng. Kiểu phân tích có chiến tranh, khủng bố là do va chạm của các nền văn minh cần phải phê phán vì tính nguy hiểm của nó. Văn minh, chân lý không có kẻ thù! Cái mà nhiều bộ lạc cho là văn minh, là truyền thống, là bản sắc thì có đến 80% là hủ tục! Từ nhận thức này mới có thiện chí tìm ra giải pháp làm ra thay đổi xã hội theo cách "chuyển biến hoà bình" không cần đến sự đối kháng "một sống một chết" hay "bỏ tù cô lập" như ở VN. Làm sao để thúc đẩy chuyển biến nếu giới quyền lực trên công luận chẳng có mối quan tâm cho thật đúng mức!

Ai làm Tổng thống được yêu mến ở nước Mỹ bằng Ông Bill Clinton" Nhưng ông Clinton hơn hẳn ông Putin ở việc không bám vào chức vụ! Điều này cũng nhờ dân chúng Mỹ có trình độ chánh trị hơn dân Nga nhiều! Dân Nga "ngốc" hơn nên ông Putin mới làm cách đó được! Ông Putin chưa thể có được tâm thức của ông Gorbachev hay của nước Mỹ đã có từ thế kỷ trước này!

Báo chí quốc tế đang đánh lừa chính mình, tạo uy thế chứ không cần tạo uy tín không cần chân lý, bằng cách chạy quanh những con người danh phận đó cho dù danh phận giả tạo, do dùng quân đội gây bạo loạn chiếm đoạt.

Số phận con người, tính nhân bản, đã bị chính báo chí tự do cũng cho là thứ yếu chăng" Một chánh quyền lúc nào cũng phải dựa và quân sự để bảo vệ đất nứơc, nhưng chánh trị bị quân sự hoá dễ gây hấn xâm chiếm lân bang như Trung quốc. Một xã hội bị công an hoá chánh thức mục tiêu là trấn áp tội phạm, nhưng là môi trường mầu mở cho sự lệch pha, bạo lực tù đày dành cho số phận dân trong nước, khi quốc hội chỉ mang tính tượng trưng! Tiếng nói của lịch sử, đất nước, con người VN đang bị ngăn cản, bội lọ, bẻ cong và làm cho mờ nhạt!

Siêu cường mà Nga Tàu đều muốn sẽ không thể đạt được chỉ bằng sức mạnh vũ trang hay theo cách tự tuyên bố, bất chấp phần khả năng đáp ứng đầy đủ điều kiện cho từng người dân thành những con người tài năng và đầy cảm hứng đóng góp và yêu mến chăm lo cho quốc gia mình. Một nước như Trung Quốc, Việt Nam, dân còn thích cuộc sống tha hương hơn, thích cuộc sống di dân, không thể là một điềm lành!

Chánh trị là phần vĩ mô tác động vào cuộc sống. Chánh trị đúng vừa có cả tính quyết định và sự tự nguyện thực hiện của dân chúng. Chánh trị sai chỉ có tính quyết định khi dùng chánh sách cưỡng bách trừng phạt. Chánh trị sẽ không sửa lỗi nếu dẫn dụ được báo chí chạy vòng quanh mình. Báo chí thay vì cân phân "ba-bảy" dành phần quan trọng là số phận con người làm nên cuộc sống là chứng nhân thất bại của nền chánh trị đó thì làm ngược lại cho một tỷ lệ "bảy-ba"! Lẽ nào để chứng nhân bị nghiền nát trong nền chánh trị thấp kém hay sai lầm trong khi báo chí chạy quanh chân quan chức lãnh đạo, nghe tuyên bố nhăng cuội.

Báo chí cần tham gia lật ngửa các phần ngầm của hoạt động chánh trị, bộc lộ phần chìm của tảng băng chánh trị, nhất là thứ chánh trị bị che giấu như CSVN. Người dân quả là hết sức nhọc nhằn không có phương tiện trong tay để phát hiện dối trá chánh trị!

