Gia Đình Bác Tám Kangaroo định cư tại Úc vào năm 1978, gồm 5 người con, 3 trai, 2 gái, cộng với hai bác là bảy. Cả nhà bảy người, đều tha thiết bảo vệ chính nghĩa tỵ nạn, trước sau một lòng không chấp nhận cộng sản, nên dù cả gia đình ai cũng mồm năm miệng mười, thích bàn cãi, tranh luận đủ thứ chuyện trên đời... nhưng năm 2001, LHQ vẫn ghi nhận công lao chống cộng của gia đình bác và đã trao tặng Gia đình Bác Tám danh hiệu Family of The 20th Century; và cả 5 người con của Gia Đình Bác Tám đều được trao tặng hàng trăm huân chương, huy chương, quốc gia, quốc tế, trong đó có cả AO, AOM, BO, CO, DO, FO.... ZO.
· Bác Tám trai: Từng một thời là sinh viên luật trước khi theo học và tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chánh dưới thời của các Giáo Sư Nguyễn Văn Bông và Nguyễn Ngọc Huy. Nguyên trước đây là Trưởng Ty thông Tin dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa.
· Bác Tám gái: Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn khoa Sử Địa, từng giảng dạy trung học “đệ nhị cấp” tại Trường Trung Học Gia Long. Trong thời gian dạy học Bác Tám gái còn ghi danh học thêm tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và tốt nghiệp cử nhân văn chương vào năm 1969.
· Cậu Cả: Trước năm 1975 là sĩ quan QLVNCH, cấp bậc cuối cùng là Đại Úy thuộc Lực Lượng Đặc Biệt, được vinh danh trao tặng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Ngay khi đến Úc định cư, đã miệt mài đèn sách, sau 2 năm, đã tốt nghiệp thủ khoa ngành tâm lý xã hội học, và hiện là cố vấn đặc biệt tối cao chuyên ngành phản gián quốc tế cho ACIMIO, tổ chức tình báo xuyên quốc gia bao gồm cả ASIO của Úc; CIA của Mỹ và MI5 của Anh. Cậu Cả còn là đệ nhất cao thủ về Triệt Quyền Đạo, Không Thủ Đạo và Thái Cực Đạo trên thế giới.
· Cậu Hai: Tốt nghiệp Bác Sĩ Toàn Khoa tại Úc và Cử nhân Luật ưu hạng tại Anh. Từng tu nghiệp tại Hoa Kỳ và trở thành một trong ba Bác Sĩ Chuyên Khoa về tâm thần giỏi nhất thế giới. Sau khi viết tác phẩm Forensic Psychiatry & Neo-Communism gây chấn động giới Y khoa, Luật gia và chính trị gia quốc tế, Cậu Hai được mời làm cố vấn cho International Court of Justice, đặc trách Retroactive Justice In The Communism Era (Truy Hồi Công Lý Thời Cộng Sản), với sứ mạng điều tra và truy tố những kẻ đã phạm tội ác nghiêm trọng tại những quốc gia cộng sản trong thời cộng sản cũng như những cá nhân và tổ chức hiện đang tiếp tay cho cộng sản, gây xáo trộn trật tự xã hội tại các quốc gia tự do. Cậu Hai cũng là Giáo Sư Thỉnh Giảng tại Úc và tại các Đại Học Y Khoa và Luật Khoa nổi tiếng trên thế giới.
· Cô Ba: Tốt nghiệp cử nhân luật tại Đại Học Sydney, là trạng sư nổi tiếng hiện đang hành nghề tại Brisbane và đang chuẩn bị mở văn phòng tại Sydney.
· Cô Tư: Tốt nghiệp tiến sĩ ngành chính trị học. Hiện là Giáo Sư tại Melbourne, cô cũng là giáo sư thỉnh giảng về môn “Chính Trị Đông Nam Á” tại các Đại Học nổi tiếng trên thế giới.
· Cậu Năm: Tốt nghiệp cử nhân computer và cử nhân kinh tế Vĩ Mô, thần đồng điện toán, chuyên viên chống tin tặc (anti-hacker), cố vấn an ninh quốc gia về IT cho CIA và Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ, đồng thời là Tổng Giám Đốc GLO-CHism (Global Computer Hackerism), công ty chống tin tặc quốc tế.
