Hôm nay,  

Giai-nhân Đoạn Trường Khúc: Tình Sử Phạm-lãi &tây-thi

08/03/200600:00:00(Xem: 5654)

LGT: Sau đây là các lời giới thiệu về thi tập trường thiên “Giai Nhân Đoạn Trường Khúc,” sắp ra mắt tại Quận Cam.

Thể thơ: Lục Bát Trường Thiên, Tác giả: Dương-Thanh-Phong, Email Address: duongthanhphong1@hotmail.com

Cùng một tác giả:

1- Tình Người Hoả Ngục,

Thi phẩm xuất bản năm 2003

2- Chuyện tình Phạm Lãi Tây Thi

Trường thiên thi phẩm, xuất bản 2006

3- Một kiếp người,

Hồi ký, sẽ xuất bản

Copyright © 2006 by Author Chúc-Anh-Nguyễn

Under pen name: Dương-Thanh-Phong

All Rights Reserved

Tác giả giữ bản quyền

PHẦN MỘT: KỶ NIỆM KHÓ QUÊN

Tôi gặp nhà thơ Dương thanh Phong trong trại tù cải tạo Tràng Lớn, tỉnh Tây Ninh vào ngày đầu cải tạo, giữa năm 1975, ở cùng một lán và sau lại được nằm bên cạnh ông mấy tháng trời. Ông là người ít nói ít cười, nhiều đăm chiêu, khắc khoải về thời cuộc, nhưng lại rất cởi mở với bọn trẻ chúng tôi.

Sau khi đã lao động khổ sai và học chính trị tận sức mà vẫn chẳng ai được thả, mãi đến khi Nguyễn-ngọc-Trụ bị bắn ở trại An Dưỡng tỉnh Biên Hòa, vì không công nhận chủ nghĩa xã hội là ưu việt chúng tôi mới thấy rõ học tập chỉ là cách khảo tra khiến cho kim trong bọc lòi ra. Do đó, sinh hoạt trong trại càng ngày càng khắt khe, những mảnh giấy viết nhớ vợ con cũng bị coi là tư tưởng phản động.

Một tối nọ chúng tôi ngồi uống nước chùm bao ông kể chuyện tam quốc chí, kể đoạn “hàng Hán chứ không hàng Tào”. Ông nói “Ta phải nói thế nào để mọi người Việt hiểu rõ: yêu nước là yêu quốc gia dân tộc, chủ nghĩa xã hội và dân tộc hoàn toàn là hai vấn đề khác biệt, đó là trò bịp dân ngày xưa Tào Tháo đã dùng để cướp ngôi nhà Hán, nay cộng Việt lại bầy trò đó. Tôi hoảng quá, vội bẹo đùi ông, nhưng ông càng nói càng hăng…

Đêm đó tôi hỏi nhỏ ông: “Sao ông lại tin họ vậy”. Ông cười thân mật: “Bọn họ cũng có hoài bão như mình, nhưng nghi ngờ cậu, nên tôi phải đứng ra hóa giải”. Tôi ngạc nhiên, ông giải thích: “Họ thấy cậu hay nói chuyện với quản giáo Hận và được hắn mua cho một hộp sữa bò, ai biết mười lần mất tiền, một lần có sưã”. Tôi giật mình lẩm bẩm: “Khủng khiếp thật!”. Bấy giờ ông mới dúi cho tôi một tập giấy vụn viết chữ nhỏ li ti, bảo tôi đọc đi, cẩn thận. Tôi cầm tập giấy bỏ vội vào túi, ngó trước ngó sau, rón rén ra nhà ăn, khơi ngọn đèn dầu mỡ bò cho sáng hơn, nhìn quanh không thấy bóng người vội lấy tập giấy ra đọc, có lẽ đến mấy trăm câu thơ lục bát ông tả cảnh tù binh bị đầy đọa sao mà giống hoàn cảnh chúng tôi lúc bấy giờ thế, đọc mà không cầm được nước mắt:

Uống ăn thật quá thờ ơ

Thèm thuồng nhưng biết, bây giờ hỏi đâu"!

