Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Thuyền Ra Cửa Biển

13/02/200700:00:00(Xem: 8148)

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Thuyền Ra Cửa Biển

(LTS: Việt Báo trân trọng cảm ơn nhà văn Tưởng Năng Tiến đã gửi bài viết này, trong lúc nhiều người đang quan tâm về lời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mời gọi chung sức đẩy thuyền VN ra biển lớn.)

Cả dân tộc bước ra biển lớn. (Lời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng)

Cái gì chứ tắm giặt là không có … tui, à nha.  Đánh răng, rửa mặt cũng không luôn. Nói tóm lại là tui hơi sợ nước, và nói tình ngay thì đây là nỗi sợ hãi (chung) của tất cả mọi người dân Việt.

Tắm thì ra sông, ra ao.  Người già không thể bơi lội được thì ở nhà, lấy nước ở bể nước mà con cháu gánh về, dội ít gáo… Rửa mặt thì có khăn cũng được, không thì dùng bàn tay mà rửa, rồi vuốt một cái.

Rửa chân thì rửa bùn đất ở ao hay nước cạnh bếp, đợi một lát cho khô khi bước lên giường thì ngồi buông thong xuống, xoa vào nhau cho hết bụi cát, là rửa chân cạn. Đánh răng là chuyện không thấy ai nói đến. (Truyền Thống Dân Tộc, Lê Văn Siêu, 127& 128 (*).

Khỏi đánh răng luôn (cho nó khoẻ) là chuyện cũng … thường thôi nhưng rửa chân cạn thì quả là một hiện tượng lạ lùng, và độc đáo. Những bộ tộc của người da đen, sống quanh vùng sa mạc Sahara, khi nghe đến kiểu rửa chân không cần nước - theo cách mô tả của học giả Lê Văn Siêu, như vừa dẫn - chắc chắc sẽ đều phải gật gù thán phục, rồi (nhiệt liệt) vỗ tay khen ngợi. Có cha, không chừng, còn ước ao rằng rằng - sau giấc ngủ - sáng mở mắt dậy thấy mình biến (luôn) thành người dân … Việt!

Đó là mới nói (sơ) về sự e dè của dân tộc tôi đối với nước ở lu, ở gáo, ở chậu, ở khạp, ở ao, ở giếng… đào ngay cạnh nhà. Khi phải đụng chuyện với nước ngoài thiên nhiên - cỡ như thác, ghềnh, sông, biển - họ còn tỏ thái độ xa cách, và ngần ngại hơn nhiều:

Lênh đênh qua cửa Thần Phù

Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm!

Nghe mà thấy ớn. Dù chưa bao giờ qua cửa Thần Phù, và dù không phải là thày bói, tôi vẫn đoán chắc rằng ghe thuyền mà "lênh đênh" ngang đây thì nhang khói bốc lên (ôi thôi) dám thấu trời xanh!

Bộ chỗ này có ma sao" Không có đâu. Cửa Thần Phù - thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình - là chỗ sông Chính Đại đổ ra vịnh Bắc Bộ. Chưa bao giờ nghe ai nói tới ma qủi hay thủy quái gì ráo trọi. Chắc bị thấp thoáng thấy biển nên nhang đèn, lễ lạc, khấn vái, năn nỉ, cầu xin … cho nó chắc ăn. Có kiêng có lành mà.

Đó là chuyện hồi xửa, hồi xưa. Đến cuối đời Lê, cửa sông Thần Phù đă bị bồi lấp và trở thành đất liền. Tuy vẫn còn bị ám ảnh bởi hai câu ca dao vừa dẫn nhưng thái độ của mọi người, đối với nước, cũng đă khác rồi chớ bộ - đúng không"

Khác (mẹ) gì đâu. Nghe thử hai câu ca dao của thời đại này xem:

Mấy ngàn cây số biển xanh

Mà sao thiếu muối cho canh hàng ngày!

Và nếu bạn không tin vào sự truyền tụng trong dân gian, muốn có chứng cớ "bác học" hơn, xin hãy nghe nhận xét sau đây của một nhà sử học - ông Dương Trung Quốc (http://www1.vietnamnet.vn/baylenvietnam/sangtao/2006/12/644502/):

Đến mức mà một quốc gia có bờ biển dài rộng với tất cả các đô thị lớn đều nằm dọc kề bờ biển mà sau ngày thống nhất (1976) chúng ta cố đưa vào vận hành một con tàu khách hiện đại nối Hải Phòng với Thành phố Hồ Chí Minh mà chẳng bao lâu sau, mọi người lại lội lên bờ mà đi ô tô, tàu hỏa hay sang hơn là máy bay...