LIEUTENANT GOVERNOR LÀ PHÓ TOÀN QUYềN HAY PHụ TÁ TOÀN QUYềN"
Ông "Tám râu quặp" sáng nay đang cố gắng vê hai mép râu của mình cho quăn lên để khỏi mang tiếng là "râu quặp". Nhưng xem ra đã mang trong người máu huyết "râu quặp" thì dù làm cách nào đi nữa, râu vẫn không tài nào hết quặp, dù ông đã dùng đủ loại keo xịt tóc, kể cả keo bánh dầy, bánh trưng. Vì vậy ông quyết trở lại cái màn mỗi ngày cắt râu một ít cho nó ngắn lại. Mà kinh nghiệm cho ông Tám biết, bất cứ cái gì đã ngắn thì sẽ hết cong, hết quặp... Đang mân mê râu, bỗng ông giật bắn người khi có tiếng của bà Tám...
- Tôi đã nói với ông bao nhiêu lần, cố gắng dậy sớm, đi sớm, đến sớm thì bao giờ cũng vớ được chỗ tốt mà ông không nghe. Con Ba nó vẫn bảo ông "The early bird catches the worm". Bộ ông không nhớ hay sao"
- Sao tôi không nhớ. Nhưng Bà phải hiểu, tuỳ từng cái dậy sớm, đi sớm, đến sớm. Tôi đồng ý với Bà là "The early bird catches the worm", nhưng Bà phải hiểu "The early worm that gets caught". Mình là con chim thì mình nên dậy sớm, chớ nếu mình là con sâu thì dậy sớm chỉ tổ bị chim nó bắt nó ăn thịt thôi Bà ơi. Chả vậy mà các cụ vẫn bảo "ăn cỗ thì đi trước, mà lội nước thì phải đi sau"...
- Chà hôm nay ông giỏi quá ta. Lý luận một cây xanh rờn. Chắc là mới chôm chĩa được mấy câu đó trong sách, trong báo phải không"
- Bà sao mà coi thường ông xã của Bà quá vậy" Bộ Bà quên cái thuở xưa khi mới quen nhau, tôi vẫn dậy kèm tiếng Anh cho Bà mỗi buổi tối rồi hay sao"
- Chu choa, dậy tiếng Anh cho tôi!!! Cái chuyện đó xưa như trái đất, cách nay cả nửa thế kỷ mà cũng đem ra khoe. Ngày xưa ông dậy tiếng Anh tui thiệt, nhưng ngày nay, tiếng Anh của ông còn khuya mới theo kịp được tui.
- Bà khoe tiếng Anh bà giỏi... nhưng Bà đâu có chịu mở rộng đầu óc bằng tui. Tui đã khuyên Bà bao nhiêu lần, mình tuổi càng già thì càng phải cần open minded...
- Đúng rồi, ông thì lúc nào cũng open minded... mà too open-minded nên your brains mới fall out, trong đầu ông mới empty. Lúc nào cũng khoe khoang thiên hạ chữ nghĩa mười bồ, mình ông chiếm tới tám, chín bồ, mà có mỗi chữ "Lieutenant Governor" mà cũng dịch sai bét bè be ra. Ai hỏi đến thì cứ một mực cãi lấy cãi để...
- Thì tui đã bảo Bà chữ "Lieutenant Governor" phải dịch là "phụ tá toàn quyền" chớ còn dịch thế nào nữa" Bà có giỏi thì Bà dịch cho tôi nghe coi"
- Tui thì chẳng giỏi giang gì, nhưng tui chịu khó học hỏi, nên tôi biết "Lieutenant Governor" phải dịch là "phó toàn quyền" mới đúng.
- Phó toàn quyền thì tiếng Anh gọi là vice governor Bà ơi.
- Tui bảo ông "Lieutenant Governor" là phó toàn quyền...
- Tui bảo bà "Lieutenant Governor" là phụ tá toàn quyền...
- Tui bảo ông là phó toàn quyền...
- Tui bảo Bà là phụ tá toàn quyền...
- Ông im ngay! Tui bảo phó toàn quyền là phó toàn quyền!
- Bà bảo tui im thì tui im. Nhưng sự thực bao giờ cũng có tiếng nói riêng của nó. Phụ tá toàn quyền là phụ tá toàn quyền.
Ngay lúc đó cô Tư, Giáo sư chính trị kiêm ngôn ngữ học tại Melbourne bước vô...
- Chào Ba Má, tuần này mừng ngày Mother's Day, nên chúng con rủ nhau về thăm sức khoẻ và chúc mừng Má...
