Hôm nay,  

Chuyện Mỗi Tuần: Kỷ Vật Cho Em

06/03/200700:00:00(Xem: 2802)

Chuyện Mỗi Tuần: Kỷ Vật Cho Em

Hội quán cựu chiến binh này không tấp nập như những ba quán ngoài phố, nhưng những cựu chiến binh từ đủ mọi binh chủng tối tối và những ngày cuối tuần đều đến đây ăn uống tán chuyện và chơi "games" như đánh cờ, thụt bi da, hay đánh bài và lô tô v.v. Đây là nơi thích hợp nhất cho những cựu lính già có chỗ nương tựa tinh thần trong những ngày tháng đơn côi cuối đời. Tại vì có người còn vợ còn chồng nhưng con cái đã ra riêng đi xa nếu không thì ly dị sống một mình. Ngày ngày đến đây để có bạn bè nhâm nhi giải buồn và chuyện vãn. Gặp những ngày lễ anh em khoác lại bộ quân phục vào cái thân đã lão, bồng súng chào cờ trông cũng còn dáng dấp oai phong kiêu hùng của thời trai trẻ.
Hội quán không đông đúc nhưng lai rai. Lúc nào cũng có ít nhất là từ mười người khách quen thuộc phần lớn là những anh cựu chiến binh đã gần hết xí quách tức là đã cao niên. Lâu lâu mới có khách lạ hay trẻ viếng thăm thì đều là những anh đã bị đời hay vợ bạc đãi ghé đây cho vơi chút sầu đời. Đôi khi cũng có em buôn phấn muốn trốn tránh đám anh chị hay đầu nậu đến mượn nơi này tạm lánh mặt vì cái quán này coi vậy chứ nếu có tay bụi đời nào đến đây giở trò thì không ăn đạn cũng ăn đòn. Mấy băng đảng bắt địa biết đây không phải là thế giới của chúng nên chẳng bao giờ bén mảng vì chọc cảnh sát còn dễ chịu hơn là chọc cái đám đếch cần đời này. Hai nhân vật đáng lưu ý nhất ở đây là lão già Alex quản lý điều hành  hội quán. Lão Alex to con bụng phệ lúc nào cũng ra vẻ đàn anh vì trước kia lão là thượng sĩ nhất nhưng là thứ "Master Surgent Major" của Mỹ chứ không phải thượng sĩ xuông. Lão thứ hai là Wally Wheel, tên lão là Wally nhưng phải ngồi xe lăn nên bạn bè đặt cho cái "nickname" là Wally Wheel. Lão này không ngày nào vắng mặt ở hội quán này vì lão biết đi đâu chơi bây giờ.
Mặc dù Yến, vợ tôi, cằn nhằn hoài nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn ghé đây chơi nhâm nhi tán gẫu vì cựu lính Mỹ coi mình cũng là "brother in arms" nên chẳng khó hoà đồng, "we are the same side" mà. Vì được coi như "người nhà" cả nên tôi có dịp nghe đủ chuyện về mấy ông cựu lính này và có một chuyện đánh cuộc đánh cá xẩy ra ở đây họ kể hoài như để nhắc cho mọi người nhớ rằng đây là nơi "lịch sử" của một chuyện tình của lính rất khó quên. Chuyện rằng...
Một sáng thứ Bẩy nọ có một anh cựu thủy quân lục chiến trẻ khoảng trên ba mươi nghênh ngang bước vào hội quán với nụ cười mở rộng oang oang chào mọi người cứ như là đã quen biết từ lâu. Sau vài ly anh ta lại oang oang:
- Xin các huynh đệ chú ý. Xin tự giới thiệu tôi là John, cựu "USA Marine".
Khi nói tới chữ "Marine" mặt John ngẩng cao như biểu lộ một sự hãnh diện rồi tiếp:
- Nếu cứ ngồi uống xuông như thế này các huynh đệ sẽ nản lắm. Tôi đề nghị một trò chơi và chúng ta bắt đầu trong vòng năm mười phút. Bây giờ mỗi người kiếm một bìa giấy cứng để ghi đề tài đánh cuộc bữa nay.