Còn như rào đón nông sâu

Lính canh cũng có, lâu lâu mua lòn

Mười lần thì chín mất luôn

Hỏi ai ai hỏi, biết buồn bực ai"

Còn thuốc rê, thực là cực hình của chính tôi:

Lâu lâu cũng được, thuốc rê đỡ ghiền

Còn người không có việc chuyên

Trẻ già lớn bé, não phiền như nhau

Sau đêm đó chúng tôi quyết tâm làm “Phạm Lãi lấy lại nước Việt”

Khi Ngô Nghĩa trốn trại, bị tử hình, Lý Công Pẩu bị bắn chết.

Ông khuyên nên bình tĩnh:

Hiểm nghèo mới chớm, lẽ nào được lui

Còn nhiều sóng dập gió vùi

Tĩnh tâm mới khéo, biến sui thành hiền

Ngày Việt cộng cưỡng chiếm miền Nam:

Sóng xưa tuy có phũ phàng

Thuyền còn ngụp lặn, khéo toan đến bờ

Sóng nay dồn dập bạc phơ

Con thuyền mục nát, hững hờ về đâu"!

Năm 2003 ông Phong xuất bản tập thơ đấu tranh “Tình Người Hoả Ngục” vạch mặt chỉ tên bọn Việt cộng cho cả thế giới loài người biết. Chúng đã trắng trợn vi phạm nhân quyền che đậy, bịp bợm dưới những mỹ từ: học viên, trường đại học cải tạo.

Mùa thu năm 2005 ông gửi cho tôi tập bản thảo tập thơ “Phạm Lãi & Tây Thi” đã hoàn chỉnh. Tập thơ có nhiều triết lý sâu xa nhưng căn bản vẫn là vạch mặt bọn bá quyền, giết người bằng những lời hoa mỹ, lừa bịp, đê hèn:

Đem người đẩy xuống giếng khơi

Miệng kêu cứu vớt, những người trầm luân

Đặt điều yêu nước vì dân

Lừa lừa phỉnh phỉnh, những quân ngu đần

Tuyệt nhất là tác giả chỉ dùng hai câu thơ mà lột hết được cái ưu việt, cái đỉnh cao của loài người do Mắc Lê bầy vẽ:

Ngựa trâu dùng để thay người

Nay người lại được, học đời ngựa trâu

Còn nói về xã hội Miền nam Việt Nam, tác giả cũng cho là có quá nhiều khuyết điểm:

Chính trường rối rắm nhiều bề

Cướp danh dành lợi, lộn mề ứa gan

Tham nhũng hối lộ, cửa quyền:

Trấn biên chủ tỉnh an bài

Bạc trăm ngàn nén, vàng vài trăm cân

Huyện quan cũng phải nửa phần

Tiền nhiều bổ lẹ, được mần chỗ ngon

Rồi rút cao nguyên, tái phối trí:

Tự mình gánh nặng can qua,

Mua giây quấn lấy, cổ mà không hay

Sau khi đầy túi, các quan lớn bỏ chạy, đào ngũ để dân, lính chết tróc, tù đầy:

Dân binh ở lại đọa đầy

Bao nhiêu tù tội, năm chầy tháng trôi

Bao nhiêu thảm cảnh biển khơi

Bao nhiêu xương trắng, đầy trời biết không

Nói tóm lại, triết lý trong tác phẩm rất sâu sắc, thâm trầm; giọng văn nhẹ nhàng tình tứ, chua xót, hùng mạnh, sát khí; chữ dùng rất đắc địa, sáng tạo. Nội dung rất phong phú nhất là mối tình thì thật éo le, tình tiết, chân thật mà trong thời loạn vừa qua tại Việt Nam trước 1975, phụ nữ đều bị lợi dụng quá dã man, nằm vùng giống như Tây Thi, bị vắt chanh bỏ vỏ; vần gieo chính xác, suốt 3418 câu mà không có câu nào lạc vận tạo sức thơ dồn dập như sóng vỗ bờ. Sau Kim Vân Kiều của Nguyễn Du có lẽ chưa có một thi phẩm nào dài đến như vậy.

Tác giả thai nghén ngay ở trong tù và kéo dài hơn 30 năm trời mới xuất bản được, thật là kỳ công, kiên trì và can đảm, tôi càng đọc thì càng thấy mê say đôi lúc thấy như chính mình có dự phần trong đó, vậy xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị độc giả nghiền ngẫm và phẩm bình.

