Hôm nay,  

Tiền Đồn Chống Cộng Hay Chống Bành Trướng Hán Tộc?

23/11/200600:00:00(Xem: 15035)

VN: Tiền Đồn Chống Cộng Hay Chống Bành Trướng Hán Tộc"   

(LTS. Ngân Giang là bút hiệu của một chiến binh Mỹ gốc Việt, vừa từ chiến trường Iraq về lại tiểu bang nhà là Texas. Bài sau đây cho thấy tấm lòng tác giả, dù xông pha nơi mặt trận Iraq, lòng vẫn nghĩ tới cuộc chiến vì tự do dân chủ cho Việt Nam, và vì sự an nguy của dân tộc trước làn sóng Trung Quốc.)

Lịch sử có thể giống như một cuộn tơ rối bùng, hay có thể giống như những sự kiện rời rạc, đơn lẻ. Nhưng lịch sử cũng có thể là những chuỗi sự kiện liên kết, giống như những sợi chỉ xuyên suốt. Vấn đề là lần mò ra từng sợi chỉ đan xen nhau đó. Bài viết này mong được góp phần tìm ra được 1 trong vô vàn các sợi chỉ lịch sử đó. Khiêm tốn hơn, bài viết chỉ đền cập đến lịch sử Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á.

Cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 75, và chỉ riêng tên gọi cho cuộc chiến đã không có mẫu số chung. Người Mỹ xem cuộc chiến này, ít ra là nhũng năm đầu chiến tranh Đông Dương, là cuộc chiến chống chủ nghĩa Cộng Sản, và miền Nam Việt Nam là tiền đồn chống Cộng. Nhưng cuộc chiến đã kết thúc hơn 30 năm, cuộc chiến ấy có ý nghĩa gì" Chủ nghĩa Cộng Sản chỉ mới có 1 thế kỷ rưỡi đổ lại, và Nhà Nước Cộng Sản đầu tiên cũng chỉ mới xuất hiện năm 1917. Đó là quãng thời gian quá ngắn so với lịch sử dân tộc Việt Nam kéo dài ít nhất hơn ba ngàn năm (theo truyền thuyết thì nước Việt Nam có đến 5 ngàn năm Văn Hiến). Như vậy cuộc chiến VN có phải là 1 móc nối trong 1 chuỗi sự kiện liên kết nhau 1 cách khăng khít nào đó" Ta thử điểm lại vài nét chính của sử Việt.

Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, đặt nền móng cho 1 nền độc lập tự chủ lâu dài của Đại Việt. Lý Thường Kiệt phá Tống trên sông Như Nguyệt năm 1077. Vua tôi nhà Trần 3 lần đại phá quân Nguyên nửa cuối thế kỷ 13. Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, chấm dứt âm mưu đồng hóa dân Việt của Hán tộc. Và cuối cùng là trận Đống Đa của vua áo vải Quang Trung làm tiêu tan tham vọng bành trướng bờ cõi của nhà Thanh xuống phương Nam.

Cuộc chiến Việt Nam thật ra đã được quyết định vào năm 1972, khi Tổng Thống Hoa Kỳ Nixon công du qua Trung Hoa bắt tay với Chủ Tịch Mao. Điều đó có ý nghĩa gì"

Năm 1979, chiến tranh biên giới Việt Hoa diễn ra đã phá tan huyền thọai đòan kết giữa các nước XHCN anh em. Điều đó có ý nghĩa gì"

Đi ngược lại lịch sử, ta không quên chiến tranh Pháp Thanh từ cuối năm 1884 đến giữa năm 1885, và cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất, 1947 đến 1954. Cả 2 cuộc chiến Trung Quốc đều đưa lính qua biên giới vào Việt Nam mượn tiếng giúp Việt Nam chống thực dân.

Bây giờ ta có thể liện hệ những sự kiện ở trên (được nhắc qua 1 cách rất đại lược) thì có thể tìm ra 1 sợi chỉ xuyên suốt trong sử Việt. Cuộc chiến Việt Nam, hay có người còn gọi là cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2, nếu chỉ nhìn trong giới hạn thế kỷ 20 từ góc độ của 1 bộ phận người Mỹ, hay ít ra là qua sự tuyên truyền của các chính phủ Mỹ từ Truman đến Nixon, là cuộc chiến chống Chủ Nghĩa Cộng Sản, và Việt Nam là tiền đồn chống Cộng. Nhưng nếu đặt cuộc chiến đó vào bối cảnh lịch sử hơn 2 ngàn năm ở bán đảo Đông Dương thì đó là cuộc chiến ngăn chặn sự bành trướng của giống dân Hán xuống phương Nam.