Thí dụ: Sự thật là đâu" Phần đúng phần sai nghi vấn lịch sử sau đây: Tướng Lê Trọng Tấn và vị tướng đánh trận chiến mở màn trận Điện Biên Phủ do đại đoàn 312 ra quân, dưới sự chỉ huy của đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn người được đánh giá "trí-dũng-nhân-chính-liêm-trung", và chính ủy Trần Độ, tấn công cụm Béatrice. Béatrice thất thủ, thiếu tá Pégrot bị tử thương cùng với toàn bộ sĩ quan trong hầm. Trong một nhận xét khác có tính khẳng định của Tướng Võ Nguyên Giáp nhận định:....(Lê Trọng Tấn) là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại". Theo kết quả bầu chọn tại Đại hội Toàn quân để bầu sĩ quan cao cấp tham dự Đại hội Đảng VI, Võ Nguyên Giáp và Lê trọng Tấn đứng đầu danh sách 77 người tham dự Đại hội Đảng của Bộ Quốc phòng. Trong khi đó, Văn Tiến Dũng, Đặng Vũ Hiệp, Lê Ngọc Hiền không lọt vào danh sách này. Từ tháng 6 năm 1978 đến năm 1986 ông là Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Đại tướng Văn Tiến Dũng: (1917 - 2002) Từ tháng 12 năm 1980 đến 1986, ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Văn tiến Dũng (69 tuổi) cũng nghỉ chức năm 1986 này. Năm 1986, tại Đại hội đảng bộ toàn quân, ông không được bầu làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, do đó không vào được Bộ Chính trị và phải rời cương vị Bộ trưởng Quốc phòng. Nghi vấn lịch sử cho rằng Ông bị ám sát bằng thuốc độc chết và chỉ tuyên bố ông bị bệnh đột ngột qua đời ở tuổi 72 (1914-1986). Cùng bị giết với ông còn có đại tướng Hoàng Văn Thái (1915-1986), ngày 5 tháng 12 năm 1986, ngay trước Đại hội lần thứ 6 của Đảng.

Hai vị tướng quân tài trí đức độ thì kẻ nghi ngờ bị giết, kẻ bị đưa ra khỏi đảng!

Một thí dụ khác: "vụ án Ôn Như Hầu" (1946) ngày nay có còn ai biết gì để soi rọi ánh sáng khác, ngoài nguồn ánh sáng duy nhất là từ báo chí văn kiện nhà nước gọi là "chính phủ liên hiệp"" Cho đến nay dư luận chỉ biết là chính phủ liên hiệp phải ra tay trừ khử hai đảng QDĐ và ĐV vì họ phản bội tổ quốc, bắt tay với Pháp định lật đổ chính phủ liên hiệp non trẻ lúc bấy giờ. Những bằng chứng: một vài bộ xương trắng hếu lấy từ trường y khoa gần đó có đủ làm bằng chứng giết người tàn bạo hay không" Và tại sao cho đến giờ không có một nghiên cứu lịch sử nào, ngoài những hồi ký của những người trong bộ máy thống trị lúc đó" E rằng có sự gì không bình thường. CSVN đã có thừa tài "viết lại lịch sử" mà. Thông tin dối trá của bộ máy tuyên truyền của Việt Minh đã khiến cho một người nổi tiếng là liêm chính như cụ Huỳnh Thúc Kháng (lúc bấy giờ đang là quyền Chủ tịch nước) cũng lên tiếng kết tội các đảng phái quốc gia, vốn lúc đó đang là nạn nhân của đường lối thủ tiêu chính trị tàn ác (mặc dù không tinh vi lắm) của Việt Minh. Sự việc còn trở nên mờ mịt hơn khi chính hai đảng Quốc Dân Đảng và Đại Việt cũng không lên tiếng gì cả"

Có những sự thật gần 60 năm hay trăm năm sau mới có nguồn kiểm chứng, thậm chí có khi không thể kiểm chứng! Có cách nào khác để rút ngăn ngoài việc báo chí phải đề đạt mối quan ngại đúng mức của xã hội"

Các trang thông tin điện từ nước ngoài của người VN tuy chưa chuyên nghiệp cao, nhưng lại chính là nguồn dân sử dồi dào, đã cần mẫn và có trách nhiệm bổ sung được phần tiếng nói của dân chúng đang bị những hảng thông tấn lớn "bỏ rơi" nhiều nhất. Rất may là tiếng nói người bị trị còn có chỗ để lên tiếng nói nhỏ nhoi của mình. Mong rằng ngày càng nhiều những giọt nước nhỏ để thành hồ nước mênh mông.