Một bạn tù, một nhân chứng: Đinh Khắc Tín

Houston, Texas, Noel năm 2005

(Luật sư Đinh-khắc-Tín, kỹ sư tại Hoa Kỳ)

ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU

Hai mươi nhăm thế kỷ trước, ba nước Sở, Ngô, Việt tranh hùng trong bốn chục năm, làm cho miền Hoa Nam ngập trời máu lửa. Trong thời gian ngắn ngủi ấy, đã sẩy ra bao nhiêu chuyện kinh tâm động phách.

Thời ấy, hai nhân vật phi thường đứng trong hậu trường chính trị đã làm đảo lộn đất trời, núi sông đổi sắc, đó là Ngũ Tử Tư và Tây Thi. Ngũ Tử Tư đã mượn tay vua Ngô Hạp Lư diệt nước Sở, quật mồ, móc mắt Sở Bình Vương để trả thù cha anh, sau lại giúp Ngô Phù Sai diệt nước Việt để trả thù cố chủ. Tây Thi vì muốn rửa hận cho nước Việt, đã làm say mê điên đảo Ngô Phù Sai, khiến ông ta giết Ngũ Tử Tư và đi vào con đường tự diệt...

Cuộc tao loạn của đất Giang Nam đã gây xúc cảm cho bao nhiêu văn nhân nhã sĩ Trung Quốc, nên họ đã dựng lên những huyền thoại, như chuyện Thanh Xà - Bạch Xà, để liễu giải mối hận tình qua trăm ngàn kiếp của Ngô Phù Sai đối với Tây Thi.

Bây giờ một nhà thơ Việt, ông Dương Thanh Phong lại dùng khung cảnh máu lửa ấy để dựng lên một chuyện khác, với một mục đích khác, là trình bầy triết lý nhân sinh cùng giãi bầy tâm sự của mình trước thời thế đảo điên hiện tại, qua câu chuyện về mối tình Phạm Lãi-Tây Thi. Kết quả là tác phẩm Giai-nhân đọan trường khúc hay Phạm Lãi Tây Thi, một thi phẩm trường thiên bằng thơ lục bát dài kỷ lục, hơn ba ngàn câu. Tác giả đã trau chuốt đứa con tinh thần của mình trong hơn ba chục năm trời, một thời gian dài đáng kể.

Nhưng tại sao tác giả lại phải mượn khung cảnh của hai ngàn rưởi năm trước để bàn về chuyện bây giờ " Nhất là lại chọn giai đoạn đầy máu và nước mắt của miền Giang tả" Vào thời mà không những chính sự đảo điên, tâm thức con người cũng điên loạn nốt, như chuyện ông lão lái đò muốn làm yên lòng Ngũ Tử Tư đã đâm đầu xuống sông tự vẫn; như chuyện cô gái đem cơm cho họ Ngũ ăn, nghĩ là mình đã thất trinh, cũng nhẩy xuống sông tự sát... Đâu là thị, đâu là phi" Thời Chiến Quốc Xuân thu, biên giới giữa thị phi mờ mịt, nên ranh giới giữa sống và chết cũng mịt mờ.

Thế tại sao Dương tiên sinh lại chọn một khung trời ảm đạm như vậy để giải tỏa lòng mình" Đây chính là mấu chốt của vấn đề và cũng là lý do khiến tôi đã vui vẻ nhận lời giới thiệu tập thơ này.

Nhà phân tâm học sẽ nói ngay là tác phẩm phản ảnh tâm thức con người, nên khung trời ảm đạm của Chiến Quốc Xuân Thu chỉ là sự phản ảnh khung trời u ám mà tác giả đang sống. Đúng như vậy! Dương tiên sinh đã sáng tác tập thơ này trong khi đi làm lao động khổ sai trong trại tù cải tạo Suối Máu.

Chỉ cái tên trại tù không thôi, nghe cũng đủ thấy cái ghê rợn của một địa ngục trần gian. Cho nên lấy cái u ám của thời Chiến Quốc-Xuân Thu để diễn tả cái u ám của trại cải tạo Cộng Sản cũng là hợp lý.

