Luật Pháp Phổ Thông
[LS Lê Đình Hồ là tác giả cuốn “Từ Điển Luật Pháp Anh Việt-Việt Anh” dày 1,920 trang vừa được xuất bản. Qúy độc giả có thể mua sách qua internet bằng cách lên Website Google (google.com) đánh máy chữ “ho ledinh”, rồi theo sự hướng dẫn của các websites.]
Hỏi (Bà Lê T.M. Vân): Chúng tôi kết hôn vào năm 1993. Chúng tôi có với nhau 2 người con 7 tuổi và 8 tuổi. Các cháu hiện đang học tại trường tiểu học.
Vào năm 2002 chồng tôi tuyên bố ly thân tuy ông vẫn chung sống một nhà với chúng tôi.
Đến cuối năm 2003, ông dọn ra sống riêng với bạn bè và nộp đơn xin ly dị.
Kể từ ngày ly dị ông chẳng bao giờ chăm nom con cái, mặc dầu tôi vẫn nhận tiền trợ cấp cho các cháu đều đặn, và số tiền này được chuyển thẳng qua trương mục ngân hàng của tôi.
Vì ông ta đến thăm các cháu bất thường nên tôi quyết định không cho ông gặp các cháu. Thế là ông bèn nộp đơn xin nuôi các cháu. Tòa đã bác đơn nhưng cho phép ông ta mỗi tuần được quyền đến thăm và đưa các cháu đi chơi từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
Ông ta thực hiện điều này được gần 6 tháng và sau đó đến thăm các cháu rất bất thường. Và kể từ năm 2005, ông ta không còn đến thăm các cháu nữa.
Cách đây chừng 4 tuần lễ tôi đã điền đơn để xin chiếu khán cho các cháu về Việt Nam nhân dịp tết nguyên đán. Đơn xin đòi hỏi chữ ký của người cha. Thế là tôi đã mang đơn đến gặp ông ta tại sở làm và yêu cầu ông ta ký vào đơn xin chiếu khán cho các cháu. Ông ta từ chối và nhất định không chịu ký với lý do là không muốn mẹ con chúng tôi đi Việt Nam.
Ông ta báo cho tôi biết rằng tôi không có quyền đưa các cháu về Việt Nam.
Xin LS cho biết trong tình huống đó tôi có thể xin tòa cho phép chúng được cấp phát hộ chiếu mà không cần chữ ký của ông ta hay không"
*
Trả lời: Điều 67ZC của “DDạo Luật Gia Đình 1975” (the Family Law Act 1975) quy định về việc tòa có quyền đưa ra “Án Lệnh liên hệ đến phúc lợi của con cái” “Orders relating to welfare of children”.
Điều 67ZC quy định rằng: “Ngoài thẩm quyền tư pháp mà tòa được ủy thác theo Phần này [của Đạo Luật] liên hệ đến con cái, tòa còn có thẩm quyền để đưa ra các án lệnh liên hệ đến phúc lợi của con cái; (2) Trong lúc quyết định có nên đưa ra án lệnh theo khoản (1)liên hệ đến con cái hay không, tòa phải lưu tâm đến các quyền lợi tốt nhất cho đứa bé với sự cân nhắc tối đa” [(1) In addition to the jurisdiction that a court has under this Part in relation to children, the court also has jurisdiction to make orders relating to the welfare of children. (2) In deciding whether to make an order under subsection (1) in relation to a child, a court must regard the best interests of the child as the paramount consideration].
Điều 7A của “DDạo Luật về Hộ Chiếu 1938” (the Passport Act 1938) quy định [điều khoản này rất dài nhưng có thể tóm lược] như sau: “Hộ chiếu của Úc sẽ không được cấp phát cho vị thành niên chưa kết hôn ngoại trừ vị thành niên đó trình cho viên chức có thẩm quyền sự thỏa thuận bằng văn bản của tất cả những người có trách nhiệm chăm sóc cho vị thành niên đó hoặc bản sao án lệnh của tòa theo sự quy định của luật pháp Liên Bang hoặc của Tiểu Bang hay Lãnh Thổ cho phép vị thành niên đó rời nước Úc” (An Australian passport will not be issued to unmarried minor unless the minor provides the authorised officer with the written consent of every person who has caring responsibility for the minor or a copy of a court made in pursuant of a law of the Commonwealth or of a State or Territory permitting the minor to leave Australia).