Hôm nay,  

Hai Năm Sau Chưa Hiểu Vì Sao...

10/09/200300:00:00(Xem: 4467)
Nếu theo dõi phản ứng của truyền thông và chính giới Mỹ, người ta có cảm tưởng là hai năm sau vụ khủng bố 9-11, Hoa Kỳ vẫn bình chân như vại, vì chưa hiểu gì cả....
Thà trễ còn hơn không, sau một tháng nghỉ hè, hôm Chủ Nhật mùng tám, Tổng thống George W. Bush đã trình bày với dư luận về diễn tiến của cuộc chiến chống khủng bố sau lần xuất hiện đầy oai phong trên hàng không mẫu hạm Abraham Lincoln vào đầu tháng Năm.
Như thường lệ, bài diễn văn hôm mùng tám của ông được đa số truyền thông tường thuật sai lệch, với tựa đề tập trung vào ngân khoản 87 tỷ ông đề nghị Quốc hội phê chuẩn cho trận chiến chống khủng bố, và được các đối thủ khai thác nhằm đả kích thành quả của ông tại Iraq. Bài diễn văn dài 2.261 chữ, trình bày trong hơn 18 phút, thực ra đề cập đến nhiều vấn đề hơn là việc Mỹ cần thêm tiền và thêm người để đối phó với tình hình Iraq. Tuy nhiên, nếu ông có bị đả kích thì cũng phải vì trong trận chiến thông tin và tuyên truyền, chính quyền của ông không nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa vụ Iraq và khủng bố, là điều đa số dư luận đã biết và mặc nhiên đồng ý, trái với trào lưu chung của thế giới, và chính quyền của ông càng không cho thấy hy vọng chiến thắng là điều mọi người trông đợi. Còn lại, từ bên ngoài xã hội Mỹ đến khối Hồi giáo, ta chỉ thấy nổi bật ấn tượng tiêu cực do truyền thông và chính giới Mỹ nêu lên về những lúng túng của Hoa Kỳ tại Iraq.
Nhân dịp tổng kết lại tình hình Hoa Kỳ hai năm sau vụ khủng bố, chúng ta có thể nói đến một khía cạnh lạ của nước Mỹ, đó là khoảng cách giữa nhận thức của truyền thông và chính giới với thực tế của một thế giới từ nay không còn bình yên vì nạn khủng bố.
Chính quyền Bush trước vụ 9-11
Sau khi Liên xô tan rã, Mỹ là siêu cường độc nhất còn lại và vì vậy có khi có lối hành xử đôi khi ngang tàng như một đế quốc. Nhưng, Hoa Kỳ chưa là một đế quốc và cũng chả có một lý luận căn bản cho một “chủ nghĩa đế quốc”. Trái lại, trước khi nhậm chức và trong cuộc tranh cử tổng thống vào các năm 1999 đến 2000, George W. Bush còn nhấn mạnh đến việc Hoa Kỳ phải có chính sách đối ngoại khiêm nhượng hơn, tức là đừng áp đặt những giá trị tinh thần của mình cho cộng đồng thế giới, và cũng không nên bao biện thiên hạ sự bằng cách trải mỏng phương tiện quân sự đi làm nhiệm vụ bảo an hay xây dựng quốc gia, xây dựng dân chủ cho các xứ khác như ông Clinton đã làm. Theo đúng truyền thống bảo thủ của đảng Cộng hòa, ông Bush chủ trương thu vén phương tiện, ưu tiên giải quyết nhu cầu nội địa, nếu phải can thiệp vào thiên hạ sự thì phải có mục tiêu, phương tiện và thời hạn rõ ràng và chỉ can thiệp khi quyền lợi sinh tử của mình bị đe dọa.
So với chánh sách đối ngoại đầy tham vọng và mở ra rất nhiều hướng can thiệp của chính quyền Clinton trước đó, ông Bush chủ trương một đường lối khiêm nhường và dè dặt hơn theo cách suy nghĩ của ban tham mưu đối ngọai, đa số thuộc phe bảo thủ cổ điển, như Phó Tổng thống Dick Cheney, Cố vấn An ninh Quốc gia Condoleezza Rice, Bộ trưởng Ngoại giao Colin Powell và Bộ trưởng Quốc Donald Rumsfeld. Họ muốn Mỹ rút quân khỏi Kosovo và trao lại nhiệm vụ bảo an cho các nước Âu châu. Đối với Iran hay Bắc Hàn, họ chủ trương chánh sách be bờ hơn là gây chiến hoặc trực diện đối đầu. Họ không nói nhiều đến một nguy cơ toàn cầu đã xuất hiện từ trước là nạn khủng bố từ các nhóm Hồi giáo quá khích. Vụ khủng bố 9-11 đã làm đảo lộn lối suy nghĩ này.