Tổng Thống Nixon bắt tay vơi Mao Trạch Đông ngòai dụng ý chia rẽ khối Cộng Sản, cụ thể là giữa Liên Xô và Trung Quốc, còn có ý nghĩa tách rời Bắc Việt ra khỏi vòng kềm tỏa của Trung Quốc, đảm bảo 1 nước Việt Nam cho dù có Cộng Sản cũng không là 1 chư hầu của Trung Quốc. Bắc Việt rơi vào quỹ đạo Liên Xô sau 1975 và cuộc chiến biên giới 1979 có thể xem như là thành quả của chiến lược ngọai giao Nixon-Kissinger ở Đông Á.

Cuộc chiến VN tuy kết quả không như người Mỹ mong muốn nhưng chí ít nó cũng có tác dụng trong việc ngăn chặn làn sóng Cộng Sản bành trướng xuống vùng Đông Nam Á, mà cụ thể và chính xác hơn nếu ta lấy bối cảnh lịch sử mấy ngàn năm lịch sử văn minh Đông Nam Á chứ không phải chỉ là mấy chục năm giữa thế kỷ 20, thì đó chính là cuộc chiến chống sự bành trướng của nền văn minh Hoa Hạ đối với nền văn minh lúa nước Đông Nam Á. Điển hình là các phong trào Cộng Sản ở Mã Lai Á và Nam Dương khi đó đều do các tổ chức người Hoa ở bản địa tổ chức và được sự hậu thuẫn của Hoa Lục Cộng Sản.

Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lý đặc biệt. Nằm giữn 2 nền văn minh lớn của nhân lọai là Hoa và Ấn, các dân tộc vừa tiếp nhận, vưà dung hòa những gì học hỏi được từ 2 nền văn minh lớn Hoa Ấn, vừa cùng lúc phát triển bản sắc văn hóa riêng của chính mình. Trong các nước Đông Nam Á thì Việt Nam chiếm 1 vị trị đặc biệt hơn cả, nhìn từ góc độ văn hóa lịch sử. Ấy là vì Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam nằm ngay mũi Nam tiến của Hán tộc (Hán tộc bành trướng từ vùng duyên hải trước rồi mới tiến vào lục địa nên Miến, Thái và Lào không nằm ở vị tri "éo le" như Việt Nam). Lại không giống Miến Điện có cùng biên giới với Ấn Độ, một nước mà chủ nghĩa bành trướng văn hóa rất yếu so với Trung Hoa.

Nhìn từ góc độ địa chính trị, có thể nói Việt Nam là tiền đồn chống sự bành trướng Trung Hoa của khối các nước Đông Nam Á. Trong lịch sử, Việt Nam đóng vai trò như một cục cao su chặn khuynh hướng phình to của Trung Hoa. Cục cao su có sức đàn hồi, tiếp nhận vào hóa giải những va chạm, xâm lấn từ phương Bắc xuống phương Nam.

Những cuộc Nam tiến của Đại Việt từ vua Lý Thánh Tông qua các đời Trần, Hồ, Lê, Nguyễn chinh phục và sáp nhập nước Chiêm Thành, lấy đất của Vương Quốc Khơme không phải chỉ để mở mang bờ cõi Đại Việt (một khuynh hướng tự nhiên của các dân tộc, không khác với Hán tộc) mà còn để củng cố, thổi 1 luồng sinh khi mới qua sự thâu nhập những nền văn minh mới ở phía Nam, một điều mang tính sinh tồn đối với tộc Việt trước sự đe dọa đồng hóa luôn thôi thúc ở phương Bắc.

Trong công cuộc bảo tồn văn hóa Việt Nam (vốn bao gồm tấc cả các dân tộc sống ở dải đất hình chữ S ngày nay, gồm Kinh, Thượng, Miên, Thái, Mường...), Việt Nam vô hình chung mang trên mình sứ mạng ngăn chặn, hay có thể dùng từ mang tính thời đại là "đắp đê" (containment), khuynh hướng không ngừng bành trướng của Trung Hoa.

Các cuộc nội chiến trong sử Việt, từ cuộc nội chiến Mạc Lê thế kỷ 16, hay Trịnh Nguyễn thế kỷ 17 cho đến khi phong trào Tây Sơn nổi lên tạo ra 1 cục diện hỗn chiến triền miên khốc liệt suốt nửa cuối thế kỷ 18 giữa các dòng họ và thế lực cả ngọai bang lẫn nội bang, tất cả đều chứa đựng một ý nghĩa chung là Việt Nam, qua sự ủy nhiệm vô hình của các nước Đông Nam Á, đang tìm cho mình một chính quyền hữu hiệu, đủ mạnh để chặn nút sức Nam tiến của Hán tộc. Kết quả của các cuộc nội chiến không nhất thiết là sự thiết lập một vương quyền hữu hiệu nhất trong việc bảo tồn nền độc lập của Việt Nam, gián tiếp bảo tồn sự độc lập của nền văn minh Đông Nam Á đối với Trung Hoa, nhưng ít ra là cho đến ngày hôm nay, nước Việt Nam vẫn giữ được nền độc lập tự chủ trước sự đe dọa bành trướng của Trung Hoa.