- Thăm nom gì thì cứ từ từ, chuyện đâu còn đó. Cái chuyện quan trọng bây giờ là mày không thấy nhà này đang có "con ốc cứ bám chân cầu" đó sao"
- Con ốc nào bám chân cầu hở Mum"
- Thì "Nước lên ốc bám chân cầu. Có ông thủ cựu trong đầu mọc rêu" đang ngồi lù lù trước mặt mày đó, mày không thấy sao"
- Oh my God! Daddy là con ốc sao Mum" Nếu Ba là con ốc, thì Má cũng phải là con ốc đó Má ơi. Ốc mới lấy ốc, chứ ốc không có lấy người à Mum. Mà như vậy thì chúng con cũng là ốc luôn.
- Tao là ốc, nhưng không phải là loại ốc bám chân cầu như Ba mầy!
- Thôi thôi, mày cho tao xin, mày đừng có đổ dầu vào lửa nữa cho Má mầy...
- Đổ dầu vào lửa" Ý Ba muốn nói là con đừng có "add fuel to the fire""
- Ừ, tao nói vậy đó, Má mày đang đuối lý, đang thua đậm, nên...
- Ông nói tui thua ông là thua ở chỗ nào" Con Tư, mày có biết cái tin ông Lê Văn Hiếu vừa được thủ hiến Nam Úc bổ nhiệm làm "Lieutenant Governor" không"
- Thưa Má, tin đó báo chí, truyền thanh, truyền hình đều phổ biến hà rầm, sao con không biết.
- Vậy chớ tao hỏi mày cái chữ "Lieutenant Governor" mày dịch ra tiếng Việt, dịch làm sao"
- Thưa Má, muốn dịch một chữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, thì không những mình phải am tường cả hai ngôn ngữ, mà còn phải biết rõ cả văn hoá, phong tục tập quán của cả hai dân tộc, và phải hiểu rõ, từ ngữ đó được sử dụng trong bối cảnh nào...
- Sao mà mày dài dòng văn tự như vậy. Tao với Má mày chỉ hỏi mày thật ngắn gọn...
- Dạ ngắn gọn mà nói, thì chữ "Lieutenant Governor" trong bối cảnh được Ba Má đề cập, là chỉ chức vụ của ông Lê Văn Hiếu vừa được thủ hiến Mike Rann bổ nhiệm thì phải dịch là Phó Toàn Quyền thì mới chính xác...
- Đó, ông nghe rõ con nó nói chưa" Vậy mà cứ ương bướng, cứng đầu cứng cổ dám cãi, dám hét, ầm ĩ nhà cửa lên.
- Tui ầm ĩ hồi nào" Bà ầm ĩ thì có. Tui định vô toilet mấy lần, Bà nhất định không cho tôi đi. Bắt tôi phải thừa nhận Bà là đúng rồi mới được vô toilet...
- Thì tui bảo ông đi theo tui là theo lẽ phải chứ có bảo ông đi theo cái sai trái đâu mà ông ngang bướng chỉ lo cãi không cà. Bây giờ ông có giỏi cãi đi.
- Bà phải hiểu, ngôn ngữ cũng giống như đường đi. Trên trái đất vốn không có đường, chỉ có người đi mà thành đường. Ngôn ngữ cũng vậy. Chẳng qua chỉ là thói quen bắt chước nhau mà thôi, Bà ơi... Tui không thích bắt chước ai cả, một mình tôi một đường. Tôi thích làm người khai sơn, phá thạch, tạo nên một lối dịch riêng, một trường phái riêng...
- Ba nói nghe thì có lý, nhưng thưa Ba, ngôn ngữ muốn không trở thành tử ngữ thì phải được xã hội trong một phạm vi nhất định chấp thuận. Cũng như chữ "Lieutenant Governor", tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử, xã hội và địa dư... mà nó có ý nghĩa khác nhau. Con lấy thí dụ như ở Úc, khi NSW còn là thuộc địa trực tiếp và duy nhất của Anh, còn các tiểu bang khác là thuộc địa của NSW, thì mỗi tiểu bang đều có một vị "Lieutenant Governor" dưới quyền của một Governor mà chỉ có NSW mới có. Sau này, khi các tiểu bang đều biệt lập ngang hàng với NSW, cùng là thuộc địa của Anh, thì họ mới có Governor và "Lieutenant Governor". Hiến pháp của mỗi tiểu bang cũng quy định, trong trường hợp Governor chẳng may qua đời, hay từ chức, hay vắng mặt, "Lieutenant Governor", hoặc một người được chính phủ bổ nhiệm, có thể thay thế Governor. Như vậy, Ba Má thấy quyền hạn của "Lieutenant Governor" rất lớn, và phải dịch là Phó Toàn Quyền tiểu bang mới đúng, vì đó là một chức vụ quan trọng đứng hàng thứ hai có thẩm quyền đại diện chính thức Nữ Hoàng tại tiểu bang. Còn dịch "Lieutenant Governor" là "phụ tá toàn quyền" là dịch sai, là coi thường chức vụ "Lieutenant Governor", vì phụ tá toàn quyền chỉ là một chức vụ thuần tuý giúp đỡ vị toàn quyền... trên một vài phương diện. Tuỳ theo khả năng và nhu cầu của vị toàn quyền, ông ta có thể có vài vị phụ tá toàn quyền trở lên...