Giác ngộ sau khủng bố
Sự thay đổi đầu tiên được thấy trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội ngày 20 tháng Chín năm 2001, chín ngày sau vụ khủng bố. Những lý luận mới đã được nhắc lại nhiều lần trong các bài diễn văn kế tiếp, nhất là trong Thông điệp về Tình hình Liên bang vào ngày 19 tháng Giêng năm 2002, khi ông Bush nói đến “trục tội ác” gồm ba nước Iraq, Iran và Bắc Hàn. Thay vì lui về bảo vệ quyền lợi riêng và chỉ bất đắc dĩ can thiệp vào chuyện thế giới, Hoa Kỳ mở ra một trận chiến toàn cầu chống khủng bố vì nếu không lý vào thiên hạ sự thì khủng bố vẫn lý vào chuyện của mình và tấn công ngay trong lãnh thổ của Mỹ.
Bên dưới sự đảo lộn lập trường này, người ta có nhìn thấy ba lý luận mới. Thứ nhất là Mỹ sẽ không thụ động chờ đợi bị tấn công mà sẽ phải ra tay trước nếu cảm thấy bị khủng bố đe dọa. Thứ hai, vì nhu cầu phòng thủ đó, Mỹ vạch ra lằn ranh bạn thù rất phân minh: hoặc là cộng tác với Mỹ để chống khủng bố toàn cầu, hoặc là đứng về phe khủng bố và trở thành kẻ thù của Mỹ. Thứ ba, và đây là lý luận quan trọng nhất, Hoa Kỳ có một nhiệm vụ đạo đức là diệt trừ khủng bố cho nhân loại, và muốn như vậy, phải giúp các nước Hồi giáo chuyển hóa thành những nước dân chủ hầu triệt hạ mọi mầm mống bất mãn bên trong. Chính là lý luận “can thiệp vào chuyện thiên hạ để bảo vệ quyền lợi sinh tử là một việc chính đáng về đạo đức” đã khiến chính quyền Bush manh nha đưa ra một lý thuyết biện minh cho “chủ nghĩa đế quốc” và bị các cường quốc khác lên án.
Trong chính quyền Bush, cả Condoleezza Rice lẫn thành phần “tân bảo thủ” (neo-conservatives) như Thứ trưởng Quốc phòng Paul Wolfowitz đều góp phần đưa ra lý luận này. Tân bảo thủ là những người từng theo đảng Dân chủ vì lý tưởng đạo đức và nay trở nên cực kỳ thực tiễn về đối ngoại nhưng vẫn không từ bỏ lý tưởng dân chủ trong đường lối đối ngọai. Việc họ bị kết án là ủng hộ Do Thái là trò xuyên tạc dễ hiểu trong chính trường chứ sự thể không đơn giản như vậy.
Kể từ đó, thế giới quan của chính quyền Bush được đơn giản hóa ra cảnh “hắc bạch phân minh” và cuộc chiến chống khủng bố có ý nghĩa thiêng liêng như một cuộc thánh chiến. Chính quyền Bush có sự thống nhất về tư tưởng là phải ưu tiên diệt trừ khủng bố bằng cách chứng tỏ ý chí không gì có thể lay chuyển nổi. Bên dưới sự thống nhất đó là nhiều dị biệt về chi tiết. Phe bảo thủ cổ điển kiểu Dick Cheney hay Donald Rumsfeld thì coi lý do quyền lợi là chính, việc thay đổi bộ mặt thế giới là phụ; phe tân bảo thủ kiểu Paul Wolfowitz hay Richard Perle trong bộ Quốc phòng thì chú ý đến lý do đạo đức và chính trị, nghĩa là đồng ý với việc “xây dựng dân chủ” mà ông Bush muốn tránh từ đầu; phe bảo thủ thực tiễn quanh Colin Powell và cả Condoleezza Rice cho rằng phải huy động được toàn thế giới cho cuộc chiến này thì mới có kết quả.
Trong lý luận này, các vấn đề võ khí tàn sát hay dầu hỏa thực ra chỉ là phụ, và nhu cầu diệt trừ khủng bố mới quyết định việc kêu gọi hợp tác quốc tế, chứ không phải là thể thức hợp tác sẽ quyết định về chiến lược diệt trừ khủng bố. Mấu chốt của những khó khăn ngày nay nằm trong điểm căn bản đó vì các quốc gia khác lẫn truyền thông và chính giới bên đảng Dân chủ lẫn nhiều phe phái trong nội các của Bush không có cùng một nhận thức về nguy cơ khủng bố như chính ông Bush.