Người viết phải mở ngoặc ở đây để xác nhận bài viết không có ý đề cao Việt tộc hay bài bác Hán tộc. Dân tộc nào cũng có khuynh hướng bành trướng. Nước Việt Nam nhỏ hơn Trung Hoa nên bành trướng ở phạm vi nhỏ hơn, chứ không phải là không bành trướng, dù là bành trướng vì bất cứ lý do gì. Hơn nữa, văn minh Hoa Hạ lan tỏa rộng khắp các nước Đông Á, trong đó có Việt Nam, mang nhiều yếu tố tích cực, góp phần tạo nên bản chất, phong cách, và bản sắc riêng của Việt Nam, một đất nước không phải là một Trung Hoa nối dài, cũng không phải chỉ là một phần của nền văn minh Đông Nam Á mà thôi. Vị trí địa lý của nước Việt Nam là 1 điều kiện khách quan, nó giúp hình thành con người Việt Nam, một đất nước đa chủng nhưng mang tính thống nhất và có bản sắc văn hóa riêng, dung hòa tất cả các nền văn minh chung quanh, nhưng không hòa tan để mất đi tính chất văn hóa bản địa của mình.

Nhận thức được vai trò và vị trí của Việt Nam trong suốt gần bốn ngàn năm lịch sử (tính từ văn minh Phùng Nguyên, Đồng Đậu cho đến nay), ta có thể thấy được một phần ý nghĩa của những sự kiện gần đây. Việc Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN năm 1995, một tổ chức được thành lập từ năm 1967 quy tụ các nước Đông Nam Á, bình thường quan hệ ngọai giao với Mỹ năm 1994, tham gia tổ chức WTO năm 2006 phản ảnh những bước đi tất yếu của một đất nước đi tìm đồng minh mới, mở rộng phạm vi bạn bè sau một thời kỳ dài duy ý chí, giáo điều để rồi tự cô lập và trở nên kiệt quệ về kinh tế, chính trị, cho đến văn hóa, và từ đó không đủ sức cáng đáng vai trò tiền đồn chống sự bành trướng của một nước Trung Hoa đang vươn mình đứng dậy trở thành một siêu cường tương lai thứ 2 trên thế giới sau một giấc ngủ dài hơn 2 thế kỷ.

Hội Nghị APEC năm 2006 được tổ chức ở VN đặt trước giới lãnh đạo Việt Nam một ngã rẽ. Hoặc là tiếp tục lệ thuộc vào Hoa Lục Cộng Sản vì cùng chung ý thức hệ và điểm tựa quyền lực, hoặc tìm một liên minh mới với Hoa Kỳ, một siêu cường không có khuynh hướng bành trướng và bóp nghẹt kinh tế, chính trị và văn hóa các dân tộc khác như Hán tộc, và xích lại gần hơn nữa các nước láng giềng trong tổ chức ASEAN vốn có nguồn gốc và văn hóa rất gần gũi với Việt Nam, nhằm hóa giải hoặc ít ra giảm thiểu sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Sự lệ thuộc dù là ý thức hệ cũng đều nguy hiểm. Bài học của các triều đại phong kiến VN quá lệ thuộc tư tưởng Bắc triều góp phần vào việc mất nước vào tay người Pháp xảy ra cách đây chỉ mới hơn 100 năm.

Nói cho cùng, một chính quyền, chế độ cũng chỉ là phương tiện để đạt đến cứu cánh thịnh vượng, phú cường cho một dân tộc, đất nước. Phương tiện đã lồi thời, không phát huy được hiệu quả thì cần được thay đổi, đào thải. Nhưng vì nó chỉ là một phương tiện, nên thiết nghĩ việc thay đổi hay lật đổ không phải là cứu cánh được. Kết thúc bài viết, thiết nghĩ cộng đồng người Việt hải ngọai không chỉ thụ động hy vọng Đảng cầm quyền trong nước, giới lãnh đạo Việt Nam hiện thời có tư duy thực sự đổi mới, thông thóang va cởi mở hơn trong cách nhìn và đánh giá lịch sử, chấp nhận mọi sự đóng góp ý kiến và xây dựng một xã hội dân chủ thực sự, nhưng cộng đồng người Việt nên có cái nhìn khách quan theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam để nhận thức đúng đâu là vấn đề then chốt và mang tính thời đại đối với tiền đồ đất nước Việt Nam kiên cường.

20 Nov 2006

El Paso, TX

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.