Hôm nay,  

Tìm Về Nguồn Cội Phật Giáo Tại Tỉnh Bình Thuận

28/05/200700:00:00(Xem: 8169)

Nhân Mùa Đản Sinh 2551 Đức Thế Tôn: Tìm Về Nguồn Cội Phật Giáo Tại Tỉnh Bình Thuận

Ở con người nói chung, ai cũng muốn mơ mộng để quên thực tế, phủ nhận hiện tại mà hướng về tương lai. một thứ mơ mơ màng màng, nằm giữa cái có và cái không có hay chưa có, do thúc đẩy của những biểu hiện tôn giáo và quyền lực trần gian.

Lịch sử của đất Thuận Thành vốn đã mù mịt như gió cát bốn mùa, thì lịch sử của những gì liên hệ với đất và người Bình Thuận qua ba trăm năm, cũng không khác trên đại thể. Nói chung khi nghiên cứu những tín ngưỡng của bản địa, qua những lời đồn đại, sấm ký viện dẫn của thời này, thời nọ, để suy tôn hay hạ bệ thần thánh, chưa kể những người chết oan khiên, khuất lấp vì đất nước, xóm làng nhưng thân phận của ho, thì thật là não nề, vì lúc thì lên bàn thờ hay bị sỉ nhục là ngụy giặc. Sự có mặt của Phật giáo và Đạo Thiên Chúa trên vùng biển mặn, đến nay cũng không ai biết chính xác dù ở đâu cũng thấy có đình chùa, dinh vạn rất cổ xưa, kể cả ba bốn cái nhà thờ Thiên Chúa tại Làng Lạc Đạo, Kim Ngọc, Phan Rí, Tầm Hưng, xét về niên đại cũng trên vài ba trăm tuổi. Nói chung Phật giáo và Đạo Thiên Chúa tại Bình Thuận, mới thật sự là hai kẻ đồng hành, vì đã cùng nhau san sẻ tất cả nổi bể dâu trầm thống suốt các giai đoạn lịch sử.

Cơn biến động chính trị của lịch sử VN từ bốn thế kỷ cận đại qua, nhất là thời kỳ XIX-XX, đã đưa đất nước vào một quỹ đạo thế giới hơn là dân tộc. Bởi những nhà lãnh đạo chính trị lẫn tôn giáo, quá vụng về khi tiên tri những khuynh hướng của VN, cho nên đã làm hỏng bét đại sự, khiến cho giờ chót, Hồ Chí Minh và đảng cọng sản đệ tam quốc tế, một thứ chính trị sặc mùi tôn giáo nửa nạc nửa mở, thời trước, đã bị những nhà tiên tri, khinh bỉ gọi đùa la ‘ hoa cứt lợn cắm bãi phân trâu ‘, lại đại công cao thành, chó nhẩy bàn độc vào giờ thứ 25, ngày 30-4-1975. Tất cả cũng vì lãnh tụ ba làng đi tìm kẻ không người có, trong lúc đó, lại bỏ quên tuyệt đại quần chúng đang ngóng chờ. Cuối cùng sự tuyệt vọng, ơ hờ đã khiến cho họ bị cuốn hút trong mật ngọt tuyên truyền của cọng sản, cuồng nhiệt chạy theo Việt Gian, Việt Minh, Việt Cộng làm giặc và chuốc lấy sự đau hận trùng hằng trong bao chục năm qua và không biết tơí bao giờ moí ngoi lên khỏi vũng bùn ô nhục của cái gọi là thiên đàng xã nghĩa.

Nhìn lại lịch sử VN, ta thấy tổ tiên ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội chiến thắng. Chẳng hạn như khi Bình Định Vương Lê Lợi trong mười năm kháng chiến, đã đánh đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nhưng cũng từ đó đã không theo các thời đại Hậu Lý, nhà Trần dùng Đạo Phật làm quốc giáo để an bang tế thế, mà lại chạy theo Trung Hoa, chọn Nho Giáo làm một thứ trung tâm quyền lực, để tri thiên mệnh. Từ năm 1884 ố1945, Đạo Thiên Chúa từ phương tây vào thay thế Nho Giáo của nước Tàu, làm quốc giáo. Tình trạng trên vẫn không thay đổi suốt thời đệ nhất cộng hòa miền Nam (1955-1/1/1963) và sau đó trong khoảng thời gian 1964-1975, những nhà lãnh đạo Phật giáo VN cũng đem chính trị vào thay thế Phật giáo, cho nên tất cả sự lầm lẫn của mọi thời đại kể trên, khi gạt bỏ một tín ngưỡng lớn của dân tộc như Phật Giáo bên lề thế sự, làm cho đất nước mất chỗ tựa, tất cả đã góp phần hình thành một nước Việt Nam bị cọng sản quốc tế đô hộ tới bây giờ.