Như thế - nếu nói khái quát, và nói theo khoa tử vi - dân tộc Việt thuộc mạng mộc, mạng hoả, mạng kim, hay mạng thổ (tả) …gì đó, chứ không phải là mạng thủy - vậy thôi. Cớ gì phải lớn giọng nẫy giờ, nghe khó chịu dữ vậy"

Nếu chỉ "vậy thôi" thì nói làm chi. Coi: cả nước đang nằm thiu thiu, bỗng nghe ông tân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hét lên:

- Cả dân tộc hãy bước ra biển lớn!

Ý Trời, nói thiệt không - cha nội" Mọi người (đều) ngớ ra một lúc, rồi đồng loạt "ồ" lên tán thưởng:

- Ờ, ra thì ra chớ! Ở nhà với cái Đảng thì biết ngày nào khôn, và đến kiếp sau (chắc) cũng không khá nổi.

Quyết định này đáp ứng được sự khát khao (bị đè nén từ lâu) của cả một dân tộc. Ai cũng đều mong muốn được nhìn xem cuộc sống của nhân loại ra sao, bên ngoài bức màn sắt.

Ít khi nào dân Việt có sự háo hức và đồng thuận (lớn) như thế. Tuổi Trẻ Online mở ngay diễn đàn Vươn Ra Biển Lớn (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx"ArticleID=184094&ChannelID=397), và được hưởng ứng nhiệt liệt của rất nhiều độc giả. Xin trích dẫn một vài ý chính.

Luật sư Lê Công Định hăng hái phát biểu (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx"ArticleID=177825&ChannelID=397)"Đốivới vận hội lớn lao như thế của đất nước, cần lắng nghe tiếng nói của cộng đồng dân tộc".

Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx"ArticleID=178631&ChannelID=397) cũng lao ra khỏi lănh vực chuyên môn của mình, và sốt sắng góp ý như sau:

Bắt tay vào cuộc hội nhập là chấp nhận rằng chúng ta sẽ tham gia sân chơi lớn của thế giới. Điều cần thiết lúc này là soát xét lại mình, bàn bạc, học hỏi, rút kinh nghiệm, sẵn sàng làm lại mình nếu cần."

Để đáp ứng đề nghị "cần lắng nghe tiếng nói của cộng đồng dân tộc," của luật sư Lê Công Định, Bộ Chính Trị đă ra lệnh cho thủ tướng ban hành chỉ thị 37/2006/CT-TTg "tăng cường lãnh đạo quản lý báo chí quốc doanh, và cấm tuyệt đối không cho phép sự có mặt của báo chí tư nhân."

Và để thoả mãn yêu cầu "sẵn sàng học hỏi, làm lại mình nếu cần" của ông Vương Trí Nhàn, Bộ Chính Trị ra tiếp chỉ thị 06-CT/TW "yêu cầu toàn dân học tập … tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh."

Đúng là cầu được, ước thấy. Thiệt là đã đời luôn. Tuy thế, tôi không chắc rằng hai ông Vương Trí Nhàn và Lê Công Định được hài lòng (lắm) về phản ứng của ĐCSVN - trước những đề nghị chí tình của họ.

Dù sao, nghĩ cho cùng, vẫn có điều an ủi là ư kiến của cả hai đă được tiếp thu và có phản hồi. Một độc giả khác của báo Tuổi Trẻ, ký tên tắt là B.H (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx"ArticleID=178631&ChannelID=397), đă không có được sự may mắn tương tự - dù cũng góp ư trên mục diễn đàn "Vươn Ra Biển Lớn," vào ngày 20 tháng 12 năm 2006, như sau: "Muốn đi ra được biển lớn trước hết phải có tàu to và những người thuyền trưởng thật giỏi. Để có được những thuyền trưởng giỏi, theo tôi, trước hết cần phải công khai dân chủ trong việc xét tuyển thuyền trưởng thay vì phụ thuộc nhận xét chủ quan của một nhóm người hoặc một người".

Cái "không may" là ư kiến này đă đưa ra hơi (bị) chậm. Những người chỉ huy con thuyền VN, đang lênh đênh ngoài cửa biển, đều đă (lỡ) được "xét tuyển" hết trơn rồi. Tất nhiên là hoàn toàn không theo tiến trình "công khai," hay "dân chủ" gì ráo trọi - trừ một vị: ông Nguyễn Phú Trọng.

