Hôm nay,  

Việt Kiều Oan Không Quyền Khiếu Kiện? (3)

14/12/200700:00:00(Xem: 8347)

III/ Việt kiều oan với tội khủng bố

1) Diễn tiến nội vụ

Gần đây trên thông tin báo chí quốc nội cũng như quốc ngoại nổi cộm lên vụ án Việt Tân khủng bố theo diễn tiến như sau:

Ngày 19/11/2007 đảng Việt Tân phổ biến thông cáo báo chí có nội dung:

Vào ngày 17 tháng 11 năm 2007, công an VN đã bắt giữ sáu người của đảng Việt Tân như sau:

 Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, quốc tịch Hoa Kỳ

 Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, quốc tịch Pháp

 Ông Trương Văn Ba, quốc tịch Hoa Kỳ

 Ông Nguyễn Thế Vũ, quốc tịch Việt Nam

 Ông Nguyễn Thế Khiêm, quốc tịch Việt Nam

 Ông Somsak Khunmi, quốc tịch Thái Lan

Một tuần sau báo Công An Nhân Dân ngày 27/11/2007 phổ biến:

“Ngày 17/11, lực lượng An ninh Việt Nam đã kịp thời phát hiện và bắt giữ một nhóm đối tượng có hành vi khủng bố thuộc mạng lưới của Việt Tân, thu giữ gần 7.000 tờ truyền đơn phản động của Việt Tân, hơn 8.000 bao thư, 3.775 tem bưu chính, 1.000 đề can in logo của Việt Tân, trên đó có ghi tần số, giờ phát sóng của đài “Chân trời mới” chống phá Việt Nam quyết liệt...

Theo tin từ Cơ quan An ninh Bộ Công an, vào 11h15' ngày 23/11, qua kiểm tra hành lý của khách nhập cảnh Việt Nam trên chuyến bay CX767, Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện 1 khẩu súng ngắn quân dụng, model P85, số 300-76577 và 13 viên đạn trong hộp tiếp đạn (gắn trong súng) trong hành lý ký gửi của vợ chồng ông Lê Văn Phan (57 tuổi), tại Ninh Bình, hộ chiếu 427035562 và bà Nguyễn Thị Thịnh (Le Helen), hộ chiếu 427454170, đều là Việt kiều Mỹ về nước”.

Báo CAND ngày 28/11/2007 tiếp tục giải thích lý do chênh lệch ngày bắt các đối tượng Việt Tân như sau:

“Do chưa biết Vân, Sỹ, Bang đã bị bắt, Việt Tân cử tiếp hai thành viên là vợ chồng Lê Văn Phan - Nguyễn Thị Thịnh, Việt kiều Mỹ, nhập cảnh Việt Nam trên chuyến bay CX 767, mang theo 1 súng ngắn kiểu Luger và 13 viên đạn để yểm trợ đồng bọn”.

Thế nhưng tin riêng của SB-TN cho biết ông Lê Văn Phan là một cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã từng tham chiến trong những trận đánh lớn vào trước năm 1975.

Đây là lần đầu tiên ông về thăm quê hương, và hai người mang theo 4 va-li hành lý từ Mỹ về Sài Gòn. Nguồn tin cho biết khi họ đến phi trường thì họ chỉ nhận được có 3 va-li, còn một va-li còn lại thì không thấy, nên họ đến khai hành lý bị lạc. Họ được yêu cầu ở lại chờ, và một lát sau thì nhân viên hải quan đã cùng với công an bắt giữ họ và thẩm vấn, với lời tố cáo là đã tìm thấy khẩu súng lục và 13 viên đạn trong va-li của ông.

Theo báo Công an Nhân dân ngày 6/12/2007:

“Tiến hành đấu tranh, Lê Văn Phan thừa nhận khẩu súng quân dụng Ruger là do người của tổ chức Việt Tân nhờ Phan đem về. Khi đến TP HCM, sẽ có người liên hệ nhận súng theo ám hiệu quy định.

Để tránh sự kiểm tra, cũng như để chối tội nếu bị phát hiện, Lê Văn Phan thay vì bỏ khẩu súng bên trong va ly, thì Phan dùng băng keo đen bọc kín lại, rồi nhét vào ngăn ngoài cùng, nơi chiếc khóa kéo đã bị hỏng. Tinh vi hơn, vị trí của khẩu súng được Phan bố trí cho nằm trùng khớp với chiếc máy sấy tóc nên thoạt đầu, khi qua máy soi hành lý, Hải quan Tân Sơn Nhất chưa phát hiện được.Tinh vi hơn, vị trí của khẩu súng được Phan bố trí cho nằm trùng khớp với chiếc máy sấy tóc nên thoạt đầu, khi qua máy soi hành lý, Hải quan Tân Sơn Nhất chưa phát hiện được”.