Xưa nay, trong quan điểm đối đầu giữa Phật giáo và các thế lực Nho giáo, Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Mác Xít, Phật giáo VN đã bị đẩy lùi về phía tiêu cực và tác dụng của nó chỉ là sự trì trệ như đã thường trực bao đời.Nhưng dù bị bức bách thế nào chăng nửa, Phật Giáo cùng với Lão Giáo, trong dòng sử VN vẫn luôn là một nền tảng chung cho các khuynh hướng chính trị VN, nhất là từ khi Pháp chính thức đô hộ nước ta sau hiệp ước 1884. Nhiều phong trào Cần vương mang dấu ấn tín ngưỡng đậm nét khắp ba miền đất nước như Kỳ Đồng, Bạch Xỉ và bàng bạc khắp đất Nam Kỳ thuộc Pháp, qua các giáo phái xuất phát từ Phật Môn như Phật Thầy Tây An của Dòng Bửu Sơn Kỳ Hương Chính Thống. Thế giới đại chiến khốc liệt lan tràn khắp nơi, gợi ý về ngày tận thế, về hội Long Hoa với Phật Di Lặc, đã là những cơ hội thuận chiều lịch sử để các giáo phái Cao Đài cũng như Phật Giáo Hòa Hảo khởi nguồn phát triển, tạo một bước ngoặt khi giáo chủ thành nhà chính trị, đạo giáo xê dịch qua bước trần thế, không những đã nắm vững tinh thần tín đồ mà còn tạo được một sức mạnh cho đảng phái, dù về sau các giáo chủ đã đổi lấy bằng ngay chính sinh mệnh của mình như Đức Huỳnh Phú Sổ.

Hơn hai ngàn năm về trước, khi phần đất Nam Việt của Triệu Đà trong đó có nhóm Lạc Việt của Bách Việt, nhân cơ hội tàn tạ của nhà Đường, đã đứng lên dành lại độc lập đã có từ thời các tổ Hùng Vương và dựng nên một nước Đại Việt hùng mạnh ở phương Nam, tồn tại cho tới ngày nay. Trong núi vốn không có Phật mà Phật chính ở trong tâm ta , nếu tâm ta lắng lại thì trí huệ sẽ xuất hiện, đó chính là Phật, như lời của quốc sư Trúc Lâm-Phù Vân, thầy của vua Trần Thái Tông, người khai sáng nhà Trần 1225-1400 đã nói, hay ý nghĩa siêu việt trong bài kệ của quốc sư Vạn Hạnh, thầy của vua Lý Thai Tổ, người lập nhà Hậu Lý 1010-1225 :

‘ Thân như sấm nổ chớp lòa

Xuân hoa nở rộ, thu qua rụng rời

Sá chi suy thịnh việc đời

thịnh suy như hạt, sương rơi đầu cành.‘

Phải chăng đó chính là những lý do, khiến cho Phật giáo đã trở thành kẻ đồng hành và thường trực ở trong lòng con người VN trong suốt chiều dài của lịch sử, cùng chia sẽ niềm vui cũng như tuyệt vọng, hứng chịu tang thương chết chóc từ sau ngày 30-4-1975, khi giặc Hồ cưỡng chiếm được quê hương.

Phật giáo đã hòa tan vào máu thịt của dân tộc và trở thành một Đạo Việt, đó là một chân lý nhưng có phải vì lầm lẫn để chính trị xen vào Đạo Phật mà đạo đời không hòa hợp " Ta biết từ sau tháng 9-1945, khi Bảo Đại tuyên bố thoái vị, cũng là là lúc nhà Nguyễn chấm dứt, làm cho các thần linh đất Việt lấn cấn vì không còn danh nghĩa để ngồi trên bàn thờ. Cũng may đa số thần thánh trong dòng tín ngưỡng dân gian VN đã có từ lâu, cho nên các Ngài cũng đã hòa nhập vào truyền thống nối kết với dân gian, trong một khoảng vô hình có trật tự, nên đã niú kéo được niềm tin và ngôi vị. Từ 1945-1954, Liên khu V bao gồm các tỉnh miền Trung từ Phú Yên tới Quảng Nam, khi chính quyền lọt vào tay Việt Minh-Việt Cộng, là khu vực thần linh nước Việt, tan rã và sụp đổ thật sự, khi hầu hết các đình, đền, miếu, chùa, vạn bị phá hủy để tiêu thổ kháng chiến theo lệnh của Hồ Chí Minh, một hình thức che đậy ý đồ ý thức hệ phát xít, vô thần, muốn tiêu hủy tất cả để đổi thay triệt để. Đây không phải là sự xô bồ của luận cứ, cho là vì lẫn lộn trong bản chất và hiện tượng triết học của biện chứng pháp duy vật sử quan, mà buổi đầu đảng đã lầm lẩn. Thật sự là cố ý, vì những chứng liệu miên tục kéo dài mấy mươi năm qua, xác quyết cái tính chất mập mờ của cọng sản đệ tam quốc tế, luôn có hai mặt đảng và tín ngưỡng. Có như vậy mới tuyên truyền, ru ngủ và lôi kéo được nhiều người, kể cả những người có học thức cao, theo Hồ làm giặc và số này ngày nay đã trơ trẻn trét phấn tô mặt phong thánh cho Hồ Tặc, để được chính thống chểm chệ ngồi ngang hàng với Quốc Tổ Hùng Vương cùng với Phật Trời, trong một số đình chùa quốc doanh do đảng bỏ tiền xây dựng khắp nước, mà nguy nga nhất tại tỉnh Bình Dương.

Đứng bên lề lịch sử, nhìn vào lịch sử bằng con mắt của một người dân thường, ta phải công nhận nhờ hậu quả ngày binh biến 1-11-1963 mà Phật giáo VN đã đạt được nhiều thành công đáng ca tụng. Sau năm 1964, Phật giáo đã có nhiều cơ sở vững chắc như Viện Hóa Đạo, Đại Học Vạn Hạnh, hệ thống trung tiểu học Bồ Đề khắp VNCH với 112 trường ố80.000 học sinh, các chùa VN Quốc Tự, Vĩnh Nghiêm, Xá Lợi.. cũng như sư thành lập các khuông hội Phật giáo tỉnh, gia đình Phật tử...