Hai năm sau... chưa hiểu ra sao
Hai năm sau vụ khủng bố, Hoa Kỳ đã mở ra hai chiến dịch chống khủng bố, tại A Phú Hãn và tại Iraq, với kết quả chưa có gì là dứt khoát trên bề mặt trong khi ấn tượng chung của thế giới là Mỹ đang trải mỏng phương tiện để bị khủng bố đánh tỉa khắp nơi. Truyền thông Mỹ không coi việc Hoa Kỳ không bị khủng bố tấn công vào lãnh thổ trong hơn 700 ngày qua là thành quả mà chỉ đếm số tử vong mỗi ngày tại A Phú Hãn và nhất là tại Iraq như một thất bại. Truyền thông Mỹ cũng ít nhấn mạnh đến những thành tựu cụ thể tại Iraq trong việc xây dựng ra một cơ chế chính trị của dân bản xứ và ổn định tình hình sing họat của người dân mà chỉ nhắc tới những vụ đánh bom, bắn sẻ. Họ cũng quên việc Pháp và Nga tính dùng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để ngăn Hoa Kỳ tấn công Iraq chiếu theo Nghị quyết 1441, mà chỉ coi việc chính quyền Bush rốt cuộc phải đề nghị Liên hiệp quốc trợ giúp tại Iraq là một thất bại về ngoại giao. Họ không nhấn mạnh rằng việc trụ sở Liên hiệp quốc hay sứ quán Jordan tại Baghdad bị đánh bom phản ảnh tinh thần chiến tranh toàn diện và mù quáng tàn sát của quân khủng bố mà chỉ nêu vấn đề là Mỹ không bảo vệ được an ninh tại Iraq: chính là giới chức Liên hiệp quốc đòi hỏi binh lính Mỹ phải tránh hiện diện quanh văn phòng Liên hiệp quốc để họ khỏi bị mang tiếng là công cụ của Mỹ.
Chính quyền Bush không thể trông chờ một sự nhân nhượng hay thông cảm nào từ phía truyền thông nhưng rõ ràng là đã để bị thất thế trong trận chiến thông tin và tâm lý, và đã thất bại khi không có được một hệ thống thông tin bằng tiếng Ả Rập cho ra hồn hầu thuyết phục dân chúng Hồi giáo về thiện chí hay “chính nghĩa” của cuộc chiến.
Ngoài giới truyền thông, các chính khách đang ồn ào chuẩn bị tranh cử tổng thống năm tới cũng có nhận thức khác về nguy cơ khủng bố. Họ chú trọng đến việc tấn công chính quyền Bush nhiều hơn là đối phó với khủng bố. Nhiều lãnh tụ Dân chủ còn đả kích chính quyền Bush là không có chiến lược di tản khỏi Iraq (exit strategy) trong khi ngay từ đầu và trong bài diễn văn tối Chủ Nhật, ông Bush đã và vẫn khẳng định mục tiêu chính của chiến dịch Iraq là diệt trừ khủng bố. Cụ thể là lấy Iraq làm thí điểm chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ đối với thế giới Hồi giáo và các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan. Các lãnh tụ Dân chủ cũng không quên nhắc đến nhu cầu tài chánh của việc nội trị và coi ngân sách phụ trội 87 tỷ để chống khủng bố là ngân sách cho riêng việc chiếm đóng Iraq. Dân đã thất nghiệp mà chính quyền Bush còn xin thêm tiền gây chiến xứ khác là điều vô lý!
Thực ra, Mỹ mà ra khỏi Iraq như đã từng rút khỏi Lebanon hay Somalia là quân khủng bố sẽ lại được khuyến khích tấn công. Al Qaeda và các nhóm khủng bố đang cần chứng minh khả năng hành động của mình trước sự lúng túng của Mỹ hầu thuyết phục thế giới Hồi giáo rằng họ có lý, Hoa Kỳ sẽ thua, sẽ tháo chạy và trận thánh chiến giữa Hồi giáo với thế giới Tây phương là trận đánh tất thắng.
Ý dân là trọng
Trong khung cảnh đó, câu hỏi quan trọng nhất ở đây là người dân Mỹ nghĩ sao. Thực ra, người dân Mỹ có vẻ kiên nhẫn và bình tĩnh hơn truyền thông và chính giới, nhưng sự kiên nhẫn này không phải là vô hạn và đây mới là điều đáng chú ý.
