HANOI -- Sẽ có một thành phố trên biển giữa Hoàng Sa và Trường Sa" Đó là nhan đề một bản tin trên thông tấn nhà nước VietNamNet, nêu lên một đề nghị dự án gây quan tâm tới những người lo ngại về vấn đề lãnh hải Biển Đông. Bản tin này ghi nhận như sau.
Hoàn toàn có thể xây dựng một thành phố trên biển giữa Hoàng Sa và Trường Sa. Thành phố sẽ mang tên Hoàng - Trường. Một thành phố nổi hoàn toàn trên mặt biển, nơi máy bay có thể hạ cánh, có cảng container cỡ lớn và tàu ngầm có thể lên xuống được. Tất cả những ý tưởng này không hoàn toàn viển vông, mà là một kế hoạch làm kinh tế vĩ đại: khai thác dầu khí. Nhưng trước hết, việc xây dựng và khai thác vùng lãnh hải giữa Biển Đông là sự khẳng định một cách hùng hồn chủ quyền của VN tại cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tiến sĩ Trần Văn Khoát, Tổng giám đốc Keystone (Công ty Quản lý phát triển đá Đỉnh vòm) là một Việt Kiều lâu năm tại Mỹ, nhưng lại gắn bó sâu sắc với Trường Sa và Hoàng Sa do đặc điểm nghề nghiệp của ông: thăm dò và khai thác dầu khí. Cách đây 12 năm, năm 1992, ông đã đệ trình chính phủ nước ta Kế sách phát triển dầu khí cho VN, nhằm biến VN thành quốc gia khai thác dầu khí lớn trên thế giới; và sau đó, năm 1998 là Dự án Biển nước sâu. Tuy chưa được chấp nhận nhưng vừa qua, ông lại đệ trình một dự án tầm cỡ hơn nữa: dự án xây dựng một thành phố giữa Biển Đông.
- Nhưng tại sao lại nhất thiết xây dựng một thành phố trên biển. Điều đó liệu có khả thi không, thưa ông"
- Tôi đã nghiên cứu kỹ kỹ thuật xây dựng các công trình lớn nổi trên mặt nước của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ. Ý tưởng của tôi là áp dụng kỹ thuật của các nước tiên tiến, đặc biệt là của Mỹ để xây dựng thành phố nổi, việc này không khó lắm và thực ra vấn đề chính không phải chỉ nằm ở đó.
- Vậy vấn đề chính nằm ở đâu"
- Vấn đề chính là làm thế nào để VN nhìn ra cái lợi của việc mời các công ty nước ngoài vào đầu tư trên vùng Biển Đông. Tập đoàn Keystone (Hoa Kỳ) sẽ đứng ra đảm nhận trách nhiệm phát triển kinh tế ở hai quần đảo Hoàng, Trường dưới dạng một hợp đồng được ký với Petrovietnam chẳng hạn. Tập đoàn Keystone sẽ đảm bảo an ninh trên lãnh hải và đảm bảo an toàn cho các công ty dầu khí vào khai thác ở vùng này trong suốt thời gian hoạt động.
- Với dự án mà ông đặt vấn đề, VN được gì "
- Về kinh phí, VN sẽ không mất (tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 150 tỷ USD, Keystone và các tập đoàn khác sẽ đầu tư). Về lợi ích sẽ được rất nhiều. Đó là lợi ích quốc gia được tôn trọng, tài nguyên quốc gia được bảo vệ và khai thác. Về kinh tế, VN được thu các loại thuế như thuế tài nguyên, thuế doanh thu,... phát triển công nghệ dầu khí, hải sản và vận chuyển tàu. Ngành du lịch có một mô hình mới, du lịch biển. VN có một thành phố trị giá hơn 1500 tỷ USD. Về xã hội, một số đông lao động tay nghề cao được huấn luyện và sử dụng, một lực lượng đông chuyên viên an ninh tầm cỡ quốc tế với phương tiện hiện đại đủ sức bảo vệ chủ quyền VN.
