Hôm nay,  

Việt Nam: Đại Biểu Dân Làm Luật Hay Làm Bù Nhìn? Quốc Hội Họp Chỉ Để Giúp Vui

23/11/200700:00:00(Xem: 7961)

Hoa Thịnh Đốn.- Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi vì các Đại biểu chỉ cần gật đầu đồng ý những Luật đã viết sẵn. Trong khi Mặt trận Tổ quốc, cơ quan có nhiệm vụ bênh vực quyền lợi cho dân, cũng chỉ biến “kiến nghị” rồi chờ cho đảng ban phát.

Sự kiện này đã được các Đại biều thừa nhận trong phiên họp ngày 7/11 (2007). Chính Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Nguyễn Văn Thuận đã nói rằng: “Quy trình xem xét, thông qua luật tại kỳ họp QH tuy đã được cải tiến nhưng chưa có quy định cụ thể về quy trình nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu QH, các cơ quan, tổ chức.” (VNNet)

Đại biểu Thuận nói: “Dù trong thời gian gần đây, việc lấy ý kiến của nhân dân, các cơ quan, tổ chức đã được tiến hành ngay từ khâu soạn thảo dự án luật, pháp lệnh nhưng việc xây dựng chương trình luật, pháp lệnh vẫn chưa sát thực tế, chưa khả thi.”

Trong khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thì nhận xét rằng: “Việc lấy ý kiến nhân dân vẫn còn hình thức, thiếu cơ chế đề cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo trong việc nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo. Vì vậy, quy trình soạn thảo văn bản chưa phát huy được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân.”

Nhưng tại sao lại chỉ có “hình thức” thì không thấy Cường giải thích. Việc này nhắc mọi người nhớ lại kỳ đảng hô hào đảng viên và nhân dân góp ý vào việc soạn thảo các Văn kiện đảng trước kỳ Đại hội đảng X năm 2005. Hàng chục ngàn ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, kể cả của những đảng viên tại chức, về hưu và của nhiều nhà Trí thức tên tuồi trong và ngoài đảng đã gửi về những nơi thu góp, nhưng cuối cùng đã bị ném vào sọt rác, thậm chí bị phán bác năng nề và gán cho có hành vi phá hoại đoàn kết hay muốn loại bỏ đảng CSVN.

CẬP RẬP-ÉP BUỘC

Vì thiếu chuẩn bị và thiếu ý kiến của những người có nhiệm vụ làm Luật là các Đại biểu nên các  Dự Luật do Nhà nước đề nghị đã không được nghiên cứu kỹ cho phù hợp với tình thế. Đã thế  Nhà nước lại  không dành thời gian cho các Đại biểu xem xét nên đợi đến giờ chót mới trao Dự luật cho các Đai biểu xem qua.

Chẳng hạn như dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi trình ra Quốc hội lần này  đã bị nhiều  đại biểu chỉ trích trong phiên họp ngày 15/11.

Thốn tín viên của Báo Điện tử VieNamNet viết: Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Tây, Vụ trưởng Vụ pháp luật Văn phòng Quốc hội) phản ứng khá gay gắt. Ông Quyền bức xúc giải bày rằng, rất nhiều nội dung trong dự thảo này là phi nguyên lý và phi thực tiễn, bất khả thi.”

"Như thế khác nào kê đơn thuốc nhưng không đúng bệnh", ông Quyền nói.

 “Ngay trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật cũng nêu rõ có 12/10 vấn đề thì 5 vấn đề băn khoăn và cân nhắc, 3 vấn đề không đồng ý và 3 vấn đề có 2 loại ý kiến khác nhau, đại biểu Quyền dẫn chứng.”

“Ông Nguyễn Hữu Nhơn (Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật) thẳng thắn: "Ở trong chăn nên tôi biết chăn có rận".