Nhưng có những cái mà nhà phân tâm học bình thường không biết và ta cần nói lên để người sau khỏi quên, đó là dưới thời Cộng Sản, nhất là trong trại tù cải tạo, muốn nói về thời thế, người ta phải dùng ẩn dụ cũng như không ai dám ghi lại tư tưởng chống đối của mình trên giấy trắng mực đen, nếu không muốn bị chúng xử tử. Nên nhà thơ chỉ còn cách kể chuyện đời xưa để nói chuyện đời nay và ghi lại trong trí nhớ. Cho nên thơ thì làm trong trại tù, nhưng chỉ sau khi được thả về mới ghi lại trên giấy. Từ việc này ta suy ra hai điều. Một là tính mê thơ của tác giả, hai là trí nhớ của ông

Ai cũng biết là trong các trại cải tạo, tù nhân bị bỏ đói ghê gớm nên lúc nào cũng chỉ nghĩ đến cách bắt sâu bọ, giun dế mà ăn để sống sót. Trong khi đó Dương tiên sinh lại mê mãi tìm tứ thơ, gọt dũa câu văn, điều này cho thấy ông mê thơ như thế nào.

Ta cũng nên biết rằng đối với nhà thơ, hứng thơ đến rồi đi như cánh nhạn bay trên hàn đàm không để lại dấu vết, nên có nhà thơ không nhớ được tác phẩm nào của mình. Cho nên thuộc lòng mấy ngàn câu thơ do mình làm ra không phải là chuyện tầm thường. Thế mà Dương tiên sinh đã nhớ hết, không sai một chữ; một trí nhớ tốt như vậy thật là đáng nể

* * *

Mỗi tác phẩm nghệ thuật tự nó nói lên giá trị của mình, khỏi cần người ngoài cuộc tô son điểm phấn. Tuy nhiên, tập thơ này không phải chỉ là một tác phẩm nghệ thuật bình thường, mà còn là một chứng tích của lịch sử. Về mặt tiêu cực, nó đánh dấu thời điểm mà dân ta bị đẩy xuống đáy vực, nhưng về mặt tích cực, nó cho thấy là bạo quyền Cộng Sản có thể bỏ tù thân xác của nhà thơ, nhưng tâm hồn ông vẫn bay cao giữa chín tầng mây trắng.

Westminster, 14-12-05

Phạm Khắc Hàm cẩn chí

Tiến sĩ Phạm khắc Hàm dạy Đại học Saigon trước 1975, tác giả “Triết-lý Lý-Đông-A(1998)”, tập thơ “Gối gốc Mai” bút hiệu Vô Ngã (1984)

MỘT VIÊN KIM CƯƠNG

Ngày 30 tháng 04 năm 1975,

Giữa lúc bao nhiêu nhiễu nhương, hoảng loạn phủ chụp lên xã hội miền Nam và bao nhiêu quân, cán, chính Việt Nam cộng hòa thất thần, ngơ ngác.

Giữa lúc bọn cộng sản hả hê, vơ vét, chia chác lợi quyền....và làn sóng cuồng nộ cộng sản thể hiện sự tàn bạo lên đến cực độ.

Thì lúc ấy,

Ông Nguyễn-anh-Chúc đã lặng lẽ với đôi dép lốp, quần đùi làm bằng bao cát, áo trận vá bạc mầu đang âm thầm trong một trại tù cải tạo, duy có đôi mắt vẫn tinh anh dưới tàn mũ đen rộng vành, cái mũ cán bộ nông thôn ngày trước, có ai ngờ với cái vóc dáng nhỏ bé ấy tiềm ẩn một ý chí phản kháng kiên cường, một nghị lực phi thường, như một cách thế phản ứng, vẫn hằng đêm trong tù, nhỏ lệ mài mực, làm thơ:

Vẫn giữ vững lòng son ý sắt

Vẫn tuyệt tin chúng ắt tàn suy

Trích “Tình Người Hoả Ngục” Dương thanh Phong

Như một duyên may tình cờ, tôi đã gặp nhà thơ Dương-thanh-Phong, tác giả tập chuyện thơ Phạm Lãi Tây Thi trong cùng một hoàn cảnh bi thương ở TG-63 Biên Hòa Đồng Nai (Trại tù cải tạo Suối Máu) vào khoảng những năm 1978, 1979. Nhớ lại giai đoạn ấy thật là kỳ thú... hằng đêm trong những góc tối của trại tù, ông đã đọc những đoạn thơ, giảng giải cho tôi nghe và bình phẩm. Thú thật tôi đã bị cuốn hút ngay với khổ thơ mở đầu của Phạm Lãi Tây Thi....thật kỳ tuyệt... Ông đã cưu mang, hình thành tập thơ dài hơn 3000 câu ấy hoàn toàn bằng trí nhớ:

-Đọc thơ ông đã sưởi ấm lòng người,

-Đọc thơ ông xua tan bóng đêm

-Đọc thơ ông đuổi loài quỷ dữ

Đấy là đặc tính rất riêng biệt trong thơ Dương-thanh-Phong

Trân trọng viết những giòng này để chân thành giới thiệu với quý độc giả, nhất là những bạn tù đã một thời chia đắng nuốt nhục và cũng để tỏ lòng hân hoan chung vui với tác gỉa, sau gần ba mươi năm đã cho ra mắt được tập thơ này.