Nhưng rồi nhũng chuyện xưa tích củ, những lời vàng ngọc của các thánh tăng rao dạy, những chữ bần tăng, bần ni yêu quý của Phật giáo đã biến mất, vào thời kỳ loạn tướng kiên tăng 1964-1967 khi các su-cha đua đòi chạy theo vật chất và quyền lực, dẫn đến sự chia rẽ hàng ngũ lãnh đạo Phật giáo, làm cho đạo pháp vừa mới loé ánh hào quang, thì đã tắt ngủm trong sự ngao ngán của muôn người, nhất là những Phật tử đang làm lính giữ nước và bảo vệ đạo pháp. Vậy mà lúc nào cũng đòi phải tách tôn giáo ra khỏi chính trị, thật là khôi hài. Xét cho cùng cũng là do Phật tại tâm, nhưng trong tâm đã không có Phật thì biết tìm Phật ở đâu, phương chi trong bất cứ mọi sinh hoạt nào, kể cả tín ngưỡng, sự phân biệt giữa chính trị và tôn giáo rất mù mờ, vì chính trị là đám đông, còn tôn giáo là sức mạnh. Làm cách nào để có sự hòa hợp giữa đám đông và sức mạnh mới là thành công.Xã hội VN bao đời vẫn lấy nông nghiệp, xả thôn, thành hoàng làm gốc và đó chính là căn bản của thần quyền cũng là chỗ dựa vững chắc của vua quan thời quân chủ. Do hiểu thấu nguyên lý sinh tồn đó, mà các đời vua Đại Việt từ nhà Ngô (939 sau TL), cho tói nhà Trần 1225-1400, đã trọng dụng các vị cao tăng Phật giáo, coi như là quốc sư giúp vua luận bàn việc nước. Hiểu thấu tai hại sự đồng hóa gián tiếp Bắc phương qua Nho giáo, mà người Việt đã hấp thụ và ảnh hưởng trong 1000 năm đô hộ, nên hai đời Lý-Trần đã hoàn thành một Đạo Phật Việt tức Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, từ ba hệ phái Phật giáo thế giới như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Võ Ngôn Thông và Thảo Đường.

Từ đầu thế kỷ XV, Nho giáo được coi như là trung tâm quyền lực của nhà Hậu Lê , khiến cho Phật giáo cũng như Đạo Lão, từ địa vị quốc giáo, bị triều đình quên lãng nên chỉ còn tồn tại trong giới bình dân ở thành thị cũng như miền thôn dã quê mùa.

Phật giáo đã ăn rể vào quốc dân Việt Nam suốt 2000 năm lịch sử, nên Phật tính đã là da thịt xương máu của con người, chẳng những là tín đồ Phật tử mà còn ngay trong người ngoại đạo, tạo thành một thứ bản sắc từ bi nhân ái đặc biệt, mà ai cũng nhận ra, ngoại trừ lũ vô thần cọng sản đệ tam quốc tế, đã công khai chối bỏ quốc tính của giống dòng, khi công khai xác nhận :’yêu nước là yêu nước xã hội chủ nghĩa của Mác-Lê-Mao-Hồ ‘.

Xưa nay ở đâu, thời nào cũng đều có loạn tướng kiêu tăng nhưng những thứ sâu bọ này, rồi ra cũng chỉ như đám lục bình trôi giạt trên sông, không đại diện cho ai hết cũng như không là gì đối với mấy chục triệu Phật tử và tăng già VN. Ngoài ra sự áp đặt tù gông cọng sản cùng những cái thứ quốc doanh tôn giáo này nọ, chỉ là một trong muôn ngàn pháp nạn, mà dân tộc Hồng Lạc đã từng hứng chịu trong dòng sử Việt, đâu có phải là chặng đường cuối cùng của Phật giáo. Sự tàn bạo của cường quyền Việt Cộng, đối với Phật giáo VN từ sau ngày 30-4-1975, đã là những ngọn hỏa sơn ngầm đang chờ phun lửa, thiêu rụi toàn bộ lâu đài của đảng cọng sản, được xây dựng trên đống xương vô định của dân tộc. Người VN ai cũng có cái tâm từ bi của Phật Bà Quan Âm, cái hồn nhân ái vị tha của Như Lai Phật Tổ nhưng không thiếu trong máu cái dũng liệt ngút trời của Ngô Quyền, Hưng Đạo, Quang Trung, Nguyễn Thái Học.. cho nên chắc chắn pháp nạn sẽ đi qua và chúng ta lại hy vọng ngày Long Hoa khai hội, để ai nấy đều được sống với cái huệ tâm thuần ái thời Lý-Trần.