Tôi cũng mến mộ nhiều phóng viên VN trong nước, khi báo chí VN mất định hướng chánh trị, đã chú tâm viết những bài điều tra về hủ tục như tục đeo vòng cổ đến dãn đốt sống cổ, tục chôn con theo mẹ, giêt trẻ tàn tật, tục treo trẻ sơ sinh lên cành cây bỏ chết lạnh chết đói trong đau đớn vì bị đàn kiến đàn sâu bọ bu kín cắn hút máu thịt phù nề với lòng...thanh thản như không có gì, trong niềm tin mông muội quái đản là trẻ nào "chân chưa chạm đất" chưa phải là người vất bỏ đi không có tội.

Một trí thức Trung Quốc viết về sự bưng bít thông tin trong chế độ toàn trị như thế này: "Người dân bình thường chẳng hay biết một chút gì về những điều tệ hại này... Nếu dân chúng nhận chân được thực trạng này thì chắc sẽ có một cuộc cách mạng. Đến lúc đó thì chẳng có ai ngăn được cơn thịnh nộ của nhân dân nữa... Cách mạng...không hình thành từ những mâu thuẫn chính trị - mà nó phát sinh là do dân chúng không có đủ gạo để mà ăn". Thế đấy. Vậy mà trên thực tế thì không hiểu sao trong những xã hội gọi là dân chủ mà cuộc sống dân chúng cứ bị bỏ rơi"

Trong tình hình thông tin còn nghiêng lệch như thế, không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều trang nhật kí cá nhân. Dân chúng bây giờ khôn lên sẽ tự viết lịch sử mình qua các trang blog của họ chứ. Biết đâu trong mớ xô bồ kia sẽ còn lại những hạt cườm quý giá cho thế hệ con cháu trong tương lai! Tôi nghĩ đến một "trang blog" hiếm hoi từ hơn 60 năm trước: những trang nhật ký của Anne Frank hay cô bé 14 tuổi người Do Thái Rutka Laskier viết không lâu trước khi chết trong trại tập trung Auschwitz. Rutka Laskier, cũng ở độ tuổi của Anne Frank khi rơi vào tay Đức quốc xã.

Trong trang viết vào 5/2/1943, cô bé viết: "Tôi không thể hình dung nổi một ngày nào đó lại được rời khỏi ngôi nhà này, hoặc một ngày chiến tranh sẽ kết thúc. Nếu điều đó xảy ra, tôi có lẽ sẽ sung sướng đến mất trí". "Chút niềm tin nhỏ nhoi của tôi đã hoàn toàn tan vỡ. Nếu Thượng đế tồn tại, người sẽ không để cho loài người ném nhau vào lửa, không để cho đầu của những đứa trẻ mới chập chững biết đi hoặc trở thành mục tiêu ngắm bắn, hoặc bị nhét vào bao tải và chịu ngạt khí gas cho đến chết". Cô bé gửi quyển nhật ký lại cho bà chủ nhà cho gia đình cô bé thuê: "Cháu không biết liệu cháu có sống sót được không nhưng cuốn nhật ký nhất định phải tồn tại, để sau này, mọi người sẽ biết điều gì đã xảy ra với người Do Thái." (Nguồn: The Guardian)

Đọc những nhật ký này, nghĩ đến một cô bé 14 tuổi đã phải chuẩn bị cái chết của mình, để lại đời sau một di chúc là tiếng kêu đau thương cho dân tộc mình! 60 năm sau mới có tiếng nói trên công luận!

Rồi đọc tiếp những gì nhà văn Ngọc Tư viết về số phận con người trong Cánh đồng bất tận, khi đang tranh luận, áp lực lên tác giả về tác phẩm, sao khỏi bồi hồi thương các cô bé vô tội trước án tử hình trong chiến dịch diệt chủng điên loạn nhất và lo ngại cho số phận nhỏ nhoi bị săn đuổi của tác phẩm và tác giả Ngọc Tư, sợ e:

"Chim ơi! chết dưới cội hoa,

Tiếng kêu...rơi rụng...giữa giang hà...!"

(Thơ của Phạm Thiên Thư)

Trần Thị Hồng Sương

01.01.2008

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.