Tập thơ này cũng như viên kìm cương sáng lóng lánh là kết tinh của sự tủi nhục và lòng bất khuất.

Cali ngày 25 tháng 01 năm200

Một người bạn tù Suối

Trần văn Nam

MỘT CẢM NGHĨ

Sau khi được đọc bản thảo chuyện tình thơ Phạm Lãi Tây Thi cuả thi hữu Dương-thanh-Phong gửi tặng, tôi xin gửi đến bạn mấy vần thơ, đó là cảm nghĩ cuả tôi đối với tác phẩm và tác giả.

Dương quân bút pháp đã nên danh

Thanh diệu trong thơ cũng đạt thành

Phong cách cũng tròn danh kẻ sĩ

Tây Thi Phạm Lãi mãi quang thanh

Thái Lâm

Quận Cam ngày đầu xuân Bính Tuất, năm 2006

Tác giả xin phụng họa:

Dương tôi đâu giám chuyện nên danh

Thanh điệu tự nhiên đạt ý thành

Phong cách trời sinh trong ngục đỏ

Lời thơ đao kiếm rộn âm thanh

Dương-thanh-Phong

Xuân Bính Tuất

TRUNG THI HƯŨ HOẠ

TRUNG THI HỮU NHẠC

Tôi và nhà thơ Dương thanh Phong biết nhau từ năm 1946.....nhờ cơ duyên, năm 2004 mới gặp lại nhau ở Hoa Kỳ, ông gửi cho tôi hai thi phẩm, nhờ tôi phẩm bình.

Sau khi đọc tập thơ “Tình Người Hoả Ngục” và nhất là đọc bản thảo thi phẩm “Giai Nhân Đoạn Trường Khúc” hay chuyện tình Phạm Lãi Tây Thi. Cả hai tập thơ ông Dương thanh Phong đều viết trong tù cải tạo, không bút không giấy, một chút cơm hẩm đầy sạn với vài lát mì khô, trong điều kiện vô cùng nghiệt ngã, lao động khổ sai, may nhờ trí nhớ phi thường, ông ghi lại được hết cả hai tập. Tôi hết sức ngạc nhiên vì người bạn mà tôi quen biết lúc thiếu thời đâu có biết gì về thi phú, nay tự nhiên làm được một việc phi thường mà ít người trong hoả ngục làm được.

“Tình Người Hoả Ngục” là một tập thơ đấu tranh, tố cáo tội ác và mưu mô lừa đảo cuả cộng sản, đồng thời vinh danh những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà với ý chí bất khuất, cương cường trước bạo quyền cộng sản với những hình ảnh người mẹ, người vợ, người chị nuôi tù vô cùng cực khổ. Tập thơ cũng quyết đoán là cộng sản phải phá sản và cáo chung

Tập thơ thứ hai của ông “Giai Nhân Đoạn Trường Khúc”một thi phẩm đặc biệt với số câu kỷ lục, được trình bầy trang nhã, bố cục phân minh, ý thơ dào dạt, hồn nhiên, gợi cảm gợi hình, hồn thơ lai láng nhưng không kém phần sâu sắc. Thi phẩm được viết theo thể thơ lục bát, thể thơ đặc biệt cuả dân tộc Việt.

“Thơ chỉ hay, có hồn, khi thi sĩ thực sự xúc động, thực sự sống và chứng kiến những nghịch cảnh, những giây phút hoan ca hay hào hùng cuả cuộc đời đầy bất trắc phức tạp” thi phẩm này đã đạt được ý ấy.

Về cách bố cục trong phần hai cuả thi phẩm, sau khi đã tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ và người anh cả đã rèn đúc ý chí cho mình trong thời niên thiếu, tác giả cũng nêu lên những cơ duyên hình thành và xuất bản tập thơ.