“Do chuẩn bị quá cập rập, nên ông Nhơn cho biết, cho đến sau khai mạc phiên họp, Ủy ban Pháp luật mới ngồi lại để thẩm tra dự án luật. "Lâu nay, cứ nhận xét là trong Ủy ban có ý kiến này, khác. Nhưng điều đó cũng hiển nhiên vì như tôi là ủy viên trong Ủy ban Pháp luật mà chưa lần nào được nghiên cứu tài liệu một cách chủ động".

 “Lý do vì tài liệu chỉ được gửi tới ngay trước mỗi kỳ họp: "Thế là vừa đàn vừa hát. Có được đọc kỹ đâu mà cho ý kiến".

Cách “thông qua Luật do Nhà nước đề nghị” của Quốc hội CSVN cũng rất kỳ cục. Nó bắt đầu từ các cuộc thảo luận của các Đại biểu tại các Tổ rồi qua  Ban Thường vụ trước khi được đem ra khoáng đại để biểu quyết cho có lệ. Nhưng ngay trong các cuộc họp Tổ, các ý kiến thảo luận cũng không được Ban Thường vụ ghi chép đầy đủ.

Đại Biểu  Đặng Như Lợi (Cà Mau) bức xúc: "Khi mà dành thời gian thảo luận tổ, các tổ thảo luận tôi cho rằng rất sôi nổi và phân tích khá nhiều. Nhưng khi tổng hợp ý kiến, mặc dù có thể theo ý chí của nơi tập hợp tổng hợp ý kiến, nhưng tôi thấy tiếp thu cũng chẳng là mấy cả. ".

Đại Biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nói: “Không biết vì lý do gì mà trong báo cáo giải trình tiếp thu của UB Thường vụ QH, thiếu rất nhiều ý kiến của Đoàn Hà Nội, không được tiếp thu. Với cách làm luật như thế này, sẽ khó có sự đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng. Bởi vì chúng ta biết rằng một số luật hiện nay đang rất bức xúc như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở có những chồng chéo rất rõ rệt. Chúng tôi nghĩ rằng không lý do gì Quốc hội chúng ta đã giám sát tối cao rồi, chúng ta đã thấy rõ những bất cập trong những quy định đó, vậy mà năm tới chúng ta lại không sửa, còn phải đợi đến khi nào nữa. Luật Khiếu nại, tố cáo cũng vậy",

Mấu chốt của vấn đề làm luật ở Việt Nam là khi nào đảng muốn thì Ban Thường vụ Quốc hội mới được sờ tới nên nhiều Dựa luật đã đựơc viết ra nhưng chưa được biểu quyết, hoặc cần phải sửa mà chưa được phép làm!

Cũng giống như vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), dù Luật quy định  Mặt trận có quyền  giám sát, kiểm tra đảng nhưng Đảng và Mặt trận là một nên ai bảo ai nghe"

Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xác nhận Mặt trận không phải là cơ quan làm Luật nên không thể giải quyết các “kiến nghị” của dân do Mặt trận chuyển tới Quốc hội. Trong khi Quốc hội nghe xong lại chuyển cho các Cơ quan Nhà nước giải quyết theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình nên yêu cầu của dân cứ “nằm nghỉ muôn năm”. Vố số vụ  “chờ được vạ thì má đã sưng”!

Đó là mà  tại sao dân chúng không thèm góp ý với Quốc hội. Trong số 83 triệu con dân mà năm nay chỉ có 1,008 ý kiến  gửi đến MTTQ để nhờ can thiệp với  Quốc hội.

