WASHINGTON (Knight-Ridder) - Các viên chức CIA tại Iraq cảnh cáo rằng nước này có thể đang trên đường vào nội chiến, theo lời các cựu viên chức và đương nhiệm baó động hôm thứ tư, một tiên đoán trái nghịch với sự lạc quan mà TT Bush trình bày trong bài diễn văn Thông Điệp Liên Bang.
Bản lượng định tình hình của các viên chức CIA đã trình bày lên Washington tuần rồi, theo lời các viên chức đang giấu tên vì thuộc loại thông tin mật.
Cảnh báo này vọng lên âm hưởng nỗi lo rằng khối đa số Hồi Giaó Shiite tại Iraq, khối người tới giờ vẫn nhẫn nhục chịu sự chiếm đóng của Hoa Kỳ, có thể tiến hành bạo động nếu yêu cầu bầu cử trực tiếp của họ bị bác bỏ.
Trong khi đó khối thiểu số gốc người Kurd lại đòi quyền tự trị và đòi chia sẻ lợi tức dầu hỏa.
"Cả khối Hồi Shiite và người Kurd đều nghĩ là đã tới thời của họ. Họ nghĩ nếu họ không đòi điều họ muốn bây giờ, thì có lẽ họ sẽ không bao giờ có cơ hội có nữa. Cả hai khối cảm thấy bị Mỹ phản bội trước đó," theo lời một viên chức tình báo.
Tình hình này đã thảo luận trong cac1 buổi họp tuần qua giữa TT Bush, cac1 phụ tá an ninh cao cấp và với quan toàn quyền Mỹ ở Iraq, L. Paul Bremer, theo lời tiết lộ của viên chức trên.
Một viên chức cao cấp khác nói là nỗi lo về cuộc nội chiến có thể bùng nổ đã không phải nhận định riêng của CIA, mà đã "được rộng rãi lo ngại trong chính phủ," kể cả các chuyên gia khu vực trong Bộ Ngoại Giao và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.
Các viên chức cao cấp đang lo tìm cách giữ y cho chiến lược rút lui sau khi kết luận là giaó trưởng thế lực nhất của Shiite là Đại Giáo Phụ Ali al Hussein al Sistani không có vẻ gì rút lại đòi hỏi bầu lên một quốc hội tạm để sẽ chọn ra một chính phủ lâm thời vào ngày 30-6-2004.
Khi đó Bremer sẽ giao quyền cho chính phủ lâm thời đó.
Người Hồi Shiite chiếm đa số các vùng từ Baghdad về phía Nam cho tới biên giới Kuwait và Iran, tổng cộng khoảng 60% trong khối 25 triệu dân Iraq.
Kế hoạch của Bremer thì đòi bầu từng cấp tại mỗi tỉnh trong 18 tỉnh Iraq để sẽ chọn ra một quốc hội tạm, rồi quốc hội này chọn ra chính phủ hậu Saddam. Các cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên sẽ không tổ chức cho tới cuối năm 2005.
Nhưng các giaó sĩ Shiite lại không muốn bầu từng cấp, mà chỉ muốn bầu trực tiếp lên quốc hội - và như thế họ sẽ chiếm đa số dễ dàng.
Một giải pháp khác đang được thảo luận bán chính thức là việc chuyển quyền sẽ chờ tới cuối năm 2004, nhằm cho Liên Hiệp Quốc thêm thời giờ để tổ chức một số loại bầu cử, theo lời một viên chức.
Nhưng như thế sẽ bị chống bởi các cố vấn Bạch Oác, những người muốn trao quyền cho Iraq sớm để Mỹ rút nhiều quân về trong mùa hè này, vừa kịp để TT Bush tuyên truyền vận động tái tranh cử.
Người này nói, bây giờ là chuyện chính trị, phải ưu tiên kiếm phiếu.
Bản lượng định tình hình của các viên chức CIA đã trình bày lên Washington tuần rồi, theo lời các viên chức đang giấu tên vì thuộc loại thông tin mật.
Cảnh báo này vọng lên âm hưởng nỗi lo rằng khối đa số Hồi Giaó Shiite tại Iraq, khối người tới giờ vẫn nhẫn nhục chịu sự chiếm đóng của Hoa Kỳ, có thể tiến hành bạo động nếu yêu cầu bầu cử trực tiếp của họ bị bác bỏ.
Trong khi đó khối thiểu số gốc người Kurd lại đòi quyền tự trị và đòi chia sẻ lợi tức dầu hỏa.
"Cả khối Hồi Shiite và người Kurd đều nghĩ là đã tới thời của họ. Họ nghĩ nếu họ không đòi điều họ muốn bây giờ, thì có lẽ họ sẽ không bao giờ có cơ hội có nữa. Cả hai khối cảm thấy bị Mỹ phản bội trước đó," theo lời một viên chức tình báo.
Tình hình này đã thảo luận trong cac1 buổi họp tuần qua giữa TT Bush, cac1 phụ tá an ninh cao cấp và với quan toàn quyền Mỹ ở Iraq, L. Paul Bremer, theo lời tiết lộ của viên chức trên.
Một viên chức cao cấp khác nói là nỗi lo về cuộc nội chiến có thể bùng nổ đã không phải nhận định riêng của CIA, mà đã "được rộng rãi lo ngại trong chính phủ," kể cả các chuyên gia khu vực trong Bộ Ngoại Giao và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.
Các viên chức cao cấp đang lo tìm cách giữ y cho chiến lược rút lui sau khi kết luận là giaó trưởng thế lực nhất của Shiite là Đại Giáo Phụ Ali al Hussein al Sistani không có vẻ gì rút lại đòi hỏi bầu lên một quốc hội tạm để sẽ chọn ra một chính phủ lâm thời vào ngày 30-6-2004.
Khi đó Bremer sẽ giao quyền cho chính phủ lâm thời đó.
Người Hồi Shiite chiếm đa số các vùng từ Baghdad về phía Nam cho tới biên giới Kuwait và Iran, tổng cộng khoảng 60% trong khối 25 triệu dân Iraq.
Kế hoạch của Bremer thì đòi bầu từng cấp tại mỗi tỉnh trong 18 tỉnh Iraq để sẽ chọn ra một quốc hội tạm, rồi quốc hội này chọn ra chính phủ hậu Saddam. Các cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên sẽ không tổ chức cho tới cuối năm 2005.
Nhưng các giaó sĩ Shiite lại không muốn bầu từng cấp, mà chỉ muốn bầu trực tiếp lên quốc hội - và như thế họ sẽ chiếm đa số dễ dàng.
Một giải pháp khác đang được thảo luận bán chính thức là việc chuyển quyền sẽ chờ tới cuối năm 2004, nhằm cho Liên Hiệp Quốc thêm thời giờ để tổ chức một số loại bầu cử, theo lời một viên chức.
Nhưng như thế sẽ bị chống bởi các cố vấn Bạch Oác, những người muốn trao quyền cho Iraq sớm để Mỹ rút nhiều quân về trong mùa hè này, vừa kịp để TT Bush tuyên truyền vận động tái tranh cử.
Người này nói, bây giờ là chuyện chính trị, phải ưu tiên kiếm phiếu.
Gửi ý kiến của bạn