Sang phần ba, tác giả tóm tắt cốt truyện một cách đầy đủ, linh hoạt chuyện tình Phạm Lãi tây Thi để cho những người ít đọc truyện cổ Trung Hoa và nhất là những bạn trẻ thời nay có thể hiểu thấu được bối cảnh thời đó, nếu không những độc giả nhỏ tuổi khó mà nhận thức được cái hay, cái tình tiết éo le, với những biến chuyển tâm lý đột biến đầy bi thuơng có nhiều kịch tính cuả các nhân vật trong thi phẩm.

Người xưa thường nói “trung thi hữu họa” và “trung thi hữu nhạc” tức là trong thơ có nét hoạ, có tiếng nhạc thanh thót, êm đềm, ai oán, thì điều đó thật đúng khi chúng ta đọc và thưởng thức những vần thơ cuả thi sĩ họ Dương

Trong phần bốn, khi giới thiệu nhân vật chính trong chuyện, nàng Tây Thi, thi sĩ viết:

Da hồng phớt trắng mịn mà

Môi hồng mộng thắm, một và nét ngây

Lòa xòa khéo vấn tóc mây

Mắt trông sáng tựa, những giây mơ màng

Mày thanh thanh vẻ cao sang

Trái soan mặt lại, trông càng thêm xinh

Miệng hoa, chúm chím trữ tình

Cổ tay tròn trĩnh, thân hình thon thon

Tuổi hoa, vừa chớm trăng tròn

Bướm ong cũng đã, xong còn lảng xa

Khi đọc những vần thơ trên, người Việt chúng ta ai mà không nhớ đến mấy câu thơ tả chị em Thúy Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh cuả Nguyễn Du, và những người có hiểu biết về văn hoá tây phương thì không thể không nhớ đến bức danh họa Mona Lisa của Leonarda Da Vinci với nụ cười bí hiểm và bàn tay búp măng của giai nhân (a)

Lịch sử là một tái diễn không ngừng, trong nghịch cảnh tù đầy, thi sĩ Dương thanh Phong vẫn bền gan, dũng cảm nhẫn nhục nuôi ý chí trả thù nhà, đền nợ nước, theo gương những văn hào thi bá ngày xưa, đã dùng chuyện tình Phạm Lãi Tây Thi để diễn tả tâm sự và hoài bão của mình và của các chiến hữu cùng cảnh ngộ. Trong thi phẩm ông cũng không quên lên án những tệ nạn quan tham lại nhũng, hà hiếp dân lành, mua quan bán tước, vắt chanh bỏ vỏ, lừa thày phản bạn, sớm đầu tối đánh của những kẻ quyền cao chức trọng cuả một thời đại đã qua, ông cũng vạch mặt chỉ tên những kẻ nhân danh vì nước vì dân, vì chủ nghĩa ngoại lai mà gây nên bao cảnh tang thương cho đất nước.

Quan niệm về nhân sinh của thi hào Nguyễn Du trong truyện Kim Vân kiều là tin ở định mệnh, tin ở số trời:

Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt, làm người có thân

Bắt phong trần, phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Nhưng nhà thơ Dương thanh Phong thì lại lập luận:

Mới hay muôn sự tại ta

Gây nên bao cảnh xót xa lạ đời

Vua quan, quyền tước, vẽ vời

Công danh sự nghiệp, khéo chơi buộc vòng

Thi sĩ họ Dương đã đưa nhân sinh quan Phật giáo vào thi phẩm một cách khéo léo, hợp tình hợp lý:

-Tin ở tự lực, chứ không tin vào tha lục

-Cầu người, không bằng cầu mình

-Thắng người thì dễ, nhưng thắng mình mới khó

Nói tóm lại, đối với người yêu thơ, thi phẩm “Giai Nhân Đoạn Trường Khúc” hay chuyện tình Phạm Lãi Tây Thi là một tác phẩm nên đọc, có nhiều điều hay ý đẹp. Tôi tin rằng thi phẩm này sẽ có một chỗ đứng vững vàng bên cạnh những thi phẩm trường thiên cổ điển như. Kim-Vân-Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm của nền văn học Việt.

San diego ngày đầu xuân Bính Tuất, 2006

B.S.Trần quý Trung

(a) Leonardo da Vinci là một họa sĩ nổi tiếng với hai bức họa: Mona Lisa và The last supper, ông cũng là một khoa học gia, một sáng chế gia vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.