Thoạt đầu mọi người nghĩ là thằng cha John này vừa mới ra khỏi bệnh viện tâm thần gì đây vì thỉnh thoảng nơi này cũng xuất hiện vài anh cựu chiến binh sau khi tham chiến về thì bị "mát" thần kinh. Thường thì những anh "mát" này ăn mặc lếch thếch hay dị hợm, có anh râu ria xồm xoàn tay lúc nào cũng ôm quyển kinh thánh, có anh ngồi nói chuyện gì đâu đâu như chuyện của một hành tinh nào khác chỉ có trời biết. Nhưng anh chàng "Marine" John này thì chải chuốt sạch sẽ, râu ria nhẵn nhụi và luôn luôn có một nụ cười thật rộng. Mắt nghiêm nghị có sức thu hút cho nên khi John nói nó toả ra cái uy như một cấp chỉ huy nên mọi người răm rắp làm theo tức là kiếm tấm bìa để ghi chép hay làm gì đó. Người có cảm tưởng cái máu nhà binh lâu nay tưởng ngủ quên trong tiềm thức của mấy ông cựu lính gìa nhưng thật ra lúc nào nó cũng ứng chiến. 
Sau khi mọi người sẵn sàng, John nói:
- Đây là cuộc đánh cá: Người đầu tiên nào nhìn thấy bất cứ ai đội cái mũ lưỡi trai có phù hiệu Buccaneer của đội bóng "baseball" thành phố này sẽ lãnh tất cả số tiền có trong cái lọ thủy tinh này.
Nói xong John bỏ $100 đồng vào cái lọ thủy tinh trên mặt bàn quầy rượu rồi nói tiếp:
- Trò chơi chỉ có một điều lệ là người nào bỏ tiền vào đây thì được tham dự. Tùy hỉ bỏ bao nhiêu cũng được. Kế tiếp lấy bút lông viết to mấy dòng tôi vừa nói vào tấm bìa đem dán khắp ngõ vào hội quán này xong rồi bắt đầu xuất phát cuộc chơi.
Sau khi tin tức được phổ biến và người qua lại đọc mấy tấm bìa thì họ kéo đến hội quá lũ lượt để tìm hiểu xem trò chơi này thực hư ra sao. Số tiền đố trong lọ thủy tinh lên đến bạc ngàn và có khoảng gần 100 người ùa ra khắp thành phố để kiếm người đội nón "cap" có phù hiệu của đội bóng Buccaneer. Có người chưa biết cái phù hiệu của cái nón đó tròn méo ra làm sao cũng hăm hở đi tìm. Lai rai có vài anh kéo người có đội mũ lưỡi chai vào hội quán để John kiểm nhận thì đều bị lắc đầu đuồi ra.
Sau cùng có cái hũ chìm cựu biệt động 101 Ranger , tức là anh sĩ khướt Mickey chưa bao giờ tỉnh rượu cả mà hôm nay tỉnh táo dẫn đến một cậu bé 15 tuổi có đội cái mũ lưỡi trai đó. Mickey kéo cậu ta vào hội quán la lớn:
- Tôi kiếm được rồi! Tôi kiếm được rồi!
John kiểm nhận cái nón xong tuyên bố Mickey thắng và đổ hết số tiền vào chiếc mũ bèo nhèo của Mickey. John rót một ly rượu mời Mickey nhưng hắn từ chối:
- Thôi thôi! Từ nay thằng này chừa rượu. Số tiền này đủ cho ta làm lại cuộc đời. Ha! Ha! - Nói rồi hắn đi ra không ngó lại.