- Mày nói vậy nghe thiệt có tình có lý, tao thấy lọt tai hơn Má mày nói nhiều...
- Tui cứ tưởng ông khôn ngoan, nên tui nói ngắn gọn. Ai ngờ ông phải cần nghe con nó giải thích dài dòng văn tự đến như vậy, ông mới hiểu...
- Thưa Ba Má, còn ở những quốc gia Canada, Ấn Độ, hay Tân Tây Lan, có những giai đoạn, "Lieutenant Governor" là người đại diện Nữ Hoàng ở cấp cao nhất tại một tỉnh, một tiểu bang, hay một vùng hành chánh tự trị. Tại những nơi này, không có Governor. Riêng đối với Hoa Kỳ, một quốc gia theo thế chế cộng hoà đại nghị thì "Lieutenant Governor" là người nắm giữ vị thế quan trọng thứ hai trong hệ thống hành pháp của một tiểu bang, tương đương chức phó thủ hiến của Úc, nhưng ở Mỹ thì họ gọi là Phó Thống Đốc.
HOAN HÔ CĐ CÔNG GIÁO VN & LM NGUYỄN KHOA TOÀN.
Trên đường lái xe đến nhà anh Tư xóm củi để đàn đúm với mấy ông bạn già, ông Tám lòng như mở cờ trong bụng khi nghĩ đến việc sáng nay ông đã qua mặt được bà Tám mà không bị hạch hỏi ai là người đã xúi giục ông cắt ngắn râu mép. Nghĩ đến việc khi gặp mấy ông bạn gìa họ sẽ khen ngợi ông là gan dạ vì không còn sợ bà Tám nữa, và rằng mấy ông bạn gìa sẽ không còn gọi ông là “Tám râu quặp” nữa, làm cho lòng ông Tám vui sướng đến nổi chiếc xe đã đến đường vào nhà anh Tư xóm củi mà trong bụng ông Tám ngỡ ngàng tự hỏi sao mà nhanh thế! Thấy ông Tám mở cửa xe bước xuống mặt mày vênh vênh tự đắc. Anh Tư xóm củi đẩy cửa bước ra và nói lớn tiếng:
- Xin thông báo dzới quý dzị là “Tám râu quặp” đã đến.
Đám bạn già cười ồ lên làm cho ông Tám hơi ngượng ngùng nhưng vẻ mặt vẫn còn vênh vênh tự đắc:
- Nhìn kỷ lại đi rồi mới xưng danh, xưng tánh người ta nghe mấy cha nội! Kể từ hôm nay xin quý dzị khai tử cái biệt danh “Tám râu quặp” đi à.
Tiếng cười bổng chợt tắt, trong phút chốc không khí trở nên im lặng khác thường, tất cả mọi người đều trố mắt nhìn vào hàm râu của ông Tám. Chừng vài giây đồng hồ, ông Tư lên tiếng:
- Anh Tám à! Chúng tôi quyết định là anh dzẫn còn được quyền mang tước hiệu “Tám râu quặp”.
- Đừng giỡn mặt nghe cha nội. Nghe theo lời chỉ dẫn của ông sáng nay tui đã cắt bớt mỗi bên 2 millimetres, xém chút nữa là bị khăn gói ra khỏi nhà rồi đó!
- Nhưng tui đâu có thấy khác gì dzới mấy bữa trước đâu"
- Đừng có hại đời tui nghe cha nội! Chắc là tại con mắt của anh có dzấn đề rồi đó.
