Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (330)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyên Giác
Mới nhất
A-Z
Z-A
"Sách bỏ túi" cho người cao tuổi Con Đường An Lạc Bài 6: Học cách Phật dạy con
31/10/2024
11:53:00
Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia. Coi Phật đã dạy La Hầu La những gì và cách nào nhe!
2 video: Kinh Pháp Cú - Kệ số 13 và 14 - Kinh Pháp Cú - Kệ số 15
29/10/2024
09:23:00
Một lần nọ, Đức Phật đang trú tại tu viện Veluvana ở Rajagaha khi vua cha của ngài là Vua Suddhodana nhiều lần phái sứ giả đến gặp Đức Phật để thỉnh Phật đến thăm thành phố Kapilavatthu.
"Sách bỏ túi" cho người cao tuổi Con Đường An Lạc Bài 5: Thực hành 10 Hạnh Nguyện Phổ Hiền
28/10/2024
09:20:00
Phần lớn các chùa hiện nay thường thấy nơi chánh điện có tượng Phật Thích-ca đặt ở giữa, bên trái có Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi, cưỡi sư tử, tay cầm kiếm; bên phải có Bồ Tát Phổ Hiền, cưỡi voi sáu ngà, tay cầm đóa hoa sen.
Bài 4: Con Đường An Lạc “Sách bỏ túi” cho người cao tuổi Học cách Phật dạy
24/10/2024
11:46:00
Tôi học Kim Cang không ngờ cũng thấy “ghiền” như khi học Tâm Kinh Bát Nhã ngày trước. Đôi khi giật mình, đôi khi sửng sốt, đôi khi bỡ ngỡ, đôi khi chưng hửng. Các kinh sách dù có nhiều truyền bản, nhưng rõ ràng là có một sự nhất quán, xuyên suốt, chỉ khác cách tiếp cận tùy “đối tượng đích” mà cách truyền đạt khác nhau chớ nguyên lý vẫn là một. Nắm được cái cốt lõi có thể bớt hoang mang, thấy được “chỗ vào” chăng?
Chương 3: Song ngữ: Thả lỏng toàn thân thả lỏng chưa?
19/10/2024
14:39:00
Đó là một câu chú, một “đà-la-ni” của riêng tôi mỗi buổi sáng sớm khi ngồi xuống… “diện bích”! Tôi nói diện bích vì chỗ tôi ngồi… thiền cách vách tường chưa tới một mét do nhà chật hẹp quá. Dĩ nhiên thiền không cứ phải là ngồi. Đi đứng nằm ngồi gì cũng thiền được. Nhưng ngồi thì… vui hơn, có lý hơn ! Tôi không ngồi được kiết già, bán già như truyền thống thì ngồi kiểu của… tôi, cũng như có kiểu ngồi của Tây Tạng, kiểu ngồi của Nhật bổn và kiểu ngồi của người Tây phương… Kiểu nào cũng tốt cả !
Song ngữ Phần 2 của Con Đường An Lạc: Tuổi già học Phật
15/10/2024
07:37:00
Khi về già, tôi học Phật cách khác. Mỗi kinh sách, bài giảng dài dòng, thêm bớt… tôi chỉ học một câu, một chữ, một bài kệ và tự nghiền ngẫm, đặt câu hỏi, giải đáp và thực hành trong đời sống hàng ngày. Con đường học Phật phải là con đường an lạc, con đường “diệt khổ”, chớ nếu học Phạt mà “khổ thêm” thì chắc học sai!
Song Ngữ (bài 1) “sách Bỏ Túi” Cho Người Cao Tuổi. Con Đường An Lạc
14/10/2024
08:01:00
An lạc không phải là hạnh phúc, là sảng khoái nhất thời hay hài lòng, vui sướng… nhất thời, trái lại nó như dòng suối mát tưới tẩm ở bên trong. An lạc là một trạng thái hỷ lạc, một cảm nhận an lành, thanh thản tự bên trong mỗi cá nhân, nhẹ nhàng, bền bỉ, mang lại sự bình an cả thân và tâm cho chính mình và lan tỏa đến người khác. An lạc đến từ tuệ giác, đưa đến sự tự tại, ung dung, cân bằng cả về vật chất lẫn tinh thần…
Kinh Pháp Cú - Kệ số 6, và Kinh Pháp Cú - Kệ số 7 và 8
13/10/2024
08:49:00
Các nhà sư ở Kosambi đã chia thành hai nhóm. Một nhóm theo vị thầy về Luật và nhóm kia theo vị thầy về Pháp và họ thường tranh cãi nhau. Ngay cả Đức Phật cũng không thể ngăn họ tranh cãi. Do vậy, Đức Phật đã rời bỏ họ và dành mùa an cư trong mùa mưa, vào một mình trong Rừng Rakkhita gần rừng Palileyyaka. Ở đó, con voi Palileyya đã theo hầu Đức Phật.
Suy Nghĩ Về Một Tuệ Sỹ Qua AI
11/10/2024
00:18:00
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Giữ Thanh Tịnh Thân, Khẩu, Ý --- Keeping Body, Speech, And Mind Pure
10/10/2024
08:13:00
Giữ giới là căn bản của thực hành Phật pháp. Trong Kinh AN 10.176, Đức Phật dạy gia chủ Cunda về cách giữ giới, giữ cho thanh tịnh thân, khẩu, và ý. Sau đây là bản viết lại cho dễ hiểu, dựa theo bản dịch của Thầy Thích Minh Châu và đối chiếu với các bản tiếng Anh.
Quay lại