Cuộc khảo sát ý kiến người dân về chiến dịch Iraq do tờ Washington Post công bố hôm mùng sáu vừa qua có cho thấy một sự thật khác với các tít lớn của báo chí hay các lời bình luận tiêu cực của quốc tế: Đa số đến gần 70% cho rằng Saddam Hussein có dính líu đến khủng bố; 82% tin là Hussein có trợ giúp Osama bin Laden và al-Qaeda; 84% cho là Hussein có dự tính sản xuất võ khí tàn sát và 78% còn cho rằng chế độ Saddam Hussein đã thực tế hoàn thành dự tính này. Nghĩa là trong khi truyền thông và chính giới Mỹ tỏ ý hoài nghi lý do tham chiến của Hoa Kỳ tại Iraq thì đa số dư luận Mỹ lại đồng ý với lý luận của chính quyền Bush.
Nhưng, ngược lại, cũng cuối tuần qua, cuộc khảo sát của tổ chức Zogby America cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Bush đã tuột đến mức thấp nhất (45%) kể từ khi ông nhậm chức và đa số (52%) cho là nước Mỹ nên cần một tổng thống khác. Chúng ta phải kết luận ra sao về tâm tư người dân trước những dữ kiện có vẻ trái ngược như vậy"
Hai năm sau vụ khủng bố, dân Mỹ vẫn coi khủng bố là một nguy cơ đáng kể và đồng ý với lý do tham chiến của chính quyền Bush tại Iraq và cũng đồng ý là Mỹ sẽ phải ở lại Iraq khá lâu và tốn kém khá nhiều. Nhưng, họ cho rằng chính quyền Bush chưa thành công tại Iraq, không có chiến lược tất thắng mà còn bị phân hóa trong nội bộ về kế hoạch ứng xử trong khi nguy cơ khủng bố không giảm. Và dù kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, đa số dư luận vẫn nghĩ rằng ông Bush thiếu khả năng về kinh tế. Dư luận Mỹ không bi quan và hoài nghi động lực của chính quyền như truyền thông và chính giới đối lập nhưng đang mất dần sự tín nhiệm đối với khả năng lãnh đạo của ông Bush. Khi ông quyết tâm, dư luận sẵn sàng hậu thuẫn, nhưng khi ông do dự và lúc tiến lúc lùi, dư luận cho là ông mất thế tất thắng.
Đế quốc thoái nhiệm
Nghiêm trọng hơn thế, dư luận còn có cảm tưởng là trong nội bộ chính quyền Bush, các phe nhóm chưa thống nhất được ý kiến về chiến lược diệt trừ khủng bố và không lỡ cơ hội gây khó lẫn nhau. Mâu thuẫn cổ điển giữa ba bộ phận Quốc phòng, Ngoại giao và Tình báo vẫn tiếp tục và ông Bush có dấu hiệu nghiêng ngả, nay nghe phái này mai theo phe nọ giữa ba xu hướng tân bảo thủ, bảo thủ cổ điển và bảo thủ thực tiễn.
Nếu không sớm chứng tỏ được cái thế tất thắng tại Iraq và tại các trận tuyến khác bằng khả năng lãnh đạo và đề ra đường lối giải quyết rõ ràng, ông Bush có thể thất cử năm tới. Việc ông Bush là tổng thống một nhiệm kỳ hay hai thực ra không quan trọng bằng việc Hoa Kỳ và thế giới có được yên lành hay không. Nếu một lãnh tụ Dân chủ ngày nay thắng cử, ngoại trừ Nghị sĩ Joe Lieberman, có lẽ Hoa Kỳ sẽ “di tản chiến lược" ra khỏi Iraq. Trên đà thoái trào đó, lãnh thổ hay quyền lợi Mỹ trên toàn cầu có thể là mục tiêu oanh kích tự do của khủng bố. Lúc đó, ông Bush và ban tham mưu của ông không phải là không có trách nhiệm. Họ có đổ lỗi cho truyền thông hay đối lập thì cũng bằng thừa.
Còn lại, những ai lo ngại rằng Hoa Kỳ sẽ thành một đế quốc thì có thể yên tâm. Với đảng Dân chủ đang nghiêng hẳn về phe tả trong thái độ cầu an, và với hệ thống truyền thông vẫn nhìn vấn đề khủng bố như một thế trận mới của Chiến tranh lạnh thời xưa, Hoa Kỳ sẽ chẳng thể làm được gì đến nơi đến chốn, đừng nói gì đến lãnh đạo thế giới vì lòng hảo tâm hay vì lý tưởng dân chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.