Nhân vật này đă đắc cử (vẻ vang) vào chức vụ Chủ Tịch Quốc Hội với 85% phiếu bầu. Một cuộc bầu cử không lấy gì làm đàng hoàng (cho lắm) vì ông ấy là ứng viên … duy nhất! Theo tường thuật của BBC (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/06/060626_newparliamentspeaker.shtml), nghe được vào hôm 26 tháng 6 năm 2006, khi nhậm chức, ông Trọng đã rất khiêm tốn thừa nhận rằng mình "chưa hiểu biết nhiều về công tác lập pháp và hoạt động nói chung của QH".

Khi tuyên bố nhũn nhặn như thế, có lẽ, ông Tân Chủ Tịch Quốc Hội tin tưởng rằng - cùng với Miên, Lào, Miến Điện - Việt Nam sẽ (vĩnh viễn) ẩn sâu trong rừng già ở Á Châu, nơi mà cái gọi là cơ quan lập pháp của một quốc gia luôn chỉ có vai trò làm … cảnh. Ai mà ngờ lại có chuyện (bỗng dưng) thuyền ra cửa biển!

Đối diện với biến cố này, ông Tân Thủ Tướng đă ban hành chỉ thị 37/2006/CT-TT "tăng cường lãnh đạo quản lý báo chí quốc doanh, và cấm tuyệt đối không cho phép sự có mặt của báo chí tư nhân," như một cách nhắm mắt và bịt tai lại - cho đỡ sợ.

Ông Tổng Bí Thư thì cầu đến vong linh của người đă khuất, qua chỉ thị 06-CT/TW, yêu cầu toàn dân học tập tư tưởng của (cố) chủ tịch Hồ Chí Minh, để cho mọi người đỡ cảm thấy bất an.

Còn ông Nguyễn Phú Trọng đâu" Sao nẫy giờ im re vậy, cha nội" Luật lệ ở rừng xanh (vốn) rất giản đơn, sát nhất nhân vạn nhân cụ, không thể tiếp tục mang ra thi thố giữa năm châu/bốn bể được. Bởi vậy, thằng chả - không chừng - đă trốn lại ở trên bờ rồi. Nếu ở địa vị ông Trọng, chắc chắn, tôi cũng hành xử y trang như thế.

Tiếc thay, tôi đă lỡ xuống thuyền, và đă đi hết biển từ lâu. Bằng vào kinh nghiệm (không vui) qua hơn nửa đời lưu lạc, đứng bên này bờ đại dương, tôi nhìn cả dân tộc mình đang ra cửa biển mà lòng vừa khấp khởi mừng, vừa nặng trĩu âu lo.

Coi: con tầu rơ ràng quá tải. Nó có đến hai ba bộ máy cổ lỗ, nặng nề, chồng chéo lên nhau. Nó mang theo một số lượng thủy thủ đông gấp mấy lần bình thường, và tất cả đều không có chút kinh nghiệm gì về chuyện hải hành. Nó chuyên chở một khối đông hành khách phẫn nộ, và sẵng sàng nổi loạn mỗi khi có dịp. Đã thế, con tầu lại được chỉ huy bởi những kẻ không biết làm gì khác - ngoài việc nhắm mắt bịt tai, và cầu kinh (Hồ Chí Minh) cho đỡ sợ khi ra cửa biển…

Nghĩ đến viễn tượng lỡ tầu (lần nữa) của cả dân tộc mình thì dù là kẻ thất phu như tôi cũng thấy lòng dạ xốn xang. "Các thuyền trưởng lưu danh trong lịch sử hàng hải luôn là những người, ngoài trí tuệ vượt trội của mình, biết đặt sinh mạng của cả con tàu lên trên quyền lợi cá nhân của họ và của những người thân cận… Trở thành thành viên chính thức của WTO thật ra chỉ mới mở được cánh cửa cơ hội, mọi việc tốt hoặc xấu hăy còn ở phía trước. Đừng để đất nước trễ thêm bất kỳ chuyến tàu lịch sử nào nữa".

Câu văn vừa dẫn là kỳ vọng chân thành của luật sư Lê Công Định (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx"ArticleID=177825&ChannelID=397), một người thuộc thế hệ trẻ, trước vận hội mới của người dân Việt. Tôi không còn trẻ nữa nhưng cũng cố dối già (và dối lòng) để xin được tận tình chia sẻ với ông Định cái "kỳ vọng" tốt đẹp này - dù biết rằng nó hơi (bị) lớn, so với tầm vóc, bản lãnh, và bản chất của những vị đang chỉ huy con tầu VN (hướng) đang ra biển lớn.

Tưởng Năng Tiến

(*) Sách được in lại ở Hoa Kỳ bởi (cái gọi là) nhà xuất bản Sống Mới, sau khi đã (thản nhiên) xé bỏ năm và tên của nhà xuất bản gốc - tại Sài Gòn, Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.