Đây cũng là căn nguyên và đại thể của Phật giáo Bình Thuận suốt ba thế kỷ qua. Trong lịch sử tranh chấp quyền hành, kẻ thắng bao giờ cũng chỉ nói tốt và tự sơn son bôi phấn để làm đẹp cho chính gương mặt mình. Giản dị như lời phán của Cesar : ‘ tôi đã đền, đã thấy và đã trở về ‘.Phật gíáo là một tôn giáo lớn của dân tộc VN, có quá trình gần bằng chiều dài lập quốc của Đại Việt, cho nên có đủ chính danh, chính thống, không cần phải lý thuyết hay biện minh. Tìm hiểu về gốc nguồn của Phật gíáo trên quê hương miền biển mặn cũng vậy, nên cũng không cần để ý tới những lúc quyền lực đẻ ra chính thống, đạo pháp, mà phải đi tìm lại buổi hoang sơ, khi người lưu dân Đại Việt từ miền Ngũ Quảng, Thuận Hóa, tay gươm tay cuốc, hồn thơ, tâm Phật, đặt chân tới cái xứ hoang mạc, cát gió này.

+ PHẬT GIÁO BÌNH THUẬN:

Qua các tài liệu lịch sử, cho biết vào giữa thế kỷ thứ VIII sau Tây Lịch, miền bắc Chiêm Thành có biến động nên đã dời về miền nam và xây dựng vương triều Panduranga tại vùng Khánh-Ninh và Bình Thuận ngày nay, kéo dài hơn một thế kỷ. Người Chàm vùng Ninh và Bình Thuận gọi những Tháp Chàm xây bằng gạch là Kalan, có nghĩa là đền thờ, nơi tế lễ các vị vua chúa như Kolan PôTâm ở Phan Rí hay Kalan Pô Rômê tại Phan Rang... Đáng tiếc là hầu hết các Tháp Chàm còn tồn tại, đã mất hết các đồ thờ tự bên trong, nên rất khó khăn để các sử gia cũng như nhà biên khảo xác định rõ chức năng từng ngôi tháp, dù trên vách hay quẩn quanh còn lưu lại các hình vẽ và bia ký.

Cũng từ những chép ghi trên bia ký, ta biết thời đó song hành với nước Hoàn Vương ở phương bắc Chiêm Thành,còn có một triều đại khác đã xuất hiện ở nam phương là vương quốc Panduranga, mà các sử gia gọi là bá quyền, nổi lên như một trung tâm chính trị của cả nước. Về vương triều này, bia ký có ghi, kế vua Rudravarman III, là vua Prathivindravarman, sau này được các pháp sư coi như chúa tể cả hai miền. Tới triều đại vua Satyavarman, miền nam đã phải đương đầu với cuộc xâm lăng của người Java vào Panduranga năm 774. Tới năm 787 thời vua Indravarman, người Java lại tấn công Chiêm Thành nhiều lần. Vì Nam Dương lúc đó là trung tâm của Phật Giáo Ấn Độ, bao gồm ba thừa : Đại, Tiểu và Kim Cương, cho nên Phật giáo cũng đã theo chân những người viễn chinh và thương buôn Java, ảnh hưởng từ Khánh Hòa vào tới Bình Thuận. Sau đó vương triều lại thiên đô về Đồng Dương trong tỉnh Quảng Nam, gọi là Indrapura, từ giữa thế kỷ thứ IX tới cuối thế kỷ thứ X với tên nước là Chiêm Thành, theo Phật giáo, dù Bà La Môn vẫn còn. Điều này đủ để xác nhận được, là trong thời gian vương triều Panduranga tồn tại, đã có người Chàm sinh sống ở Bình Thuận theo Phật giáo, cho nên vào năm 1974 đã đào được nhiều tượng Phật bằng đồng của người Chàm tại Phước Thiện Xuân, Hải Long.

Từ năm 1693 khi thống suất Nguyễn Hữu Cảnh bình xong Thuận Trấn, thì Phật giáo cũng theo đoàn lưu dân tới chốn tạm dung. Rồi theo thời gian từ Đình Làng thờ thần của làng xã, triều đình, đã phát triển thành một hệ thống Chùa thờ Phật có sư sãi trụ trì, do chính Giáo Hội đề cử. Theo Phật sử, Phật giáo Bình Thuận hầu như chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Phú Yên qua các Tổ Bảo Tạng, Hữu Đức, Hòa Thượng Thái Bình, Hưng Từ, Viên Quang, Tịnh Hạnh... và từ Biên Hoà-Gia Định có Tế Tín Chánh Trực, Liễu Thành, Liễu Đoan... Ngoài ra còn có nhiều người từ Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi vào Bình Thuận hoằng dượng đạo pháp.