Tập đoàn Keystone xin chia lợi nhuận 50/50 với VN và xin không phải trả một thứ thuế nào.
- Vậy cái mà các ông cần ở VN bây giờ là gì, thưa ông"
- Cái chúng tôi cần bây giờ là một chữ ký của Chính phủ VN.
- Ông có quan tâm đến lịch sử vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa"
- Có chứ, tôi làm dầu khí trên biển Đông tất nhiên vấn đề chủ quyền của hai quần đảo thuộc nước nào đối với tôi hết sức quan trọng. Công ty chúng tôi biết rằng, vùng lãnh hải đó là thuộc chủ quyền của VN.
- Trong những tư liệu về Hoàng Sa mà ông đã đọc, ông tâm đắc với tư liệu nào nhất"
- Lịch sử VN chứng minh VN là chủ của một lãnh hải rộng hàng triệu cây số vuông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi rất tâm đắc với một tài liệu nói rằng, trong Hội nghị San Fransisco năm 1951, quốc tế đã bỏ phiếu xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền VN và Liên Xô và Trung Quốc cũng có mặt trong hội nghị đó và không hề phản đối.
- Xin cảm ơn ông!
Phóng viên Đỗ Diễm Huyền của thông tấn nhà nước khi thực hiện bản tin trên đã không ghi nhận về phản ứng của các cơ quan nhà nước liên hệ. Điều có thể thấy trước, nếu Hà Nội chấp thuận dự án xây thành phố nổi giữa Biển Đông để khẳng định lãnh hải, điều này có thể gây rạn nứt chính trong nội bộ đảng CSVN, khi phe thân Bắc Kinh không muốn lộ liễu chọc giận nước đàn anh. Nhưng tình hình có thể đã gấp lắm rồi, khi nhiều ngư dân Việt đã báo tin rằng một số tàu biên phòng Trung Quốc đang chạy trên nhiều vùng biển, gần các nơi mà hãng quốc doanh dầu khí nhà nước Trung Quốc thăm dò dầu mỏ để sẽ khai thác chung với Phi Luật Tân.
Hoàn toàn có thể xây dựng một thành phố trên biển giữa Hoàng Sa và Trường Sa. Thành phố sẽ mang tên Hoàng - Trường. Một thành phố nổi hoàn toàn trên mặt biển, nơi máy bay có thể hạ cánh, có cảng container cỡ lớn và tàu ngầm có thể lên xuống được. Tất cả những ý tưởng này không hoàn toàn viển vông, mà là một kế hoạch làm kinh tế vĩ đại: khai thác dầu khí. Nhưng trước hết, việc xây dựng và khai thác vùng lãnh hải giữa Biển Đông là sự khẳng định một cách hùng hồn chủ quyền của VN tại cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tiến sĩ Trần Văn Khoát, Tổng giám đốc Keystone (Công ty Quản lý phát triển đá Đỉnh vòm) là một Việt Kiều lâu năm tại Mỹ, nhưng lại gắn bó sâu sắc với Trường Sa và Hoàng Sa do đặc điểm nghề nghiệp của ông: thăm dò và khai thác dầu khí. Cách đây 12 năm, năm 1992, ông đã đệ trình chính phủ nước ta Kế sách phát triển dầu khí cho VN, nhằm biến VN thành quốc gia khai thác dầu khí lớn trên thế giới; và sau đó, năm 1998 là Dự án Biển nước sâu. Tuy chưa được chấp nhận nhưng vừa qua, ông lại đệ trình một dự án tầm cỡ hơn nữa: dự án xây dựng một thành phố giữa Biển Đông.
- Nhưng tại sao lại nhất thiết xây dựng một thành phố trên biển. Điều đó liệu có khả thi không, thưa ông"
- Tôi đã nghiên cứu kỹ kỹ thuật xây dựng các công trình lớn nổi trên mặt nước của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ. Ý tưởng của tôi là áp dụng kỹ thuật của các nước tiên tiến, đặc biệt là của Mỹ để xây dựng thành phố nổi, việc này không khó lắm và thực ra vấn đề chính không phải chỉ nằm ở đó.