Kiếm được người đội cái nón "cap" đó rồi nhưng John vẫn không vui và cứ tiếp tục trò chơi này cả tháng trời. Mỗi khi có người thắng thì người đó đều có ý niệm thay đổi cuộc đời mình cho tốt hơn chẳng hạn như nếu bê tha thì hết bê tha hay nếu đã từng là "homeless" thì nay đi kiếm công việc làm ăn để sống cho có tương lai hơn v.v. Cho nên người ta còn tán ra rằng John có thể là thiên thần gì đó ở trên trời được thiên hoàng phái xuống "cứu người lầm than". Nhưng chẳng có ai thắc mắc hay chẳng có ai muốn thắc mắc tại sao John lại chơi cái trò chơi này và hắn muốn làm cái gì"


Khi trò chơi hết hào hứng rồi John ngồi lầm lì uống và buồn bã năm sáu ngày chẳng mở miệng. Sau cùng John đưa ra một cuộc đánh cá với chính tiền thưởng riêng của anh ta lên tới năm ngàn đồng và thông báo rằng cuộc đánh cá này có liên hệ tới cá nhân John. Anh ta lôi ra ba bốn tấm hình của một người con gái trẻ rất xinh đẹp rồi nói:
- Đây là vợ tôi tên Angie. Gia đình chúng tôi đổ vỡ từ năm ngoái khi tôi tình nguyện đi phục vụ tại Iraq lần thứ hai. Vợ tôi không chịu nhưng em tôi chết ở Trung Tâm Thương Mại ngày 11 tháng 9, khi quân khủng bố dùmg phi cơ lao vô tòa nhà, nên tôi phải làm cho em tôi được an tâm nhắm mắt. Vợ tôi không hiểu cho tôi điều đó nên đã bỏ tôi. Và bây giờ tôi muốn nhờ qúy huynh đệ tìm nàng cho tôi và tôi chỉ còn có nhiêu đây làm giải thưởng.
Mọi người lại đổ xô đi tìm còn John thì ngồi uống rượu tại hội quán cả ngày đêm không đi đâu hết. Đã ba ngày trôi qua cũng chưa thấy tin tức gì… và mãi đến chiều tối ngày thứ tư lão Wally Wheel được một thiếu nữ đẹp não nùng đẩy vào hội quán. Mới đầu người ta há hốc mồm tưởng lão Wally Wheel vừa kiếm được đào nhí thơm như múi mít thế này ư" Nhưng vừa vào tới bên trong hội quán Wally la lớn:
- John! Có phải người anh đang tìm là nhỏ này không"
John đang ngồi mân mê ly rượu nhào bổ ra khi nhìn thấy thiếu nữ đó anh ta sung sướng há toác mồm ra và mắt sáng rực lên nhưng không nói được lời nào. Còn Angie thì cánh mũi phập phồng nghẹn ngào:
- Cái trò chơi này do anh bầy ra đấy hả" Em tưởng anh tử trận rồi, không ai cho biết là anh còn sống hay chết. Em liên lạc bộ tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến họ cũng nói không biết anh hiện giờ ở đâu. Tai sao vậy hả" Tại sao"
John cố kìm hãm sự xúc động:
- Anh chỉ muốn gặp em một lần nữa thôi Angie. Thành thật mà nói anh không muốn đi Iraq nhưng cái hào khí của đàn ông anh không ngăn được. Em hiểu không"
- Em cũng đoán chừng cái trò đi kiếm mũ là của anh bầy ra nhưng em không muốn gặp anh nên đã cho thằng nhỏ cái nón lưỡi trai đó và bảo nó đi đến đây. Nhưng khi Wally nói anh thực sự muốn tìm em nên em đến xem anh muốn gì…
John ôm Angie rồi cả hai đi ra khỏi hội quán. Mọi người ngỡ ngàng nhưng cũng cảm thấy vui giùm cho John vì đây là niềm vui duy nhất còn lại của một người lính trở về từ chiến trận.
