Hôm nay,  

Trang Phạm Phong Dinh: Giòng Đời Cát Bụi

20/08/200700:00:00(Xem: 2917)

(Tiếp theo...)

Đang làm việc cho công ty lắp ráp máy móc Hoa Kỳ trong khu chế xuất Biên Hòa nằm trong huyện Dĩ An, nên Lãm thông thuộc đường đi nước bước ở đây lắm. Chẳng mấy ai hiểu rõ cái nghĩa đích thực của chế xuất là gì, có thể có nghĩa là chế biến và sản xuất, hoặc chế tạo và xuất khẩu, nhưng nhà nước đã đặt tên cho khu kỹ nghệ cũ cái tên mới đầy bí ẩn như thế thì dân ta cứ gọi như thế cho nó xong chuyện. Còn nhiều lối dùng chữ khác nghe rất ngô nghê và hết sức ngứa... tai, như "vụ việc", "di dời", "in ấn", "bức xúc", v.v.. và v.v.. làm cho người dân điên đầu. Ấy thế mà Lãm đọc báo Việt ở ngoại quốc, thấy các nhà văn nhà báo người ta cũng viết tưng bừng hoa lá y hệt thế, chàng đành lắc đầu thở dài, lòng tự hỏi tương lai của tiếng Việt sẽ đi về đâu. Chẳng nhẽ người Việt thế hệ kế tiếp dần dần bị biến thành những con người ngu ngơ hết, chẳng khác nào những con ngựa bị bịt hai miếng da bên tai, chỉ biết tiến theo đường roi của chủ"
Chở thằng bé Lực chạy lòng vòng hỏi mấy bác taxi đang đậu xe bên một cái chợ đông người gần xa lộ, không ai biết xã Hiệp Thắng nằm ở chỗ nào, Lãm định chạy thẳng vào huyện, thì có một người đàn ông ngồi phì phèo  thuốc trên chiếc xe ba gác chờ mối đã hỏi xen vào:
-Cậu muốn tìm mồ mả của các anh lính Sài Gòn phải không"
Lãm ngơ ngác dắt xe đến gần bên người đàn  ông:
-Chú nói gì tôi không hiểu ạ"
Người đàn ông có khuôn mặt khắc khổ và làn da đen đúa đăm đăm nhìn chàng thanh niên:
-Chớ cậu tìm xã Hiệp Thắng làm gì"
Lãm chỉ vào thằng bé Lực:
-Tôi muốn giúp em bé này tìm người chị đang cư ngụ ở xã Hiệp Thắng.
Người lái xe ba gác bập một hơi thuốc gật gù:
-Ra là vậy, tui biết rồi, ở đằng sau cái nghĩa trang có một cái xóm của người tứ xứ đến cư ngụ.
-Chú nói đến cái nghĩa trang gì thế"
-À, cậu em không biết cũng phải thôi. Vậy mà tui cứ tưởng cậu là thân nhân của người chết muốn đến thăm mồ mả chớ...
Lãm lắc đầu hoàn toàn không hiểu. Người đàn ông này càng lúc càng dẫn dắt chàng vào một đám mây mù. Lãm chỉ muốn tìm cô Hằng, chứ cô ấy nào có dây mơ rễ má gì với cái nghĩa trang gì đó, ông ta kể ra làm gì.
-Nếu chú đã biết rõ như vậy thì xin chú chỉ đường cho anh em chúng tôi.
Người đàn ông gật đầu:
-Cũng dễ kiếm lắm, cậu cứ chạy thẳng tới, chạy hoài, chừng năm cây số nữa. Cậu để ý thấy bên trái con lộ có một cái cổng tam quan giống như cái cổng đình hay chùa thì cậu quẹo vào. Đó là cái cổng dẫn vào nghĩa trang quân đội Biên Hòa... Cậu đừng đi qua cổng chánh, nhà nước họ có treo bảng cấm. Cậu hỏi thăm người gần đó chỉ cho con đường nhỏ cặp bên hông đi sâu vào cho đến khi cậu thấy mấy cái xóm nằm phía sau cái nghĩa trang, tức là cậu đã đặt chân đến xã Hiệp Thắng.