Tổng hợp các sự kiện trên, cơ sở để định tội danh “khủng bố” cho các đảng viên Việt Tân cùng với ông Phan và bà Thịnh là tang vật cụ thể cây súng lục với 13 viên đạn và truyền đơn phản động.

2) Động cơ hay ý chí tội phạm:

Để có thể xác định tầm mức của tội phạm, phải tìm hiểu động cơ hay ý chí của tội phạm là gì. Qua sự kiện nêu trên, người viết chưa tìm thấy động cơ hay ý chí tội phạm của các đương sự, mà chỉ thấy có nhiều nghịch lý như sau:

*Ông Lê Văn Phan và bà Nguyễn Thị Thịnh xa quê hương mấy chục năm, lần đầu tiên về thăm, tất nhiên chưa hề có một chút gì kinh nghiệm những thủ tục vấp phải khi vào Việt Nam, thì liệu rằng đảng Việt Tân có điên dại gì đề cử hai người này với cây súng để vào hành lý ký gởi công khai về Việt Nam hay không"

* Đảng Việt Tân cũng thông báo báo chính thức là không có quan hệ gì với hai người này. Công an cố tình gán ghép hai người nay vào đảng Việt Tân mà chưa đưa ra một chứng cứ cụ thể nào để thể hiện ý chí hay động cơ của đương sự.

* Ông Lê Văn Phan là một sĩ quan tác chiến thứ thiệt thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, tất biết rõ giá trị của từng loại súng. Nếu ông Phan có ý đồ khủng bố có ngu dại gì mang theo cây súng lục là loại súng dùng cho công an thành phố hay cửa khẩu đeo tòn ten hù dọa dân đen hay giựt gái xóm chị em ta, chứ với loại súng này khủng bố được ai"

* Hành lý ký gởi chứa đựng cây súng công khai này đã hai lần đi qua máy dò vũ khí tại phi trường Los Angeles, và Hồng Kông mà không phát hiện ra có phải là một nghịch lý hay không"

* Hai ông bà Phan - Thịnh về Việt Nam với 4 vali hành lý không đủ chỗ để gói quà và tình thương cho con cháu, bà con xóm giềng thì làm sao còn tâm trí nhận lãnh vú khí của người khác đem về Việt Nam mà không có một động cơ chính đáng nào cả. Công an không phổ biến lý do nào ông Phan nhận chuyển vũ khí cho Việt Tân.

* Ở đây cho thấy sự mâu thuẫn và tráo trở của công an lúc đầu vu khống rằng “Do chưa biết Vân, Sỹ, Bang đã bị bắt, Việt Tân cử tiếp hai thành viên là vợ chồng Lê Văn Phan - Nguyễn Thị Thịnh, Việt kiều Mỹ, nhập cảnh Việt Nam trên chuyến bay CX 767, mang theo 1 súng ngắn kiểu Luger và 13 viên đạn để yểm trợ đồng bọn”.

* Theo báo CAND ngày 6/12 lại nói Lê Van Phan thú nhận cầm súng về Việt Nam giùm cho Việt Tân. Có ai ngu dại gì cầm vũ khí giùm cho người khác bằng cách gởi công khai trong hành lý đi qua ba cửa khẩu quốc tế hay không" Như vậy ông bà Phan - Thịnh là đảng viên Việt Tân hay người không liên can gì đến Việt Tân"

* Nghịch lý trong lời cáo buộc của công an ngày là 6/12/ Lê Văn Phan đã tinh vi để một cái máy sấy tóc và một cây súng lục nằm cùng chiều chông lên nhau trong ngăn kéo ngoài cùng thường là nhỏ hẹp, để qua mặt công an vn, cơ quan an ninh Hoa Kỳ và Hồng công. Thêm một điểm nữa là máy sấy tóc và cây súng không có bao gói hay cột chung với nhau thì làm sao có thể nằm cùng chiều và nằm chồng lên nhau của một vật tròn và một vật dẹp trong một ngăn kéo phụ phía ngoài"

* Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao công an lại phổ biến hình ảnh cây súng tang vật với hộp giấy mới của Vietnam Airline. Phải chăng công an muốn tố giác Vietnam Airline chính là công ty sản xuất vũ khí khủng bố, hay là sở hữu chủ chính thức cây súng này" Tại sao công an không phổ biến bức hình đầu tiên phát hiện vũ khí ngay trong hành lý ký gởi và bức hình chiếc vali có ngăn kéo phía ngoài to và rộng đủ chứa máy sấy tóc và cây súng nằm chồng và che lấp lên nhau" Phải chăng tất cả nhân viên phi trường Los, Hong Kong và cả toàn bộ công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất đều đui hết nên không thể thấy cái ngăn kéo phía ngoài của vali nổi cộm lên cây súng và máy sấy tóc, mà phải chờ cho vali đi qua máy, nhờ có một anh chột công an nào đó phải nhìn kỹ hai ba lần mới phát hiện ra.

3) Chứng cứ

Tang vật chính thức do báo công an Nhân dân phổ biến được ghi nhận như sau:

* Hơn 8.000 bao thư, 3.775 tem bưu chính, 1.000 đề can in logo của Việt Tân tự bản thân nó chỉ có giá trị như là những phương tiện giao lưu thư tín cá nhân chứ không có giá trị làm sáng tỏ nội dung tội khủng bố.

* 7.000 tờ truyền đơn, nếu có nội dung kêu gọi lật đổ chính quyền bằng phương cách bạo loạn, ám sát, khủng bố thì tại sao công an Việt Nam không phổ biến hình ảnh cụ thể tờ truyền cùng nội dung của nó để chứng minh sự bắt giữ và khởi tố vụ án khủng bố là trong sáng và đúng đắn. Đảng Việt Tân đã thách thức công an phổ biến nội dung những tờ truyền đơn này và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những tài liệu này. Tại sao đến nay công an vẫn im lặng, không trả lời"

* Cây súng lục với 13 viên đạn nằm trong hành lý ký gởi là tang vật cụ thể và duy nhất để chứng minh tội khủng bố.

Tất nhiên ở đây sẽ có cuộc điều tra để làm sáng tỏ vấn đề là cây súng có thật trong hành lý ký gởi không" nếu có thì xuất hiện từ lúc nào để quy trách nhiệm" Và ai là người chịu trách nhiệm để sót vũ khí lên máy bay theo luật chống khủng bố hiện nay nhất là sau thời kỳ 9/11.

Để trả lời những câu hỏi này, không gì hơn phải tìm hiểu thủ tục kiểm tra hành lý ký gởi tại phi trường Los Angeles là nơi khởi điểm hành trình của đương sự.

Theo kinh nghiệm của một người từng đi du lịch thông qua sân bay Los Angeles, trước tiên hành khách phải check-in và kê khai số lượng hành lý ký gởi, nhân viên hàng không dán nhãn trên đó có ghi đầy đủ thông tin chuyến bay, kế tiếp hành khách phải mang hành lý ký gởi đến khu vực kiểm tra vũ khí và hàng quốc cấm. Tại khu vực này hành khách bị cách ly, hành lý ký gởi để ngay lối vào có nhân viên TSA (TSA - Transportation Security Asministration & Travel with Special Item) đích thân đưa mỗi hành lý chạy qua máy, hành khách đứng ở có thể ngoài nhìn thấy hành lý của mình vận chuyển qua máy, nếu hành lý không có gì khả nghi, đèn xanh báo hiệu, máy chuyển vận cho hành lý qua, sau đó từ một máy nhỏ ở bên hông nhảy ra một ticket, có một nhân viên khác cầm lấy dán vào cái hành lý đã kiểm tra nhằm phân biệt với những hành lý chưa kiểm tra. Kế tiếp một nhân viên khác chuyên kiểm tra lại hành lý nào đã dán nhãn kiểm tra mới được đưa lên băng chuyền tải vào kho hàng máy bay. Trường hợp, hành lý có điều nghi ngờ như vũ khí chẳng hạn, máy kiểm tra bật đèn đỏ, tiếng máy reo vang lên, máy chuyển hàng ngưng lại và máy in ticket cũng không hoạt động, bắt buộc người chuyên dán ticket phải lấy hành lý nghi ngờ đó qua khu khám xét đặc biệt bằng tay và mắt thường bởi các chuyên gia trong nghề. Khám xét xong nếu cũng không có gì trở ngại, thì hành lý mới được đóng lại, dán ticket đã kiểm tra.