Sáu tháng sau Angie đến hội quán bụng mang dạ chửa với đôi mắt sưng đỏ mọng lên như là đã khóc liên tiếp nhiều ngày. Lão Alex quản lý hội quán dắt Angie đến ngồi ở bàn làm việc của mình rồi hỏi:
- Chuyện gì đã xẩy ra" John đâu" Hắn lại đi Iraq nữa à"
Lệ chẩy ròng ròng Angie nức nở:
- Anh ấy chết rồi… John không nói cho tôi biết là anh ấy có một cục bứu trong óc. Vì vậy trước đó Bộ Cựu chiến Binh theo lời John yêu cầu đã không cho cháu biết John ở đâu. Anh ấy muốn gặp cháu lần chót trước khi trở lại bệnh viện cựu chiến binh để giải phẩu vì anh ấy nghĩ rằng có lẽ kỳ này vào rồi không bao giờ về nhà nữa…
Alex nhìn bụng Angie ngậm ngùi:
- Và John đã để lại cho Angie một kỷ vật để cô không bao giờ quên anh ta…
- Không phải chỉ có vậy đâu Alex. John còn đánh cuộc lần chót khi ở trong bệnh viện trước khi chết. Việc này đã làm hầu như cảsư đoàn TQLC tham dự cuộc đánh cá là khi nào thì tôi sanh con. Mỗi người tham dự đánh năm đồng và tôi thu được hơn tám mươi ngàn.
Alex ngạc nhiên:
- Tuyệt! Nhưng tại sao tiền thì lại cho hết cô còn người thắng được cái gì"
- Tên người đó sẽ được đặt cho con tôi khi nó sinh ra. Bởi vì John tuyên bố rằng được làm con của John là một vinh dự lớn lao. Lý do là John đã được tuyên dương là một quân nhân dũng cảm vì một mình anh đã cứu được nguyên một trung đội khi nguy cấp và được tưởng thưởng một huy chương bạc. Cả sư đoàn nghe danh John và tên John được ghi rõ trong danh sách những quân nhân ưu tú anh hùng nên mọi người trong TQLC đều muốn tham dự để tên mình được đặt cho con tôi. Còn bổn phận của tôi là lấy tên người thắng cuộc đặt cho tên con.
Alex đưa Angie chiếc khăn mùi xoa rồi gật gù:
- Phải. Nhưng theo tôi John mới là người thắng cuộc. Anh ta không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ quên người thân ngay đến cả giây phút cuối cùng. Còn gia đình John hiện ở đâu có biết chưa"
- Không còn ai cả. Cha anh ấy hồi đó tham chiến ở Việt Nam khi trở về thì mẹ anh ấy xin ly dị để đi với người yêu mới bây giờ ở đâu không biết. Cha anh xin trở lại phục vụ tại Việt Nam lần nữa và lần này không trở về nữa trong hồ sơ ghi là MIA. John phải chăm sóc em trai nhưng em cũng đã chết nên John chỉ còn có cháu. Cháu lấy làm hãnh diện có cho anh ấy một đứa con…
Alex thở dài đổi cách xưng hô:
- Cháu có yêu John không" Tại sao lại bỏ đi"
- Cháu chỉ muốn làm già để anh ấy đừng đi qua Iraq lần nữa nhưng cái máu "US Marine" của anh ấy không ai cản được. Thật tình cháu không muốn xa anh ấy…
Alex nhìn Angie ái ngại:
- Bây giờ cháu tính sao" Về với gia đình cháu hay đi đâu"
- Cháu bỏ gia đình đi cả mười năm rồi, cha mẹ cháu ở tận Ohio chắc không muốn nhìn mặt cháu đâu. Cháu chờ sanh con xong rồi mới tính.
Alex cắn môi suy nghĩ một chút rồi nói:
- Chú không muốn vợ của một chiến sĩ như John mà sau này phải lăn thân lăn lộn vào làm những nơi như "topless bar" để nuôi con. Nhất là đứa con đó là một kỷ vật mang tên của một US Marine. Chú đề nghị cháu ở lại đây phụ giúp quầy rượu hội quán này sống qua ngày. Chú càng ngày càng già cần có người tiếp tay cháu nghĩ thế nào"
Mắt Angie sáng lên như cám ơn rồi nhìn xuống bụng mình hai tay ôm lấy bụng như  muốn nâng niu kỷ vật của người tình rồi lẩm bẩm: "Con đừng lo. Cha con có bạn ở khắp nơi..."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.