Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (324)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyên Giác
Mới nhất
A-Z
Z-A
Tại sao không làm phép lạ?
08/08/2024
07:43:00
Bài này trích từ buổi nói chuyện của ngài Jiddu Krishnamurti ngày 23/8/1948 tại Ấn Độ. Krishnamurti nói rằng ngài từng một lần chữa bệnh cho một người bằng phép lạ, nhưng sau đó thì thôi. Nội dung bài nói chuyện: hãy ly tham, không đòi hỏi bất cứ gì trong đời, không để bị trói buộc bởi bất cứ những gì, hãy nhận biết mọi chuyện như nó xảy ra và không khởi tâm bóp méo, hãy nhìn thấy thân tâm đang đổi mới liên tục trong trận gió vô thường không ngừng chảy xiết. Và đó chính là phép lạ.
Tỉnh tỉnh, lặng lặng
04/08/2024
07:31:00
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán. Và rồi có bạn nói như dường hai pháp này dị biệt nhau, khi bạn này nói rằng Thiền Chỉ là cách vào Tứ Thiền, trong khi Thiền Quán là theo Tứ Niệm Xứ. Bất chợt, có bạn chợt nhớ lời khuyên quân bình từ Trần Thánh Tông rằng “Dụng của chân tâm, tỉnh tỉnh lặng lặng” và từ Vĩnh Gia Huyền Giác rằng “Tỉnh tỉnh lặng lặng phải…” Bài này sẽ ghi lời Đức Phật dạy rằng quân bình là ưu thắng nhất.
Đức Phật dạy cách lang thang chơn chánh
29/07/2024
08:37:00
Lang thang, nơi đây có nghĩa là đi lang thang. Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang. Có phải đây chỉ là một ẩn dụ, không hoàn toàn có nghĩa là rời chùa để bước xuống phố, rồi đi từ làng này tới xóm nọ, từ tỉnh này tới tỉnh kia? Bất chợt, có một vài Phật tử ngộ nhận rằng phải đi lang thang mới là nhà sư chơn chánh. Bài viết này sẽ ghi lời Đức Phật dạy về cách lang thang chơn chánh của các nhà sư, không phải là một hành trình “đường bộ” mà phải là một hành trình về tâm.
Đức Phật Dạy Vô Tâm Là Đạo
24/07/2024
07:53:00
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm. Cách diễn tả như thế có vẻ như như để làm nổi bật hai ý chỉ khác nhau, rằng Thiền do Như Lai dạy chủ yếu là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp… trong khi Thiền do các vị Tổ Sư Trung Hoa và Việt Nam dạy chủ yếu là vô niệm, vô tâm. Sự thật, Đức Phật trong Tạng Pali đã dạy các pháp vô niệm, vô tâm… nhưng nhiều vị sư đời sau không chú ý, và đôi khi còn ngộ nhận rằng pháp vô niệm, vô tâm là sáng tác của các vị sư Trung Hoa.
Thực Hành Thiền Chỉ Quán
08/07/2024
07:41:00
Bài này được viết để khảo sát và mời gọi thực hành Thiền Chỉ Quán. Đây là pháp môn giải thoát do Đức Phật dạy, có hiệu lực cực kỳ nhanh chóng, có thể cảm nhận tăng thượng ngay trong vài ngày, hay thậm chí ngay trong vài phút đồng hồ. Những gì được viết nơi đây sẽ chủ yếu dựa vào Kinh Phật, bởi vì người viết tự thấy sức tu, sức học đều kém, tự thấy không có thẩm quyền riêng nào.
Nghĩ về thịnh pháp và mạt pháp
04/07/2024
05:56:00
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp? Bài này được viết để trình bày một số suy nghĩ liên hệ. Bài này được viết trong tinh thần biết ơn Phật, biết ơn Pháp, biết ơn Tăng. Tuy nêu lên vấn đề, có phải chúng ta đang ở thời mạt pháp, nhưng người viết không có bất kỳ thẩm quyền nào về sức tu và sức học. Nơi đây sẽ chủ yếu là ghi lại lời dạy từ Kinh Phật và từ các vị Thầy mà người viết có cơ duyên học từ thời còn ở Việt Nam.
Tu giải thoát: Bố thí, cúng dường…
27/06/2024
08:09:00
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát. Suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã sống bằng phẩm vật cúng dường. Tương tự, sự phát triển của Phật giáo lan rộng khắp thế giới và được hộ trì cho tới giờ cũng là nhờ phẩm vật cúng dường của đàn na thí chủ. Do vậy, bài này được viết để mời nhau giữ hạnh bố thí và cúng dường.
Xin Mời Bộ Hành Theo Dòng Kinh Phật
21/06/2024
10:17:00
Bộ hành là bước đi của chân. Nơi đây, trong bài này, chỉ có ý nói rằng xin mời gọi bước đi của tâm: khuyến tấn cả nước cùng nhau bộ hành theo dòng Kinh Phật, cùng tập thói quen đọc kinh, suy nghĩ về kinh, để tâm hướng theo lời kinh dạy, và hàng ngày hãy làm như thế trong những điều kiện có thể của từng Phật tử, từng ngôi chùa. Nói theo chữ cổ, hàng ngày hãy tự xem hành động đọc, nghĩ, và làm theo lời Phật dạy cũng là một hạnh đầu đà.
Học Phật: Nói, Nghe, Đọc, Viết Đúng Pháp
19/06/2024
09:35:00
Đức Phật đã nhiều lần khuyến tấn rằng đừng nói những chuyện vô ích, chuyện tầm thường, về vua quan, về xe cộ, làng xóm, về đàn bà, đàn ông, về người đã chết (hiểu là: đừng nói về vong, về kiếp trước hay kiếp sau), và tránh nói cả chuyện thế giới này hiện hữu hay không hiện hữu. Nghĩa là, chỉ nên nói những gì giúp nhau nhận ra Chánh pháp và tu học giải thoát.
Đức Phật Truyền Y Bát Cho Ai?
13/06/2024
08:25:00
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
Quay lại