Lãm cố giấu một tiếng thở dài khoan khoái, rốt cuộc thì ông chú này cũng kết thúc câu chuyện cái nghĩa trang, chàng có thể ra đi được rồi:
-Cám ơn chú đã chỉ dẫn, chúng tôi xin chào chú.
Không khó khăn lắm, chạy được một khoảng đường Lãm đã nhận ra cái cổng tam quan khá là bề thế nằm trên những bậc thang dài, trông phảng phất như những cái cổng đình làng quê chàng. Dường như toàn khu nghĩa trang tọa lạc trên một ngọn đồi, nên cái cổng tam quan vươn lên uy nghi trên bầu trời xanh, từ đó toát ra cái dáng trầm mặc u ẩn. Những người đứng dưới chân nó nhìn những tấm ngói phủ rêu xanh không khỏi bồi hồi thả hồn về cõi quá khứ  mờ mịt của một thời chiến tranh tàn khốc, ký ức rùng rùng hiện về trong ý tưởng như những thước phim cũ mà từ lâu đã nằm cay đắng câm nín trong bóng tối của quên lãng và thời gian. Lãm sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, nên con tim chàng không có được nỗi hoài cảm đó.
Lãm lái xe rẽ vào đưa mắt tìm con đường nhỏ bên hông cái nghĩa trang, chàng trông thấy một số người ăn vận tươm tất ra vẻ Việt kiều lắm, đang dắt díu nhau đi trên con đường mòn, hai bên rải rác những khóm cỏ vàng úa phủ đầy bụi đỏ, hẳn là những người về thăm mộ phần của những người lính tử trận. Một bà độ tuổi chừng trên dưới sáu mươi, thân thể khá phốp pháp trong chiếc áo dài lụa màu ngà, dáng vẻ sang trọng, chắc phải là một bà Việt kiều, đang cúi xuống hỏi chuyện một người đàn ông ốm tong teo ngồi bên bậc thang. Lãm tắt máy xe cùng Lực đến gần thì chàng nghe người đàn ông trả lời bà Việt kiều bằng một giọng Huế:
-Dạ đúng rồi thưa bà, bà cứ đi thẳng vào chừng hơn một trăm thước nữa là đến.
Bà phốp pháp cảm xúc nhìn hai cái chân cụt gần đến đầu gối của người đàn ông, giọng Nam phảng phất chút chất mộc mạc của người miền quê:
-Anh là lính thương phế binh hả"
Người đàn ông ngước khuôn mặt đầy những đường xếp nếp trên làn da đen bóng ngậm ngùi:
-Dạ thưa phải...
Một người đàn ông đội một chiếc nón vải trắng, mặc sơ mi bỏ trong chiếc quần tây vải đen, chân mang một đôi giày da mới, chiếc máy ảnh treo lủng lẳng trước ngực, hẳn là người cùng đi với bà áo dài, hoặc vả là chồng của bà cũng nên, hỏi xen vào:
-Nghe giọng nói thì anh là người Huế hay Quảng Trị rồi, vậy chắc anh là lính vùng một phải không, anh là địa phương quân hay lính sư đoàn"
Người lính cúi đầu nói nhỏ trong một chuỗi tiếng lắp bắp:
-Dạ... dạ... tôi là... lính sư một bộ binh ạ!