- Vậy vấn đề chính nằm ở đâu"
- Vấn đề chính là làm thế nào để VN nhìn ra cái lợi của việc mời các công ty nước ngoài vào đầu tư trên vùng Biển Đông. Tập đoàn Keystone (Hoa Kỳ) sẽ đứng ra đảm nhận trách nhiệm phát triển kinh tế ở hai quần đảo Hoàng, Trường dưới dạng một hợp đồng được ký với Petrovietnam chẳng hạn. Tập đoàn Keystone sẽ đảm bảo an ninh trên lãnh hải và đảm bảo an toàn cho các công ty dầu khí vào khai thác ở vùng này trong suốt thời gian hoạt động.
- Với dự án mà ông đặt vấn đề, VN được gì "
- Về kinh phí, VN sẽ không mất (tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 150 tỷ USD, Keystone và các tập đoàn khác sẽ đầu tư). Về lợi ích sẽ được rất nhiều. Đó là lợi ích quốc gia được tôn trọng, tài nguyên quốc gia được bảo vệ và khai thác. Về kinh tế, VN được thu các loại thuế như thuế tài nguyên, thuế doanh thu,... phát triển công nghệ dầu khí, hải sản và vận chuyển tàu. Ngành du lịch có một mô hình mới, du lịch biển. VN có một thành phố trị giá hơn 1500 tỷ USD. Về xã hội, một số đông lao động tay nghề cao được huấn luyện và sử dụng, một lực lượng đông chuyên viên an ninh tầm cỡ quốc tế với phương tiện hiện đại đủ sức bảo vệ chủ quyền VN.
Tập đoàn Keystone xin chia lợi nhuận 50/50 với VN và xin không phải trả một thứ thuế nào.
- Vậy cái mà các ông cần ở VN bây giờ là gì, thưa ông"
- Cái chúng tôi cần bây giờ là một chữ ký của Chính phủ VN.
- Ông có quan tâm đến lịch sử vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa"
- Có chứ, tôi làm dầu khí trên biển Đông tất nhiên vấn đề chủ quyền của hai quần đảo thuộc nước nào đối với tôi hết sức quan trọng. Công ty chúng tôi biết rằng, vùng lãnh hải đó là thuộc chủ quyền của VN.
- Trong những tư liệu về Hoàng Sa mà ông đã đọc, ông tâm đắc với tư liệu nào nhất"
- Lịch sử VN chứng minh VN là chủ của một lãnh hải rộng hàng triệu cây số vuông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi rất tâm đắc với một tài liệu nói rằng, trong Hội nghị San Fransisco năm 1951, quốc tế đã bỏ phiếu xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền VN và Liên Xô và Trung Quốc cũng có mặt trong hội nghị đó và không hề phản đối.
- Xin cảm ơn ông!
Phóng viên Đỗ Diễm Huyền của thông tấn nhà nước khi thực hiện bản tin trên đã không ghi nhận về phản ứng của các cơ quan nhà nước liên hệ. Điều có thể thấy trước, nếu Hà Nội chấp thuận dự án xây thành phố nổi giữa Biển Đông để khẳng định lãnh hải, điều này có thể gây rạn nứt chính trong nội bộ đảng CSVN, khi phe thân Bắc Kinh không muốn lộ liễu chọc giận nước đàn anh. Nhưng tình hình có thể đã gấp lắm rồi, khi nhiều ngư dân Việt đã báo tin rằng một số tàu biên phòng Trung Quốc đang chạy trên nhiều vùng biển, gần các nơi mà hãng quốc doanh dầu khí nhà nước Trung Quốc thăm dò dầu mỏ để sẽ khai thác chung với Phi Luật Tân.
Gửi ý kiến của bạn