Về niên lịch đầu tiên Phật giáo chính thức phát triển, không thấy một tài liệu nào ghi chép nhưng chắc chắn, thi ngôi chùa Phật Quang tại Xóm Cát, làng Hưng Long là chùa Phật giáo đầu tiên trên đất Bình Thuận vào năm 1736 do Thiền Sư Đạo Chơn Thường Trung từ Phú Yên vào trụ trì và khởi đầu công trình khắc bản gỗ bộ kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, kéo dài tới 28 năm mới hoàn thành. Năm 1800, hòa thượng Đạo Chơn Quang Huy từ Phú Yên vào trụ trì tại Chùa Liên Trì, hiện còn trên đường Khải Định, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết. Tổ Hủu Đức xuất gia từ năm 1829, sau đó dựng các chùa Bửu Lâm tại Phước Thiện Xuân, Linh Sơn Trường Tự trên nuí Takou và đã viên tịch năm 1887 tại chùa này. Khoảng năm 1838-1839, thiền sư Hải Bình-Bảo Tạng từ Phú Yên vào khai dựng Chùa Linh Sơn Vĩ nh Hảo, chùa Cổ Thạch-Tuy Phong, chùa Long Hưng và chùa Châu Viên. Ngài đã viên tịch năm 1872 tại chùa này.Năm 1850, đại sư Như Thành Nhất Bổn đúc chuông chùa Long Quang-Phan Rí. Khoảng năm 1854-1855, hòa thượng Tăng Cang Liễu Thành từ chùa Từ Ân-Gia Định đến trùng tu chùa Liên Trì. Năm 1910 hòa thượng Thanh Tùng Huệ Đạt trùng tu và đúc chuông chùa Bầu Trâm. Từ 1913-1924, hòa thượng Thanh Tâm-Huyền Thái Bình trụ trì chùa Linh Sơn Long Đoàn và đã viên tịch tại đây năm 1924. Hòa thượng Trang Quảng Hưng-Phật Huệ từ Quảng Nam vào lập chùa Pháp Bảo năm 1930. Vào năm 1936, Ni trưởng Diệu Tịnh từ chùa Phi Lai-Châu Đốc tới lập chùa Bình Quang Ni tự tại làng Đảng Bình, Phan Thiết, chùa này được vua Bảo Đại sắc tứ và từ đó là tổ đình của chư ni Bình Thuận. Chùa truyền qua các ni trưởng Huyền Tông, Huyền Học, Huyền Phương và năm 1999 là Ni Tâm.

Năm 1938, Phật học hội được thành lập bởi các cư sĩ Đoàn Tá, Ấm Cương, Thừa Tiêu, Thừa Châm... do Đoàn Tá làm hội trưởng. Năm 1940, xây dựng chùa Tỉnh Hội Phật Học trên đường Đồng Khánh, phường Lạc Đạo, Phan Thiết. Năm 1944 phong trào chấn hưng Phật giáo nở rộ khắp nước cũng như tại Bình Thuận. Năm 1948 hội Tăng già Bình Thuận được thành lập, có trụ sở tại chùa Linh Thắng-Lạc Đạo.Năm 1950 thành lập gia đình Phật tử Bình Thuận. Năm 1955 mở trường trung tiểu học tư thục Bồ Đề tại góc đường Nguyễn Du-Triệu Quang Phục, Phan Thiết. Năm 1958 xây chùa Vạn Thiện tại ngã ba Trần Hưng Đạo-Nguyễn Hoàng, phường Phú Trinh, là cơ sở của giáo hội tổ chức các khoá tu học Phật giáo. Cùng năm có hoà thượng Thích Giác An từ miền nam tới lập Hệ phái Khuất Sĩ Bình Thuận và dựng Tịnh Xá Ngọc Cát trên Động Làng Thiềng, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết. Năm 1962, hòa thượng Thục Châu Vĩnh Thọ đúc tượng Tam Thánh gồm Phật Di Lặc, Phật Bà Quan Âm và Phật Thích Ca nhập niết bàn. Cùng năm, hòa thượng Thích Hưng Từ ở Phú Yên vào lập chùa Linh Sơn Tánh Linh-Bình Tuy. Năm 1964 thành lập ban đại diện Giáo Hội PGVNTN-Bình Thuận.

Ngày 20-4-1975 Việt Cộng cưỡng chiếm toàn tỉnh Bình Thuận và thị xã Phan Thiết, đồng thời cũng chiếm hết chùa và trường Bồ Đề cùng các cơ sở của tỉnh hội Phật giáo Bình Thuận.

Ngày 29-12-1981 giải tán ban đại diện giáo hội Phật Giáo VNTN tại Bình Thuận, để lập Phật giáo quốc doanh Thuận Hải, bao gồm ba tỉnh Bình Thuận-Bình Tuy và Ninh Thuận.

Tháng 4-1992, bỏ Thuận Hải và lập lại hai Tỉnh Ninh Thuận cùng Bình Thuận-Bình Tuy, Phật Giáo Bìình Thuận quốc doanh cũng phân hai cho tới ngày nay.

Từ năm 1991, sau khi thành trì cọng sản đệ tam quốc tế tại Liên Xô, Đông Âu và nhiều nước trên thế giới sụp đổ, Việt Cộng vội vàng mở khẩu, trải thảm đỏ đón Mỹ và tư bản trắng, đỏ cùng Tàu Cộng... vào đầu tư kiếm tiền nuôi miệng và nuôi đảng. Người Việt tị nạn cọng sản gốc Bình Thuận, từ mọi nơi trên thế giói nhưng đông nhất là tại Hoa Kỳ, ào ạt gửi tiền về xây dựng và trùng tu lại những nơi chốn tôn nghiêm, mà Việt Gian-Việt Cộng Bình Thuận đã phá hủy khi chúng từ rừng vào thành, thậm chí còn lấy một vài chốn tôn nghiêm như Làng Đảng Bình, Vạn Hiệp Hưng... làm nhà tạm trú cho cán bộ và lò sát sinh mổ thịt gia súc. Đồng tiền của Việt kiều hải ngoại cùng viện trợ nhân đạo của thế giới, một phần lớn lọt vào áo bốn túi trong bộ đại cán hay chiếc xắc cốt kè vai của cán ta, nhưng vẫn còn tô trét được bộ mặt son phấn của phố thị và chùa chiền, đình làng, miếu vạn. Ngoài ra để cho mọi người quên những phiền lụy chết mòn người, vì đói ăn và đói tự do đời sống, đảng thả giàn cho tất cả đi chùa, mở hội, tụng kinh, cúng Phật nhưng phải tuân theo lệnh các sư sãi xếp, thuộc Phật giáo quốc doanh, nếu không thì có tự thiêu cũng bị bỏ tù và phạt người thân tiền chết vì ngu. Chưa hết, để đưa Phật giáo trở lại thời kỳ đứng bên lề vỗ tay coi hát như trong quá khứ, mà thực dân Pháp và bọn quan lại bù nhìn của triều đình Huế đã làm, Việt Cộng nửa nhắm nửa mở, hô hào dân chúng BT-PT trở lại con đường đồng bóng, chầu văn và làm bạn với người cõi âm.