Anh lính xấu hổ đỏ bừng mặt, nhưng làn da đen đã khuất lấp giùm anh, bởi anh đâu phải lính sư một, mà anh, khốn nỗi chính là lính Bắc của sư ba hai bốn, một đối thủ sừng sỏ và truyền kiếp của sư một bộ binh. Nhưng anh biết, nếu anh nói thật anh là lính Bắc thì chẳng ai thí cho anh một xu con nào. Anh lính sư ba hai bốn trông thấy người ta xúm vào đặt những đồng tiền đô xanh biếc vào chiếc nón vành vải của những anh thương phế binh của đủ loại sư đoàn của VNCH, lính áo rằn, lính dù, lính con cọp, anh đủ khôn ngoan để giấu biệt tăm tích cái lý lịch sư Bắc của mình. Rồi sau khi kiểm tra chắc chắn trong số các người lính thương binh sống vất vưởng ở khu nghĩa trang này không có ai là dân Huế, anh lính sư ba hai bốn bỗng chốc biến thành lính sư một bộ binh, để cảm động đến ứa nước mắt nhìn những đồng tiền xa lạ nằm đầy ắp trong chiếc nón của mình. Là dân Quảng Bình đi bộ đội, sau ngay hòa bình, anh lê la vào Huế, vì quê anh nghèo lắm, những con người bình thường  vất vả làm lụng quần quật quanh năm vẫn không đủ sống, đói nhiều hơn no, thì một người thương binh tàn phế như anh còn có thể làm được gì hơn, ngoài mỗi cách đi xin ăn. Cái tiền cấp dưỡng phế binh của nhà nước thì anh nhổ phẹt vào, vì nói xin lỗi, chẳng bằng một góc tiền ăn mày của anh thụ nhận được từ tấm lòng nhân ái của những con người chung quanh anh. Người lính Bắc quen dần với tiếng Huế từ ấy, nên khi anh mò vào được đến miền Nam, thì mặc nhiên anh đã là dân Huế chính hiệu.
Anh lính Bắc nghiệm ra một chân lý, anh không cần biết đảng đã bôi tro trát trấu lên mặt người lính địch như thế nào. Phi nghĩa, đánh thuê, nợ máu với nhân dân. Nhưng chính ở đây, dưới chân cái cổng tam quan hùng vĩ, những người lính ấy đã và đang nhận được lòng thương mến của nhân dân, không những từ những con người Việt kiều sang trọng kia, mà từ cả những người dân nghèo bán rong hay cư dân quanh cái nghĩa trang  này. Anh lính không còn tin những gì đảng nhồi nhét vào đầu anh nữa, mà anh tin vào cái thực tế anh thấy trước mắt. Anh xưng anh là lính Bắc thì anh chết đói. Anh xưng anh là lính Nam thì anh còn cơ hội tồn tại. Anh đã đánh bạn được với rất nhiều người lính thương binh địch, những đêm nằm gần nhau bên những tấm mộ bia của những người tử sĩ cùng ngắm sao trời và phì phà điếu thuốc đen, anh say sưa kể cho những người lính "địch" nghe những trận đánh ác liệt mà anh tham dự trong đó.
-Anh có đánh trận Mậu Thân hay trận mùa hè đỏ lửa không"
Anh lính giật mình nhìn lên. Cái ông Việt kiều này xem chừng rành chuyện đánh đấm dữ, nhưng anh không biết trận mùa hè đỏ lửa là trận gì, nên đành lập lờ trả lời:
-Dạ... có hết!
-Anh bị thương trong trận nào vậy"
A ha, cái này thì dễ trả lời, anh không cần phải nói dối:
-Dạ tôi bị thương nặng trên cao điểm Phú Xuân năm bảy hai ạ...
Người khách reo lên:
-A, là trận tái chiếm Bastogne của sư đoàn một bộ binh rồi!
Anh lính sư Bắc gật đầu tiếp tục kể những sự thật:
-Dạ đúng, hai bên đánh nhau dữ lắm, bên nào cũng chết như rạ. Ôi thôi, vừa mới chôn mấy đồng ch... ơ hơ, đồng đội, thì pháo nó dập xuống, xương thịt bị quật lên bấy bá hết cả. Riêng tôi thì lọt vào tay địch tưởng chết chắc, nhưng được họ cho nằm bệnh viện ăn uống đầy đủ, chao ôi mấy cô y tá xinh đẹp dịu dàng làm sao, nên tôi mới còn sống đến ngày nay. Sau hiệp định Ba Lê, họ thả cho tôi về Bắ... à không, về Huế... Nhà nước bây giờ đâu có chu cấp gì, đói quá, nên tôi bò vào đây.
