Bài viết sau đây do cựu đại tá Nguyễn Hữu Duệ, nguyên chỉ huy truỏng Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa ghi lại các buổi trò truyện riêng với ông Luyện.
Cách đây khá lâu, ông Ngô Đình Luyện từ Pháp qua Mỹ để thăm Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đang nghỉ ở nhà dòng Đồng Công ở Missouri. Lúc ấy, gần đến ngày giỗ cố Tổng Thống Diệm nên tôi và anh Nguyễn Văn Nghi ở San Diego mời ông đến San Diego dự lễ giỗ ngày 1 tháng 11 sau đó đến Orange County dự lễ vào ngày 2-11. Ông đến sớm nên ở chơi với tôi hơn 1 tuần ở San Diego.
Khi ở nhà tôi, tối nào tôi và ông cũng nói chuyện đến khuya, có khi đến hai, ba giờ sáng và tôi đã hỏi ông được nhiều chuyện của gia đình và nhiều việc của quốc gia nữa mà tôi chưa được đọc ở sách nào, nên xin kể ra đây để các sử gia có thêm một số chi tiết về cựu hoaàng Bảo Đại và đặc biệt về Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Hòa.
Ông Luyện kể về Bảo Đại
Ông Luyện và Bảo Đại là bạn thân từ thủa nhỏ, cùng học với nhau thời thơ ấu ở Pháp vì vậy 2 người thân thiết với nhau như 2 anh em ruột. Bảo Đại có nhiều bạn người Pháp cũng như Ông Luyện nhưng đối với ông Bảo Đại thì được nể vì hơn và hai người được học cùng một thầy người Việt Nam do triều đình cử sang để dạy về lễ nghi, lịch sử và cách xưng hô cùng luật lệ của triều đình Việt Nam hầu khi Hoàng Đế chấp chánh thì đã sẵn sàng.
Vị thượng thư mà triều đình cử sang là người cao lớn, đến và mặt hơi dữ vì triều đình hy vọng với vị này Hoàng Đế sẽ nể năng hơn, ông có nói tên vị thượng thư này cho tôi nghe nhưng tôi quên (hình như là cụ Thương Thứ thì phải)
Lúc ấy Hoàng Đế đã khá lớn và ông rất thông minh và thích thú khi học về lịch sử, và quyền hạn của vua. Mỗi lẫn khi ông đến học thầy giáo phải quì đón và cách sưng hô rất là kính cảm luôn miệng phải thưa là “tâu ngài” ngoài ra triều đình cũng cử thêm một số thị vệ để hầu hạ hoàng đế nữa.
Vì được trọng vọng như vậy nên đôi khi Hoàng Đế mãi chơi tennis hay cưỡi ngựa mà bỏ học nên ông Luyện lại được thầy sai đi mời Hoàng Đế về.
Khi ông đi mời Hoàng Đế bao giờ ngài cũng về ngay và xin lỗi thầy. Ông Luyện và Hoàng Đế nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp và Tu-toi với nhau nhưng ở trong lớp thầy Việt Nam thì nói với nhau bằng tiếng Việt và ông Luyện cũng thưa là “tâu ngài” thầy bao giờ cũng để sẵn bánh kẹo và nhất là chocolate để Hoàng Đế và Ông Luyện ăn, ngoài ra thị vệ phải hầu trà.
Ông kể thêm khi Hoàng Đế Hồi Loan ông luôn căn dặn ông Luyện khi về phải đến gặp ông. Khi ấy ông Luyện còn ở lại để học thêm một thời gian nữa sau đó ông đậu kỹ sư và về Việt nam được bổ coi về Điền Địa của 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi ăn lương ngạch tây nên khá giàu (Điền Địa là cadastre), có lần Hoàng Đế đi kinh lý các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn có khâm sứ đi theo, các quan đi đón đông lắm trong số đó có ông Luyện. Khi gặp ông ngài ôm chầm lấy và la ông bằng tiếng Pháp. Tại sao khi về không đến thăm ngài và vẫn tu, toi với ông như khi ở Pháp và ngài giới thiệu ông với ông khâm sứ là hai chúng tôi là ami d’enfance, và ngồi bắt ông Luyện phải hứa là tuần tới phải về thăm ngài.
Khi ông Luyện đến thăm, ngài đón tiếp rất niềm nở và mời Hoàng Hậu Nam Phương ra giới thiệu cùng giữ lại ăn cơm gia đình. Hoàøng Đế cũng muốn giữ ông luyện làm việc cho ngài nhưng ông từ chối.
Sau đó khi Hoàng Đế mỗi lần có bạn, người Pháp sang ngài đều mời ông Luyện về Huế chơi cùng các bạn cũ và ôn lại những ngày thơ ấu ở Pháp một cách vui vẻ lắm. Sau này ông và Quốc Trưởng gặp nhau luôn ở Pháp.
Khi hội nghị Geneve bắt đầu ông được Quốc Trưởng mời đến và được giao cho chức vụ Đặc Phái viên của Quốc Trưởng để theo dõi hội nghị và trình thẳng Quốc Trưởng diễn tiến của hội nghị, ông cũng từ chối viện lý do là không có quần áo sẵn sàng và phương tiện di chuyển. Quốc Trưởng nói, đây là việc nước và của người bạn thân ông phải giúp tôi còn việc quần áo và phương tiện sẽ có người lo cho ông. Nói rồi ông gọi ông Quang và ra lệnh lo cho ông Luyện tất cả những gì ông cần. (Tôi không rõ ông Quang là ai") ngoài ra ông cũng lưu ý ông Luyện thông báo diễn tiến hội nghị cho ông Diệm hay để ông Diệm rõ tình hình.