Sống có nhà, thác có mồ, người Phan Thiết muôn đời là vậy nhưng trong hoàn cảnh đói hiện nay, cơm chưa chắc đã no bụng, vậy mà còn phải lo vàng mã, gởi xuống cõi âm cho người thân, nhiều thứ ngó mà nực cười. Ngày nay bước vào phía tây chợ Phan Thiết, giang sơn bán vàng mã và nhang đèn cho người cõi âm, gồm mười mấy gian hàng và sạp, một điều không bao giờ có tại các nơi khác. Hàng mã gửi xuống cõi âm của người Bình Thuận trong thiên đàng xã nghĩa rất văn minh, tiền tiến, mùa nào thứ đó, đủ thủ tục cúng kiếng từ trả lễ làm ăn, cho tới chuyện làm tuần 49,100 ngày hay mãn tang đối với người chết. Hàng có đủ từ nhà trệt, nhà lầu, áo sơ mi, veston. Riêng long bào chỉ được lệnh bán cho cán quan hay bộ đội nhớn và muốn gửi xuống âm ty, phải có cốt đồng ở am chuyển mới được. Ngoài ra người sống còn phải sắm vòng vàng, nữ trang và nhất là phải gửi thật nhiều tiền Hồ giấy xuống cho người cõi âm, để có đủ chất lượng, của cải... mà lo lót cho quan ma Việt Cộng ở dưới này, cũng tham nhũng và ăn hối lộ kinh khiếp, không thua gì lúc còn tại chức nơi dương gian. Được như vậy, ma dân mới mong sớm có hộ chiếu tốt đi đầu thai làm người trở lại, tại các nước không phải là xã nghĩa thiên đàng còn sót lại hiện nay như Tàu cộng, Việt Cộng, Hàn Cộng và Cu Ba.

Người dân làm biển xưa nay vốn mê tín dị đoan và thích chơi nổi, dù thực tế hầu hết đều vay nợ của hàm hộ và đầu nậu,ăn trươc trả sau bằng mồ hội máu lệ trên sóng cuốn, mưa gào. Nhưng bất cần khi được làm thì làm tới, cho nên không mấy ai tiếc tiền bạc, dù đó thứ tiền đổi bằng máu của chính mình hay tiền mồ hôi của thân nhân từ nưóc ngoài, chắt chiu gửi về. Họ làm cho bằng được những món thời trang như xe Dream, Xế hộp, Suzuki, Altila, có giá gần 5 đô la/1 chiếc. Lại có cả điện thoại di động hiệu Ô Kìa. Có nhiều người lắm tiền, đặt cả một toà lâu đài ba bốn mê (tầng), trong đó có đủ bàn ghế, tủ lạnh, TV màu có cắm ăng ten chảo. Bàn thờ trong nhà phải có lư đồng và còn thêm người ở và vài con chó giữ nhà. Nghề làm vàng mã giờ nổi lên như Cồn Cỏ, Cồn Chà, cho nên nhiều người có nghề nghiệp vững vàng như thợ đóng giày, thợ may, cũng bỏ để làm giày làm áo cho người cõi âm.

Trong khi nhân loại đã bỏ chị Hằng đi tìm hỏa tinh, thì người Bình Thuận cũng chán cõi đời để tìm sống với người cõi âm trong mộng. Nghĩ cho cùng thêm tủi xót, thì ra cái gì ở trên đời này cũng đều là giấy, có có không không nhưng muốn có phải dùng sinh mạng hay tiền thật để mà đổi và chúng ta đã đổi nhưng có nắm được món gì đâu trong lúc này " 

+ CÁC VỊ DANH TĂNG PHẬT GIÁO, NGƯỜI BÌNH THUẬN TẠI HẢI NGOẠI :

Bình Thuận ngoài là chốn rừng tiền biển bạc, còn là một địa phương sản sinh nhiều nhân tài kiệt hiệt trong mọi lĩnh vực, tiếp nối qua bao đời. Trong lĩnh vực tôn giáo cũng vậy, tuy Phật giáo Bình Thuận có được như ngày nay là nhờ công đức vun bồi của các vị hòa thượng, thiền sư từ hai tỉnh Phú Yên và Gia Định, nhưng Bình Thuận về sau cũng có nhiều vị Sư nổi tiếng tài đức như quý hòa thượng Thanh Kế Huệ Đăng, Thanh Nguyên Huệ Cẩn... là đệ tử của Tổ Thông Ân Hữu Đức tại chùa Linh Sơn Trường Thọ. Hiện tại có các hòa thượng Thích Chơn Thành, thuộc chùa Tỉnh Hội Phật Giáo Bình Thuận có nhiều hoạt động rất đáng kể, cũng như hòa thượng Thích Huệ Tánh, nguyên Hiệu trưởng trường trung học tư thục Bồ Đề Phan Thiết trước tháng 5-1975 và nay là hòa thượng trụ trì chùa Phật Quang, Hưng Long. Nối tiếp truyền thống đạo đức của cha ông, Phật giáo hải ngoại hiện có ba danh tăng là hòa thượng Thích Đức Niệm, Thích Minh Tâm và Thượng Tọa Thích Quảng Thanh, cả ba vị đều sinh quán tại Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận.

- HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỨC NIỆM :

Tên thật là Hồ Đắc Kế, pháp danh là Nguyên Công tự Đức Niệm, hiệu Thiền Đức, sanh tại làng Thanh Lương, Hòa Đa, Bình Thuận. Xuất gia năm 13 tuổi, thuộc dòng Lâm Tế đời 44. Đã tốt nghiệp cao đẳng Phật học năm 1962 tại Phật học đường Nam Việt, Cử nhân văn khoa, cao học năm 1972, tiến sĩ văn chương và triết học 1976.

Thời VNCH trước năm 1975, hòa thượng đã từng giữ nhiều chức vụ quan trong như Hiệu trưởng trường Trung học Bồ Đề tại Chợ Mới, Long Xuyên 1966-1969, Chánh Đại Diện GHPG tỉnh Gia Định, Giám đốc trường trung học Bồ Đề Bình Dương.

Năm 1979 hòa thượng vượt biển tị nạn cọng sản, tới được Đài Loan và sang định cư tại Hoa Kỳ và là Phó Viện trưởng Viện đại học Đông Phương kiêm Giám đốc Phật học viện Quốc tế tại Hoa Kỳ. Năm 1981 thành lập Ấn quán Ananda. Năm 1988 là Chủ tịch điều hành GHPGVNTN tại Hoa Kỳ. Năm 1992 Chánh văn phòng Hội đồng đại diện..

Tuy nhiên nhắc tới hòa thượng Thích Đức Niệm, là phải nhớ tới tài năng lỗi lạc, tri thức uyên bác nhất là trong lĩnh vực địch thuật, được đánh giá là những tác phẩm lớn của thời đại như Phật pháp yếu nghĩa (1988), Câu xá luận cương (1985), Kinh Bảo Tích giảng giải (1986), Tại gia Bồ Tát giới (19989), Lược truyền tiền thân Đức Phật (1988), Tịnh Độ đại thừa tự tường luận (1990), Phương pháp cải đổi vận mạng (1991), Pháp ngữ lục (1991), Kinh A Nan Vãn Phật cát hưng (1994), Kinh Kim Cang bát nhã giảng luận (1994), Tâm Kinh yếu giải (1998)àà..

Tóm lại qua 47 năm nương náu cửa thiền, tu đạo cũng như giữ nhiều chức vụ quan trong về giáo dục và trên hết là tác giả cũng như dịch giả một số kinh sách Phật giáo đồ xộ, quả là một công trình hiếm có, chẳng những làm rang danh người Bình Thuận, mà còn lưu danh vạn niên trong Phật sử Việt Nam. Hòa thượng viên tịch tại North Hill, nam California, Hoa Kỳ ngày 21-3-2003 tức 19 tháng 2 năm Quí Mùi, thọ 67 tuổi, để lại sự thương tiếc trong lòng mọi người.

- HÒA THƯỢNG THÍCH MINH TÂM : Hiện trụ trì tại chùa Khánh Anh, Pháp Quốc. Khởi công xây cất lại từ năm 1996, do tiền của cộng đồng người Việt tị nạn khắp thế giới đóng góp, qua uy tín của hòa thượng Thích Minh Tâm, sinh quán tại Thanh Lương, Hòa Đa Bình Thuận.

Sau khi hoàn thành, chùa Khánh Anh sẽ trở nên độc nhất tại Âu Châu, với tầm vóc rộng trên 3000 m2, nhờ vậy thị xã Evry sẽ có hàng ngàn du khách và tín đồ Phật giáo tới tham quan cũng như hành hương thường trực.

Đây chẳng những là một cơ sở tôn giáo mà còn là trung tâm hội thảo, diễn thuyết với phòng thông tin và các sinh hoạt văn học, nghệ thuật. Chùa trong tương lai, sẽ là trụ sở của Giáo Hội Phật Giáo VNTN hải ngoại tại Âu Châu, cũng là trường đào tạo tăng ni, nơi hội ngộ của 30.000 phật tử vùng IIe-de-France và 60.000 toàn nước Pháp.

Chùa Khánh Anh ở phía nam Paris, nằm trong thị trấn Evry giữa rừng nhà thờ Thiên Chúa giáo, Tin Lành và các thánh đường Hồi giáo, Do Thái.. ngôi chùa được coi như thủ đô tinh thần của người tị nạn trên đất Pháp và Âu Châu. Thành quả trên trước hết do công quả của đồng bào nhưng đầu tàu là hòa thượng Thích Minh Tâm, một vị danh tăng rất nổi tiếng ngay từ lúc còn ở trong nước.