- Tui nghĩ rằng nếu anh muốn dẹp bỏ tước hiệu “Tám râu quặp” thì từ nay mỗi buổi sáng anh cần phải cắt 3 millimetres mới được. Chắc tại râu anh mọc mạnh đó mà!
- Thôi! Thôi! Dziêc đó để từ từ tính, có chuyện này rất quan trọng cần kể cho mấy ông nghe nè.
- Dzụ gì mà quan trọng dzậy anh Tám.
- Dzề dzụ Cha Lễ và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đó.
- Dzậy thì kể cho anh, em nghe đi.
Thế là ông Tám thao thao bất tuyệt, vận dụng hết ký ức của mình để nhớ lại những gì bà Tám đã giải thích cho ông về bài viết của Cha Lễ liên hệ đến lời trối của Giám Mục Nguyễn Quang Tuyến rằng: Giáo Hội Công Giáo VN đã bị thuần hóa. Ông Tư xóm củi và mấy ông bạn già nghe say sưa quên cả giờ ăn chiều. Đến lúc họ từ gỉa nhau thì đã gần 9 giờ tối. Ông Tám lái xe về nhà mà lòng vừa hân hoan vừa thầm phục tài phân tích của bà Tám. Về đến nhà bà Tám thấy ông tám mặt mày hớn hở bèn hỏi:
- Làm gì mà mặt mày dzênh dzáo dzậy"
- Nhờ bà mà anh Tư xóm củi cũng như đám bạn già của tui phục tui sát đất về tài phân tích bài viết của Cha Lễ.
- Tui mà biết ông nói dzề chuyện đó thì tui đã kể thêm cho ông nghe dzề một dzài dzấn đề khác liên hệ đến Cộng Đồng Công Giáo tại Sydney này cho mấy ông mở mang thêm kiến thức.
- Bộ còn nhiều chuyện khác nữa hả bà"
- Thiếu gì chuyện!
- Dzậy thì bà nên kể cho tui nghe thêm một dzài chuyện nữa mới được à!
- Ông muốn nghe chuyện tốt hay chuyện xấu đây!
- Hỏi kiểu này hơi lắt léo à! Nhưng thôi bà hãy kể cho tui nghe các chuyện tốt trước đi.
- Chuyện tốt trong Cộng Đồng Công Giáo ở đây thì nhiều, mà chuyện xấu thì rất ít, nhưng ông muốn kể chuyện tốt thì tui kể cho ông nghe. Nhưng ông đã ăn cơm tối chưa"
- Chưa, nhưng bà cứ kể cho tui nghe đi, chuyện cơm nước tính sau.
- Nói đến chuyện tốt thì tui kể cho ông nghe dzề chuyện của một dzài người.
- Là ai dzậy hả bà"
- Ông có đóan được không"
- Bà kể thì kể đi, làm sao mà tui có thể đóan được ai là người mà bà muốn nói!
- Ông nói dzậy thì tui nói cho ông biết người đầu tiên là Linh Mục Nguyễn Khoa Tòan.
- À! Bà muốn nói là LM Nguyễn Khoa Tòan Tuyên Úy Trưởng, Ban Tuyên CĐ Công Giáo VN Giáo Phận Sydney đó phải không"
- Đúng rồi!
- Tui rất khâm phục Cha Toàn đó nghe Bà. Vụ án CS xử Cha Lý, chúng bị miệng Cha Lý ngày 30 tháng 3, thì ngay sau đó mấy Cha Toàn đã ra tuyên cáo phản đối tụi CS ngay lập tức. Tui có thể nói tuyên cáo phản đối CS của Cha Toàn là tuyên cáo đầu tiên trên thế giới đó. Tui nghe lão Bảy nói sau khi đọc bản tuyên cáo đó, ai cũng hết sức tin tưởng Cha Toàn, cho dù Cha Toàn có dzề VN một, hai lần.
- Mèng đéc ơi! Nhằm nhò gì chuyện dzề VN hay không"
- Tại sao mà bà nói dzậy"
- Thì “Trai thời trung, hiếu làm đầu – Gái thời tiết, hạnh làm câu trau mình” mà! Bộ ông không biết điều đó hả"
- Nhưng những vị lãnh đạo tinh thần, cộng đồng và những văn nghệ sĩ, ký giả, dzề VN rồi cũng dễ bị lệch lạc lắm.
- Đồng ý dzới ông điều đó, nhưng đối dzới Cha Toàn là khác à!