Người đàn ông băn khoăn tự hỏi, hóa ra quân Bắc họ cũng có lòng nhân đạo vậy sao. Tù binh Nam được chăm sóc thuốc men, rồi lại được nằm bệnh viện nữa, thật là một câu chuyện thú vị mà ông mới được nghe lần đầu. Ông quên khuấy đi mất, vì ở trong rừng, thì quân Bắc làm quái gì có bệnh viện cho tù binh nằm tà tà ăn ngủ, tán dóc với những nữ y tá xinh như mộng chứ hả. Người lính nhìn thấy khóe mắt của hai ông bà Việt kiều ngân ngấn lệ, mấy đồng tiền được trân trọng bỏ vào chiếc nón rách tơi tả của anh. Người đàn bà chặc lưỡi:
-Thật tội nghiệp anh quá, anh là ân nhân của chúng tôi ngày xưa, không có các anh thì chúng tôi đâu còn sống đến ngày nay, xin anh nhận cho chút ít này gọi là tấm lòng biết ơn của vợ chồng tôi...
Nhớ lại tất cả những tội ác mình cùng các đồng chí đã gây ra trong cuộc xâm lăng Miền Nam, người lính Bắc vô cùng ân hận, nắm chặt lấy bàn tay mềm mại của người đàn ông khóc ròng, ngon lành như một đứa trẻ:


-Ông bà... cám ơn... ông bà... tôi... không biết phải nói gì...
Bà khách dịu dàng nhìn anh:
-Anh không có gì phải cám ơn chúng tôi cả, chính chúng tôi mang ơn các anh thì có.
Người lính đưa bàn tay đen nhẻm lên chùi nước mắt:
-Ông bà muốn tìm mộ của liệt sĩ thân nhân phải không"
-Phải, chúng tôi có thằng cháu gọi là dì nằm trong nầy.
-Vậy thì ông bà vào đó thế nào cũng có mấy người họ chỉ phần mộ của anh ấy cho.
-Thật vậy sao"
Anh lính gật đầu:
-Dạ phải, ở đây có nhiều người thuộc lòng tên bia mộ và vị trí mồ mả, ông bà nói tên gì là họ tìm ra ngay, chỉ cần thù lao cho họ một ít là xong.
Bà khách quay sang nắm tay ông chồng hân hoan:
-Như vậy tốt quá, em chỉ sợ mấy mươi năm quá lâu mồ mả bị sụt lún tiêu tán hết rồi...
-Dạ không đâu thưa bà, tôi ở đây đã lâu, tôi thấy có nhiều anh thương binh ở Sài Gòn lên chăm sóc mồ mả liệt sĩ, rồi gần đây Việt kiều về thăm nghĩa trang nhiều, nên những người dân sống bên nghĩa trang mở ra cái dịch vụ hướng dẫn và tu bổ phần mộ cũng được tươm tất lắm.
Người đàn ông hỏi:
-Anh nói anh ở đây lâu, vậy anh có nhớ cái tấm bia nào tên Nguyễn Văn Hải sanh năm một chín năm mốt, lính sư đoàn năm bộ binh, tử trận ở An Lộc tháng sáu năm bảy hai không"
Người lính Bắc kêu lên mừng rỡ:
-Ồ, tôi biết, thật may mắn, tôi vẫn thường nằm ngủ bên cái mộ của anh Hải.
-Cái mộ còn tốt không anh"
-Dạ tốt, chính tôi đã chăm sóc mộ của anh ấy mà.