Như vậy việc kiểm soát vũ khí bằng máy móc tự động và sự giám sát bằng mắt thường của chuyên viên TSA không thể nào sơ suất được. Điều này đã nói lên sự ấu trĩ của công an Việt Nam khi nói rằng cây súng được dán băng keo đen để cùng chiều với máy sấy tóc, chỉ có công an VN nhìn kỹ hai ba lần mới biết được.

Với cách làm việc này, tất cả các hành lý phải đi qua máy kiểm tra không thể nào bị bỏ sót. Không có chuyện ngủ gật hay một nhân viên nào có thể tự ý, có quyền cho một hành lý lên máy bay mà không qua kiểm tra. Và chuyện bỏ sót cây súng trong hành lý và ngang nhiên đi qua máy là chuyện không thể nào xảy ra.

Ông bà Phan - Thịnh về Việt Nam qua trạm trung chuyển tại Hồng Kông, như vậy hành lý phải đi qua máy kiểm tra một lần nữa nếu hành lý vận chuyển riêng lẻ. Trường hợp hành lý vận chuyển nguyên đai nguyên kiện đã được phân loại và niêm phong có thể đi thẳng nơi đến thì không cần phải kiểm tra lại (").

Điểm chú ý quan trọng là với hành lý ký gởi dù hành khách có trung chuyển hay không, cũng không thể nào tiếp cận với hành lý của mình sau khi kiểm tra ở trạm đi, trong suốt hành trình di chuyển máy bay.

Cơ quan an ninh Hoa Kỳ (TSA) chỉ cần biết tên hành khách và số chuyến bay là biết tất cả các thông tin của đương sự, kể cả hình ảnh và thông tin kiểm tra hành lý ký gởi vì đã được lưu trữ trong máy, (tài liệu lưu trữ này theo chủ quan người viết cũng có thể được dùng làm chứng cứ để truy tìm hành lý thất lạc, hay đền bù cho khách hàng nếu có tranh tụng xảy ra).

Đến nay cơ quan trách nhiệm Hoa Kỳ chưa phổ biến tài liệu đã kiểm tra hành lý này và đã chính thức kêu gọi nhà nước Việt Nam không truy tố những người này về tội khủng bố. Phải chăng đây là một hình thức gián tiếp bác bỏ cáo buộc của công an về thông tin cây súng xuất hiện trong hành lý ký gởi từ sân bay Los Angeles.

Với khẩu súng Luger có model P85, số 300-76577, cơ quan điều tra Hoa Kỳ dễ dàng tìm biết nguồn gốc của nó, bởi vì theo luật pháp Hoa Kỳ tất cả những người sử dụng vũ khí đều phải có giấy phép, lý lịch và nguồn gốc vũ khí được lưu trữ. Nếu cây súng không có hồ sơ lưu trữ, cơ quan điều tra Hoa Kỳ có quyền lấy thông tin buôn bán cây súng này từ hãng sản xuất, sẽ biết cây súng này trước khi xuất hiện trong hành lý ký gởi, đang lưu hành ở vùng nào và ai là người sở hữu chủ chính thức của nó.

Vấn đề tranh cãi đặt ra là ai là người chịu trách nhiệm về cây súng này" Một khi cây súng được xác nhận chính thức là không xuất phát tại Hoa Kỳ. (Trường hợp cây súng xuất phát tại Hoa Kỳ, và sự kiểm tra sơ suất nếu có, thì đây là tội phạm hình sự rõ ràng không còn gì tranh cãi)

Phải chăng hãng máy bay phải chịu trách nhiệm, vì đã không làm tròn trách nhiệm giao nhận “an toàn hành lý ký gởi” cho hành khách theo đúng Luật hàng không quốc tế và quốc nội, đã để kẻ gian bỏ vũ khí vào hành lý ký gởi trước khi giao trả lại cho hành khách"

Trong suốt hành trình di chuyển này hai Việt kiều oan Phan và Thịnh không hề được tiếp cận hành lý ký gởi, vì thế không thể nào chịu trách nhiệm về cây súng này. Nạn nhân bị thiệt hại trong vụ án này có thể kiện lại hãng máy bay hay không sẽ là một đề tài khác xin giành đất lại cho những nhà chuyên môn về ngành luật hàng không vậy.

Như vậy vì uy tín của hãng hàng không, và sự việc xảy ra có thể ảnh đến trách nhiệm của cơ quan TSA, cho nên vụ án này có khả năng cơ quan FBI và interpol tham gia điều tra. Vụ án lại càng phức tạp.

(Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.