KIẾN NGHỊ  KHÔNG LÀM

Huỳnh Đảm, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký  Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đã phản ảnh những ý kiến này về tình hình chung trong phiên họp ngày 16-11 (2007) :

1. “Kinh tế tăng trưởng cao nhưng còn bộc lộ nhiều yếu tố chưa bền vững. Nhiều nguyên liệu sản xuất và hàng tiêu dùng chủ yếu vẫn là nhập ngoại, nhập siêu cao hơn các năm trước và chưa có hướng xử lý rõ; giá cả những vật tư thiết yếu cung cấp cho sản xuất và hàng tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân đã tăng cao so với năm trước, song các biện pháp xử lý hiệu quả thấp; thu nhập và đời sống thực tế của đại bộ phận nhân dân không tăng, thậm chí còn giảm; nhu cầu việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên, cho nông dân và người lao động ngày càng gay gắt; chênh lệch đời sống nhân dân giữa nông thôn - thành thị nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở các vùng sâu, vùng xa ngày càng doãng xa hơn; vấn đề giảm tỷ lệ hộ nghèo cần được xem xét đánh giá chuẩn xác (vì mức chuẩn hiện nay quy định 200.000đ/ngu+o+`i/tha'ng ở nông thôn, 260.000đ/ngu+o+`i/tha'ng ở thành phố trong khi giá cả hiện đã tăng cao làm cho đời sống của người dân càng khó khăn hơn mà đã coi là thoát nghèo thì không phù hợp); hiện còn 43 vạn hộ dân đang phải ở nhà tranh tre dột nát; đời sống công nhân lao động còn gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng đình công, bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm, bảo hiểm xã hội... xẩy ra ở các tỉnh, thành phố nhiều hơn, đông hơn trước.”

 2.  “Việc huy động và sử dụng vốn đầu tư trong nước, nước ngoài hiệu quả chưa cao; nhiều công trình xây dựng tiến độ chậm, chất lượng kém, rất đáng lo ngại. Qua một năm gia nhập WTO, đã bộc lộ rõ hơn những hạn chế, bất cập về nguồn nhân lực chất lượng cao, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và sử dụng công nghệ cao từ nước ngoài….”

3. “Vấn đề giáo dục, y tế và môi trường trong những năm qua đã có sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước; sự đóng góp tích cực của nhân dân nhưng vẫn còn nhiều bất cập.

Giáo dục - lĩnh vực được coi là quốc sách hàng đầu đã phải trả giá đắt vì bệnh "thành tích chủ nghĩa".”

4.  “Về an toàn giao thông, Chính phủ đã có nhiều biện pháp giải quyết nhưng phần lớn là giải pháp tình thế, chưa có giải pháp tổng thể, đồng bộ, chưa cơ bản, chưa có hiệu quả rõ ràng nên tình trạng tai nạn giao thông vẫn còn diễn ra nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về người và của; tình trạng ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… vẫn diễn ra thường xuyên, ảnh hướng lớn đến kinh tế và đời sống của nhân dân.”

5. “Vấn đề khiếu nại, tố cáo về tham nhũng, tiêu cực xây ra ở nhiều nơi  hiện nay phần nhiều là do việc thu hồi đất đai của nông dân để làm các khu công nghiệp, đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng. Phản ứng của nhân dân thường là do một số cán bộ lợi dụng thẩm quyền quản lý để cấp đất sai đối tượng, giá đền bù không thoả đáng (giá đền bù thì rẻ, "bán" thì đắt), thu hồi đất chậm sử dụng, dẫn đến khiếu kiện vượt cấp, đông người diễn ra ở nhiều nơi.”

6. “Tham nhũng, tiêu cực là vấn đề được cử tri cả nước quan tâm. Tuy Chính phủ đã có sự chỉ đạo sát sao và xử lý tích cực hơn trước, nhưng nhìn vào tình hình thực tế hiện nay chưa có kết quả rõ ràng như mong muốn; rất ít đơn vị, địa phương tự phát hiện và xử lý tiêu cực tại đơn vị, địa phương mình. Nhiều vụ trong 8 vụ án điểm phát hiện từ nhiều năm nhưng vẫn chưa đưa ra xét xử, như: vụ Nguyễn Đức Chi Khánh Hoà; vụ Lâm Văn Thái Bưu chính Viễn thông; vụ án Lương Cao Khải Thanh tra Chính phủ; vụ PMU 18 mới chỉ được xét xử một phần; nay lại xẩy ra vụ tiêu cực tại Ban Quản lý Đề án 112 ở Văn phòng Chính phủ… càng làm cho nhân dân băn khoăn, lo lắng. Cử tri và nhân dân nêu ý kiến tới đây Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" liệu có tạo được sự chuyển biến rõ rệt không" Cải cách hành chính có kết quả không"