Trong ý nghĩ của người lính Bắc hiện lên tấm bia mộ có lộng hình người lính địch tên Hải, nhưng không biết vì duyên cớ nào hay do chủ ý của ai mà gương mặt của người chết đã bị vỡ nát hay bị đục bỏ mất. Anh lính mỗi chiều về sau một ngày lê lết ăn xin ở những khu chợ đã vào ngã lưng bên cái bệ xi măng đã nứt nẻ nhiều nhưng còn phẳng phiu dươi chân nấm mộ. Cái bệ xi măng cao hơn mặt đất một ít, nên mỗi đêm mưa dầm, anh lính Bắc nằm co người nép vào mộ tìm chút hơi ấm, lắng nghe tiếng nước chảy rào rào trong những đường rãnh nhỏ chạy ngoằn ngoèo trong bụi cỏ. Anh lính bắt chước làm theo những người lính thương binh bạn khác, anh cắm hai cái cành cây khô nhỏ dọc theo nấm mồ rồi căng một tấm ny lon từ cọc lên cái cành thấp của một bụi cây dại mọc gần bên, là đã có một cái mái nhà che mưa và nắng. Những người lính thương phế sống trong những cái khung nhỏ hẹp ấy ròng rã đã hơn ba mươi năm dài, an ủi nhau cùng sống và cố nuôi một niềm hy vọng vào một ngày mai mà ánh bình mình sẽ chói chang trở về. Người lính Bắc không chắc là người lính địch nằm dưới huyệt sâu có vui lòng cho anh trú ngụ trên cái nền xi măng không, anh ra công dọn sạch cỏ và tu bổ phần mộ của người chết, thay cho lời ngỏ xin và cảm ơn.
Người đàn ông xoa tay hớn hở nói với vợ:
-Thật là một sự trùng hợp kỳ lạ, chắc vong linh thằng Hải xui khiến cho mình gặp anh lính này, vậy có thể nào nhờ anh dẫn chúng tôi vào thăm mộ cháu Hải được không"
Người lính nhặt cặp nạng gỗ đã mòn cũ xác xơ lên:
-Dạ được chứ, xin ông bà theo tôi...
Làm người bàng quan đứng bên ngoài lắng nghe câu chuyện đến đây đã cảm thấy đủ, Lãm bước đến gần hỏi người lính:
-Anh lính ơi, làm ơn cho tôi hỏi thăm đường vào Hiệp Thắng.
Người lính Bắc quay lại vui vẻ:
-Chúng tôi cũng đang đi vào chỗ ấy đây, vậy anh cứ đi theo tôi.
Lãm trao cho anh lính hai tờ giấy bạc năm nghìn đồng:
-Xin biếu anh chút trà nước, mong anh vui lòng nhận cho.
Mắt người lính sáng ngời cảm động:
-Cám ơn, anh tốt quá.
Đi quanh co trên con đường nhỏ, được một lúc, một cảnh quan mở rộng, hiện ra trước mắt những người khách hàng hàng lớp lớp những nấm mồ của những người tử sĩ nằm xếp hàng thẳng tắp chạy dài đến rặng cây ngoài xa. Có những phần mộ được chăm sóc tươm tất, cỏ dại được dọn dẹp sạch sẽ, với những tấm bia còn nguyên vẹn. Nhưng cũng có những nấm mồ nằm sụt lún câm nín giữa những bụi cỏ xanh um, bia mộ ngã nghiêng, chắc là đã từ lâu lắm không còn ai đến thăm viếng và tu bổ nữa. Người đàn bà khóc nấc lên:
-Trời ơi, nghĩa trang của mình điêu tàn quá, tội nghiệp mấy anh lính biết chừng nào...
Anh lính Bắc đưa tay chỉ bao quát:
-Bây giờ là khang trang lắm rồi thưa bà, chứ chừng chục năm trước thì hoang phế lắm.