Ông Luyện cũng kể cho tôi nghe Quốc Trưởng có vẻ hận người Pháp lắm vì đã đặt Quốc Trưởng vào sự đã rồi không hề có giới chức cao cấp nào của Pháp bàn với Quốc Trưởng trước đó. Quốc Trưởng cũng lưu ý ông Luyện là phải giao tiếp mật thiết với phái đoàn Mỹ ở Hội Nghị.
Ông Diệm về làm thủ tướng
Theo ông Luyện kể, trước đó nhiều lần muốn thay đổi thủ tướng kỳ nào vua Bảo Đại cũng gọi ông Luyện đến để nhờ thuyết phục ông Diệm ra lập nội các nhưng ông đều từ chối vì biết nếu còn nguòi Pháp chỉ huy thì cũng chả làm được việc gì, chả khác gì khi ông được mời làm thượng thủ bộ lại ngày Bảo Đại mới lên ngôi vua.
Khi hội nghị Geneve sắp kết thúc chỉ còn bàn cãi về việc chia cắt ở vĩ tuyến nào thì ông Luyện được lệnh Quốc Trưởng liên lạc với phái Đoàn Mỹ để giúp cách nào giữ được Huế cho phía Quốc gia.
Sau đó Quốc Trưởng mời ông Diệm đến để giao cho chức vụ thủ tướng. Ông Diệm từ chối nhưng Quốc Trưởng cố ép và nói ngài rất lo lắng cho số phận những người di cư và các cán bộ Trung kiên của Quốc gia và thêm một điều kiện là cho ông Diệm được toàn quyền về Hành Chánh và Quân Sự.
Thêm vào nữa là do sự thúc dục của ông Luyện ông Cẩn cùng Đức Cha Thục và các cán bộ ở trong nước nên ông Diệm phải nhận lời.
Tôi hỏi ông Luyện - Cháu có nghe nói trước khi về nhận chức ông Diệm đã thề là phải hết lòng trung thành với Quốc Trưởng phải không"
-Tôi không rõ mấy vị Thủ Tướng trước có phải thề giữ lòng trung thành với Quốc Trưởng hay không nhưng ông Diệm thì chỉ thề là hết lòng phục vụ và giữ vững nền độc lập của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng và Quốc Trưởng cũng nhắc ông Diệm bất cứ trong trường hợp nào cũng phải đặt tổ quốc Việt Nam lên trên hết. Ông Luyện có đọc cho tôi nghe câu thề bằng tiếng Pháp nhưng đã lâu tôi không nhớ rõ nhưng tôi hiểu ý là như vậy.
Cách đây ít lâu tôi có đọc một bài của giáo sư Tôn Thất Thiện nói về việc này và ghi rõ câu thề bằng tiếng Pháp tôi nghĩ là đúng.
Sau đó có cuộc nói chuyện riêng giữa Quốc Trưởng về Thủ Tướng, ông Luyện cũng có mặt. Quốc Trưởng nhắc ông Diệm là tìm mọi cách đẩy được người Pháp đi và cũng cố quân đội tạo cán bộ theo người Mỹ v.v...
Khi Thủ Tướng về nước ông Luyện về theo và giúp ông Diệm mọi việc.
Điều khó khăn nhất là việc đối xử với các giáo phái và tìm được cán bộ trung kiên. Ông Cẩn đã giúp rất nhiều trong việc này cho miền Trung và trong Nam có ông Nguyễn Ngọc Thơ là người giúp thủ tướng rất nhiều trong việc sắp xếp nhân sự.
Việc đối phó với tướng Nguyễn Văn Hinh và các giáo phái cũng rất khó khăn. Miền Trung thì coi như ủng hộ Tổng Thống 100% nhưng trong Nam thì các giáo phái luôn đòi hỏi Thủ Tướng mọi điều. Ngay như đức Hộ Pháp Phạm Cống Tắc là ngường ủng hộ và quí mến ông Diệm mà cũng nghe người Pháp để phá chính phủ. Tuy nhiên được các đơn vị ở Bắc rút vào thì ủng hộ Thủ Tướng hết lòng.
Ông Luyện kể sư đoàn vùng lực đóng ở sông Mao ông Luyện ra gặp Đại Tá Wòng A Sáng để nhờ đưa hai tiểu đoàn bí mật vào bảo vể dinh Thủ Tướng. Đại Tá Sáng nhận lời ngay và hứa nếu cần ông sẽ đem hết lực lượng vào bảo vệ Thủ Tướng. Phương tiện di chuyển không có Đại Tá Sáng phải trúng đụng xe đó xe lửa để đưa vào. Ngoài ra ông Luyện có gặp Trung Tá Thaí Quang Hoàng rút quân ra lập chiến khu để phản đối Trung Tướng Hinh v.v...
Tôi hỏi ông Luyên về việc giao thiệp với người Pháp và Đại Sứ Mỹ.
Ông kể Đại Tướng Ely là cao ủy Pháp bấy giờ rất thân với Đại Tướng Taylor là Đại sứ Mỹ hai người mỗi lần muốn ép Thủ Tướng việc gì đều đi cùng và cùng một ý kiến. Ông Diệm tức lắm và ông gọi hai ông này là “hai chị Bà Sơ” ngoài mặt thì phải nhượng bộ nhưng ông Diệm cứ âm thầm theo đuổi mục đích của mình là lo cho dân di cư và trục xuất được người Pháp ra khỏi Việt Nam cùng dẹp được các giáo phái.
Kỳ tới: Truất Phế Bảo Đại