Về vụ thất thoát nghiêm trọng của Đề án Công nghệ tin học  nhằm điện toán hoá các cơ quan nhà nước được gọi bằng số 112, Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng thừa nhận với Quốc hội ngày 19/11(2007): “Chính phủ đã sai lầm khi giao đề án 112 với tổng vốn 3.800 tỷ đồng cho một cơ quan tham mưu không có chuyên môn, hoạt động lỏng lẻo. Hệ quả là 300 tỷ đồng của nhà nước đã bị thất thoát.”

Hùng cho biết Vũ Đình Thuần, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, kiêm trưởng ban điều hành đề án 112, và thư ký Lương Cao Sơn đã bị bắt.

Nhưng tất cả những điều Hùynh Đảm nêu ra không có gì  mới hơn với nội dung Báo cáo trước Kỳ họp Quốc hồi lần này của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, trong ngày khai mạc (22/10 /2007). Chỉ khác có thắc mắc của dân  hoài nghi về tất cả những vấn đề chính  mà đảng đang tập trung thực hiện từ chống tham nhũng, tiết kiệm,chống lãng phí đến phong trào học tập  và làm theo “ddạo đức” Hồ Chí Minh và Cuộc cải cách hành chính “nói nhiều làm it”.

Ngoài ra, Đảm cũng  “kiến nghị” Quốc hội: “Sớm xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sửa đổi, bổ sung và ban hành Luật về một số đoàn thể; thể chế hoá vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng để tăng cường hơn nữa, rõ hơn nữa vai trò làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước các cấp trong sạch, vững mạnh; tăng cường sự đồng thuận xã hội và khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.”

Nhưng khi nói về “vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và nhân dân” hay “ tăng cường hơn nữa, rõ hơn nữa vai trò làm chủ của nhân dân” thì không biết Đảm nói chơi hay nói thật" Bởi vì nhiệm vụ “giám sát” của Mặt trận và “quyền làm chủ” của nhân dân đã được Luật Mặt trận và Hiến pháp quy định rồi. Bây giờ Quốc hội có làm “rõ hơn” là rõ thế nào "  Liệu có làm khác với Hiến pháp và tốt hơn Luật Mặt trận được không"

THỰC TẾ CHUA CHÁT

Trong khi đó, tại các cuộc chất vấn, Bộ trưởng Nông nghiệp và Xây dựng Nông thôn  Cao Đức Phát chua chát:  "Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo mà hàng năm vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày tết, khi bị ốm…".

“… Nông nghiệp là nguồn sống chính của 73% dân số Việt Nam, nhưng tốc độ phát triển chỉ đạt 4%, thấp hơn nhiều so với công nghiệp. Nhiều hộ rơi vào cảnh đói nghèo chỉ sao một trận lũ lụt, dịch bệnh, hay gia đình có người ốm.”

Phát cũng xác nhận lời của đại biểu Nguyễn Hạnh Phúc (Thái Bình) cho rằng  có rất nhiều nông dân đã bỏ ruộng, làng đi tìm việc làm ở  các nơi khác. 

Phát nói: “DDúng là đang có hiện tượng này xảy ra và diễn ra nhiều ở những nơi có cơ sở hạ tầng khó khăn, sản xuất lúa thu nhập thấp, trong khi đó chuyển sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ có thu nhập cao hơn. Ngày càng nhiều thanh niên đi về thành phố tìm việc làm.“

”DDể giải quyết vấn đề này”, Phát nói, “ Cần phải hỗ trợ bà con nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất bằng giống tốt, kỹ thuật cao, hạ tầng thuận lợi. Tiếp tục điều chỉnh cơ chế chính sách để đưa công nghiệp về với nông thôn để: "Ly nông bất ly hương".

