WASHINGTON -- Chính phủ Mỹ đã quyết định ngưng khoản tiền tài trợ 335,000 đô la hàng tháng tới tổ chức Iraqi National Congress, tổ chức lãnh đạo bởi Ahmad Chalabi, theo một viên chức tổ chức này hôm Thứ Hai.
Ông Chalabi là một lãnh tụ lưu vong và bây giờ là 1 thành viên Hội Đồng Cai Trị Iraq, đã đóng vai chính khi thúc giục chính phủ Bush là Saddam Hussein phải bị lật đổ. Nhưng từ đó, Chalabi đã bị nhiều chính khách Mỹ chỉ trích, nói là Mỹ đã dựa quá nhiều vào tin tình báo của tổ chức này để tấn công Iraq, nhưng rồi các tin đó lại sai lầm.
Tổ chức của ông Chalabi đã nhận ít nhất 27 triệu đô do Mỹ tài trợ 4 năm qua. Trong đó có 335,000 đô mỗi tháng trong chương trình bí mật xuyên qua Sở Quân Báo DIA từ mùa hè năm 2002 để giúp thu thập thông tin tình baó ở Iraq.
Tiền tài trợ này sẽ ngưng từ ngày 30-6, khi Mỹ bàn giao chính phủ cho Iraq.
Các cuộc duyệt xét nội bộ của chính phủ Mỹ khám phá ra là nhiều thông tin do chương trình mật mà Chalabi cung cấp trước khi Mỹ tấn công Iraq là vô ích, sai lạc hay thêu dệt.
ĐỘC CHẤT SARIN TỪ ĐÂU
BAGHDAD - Giới quân sự Hoa Kỳ hôm Thứ 2 cho biết binh sĩ Mỹ phát giác bom ven đường ở Baghdad có độc chất sarin, có lẽ là đạn để lại từ chế độ cũ.
Chưa rõ còn những đạn loại này trong tay loạn quân hay không.
Cac binh sĩ tháo gỡ vũ khí nhận thấy có những triệu chứng phản ứng do có tiếp xúc độc chất ở mức độ thấp. Vụ nổ hôm Thứ 7 là không hoàn toàn, sự lan tỏa sarin là giới hạn.
Nếu vụ này được xac nhận đúng là sarin, thì là bằng chứng đầu tiên về vũ khí cấm tại Iraq.
Tại thủ đô Washington, Bộ Trưởng Donald Rumsfeld cảnh báo hãy thận trọng, phải chờ thời gian phân tich để biết chính xac hóa chất ấy là gì. Theo cựu thanh tra vũ khí David Kay, có thể có đạn trọng pháo bỏ sót sau đợt phá hủy giữa thập niên 1990.
Trả lời điện thoại phỏng vấn, ông Kay nghi ngờ độc chất sarin có xuất xứ từ kho đạn cất giấu, mặc dù ông không hoàn toàn loại trừ. Cựu thanh tra Hans Blix, trả lời phái viên AP ở Thụy Điển, rằng có thể có 1 quả đạn pháo mót nhặt từ bãi phế thải nhưng không có nghĩa rằng Iraq có kho lớn.
Ông Chalabi là một lãnh tụ lưu vong và bây giờ là 1 thành viên Hội Đồng Cai Trị Iraq, đã đóng vai chính khi thúc giục chính phủ Bush là Saddam Hussein phải bị lật đổ. Nhưng từ đó, Chalabi đã bị nhiều chính khách Mỹ chỉ trích, nói là Mỹ đã dựa quá nhiều vào tin tình báo của tổ chức này để tấn công Iraq, nhưng rồi các tin đó lại sai lầm.
Tổ chức của ông Chalabi đã nhận ít nhất 27 triệu đô do Mỹ tài trợ 4 năm qua. Trong đó có 335,000 đô mỗi tháng trong chương trình bí mật xuyên qua Sở Quân Báo DIA từ mùa hè năm 2002 để giúp thu thập thông tin tình baó ở Iraq.
Tiền tài trợ này sẽ ngưng từ ngày 30-6, khi Mỹ bàn giao chính phủ cho Iraq.
Các cuộc duyệt xét nội bộ của chính phủ Mỹ khám phá ra là nhiều thông tin do chương trình mật mà Chalabi cung cấp trước khi Mỹ tấn công Iraq là vô ích, sai lạc hay thêu dệt.
ĐỘC CHẤT SARIN TỪ ĐÂU
BAGHDAD - Giới quân sự Hoa Kỳ hôm Thứ 2 cho biết binh sĩ Mỹ phát giác bom ven đường ở Baghdad có độc chất sarin, có lẽ là đạn để lại từ chế độ cũ.
Chưa rõ còn những đạn loại này trong tay loạn quân hay không.
Cac binh sĩ tháo gỡ vũ khí nhận thấy có những triệu chứng phản ứng do có tiếp xúc độc chất ở mức độ thấp. Vụ nổ hôm Thứ 7 là không hoàn toàn, sự lan tỏa sarin là giới hạn.
Nếu vụ này được xac nhận đúng là sarin, thì là bằng chứng đầu tiên về vũ khí cấm tại Iraq.
Tại thủ đô Washington, Bộ Trưởng Donald Rumsfeld cảnh báo hãy thận trọng, phải chờ thời gian phân tich để biết chính xac hóa chất ấy là gì. Theo cựu thanh tra vũ khí David Kay, có thể có đạn trọng pháo bỏ sót sau đợt phá hủy giữa thập niên 1990.
Trả lời điện thoại phỏng vấn, ông Kay nghi ngờ độc chất sarin có xuất xứ từ kho đạn cất giấu, mặc dù ông không hoàn toàn loại trừ. Cựu thanh tra Hans Blix, trả lời phái viên AP ở Thụy Điển, rằng có thể có 1 quả đạn pháo mót nhặt từ bãi phế thải nhưng không có nghĩa rằng Iraq có kho lớn.
Gửi ý kiến của bạn