- THƯỢNG TỌA THÍCH QUẢNG THANH :

Tên thật là Dương Thanh Tùng, sinh năm 1951 tại Thanh Lương, Hòa Đa, Bình Thuận. Hiện là Tổng Vụ Trưởng Hoằng Pháp, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam trên thế giới, tổng thư ký Đặc san Trúc Lâm của Phật Giáo, Viện chủ chùa Bảo Quang, tọa lạc tại thành phố Santa Ana, miền nam tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Ngoài danh tiếng của một vị lãnh đạo tinh thần qua các công tác từ thiện xã hội như thực hiện bữa cơm tình thương hàng tuần cho những người nghèo không nhà cửa, lập đàn tràng cầu siêu cho các thuyền nhân tử nạn trên biển đông hằng năm vào rằm tháng bảy, mở lớp dạy chương trình Việt ngữ, triễn lãm nghệ thuật ... Thượng Toa còn được đời biết tới qua nhà nghệ sĩ THI, HỌA, BONSAI CÂY KIỂNG.. nổi tiếng THANH TRÍ CAO có nhiều bài viết, nhất là thơ phổ nhạc đăng trên nhiều tờ báo Việt Ngữ xuất bản tại hải ngoại.

Bước vào thế giới nghệ thuật của nhà nghệ sỹ Thanh Trí Cao, qua các tác phẩm danh tiếng bao gồm nghệ thuật cắm hoa, các bức tranh sơn dầu, nhiều non bộ.. từng được tham dự trong các cuộc triển lãm quốc tế, tổ chức ở Hoa Kỳ.

Trong thế giới thi ca, nhà thơ đã cho ra đời nhiều thi phẩm như Trăng Ngủ Trong Mây, Trên Dòng Tử Sinh, Hương Vị Chân Tâm, Hái Hoa Tuyết và Khoắc AÔo Chân Không.. trong đó có nhiều bài thơ nổi tiếng đã được phổ nhạc như Mẹ là Phật, Cám Ơn Phật và Nước Mắt Mẹ Tôi.

Thông thường người ta hay nghĩ rằng các nhà tu hành khi làm thơ hay chọn đối tượng là sự vô tâm. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm vì bản chất thật của thơ không bao giờ vô tâm, nhất là thơ của Thanh Trí Cao luôn là gió tự do và gió thì không thể ở ngoài trời. Thơ còn là biển nhất là thơ của Thanh Trí Cao luôn như sóng gào to đánh động lương thức vì tự do và nhân quyền và tình thương nổi sóng nên sóng không thể ở ngoài biển. Từ đất mọc lên thơ, tạo thành hơi thở phập phồng cho trái tim người, vậy sao nói đến thơ vô tâm hay hữu tâm "

Đi vào thế giới của nhà thơ qua các chặng đường từ gió, sóng và đất trong các thi phẩm như : Trăng Ngủ Trong Mây, Trên Dòng Tử Sinh, Hương Vị Chân Tâm, rồi Hái Hoa Tuyết Đông, đọc thơ ta có cảm tưởng như bước vào một thế giới chân, thiện, mỹ. Nhà thơ nghệ sỷ trong trái tim người tu hành đã xuất thần rất độc đáo khi phối hợp đạo-đời hay đúng hơn cái chất của vô tâm và hữu tâm.. để viết lên con người thực của chính mình trong cái thế giới ta bà lẫn lộn giữa thực và hư, trong sự có không - không có, con đường đi tới của chân lý và bản ngã vô thường.

Thơ là hồn, từ nhạc, màu sắc.. đọc là cảm nhận ngay cái hương thơ thiền vị thoang thoảng khắp nơi, từ một thế giới riêng được thi sĩ Thanh Trí Cao ý vị bắc một nhịp cầu ra cánh cửa bên ngoài, khiến cho ta chơí với không biết đâu là thơ với họa :

‘ tôi tìm chân tướng trong lời kinh

tiếng kinh tụng niệm bỏ quên mình

chiếc lá vàng rơi bay lãng đảng

một bông hoa dại đứng lặng thinh.. ’ ’

Giữa đạo-đời hay người và thơ, thật ra chẳng có gì để ngăn cách ngoài cái tâm, một nơi chốn mà ai cũng lâng lâng phiêu bồng, có tơí như không, có về có ở cũng chẳng biết là ở hay về nơi nào.

‘ Vai mang cả khối sơn hà

cuối đường ta vẫn hỏi ta phiêu bồng .. ’ ’

Mới đây lại được đọc “ Khoắc áo chân không” thi phẩm thứ năm của nhà thơ, tiếng lòng của nhà nghệ sỷ như đã vượt thời gian và không gian để kết thành một đài sen hương sắc, dù chỉ là những mảnh vỡ của chân không hay nói đúng hơn chính là cái tâm của người tu đạo, không thao thức, không huyền thoại cũng không cần cứu cánh, vì chân, thiện, mỹ chính là cõi trời đất mông mệnh tận cùng.

Tóm lại Thượng tọa Thích Quảng Thanh qua nhà thơ Thanh Trí Cao, dù có nhìn dưới một lăng kính nào chăng nửa, ta cũng chỉ thấy một tinh thần Phật học luôn hàm ẩn cái tâm bát nhã hy hiến, có trách nhiệm của một công dân trước niềm đau thương của đất nước và dân tộc, luôn thể hiện cuôc đời hoà ái, đã phá ngả, ngã dục, trung hiếu, đạo đức song toàn.

Nhắc tới các vị chân tu Thích Đức Niệm, Thích Minh Tâm, Thích Quảng Thanh.. càng làm tăng thêm hương sắc đạo và đời trong tâm hồn người Phật tu Bình Thuận, qua suốt ba thế kỷ thành lập.

Xóm Cồn

Mùa Đản Sinh Đức Thế Tôn 2551

Tháng 5-2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.