Xoay qua Lãm, anh lính chỉ cho chàng thấy cái xóm nhà lụp xụp nằm nép sau mấy tàng cây cao to:
-Đây là ấp Bình An thuộc xã Hiệp Thắng, anh cứ đi vào đó, còn mấy khu xóm nữa tiếp nối nhau. À, anh định tìm ai thế, anh nói thử, biết đâu tôi biết chăng"
-Anh có biết cô Nguyễn Thị Hằng người ở Quảng Ninh, chừng ba mươi tuổi không"
Anh lính kêu lên thảng thốt:
-Trời ơi, sao hôm nay tôi rơi vào những chuyện trùng hợp kỳ lạ như thế này. Tôi biết cô Hằng, cô ấy ở ngay trong cái xóm này...
Lực nhảy lên reo vui:
-Vậy anh chỉ cho em cái nhà nào đi, em là em của chị Hằng đây.
Người lính Bắc gật đầu nói với Lãm:
-Phiền anh với em bé này chờ tôi chút, để tôi hướng dẫn ông bà này vào thăm mộ anh liệt sĩ Hải, rồi tôi trở ra kể chuyện cô Hằng cho anh nghe...
-Chúng tôi có thể vào gặp cô Hằng trước được không"
Anh lính lắc đầu nhìn Lãm bằng đôi mắt buồn rầu:
-Cô Hằng không có ở nhà đâu, anh cứ kiên nhẫn chờ tôi trở ra cái đã, chuyện còn dài...
Thái độ lấp lửng của người lính càng làm Lãm băn khoăn hơn, chẳng hiểu chuyện gì đã xảy đến cho Hằng, trong lòng chàng đột nhiên rờn rợn một thứ linh tính không lành, nhưng Lãm không thể diễn giải như thế nào. Lãm dựng xe lên dưới bóng mát của một cây sao dõi mắt nhìn vào khu nghĩa trang, chàng trông thấy có khá nhiều người khách đang lom khom đi giữa những hàng mộ tìm kiếm hay chụp hình. Buổi trưa mùa hè nắng chói, những tia mặt trời xuyên qua những tàng lá rậm xiên thẳng xuống mặt đất tạo nên thành những chùm tơ vàng óng ánh. Lãm lại nhận ra chiếc áo bộ đội sờn rách của người lính Bắc thấp thoáng bên một nấm mộ đất đỏ, anh ta đang vung tay nói chuyện với đôi vợ chồng bà khách áo dài. Bà khách khuỵu người xuống ôm lấy tâm bia đá sùi sụt khóc, trong khi người chồng đưa chiếc máy ảnh lên thu lấy hình ảnh và khoảnh khắc trùng phùng đầy nước mắt ấy.
Người lính chống nạng bước ra khỏi hàng mộ tìm Lãm và thằng bé Lực:
-Bây giờ mình có thể nói chuyện cô Hằng được rồi.
Thằng bé Lực nôn nóng hỏi ngay:
-Chị Hằng của em làm sao rồi hở anh"
Anh lính thở dài:
-Cô Hằng đang nằm trong bệnh viện Biên Hòa...
Lãm sửng sốt hỏi:
-Cô ấy bệnh nặng à"
Người lính lắc đầu:
-Không, cô Hằng uống thuốc tự tử, nhưng may mắn hàng xóm họ biết được nên đã chở cô ấy vào bệnh viện rồi.
Hóa ra cái linh tính của Lãm cũng đúng thật, chàng đã mường tượng có một chuyện gì đó đã xảy đến cho Hằng qua thái độ kỳ lạ của người lính.
-Anh có biết tại sao cô Hằng tự tử không"
Người lính gãi đầu:
-Tôi nghe mấy dì chú hàng xóm nói cô Hằng buồn phiền vì bị hãng đuổi...
-Dẫu sao thì cũng còn hy vọng đi tìm việc làm khác chứ, đâu đến đỗi phải làm thế"
Anh lính thở dài:
-Anh không biết đâu, có nhiều uẩn khúc trong đó. Chú Lắm nói dường như mấy thằng chủ hãng Đại Hàn gì đó xúc phạm đến thân thể cô Hằng nên cô bỏ việc, hoặc bị chúng nó đuổi việc...