Trong cuộc đối thoại với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, Đại biều  Dương Kim Anh (Trà Vinh)  đã yêu cầu  Bộ  Nội vụ: “Làm rõ trách nhiệm thuộc ai khi để xảy ra tình trạng đến tháng 2/2007 vẫn còn 223 cán bộ công chức cơ sở chưa chưa biết chữ, 5.644 người mới tốt nghiệp tiểu học, 41.343 tốt nghiệp THCS. Về chuyên môn nghiệp vụ cán bộ chủ chốt cơ sở, có tới 93.802 người chưa qua đào tạo, trình độ lý luận chính trị thì có 67.056 người chưa được đào tạo, có 82.932 người chưa được đào tạo trình độ quản lý hành chính Nhà nước.”

Với tình thế ở Việt Nam Luật  cũng thua lệnh  Đảng nên  đảng đã viết ra hàng trăm Pháp lệnh, Quyết định và Nghị định “ngồi  lên đầu Hiến pháp và nhiều Luật khác” nhằm “bạch hoá” mọi ràng buộc đảng và nhà nước phải thi hành những điều  quy định trong Luật nên những kẻ tham nhũng,lãng phí và nền hành chính rườm rà, chồng chéo vẫn ung dung tồn tại.

Ngay cả chuyện “ddất nước do nhân dân làm chủ” mà hóa ra đầy tớ và “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” đã biến thành ông chủ cũng đã rõ như ban ngày thì có bao nhiêu luật mới cũng bằng thừa.

Vì vậy chừng nào cái vòng luẩn quẩn Đảng cũng là Quốc hội và  người của Mặt trận  vừa  là đảng viên vừa là Đại biều Quốc hội  còn kéo dài thì bù nhìn  chưa thể biến thành con người đàng hoàng.

Phạm Trần

(11/07)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự việc này tưởng chừng là nhỏ nhưng thật ra không nhỏ chút nào và có thể gây hậu quả lớn vượt ra ngoài tầm kiểm soát và dự kiến của người trong cuộc
Thảm kịch dân oan đang là vấn đề nhức nhối của dân tộc. Chính vì thế, những người dân chủ nên để tâm suy nghĩ về vấn đề này để xác định cho mình
Trong tư cách là Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, ngày 27-8-2007 vừa qua, nhân kỷ niệm 62 năm "cướp chính quyền"
Trăn trở trước hiện trạng các đoàn biểu tình khiếu kiện đông người ngày càng rầm rộ kéo về 110 Cầu Giấy - Hà Nội và trụ sở Văn phòng 2 của Quốc hội
Đao, thương, kiếm, kích, súng đạn...dĩ nhiên là dụng cụ dùng để giết người. Còn ngòi bút của văn nhân, ký giả có thể giết người không"
Mùng sáu vừa qua, trùm khủng bố Al-Qaeda là Osama bin Laden công bố băng hình với các lập luận vừa đe dọa, vừa đả kích, vừa tuyên truyền
Rechungpa, cậu bé chăn dê và sau này trở thành đệ tử tâm truyền nhất của Milarepa, đã hội ngộ với đạo sư của mình năm lên 11 tuổi
Tu Chính án số 1 của Hiến Pháp Hoa kỳ xác địng rằng “Quốc Hội không được làm luật để  ngăn cấm hoặc giảm bớt 1) tự do ngôn luận
Muốn thấy thật phải buông bỏ, trút bỏ hết những ý muốn, vọng tưởng, mơ tưởng. Bỏ hết những gì mình muốn làm cho chính mình.
Đánh dấu sáu năm vụ khủng bố 9-11, hệ thống truyền thông As-Sahab của mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã tung ra hai băng hình của trùm khủng bố Osama bin Laden.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.