- Khác là khác ở chỗ nào"
- Nghe đâu thân mẫu của Ngài bị bệnh nặng thì Ngài cần phải dzề thăm thôi, chứ có phải Ngài dzề VN để đi du lịch, se sua dzới thiên hạ đâu!
- À ha! Thì bà dzừa mới nói là “Trai thời trung, hiếu làm đầu” mà!
- Ông à! Chữ “Trung”, chữ “Hiếu” trong nhiều trường hợp khó mà giữ cho trọn vẹn lắm. Ông muốn thì để tui kể cho ông nghe một đọan ngắn trong “Thời Tam Quốc” để ông thấy việc giữ cho trọn vẹn “Trung, Hiếu” là điều khó khăn.
- Bà muốn nói nhân dzật nào trong “Thời Tam Quốc” dzậy"
- Đó là hiền sĩ Từ Thụ tự là Nguyên Trực. Nguyên Trực mất cha từ nhỏ và rất có hiếu với mẹ. Vào “Thời Tam Quốc”, khi Tào Tháo muốn chiếm Hứa Đô bèn đưa qwuân đánh Tân Dã, nơi trú qwuân của Lưu Bị. Tào Tháo đã dùng “Bát Diện Long Đầu trận” để vây hãm Lưu Bị. Nhờ Qwuân Sư Nguyên Trực đưa ra kế sách nên trận đồ này của Tào Tháo đã bị phá dzỡ.
- Thế rồi Tào Tháo có xua qwuân đánh để báo thù hay không dzậy bà"
- Tào Tháo rất muốn báo thù, nhưng không biết bằng cách nào. Trong lúc đang bối rối thì qwuần thần bèn hiến kế.
- Hiến kế gì dzậy bà"
- Qwuần thần hiến kế cho Tào Tháo là nên đưa mẹ của Nguyên Trực dzề Hứa Đô, và khi bà dzề tới Hứa Đô thì yêu cầu bả dziết thư gọi con là Nguyên Trực đến. Dzì Nguyên Trực là người con hiếu thảo chắc chắn ông ta sẽ bỏ Lưu Bị để trở dzề Hứa Đô theo sự yêu cầu của mẹ.
- Bả có chịu dziết thư để gọi Nguyên Trực bỏ Lưu Bị để dzề Hứa Đô không dzậy"
- Từ từ! Ông đừng có nóng tính. Khi bả đến Hứa Đô, Tào Tháo bèn triệu bả dzô để gặp mặt, rồi nói rằng: Con bà là người kỳ tài trong thiên hạ đang phò trợ cho Lưu Bị để phản lại triều đình. Quả thật là đáng tiếc!
- Rồi bả phản ứng sao"
- Nghe tới đó, bả chưa có phản ứng gì cả. Tào Tháo bèn nói tiếp: Nay ta mời lão phu nhân đến đây, mong bà dziết thư để gọi Nguyên Trực trở dzề Hứa Đô, ta sẽ tâu Thiên Tử trọng thưởng cho hắn. Lưu Bị chỉ là một người dzô danh tự nhận mình hoàng thúc.
- Bả có đồng ý điều đó không hả"
- Làm sao bả có thể đồng ý dzới đề nghị đó được!
- Thế thì bả phản ứng như thế nào"
- Bả nói dzới Tào Tháo rằng: Ông đừng có gạt tôi. Tôi biết Lưu Bị là người nhân đức, thuộc giòng dõi của Tấn Vương. Con tôi đi theo phò cho Lưu Bị là đã tìm được minh chúa rồi. Còn ông tự xưng mình là Hán tướng, nhưng thực ra ông là một Hán tặc. Ngươi gọi Lưu Bị là nghịch tặc. Nếu ta nghe lời ngươi bỏ sáng theo tối, bộ ta không sợ người đời chê cười hay sao!
- Bả nói dzậy dzới Tào Tháo, bộ không sợ bị chém hả"
- Tào Tháo bèn ra lệnh đem bả ra chém.
- Thế là bả bị chém thật hả"
- Không, bả không bị chém dzì qwuần thần đã ngăn cản.
- Tại sao qwuần thần lại ngăn cản"
- Qwần thần nói dzới Tào Tháo rằng: Nếu Thừa Tướng chém bả, Nguyên Trực nhất định sẽ đem hết sức mình phò trợ cho Lưu Bị đặng trả thù cho mẹ của ổng. Chi bằng giữ bả lại đây để làm cho Nguyên Trực lòng dạ 2 nơi, không còn tâm trí để bày mưu tính kế cho Lưu Bị.