Trái tim Lãm nhói đau trong một niềm thương cảm pha lẫn với sự thịnh nộ. Chàng không quen biết và chưa từng gặp gỡ cô gái ấy, nhưng chuyện những công nhân Việt Nam bị bọn chủ nhân ngoại quốc xúc phạm đến nhân phẩm thì chàng đã được đọc thấy nhiều từ báo chí ngoại quốc. Lãm có tìm hiểu qua báo chí trong nước thì tuyệt nhiên không thấy những mẫu tin thảm thương như vậy, nên trong lòng chàng cũng vướng đọng một chút băn khoăn, chẳng rõ báo chí hải ngoại người ta lấy tin từ đâu mà xác quyết được thế. Bây giờ nghe chính người lính kể lại một trong muôn ngàn câu chuyện thương tâm của người công nhân Việt Nam, mà lại là công nhân nữ nữa, Lãm không khỏi chạnh lòng.
-Tôi có thể gặp chú Lắm được không"
-Chú Lắm phụ thím Lắm bán rau cải ở chợ Hàng Xanh đến mịt tối mới về.
Thằng bé Lực rụt rè góp ý vào:
-Hay là mình đi vào bệnh viện tìm chị Hằng được không anh"
Lãm xoa đầu thằng nhỏ:
-Anh cũng nghĩ như thế...

*

Lãm gởi xe ngoài bãi, lấy số thẻ rồi dắt Lực vào bên trong bệnh viện, chàng tìm đến phòng tiếp nhận hỏi một cô thư ký có khuôn mặt lạnh lùng đang ngồi hí hoáy soạn chồng giấy tờ trên bàn.
-Thưa cô cho tôi hỏi thăm chút.
Cô gái không nhìn lên, nàng trả lời cộc lốc:
-Chờ một chút đi!
Lãm nhún vai, kiên nhẫn nhịp nhẹ những ngón tay trên cái quầy gỗ cao chắn ngang trước mặt. Một khoảnh khắc sau, cô thư ký ngước lên, giọng chua như giấm:
-Anh muốn hỏi gì"
-Cô làm ơn cho tôi biết phải tìm cô Nguyễn Thị Hằng ở phòng nào ạ"
-Ở đây thiếu gì người tên Hằng, già có mà trẻ cũng có, làm sao tôi biết được"
Lãm gượng cười:
-Xin lỗi cô, tôi quên không nói rõ. Cô Nguyễn Thị Hằng cư ngụ ở xã Hiệp Thắng, huyện Dĩ An, nghe nói tự tử ngày hôm qua và được chở vào bệnh viện này.
Vẫn với thái độ lạnh nhạt, cô thư ký hỏi ngược lại Lãm:
-Anh là gì của Nguyễn Thị Hằng"
Lãm đưa hai cánh tay ra:
-Tôi... à, một người quen vậy thôi"
-Anh có biết thân nhân của Nguyễn Thị Hằng ở đâu không"
Lãm chỉ Lực:
-Thằng bé này...
Cô thư ký nhìn thằng bé rách rưới từ đầu đến chân với ánh mắt khinh khỉnh:
-Là thằng nhỏ này à, tôi chờ đợi những người lớn hơn và có trách nhiệm hơn kìa...
-Để làm gì vậy cô"
-Để thanh toán tiền viện phí chớ làm gì, ông hỏi lạ.
Lãm bắt đầu mất kiên nhẫn:
-Nếu trường hợp cô Hằng không có thân nhân thì bệnh viện sẽ đối xử với cô ấy như thế nào"
Cô gái ngoảnh mặt sang một bên:
-Không biết, cái đó ông phải hỏi ông giám đốc.
-Ông giám đốc phán thế nào"
-Ông vào phòng ông ấy mà hỏi!  (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.