Kỳ 2: KỊCH CHIẾN TRÊN QUỐC LỘ 1, HUẾ-ĐÀ NẴNG-QUẢNG NAM
* Trận chiến tại Thừa Thiên: Kịch chiến trên Quốc lộ 1 đoạn từHuế đi Đà Nẵng từ 21 đến 23/3/1975:
Ngày 21 tháng 3/1975, Cộng quân tung một trung đoàn đánh vào mộtsố xã thuộc quận Phú Lộc, một quận ở cực Nam Thừa Thiên, có địahình dọc theo Quốc lộ 1. Để ngăn chận cuộc tấn công của Cộngquân, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh đã điều động Trung đoàn 1 Bộ Binh đang ơ ûgần đó đến giải tỏa áp lực của địch quân. Trong ngày này, với sựyểm trợ tối đa của Pháo binh và Không quân, Cộng quân bị đẩy lùira khỏi một số vị trí trong một thời gian ngắn, sau đó Cộng quânlại tăng cường lực lượng và tổ chức đợt tấn công thứ hai vàotuyến phòng ngự của ba tiểu đoàn của Trung đoàn Bộ binh này.
Trước tình hình mới, Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 đã điềuđộng thêm Liên đoàn 15 Biệt động quân vào trận địa. Giao tranh kéo dài từ chiều ngày 21 đến trưa ngày 22/3/1975. Trong suốt thờigian này Cộng quân đã mở thêm nhiều đợt tấn công lớn vào cáctuyến phòng ngự của Trung đoàn 1 Bộ Binh và Liên đoàn 15 Biệtđộng quân nhưng đã bị thất bại. 1 giờ chiều ngày 22/3/1975, địchquân điều động thêm 2 trung đoàn tung vào trận chiến và gia tăngpháo kích. Pháo Cộng quân bắn tới tấp vào khu vực của quân trúphòng và sau đó là các đợt xung phong biển người. Đến 2 giờ chiềucùng ngày, Liên đoàn 15 Biệt động quân và các tiểu đoàn của trungđoàn 1 Bộ binh đã phải rút lui để bảo toàn lực lượng. Đoạn đườngHuế-Đà Nẵng trên Quốc lộ 1 bị cắt đứt, Cộng quân lập chốt chận tại Đá Bạc cách Huế hơn 30 km về phía Nam và cách Đà Nẵng hơn 70 km.
* Cộng quân pháo kích Huế:
Sáng ngày 23 tháng 3/1975, trong khi Trung đoàn 1 Bộ binh và Liênđoàn 15 BĐQ kịch chiến với CQ trên Quốc lộ 1, thì tại Huế, địchquân bắt đầu tấn công vào một số vị trí trong thành phố và vòngđai phụ cận. Các đợt pháo kích tiếp diễn suốt ngày nhưng không cóhiệu quả, các quả pháo không rơi trúng vào các vị trí quân sự.Chiều 23 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quânđoàn 1, gọi Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh vào Đà Nẳng để duyệt xét lại tình hình phòng thủ Huế. TướngĐiềm đã báo cho Trung tướng Trưởng biết là Sư đoàn 1 Bộ binh đang đối đầuvới 3 sư đoàn chủ lực và 1 sư đoàn Pháo của Cộng quân. Cuối cùng,Trung tướng Trưởng buồn bã nói với Tướng Điềm:"Thôi đành phải cho rút khỏi Huế vậy".
* Nam-Tín-Ngãi sôi động:
Trong khi Huế đang ở vào cao độ của cuộc chiến thì tại Quảng Namvà Quảng Tín, ngày 16/3/1975 đến ngày 21/3/1975 Cộng quân tung 1trung đoàn thuộc tỉnh đội Quảng Nam đánh chiếm vùng Bình Tú, quậnThăng Bình, Quảng Tín. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh đã điều động tiểu đoàn 3/ Trung đoàn 2 và hai tiểu đoàn 2 và 3/ Trung đoàn 56 Bộ binh cùng với 2 chi đoàn thuộc Thiết đoàn 11 Kỵ binh (đơn vị thốngthuộc Sư đoàn 3 bộ binh) giải tỏa áp lực của Cộng quân.
Ngày 22 tháng 3/1975, Cộng quân đưa thêm quân vào khu vực Tây NamThăng Bình (tỉnh Quảng Tín), Quế Sơn (Quảng Nam). Trước tình hìnhđó, Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lẹänh Sư đoàn 3 Bộ binh, đã họp với Tiểu khu trưởng kiêm Tỉnh trưởng Quảng Nam, và Tiểu khu trưởng kiêm Tỉnh trưởng Quảng Tín, để bàn kế hoạch chốngtrả các đợt tấn công của Cộng quân tại các khu vực nói trên.
Tại Quảng Ngãi, trong thời gian từ ngày 15 đến ngày 23/3/1975,Cộng quân gia tăng áp lực. Để bảo toàn lực lượng và để có quân sốphòng thủ tại những nơi trọng yếu hơn, ngày 16/3/1975, Trung tướng Trưởng đã cho lệnh rút quân khỏi quận lỵ Sơn Trà và TràBồng. Các đồn xa trong vùng thâm sơn cũng được lệnh phải rút đi.Các đơn vị rút khỏi các vị trí trên được tái bố trí để lập vành đai phòng thủ tại các quận cận sơn và những khu vực hiểm yếu.