Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (318)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyên Giác
Mới nhất
A-Z
Z-A
KINH PHÁP CÚ - Kệ số 1 và Kệ số 2
25/09/2024
13:44:00
Băng hình này do Cư sĩ Nguyên Giác làm để cúng dường Pháp. Dựa trên nhiều bản dịch khác nhau. Hình ảnh là từ trang Wikipedia Commons. Dựa theo các bản dịch của Thầy Thích Minh Châu, Daw Mya Tin, Weragoda Sarada Thero, Acharya Buddharakkhita, Bhante Suddhāso, và nhiều Thầy khác. Hình ảnh là từ trang Wikipedia Commons, chụp lại từ các vách đá Động Đôn Hoàng, Trung Quốc.
Đức Phật Thầy Tây An và Dòng Sử Phật
16/09/2024
08:44:00
Bài thơ Mười Điều Khuyến Tu ghi lại giáo lý cốt tủy của Phật giáo, một con đường thẳng tắt để giải thoát. Bài thơ này làm theo thể thơ song thất lục bát, gồm 10 đoạn, mỗi đoạn gồm 8 câu. Cách dùng chữ của Đức Phật Thầy Tây An thích nghi với ngôn phong người Miền Nam, đơn giản, dễ nhớ, rất ít chữ Hán Việt, nêu lên những lời dạy để tu trong đời thường hàng ngày. Thời thế kỷ 19 lúc đó, đồng bào Miền Nam mình đa số mù chữ, nên giáo lý được gói vào thơ để ngâm nga phải rất cô đọng.
Pháp Tu Cho Người Đơn Sơ
09/09/2024
08:18:00
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ. Thí dụ, người chưa biết chữ, hoặc những người mới học buổi sáng và quên liền vào buổi chiều, hoặc những người đã từng học thiên kinh vạn quyển nhưng bây giờ bắt đầu lãng trí, thậm chí không còn nhớ tới nửa bài Tâm Kinh. Câu hỏi là, pháp giải thoát có thể truyền dạy như thế nào cho những người không hiểu, hoặc không nhớ tận tường những khái niệm như định, như huệ, như bát nhã, và vân vân.
Văn Tư Tu: Đọc Kinh Snp 3.12
14/08/2024
07:32:00
Bài viết này trước tiên, sẽ phân tích về Văn, Tư, Tu – tức là, nghe kinh hay đọc kinh, suy nghĩ tư duy về pháp, và tu tập để giải thoát. Cuối bài sẽ dịch Kinh Snp 3.12 (Trong Kinh Tập, Tiểu Bộ) để đối chiếu nhiều cách an tâm. Đọc kỹ Kinh này, nhiều người có thể bất ngờ vì thấy Kinh này không khác Thiền Tông, không khác bài Tín Tâm Minh của Tổ Tăng Xán, vị tổ thứ ba của Thiền Tông Trung Hoa.
Tại sao không làm phép lạ?
08/08/2024
07:43:00
Bài này trích từ buổi nói chuyện của ngài Jiddu Krishnamurti ngày 23/8/1948 tại Ấn Độ. Krishnamurti nói rằng ngài từng một lần chữa bệnh cho một người bằng phép lạ, nhưng sau đó thì thôi. Nội dung bài nói chuyện: hãy ly tham, không đòi hỏi bất cứ gì trong đời, không để bị trói buộc bởi bất cứ những gì, hãy nhận biết mọi chuyện như nó xảy ra và không khởi tâm bóp méo, hãy nhìn thấy thân tâm đang đổi mới liên tục trong trận gió vô thường không ngừng chảy xiết. Và đó chính là phép lạ.
Tỉnh tỉnh, lặng lặng
04/08/2024
07:31:00
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán. Và rồi có bạn nói như dường hai pháp này dị biệt nhau, khi bạn này nói rằng Thiền Chỉ là cách vào Tứ Thiền, trong khi Thiền Quán là theo Tứ Niệm Xứ. Bất chợt, có bạn chợt nhớ lời khuyên quân bình từ Trần Thánh Tông rằng “Dụng của chân tâm, tỉnh tỉnh lặng lặng” và từ Vĩnh Gia Huyền Giác rằng “Tỉnh tỉnh lặng lặng phải…” Bài này sẽ ghi lời Đức Phật dạy rằng quân bình là ưu thắng nhất.
Đức Phật dạy cách lang thang chơn chánh
29/07/2024
08:37:00
Lang thang, nơi đây có nghĩa là đi lang thang. Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang. Có phải đây chỉ là một ẩn dụ, không hoàn toàn có nghĩa là rời chùa để bước xuống phố, rồi đi từ làng này tới xóm nọ, từ tỉnh này tới tỉnh kia? Bất chợt, có một vài Phật tử ngộ nhận rằng phải đi lang thang mới là nhà sư chơn chánh. Bài viết này sẽ ghi lời Đức Phật dạy về cách lang thang chơn chánh của các nhà sư, không phải là một hành trình “đường bộ” mà phải là một hành trình về tâm.
Đức Phật Dạy Vô Tâm Là Đạo
24/07/2024
07:53:00
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm. Cách diễn tả như thế có vẻ như như để làm nổi bật hai ý chỉ khác nhau, rằng Thiền do Như Lai dạy chủ yếu là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp… trong khi Thiền do các vị Tổ Sư Trung Hoa và Việt Nam dạy chủ yếu là vô niệm, vô tâm. Sự thật, Đức Phật trong Tạng Pali đã dạy các pháp vô niệm, vô tâm… nhưng nhiều vị sư đời sau không chú ý, và đôi khi còn ngộ nhận rằng pháp vô niệm, vô tâm là sáng tác của các vị sư Trung Hoa.
Thực Hành Thiền Chỉ Quán
08/07/2024
07:41:00
Bài này được viết để khảo sát và mời gọi thực hành Thiền Chỉ Quán. Đây là pháp môn giải thoát do Đức Phật dạy, có hiệu lực cực kỳ nhanh chóng, có thể cảm nhận tăng thượng ngay trong vài ngày, hay thậm chí ngay trong vài phút đồng hồ. Những gì được viết nơi đây sẽ chủ yếu dựa vào Kinh Phật, bởi vì người viết tự thấy sức tu, sức học đều kém, tự thấy không có thẩm quyền riêng nào.
Nghĩ về thịnh pháp và mạt pháp
04/07/2024
05:56:00
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp? Bài này được viết để trình bày một số suy nghĩ liên hệ. Bài này được viết trong tinh thần biết ơn Phật, biết ơn Pháp, biết ơn Tăng. Tuy nêu lên vấn đề, có phải chúng ta đang ở thời mạt pháp, nhưng người viết không có bất kỳ thẩm quyền nào về sức tu và sức học. Nơi đây sẽ chủ yếu là ghi lại lời dạy từ Kinh Phật và từ các vị Thầy mà người viết có cơ duyên học từ thời còn ở Việt Nam.
Quay lại