Trần Việt Bắc
Từ tháng 12, năm1211, khi Trần Tự Khánh kéo quân về kinh đô tới tháng 7, năm 1215, gần 4 năm trời Trần Tự Khánh hoành hành ở Thăng Long, tàn phá từ cung điện nhà Lý tới gia cư của người dân tại đây, biết bao đau thương và tang tóc cho vùng này. Người viết không thấy các bộ sử lớn (ĐVSKTT, VSKĐTGCM) của nước Việt ghi lại, nhưng những hành vi của Trần Tự Khánh đã được ĐVSL chép lại rõ ràng (cách hành văn cũng như sự sắp xếp có vẻ khó đọc theo lối văn cổ, người viết chỉ xếp đặt lại theo thiển ý riêng).
Sau 4 tháng, từ tháng 7 tới tháng 11 năm 1215, không có những biến chuyển lớn nào xảy ra, Trần Tự Khánh như "hồi tâm" (96)khi thấy vua Huệ Tông và thái hậu đã có vẻ như không muốn rời khỏi kinh thành : "Tháng 11, Trần Tự Khánh đưa trả cái mũ Bình Thiên. Tháng chạp, dựng ngôi điện bằng cỏ ở khu vườn nhà của Đỗ An. … Tháng giêng, (1216) nhà vua cùng với Thái Hậu ngự ở thảo điện (điện bằng cỏ-ND) để thị triều. Trần Tự Khánh trả lại cái ghế bằng vàng" (ĐVSL).
Tháng giêng năm 1216, dù đang ở kinh đô, nhưng vua Huệ Tông cảm thấy khó có thể bảo vệ ngôi vua của mình và hình như đã có ý định muốn về với Trần Tự Khánh: "Nhà vua sai bắt kẻ trộm ở ngõ Cơ Xá. Những người đi bắt ấy bị tướng quân là Đỗ Ất người đất Cảo đánh. Nhà vua sai người đi triệu Đỗ Ất về. Ất không nghe theo. Vua sai Hiển Tín Vương là Nguyễn Bát đánh Ất. Rốt cuộc Ất cũng không phục. Tháng 5, tướng quân Đỗ Nhuế người đất Cảo đánh nhà vua. Ngày Mậu Thìn, vua đi thăm ngoài trại, nhân đó sai sứ xin binh của Trần Tự Khánh để đánh Đỗ Nhuế. Đỗ Nhuế chạy về với Nguyễn Nộn. Ngày Kỷ Tỵ, vua đày Liệt hầu Đỗ Nhuế, bắt làm Cảo giáp"(ĐVSL)
Vua Huệ Tông cuối cùng đã phải về với phe Trần Tự Khánh (có lẽ do cô em gái của Tự Khánh là Nguyên phi họ Trần dụ). "Ngày Giáp Thìn, nhà vua cùng với phu nhân là Trần thị, ban đêm sang trại quân Thuận Lưu để theo về với Trần Khánh(97). Ngày hôm sau nhà vua gặp viên tướng của ngài là Vương Lê đem thuyền đến đón. Lúc bấy giờ Thái hậu và con của nhà vua là Công chúa đều lẫn tránh ở Ô Kim. Trần Tự Khánh thấy nhà vua thì mừng rỡ lắm. Các tướng sĩ đều đánh trống, nhảy múa hoan hô nhà vua. Từ đó nhà vua cùng với Trần Tự Khánh có ý cương quyết đánh Vương tước ở Bắc Giang là Nguyễn Nộn, Hiển Tín Vương là Nguyễn Bát(98)cùng người vùng Hồng là Đoàn Văn Lôi, và người Qui Hóa là Hà Cao v.v..."(ĐVSL).
Vua Huệ Tông đi một nước cờ mới là dùng Trần Tự Khánh để dẹp các lực lượng khác với hy vọng duy trì sự nghiệp của họ Lý. Nhà vua dám quyết định vì không có thái hậu bên cạnh (bà này và hai công chúa con vua Huệ Tông đang ở tại Bắc Giang). Lúc này, tại Thăng Long và vùng kế cận có quân của Nguyễn Nộn, Nguyễn (Lý) Bát và quân của Hà Cao (phiá tây bắc Thăng Long). Hiển Tín vương Lý Bát đầu hàng, tuy nhiên chỉ 3 tháng sau ông này phản lại nhà vua và Trần Tự Khánh.
Nguyễn Nộn ở Bắc Giang; thấy Trần Tự Khánh được vua Huệ Tông trong tay, bèn hợp với Hà Cao kéo quân đánh chiếm vùng phía tây thành Thăng Long "Thái hậu đến An Xưởng. Lúc bấy giờ Nguyễn Nộn và Hà Cao lấy mệnh lệnh của Thái hậu đánh Từ Liêm. Các ấp ở đó đều đánh đổ hết cả "(ĐVSL).
Thấy vua và triều đình nhà Lý thuận với mình "Trần Tự Khánh dựng điện cỏ ở Tây Phù Liệt, khuôn mẫu của điện nhất nhất đều bắt chước theo như ở trong đại nội"(99)(ĐVSL) để vua Huệ Tông lâm triều, rồi "sai Trần Tự Khánh đánh Nguyễn Nộn. Nhà vua hạ chiếu đày Nguyễn Nộn làm lính thường" ( ĐVSL). Sau đó nhà vua phong chức tước một loạt cho họ Trần và các bộ tướng:
Trần Thừa được phong tước Liệt hầu, làm Nội thị phán thủ. Khi có lễ tiệc lớn được cho ngồi dự tại điện Thiên An.
Trần Tự Khánh được phong chức Thái úy, những lúc triều bái không phải xưng tên.
Trần Liễu con Trần Thừa làm Quan nội hầu.
Trần Hải con Trần Tự Khánh tước Vương.
Phùng Tá Chu là " quan văn " được phong tước Quan nội hầu, chức Chiêu Thảo sứ.
Lại Linh được phong tước Quan nội hầu.
Họ Trần giúp vua Huệ Tông dẹp các loạn quân
Anh em họ Trần giờ đây đã thật sự trở thành các tướng của triều đình nhà Lý . Tháng 4 năm 1217, Trần Thừa được cử đi đánh Nguyễn Nộn, ông này chia quân ra làm 6 đạo tiến về phủ Từ Liêm để tấn công Nguyễn Nộn. Được tin sắp bị tấn công, Nộn ra tay trước; bất ngờ mang quân đánh Phạm Ân, vây Ân ở Lãnh Kinh và đánh úp Ải Đạo(100). Trần Thừa kéo quân đến đánh, Nguyễn Nộn thua và rút về lại Bắc Giang. Đoàn Thượng ở vùng Hồng biết là mình khó chống nổi anh em họ Trần đang theo chiếu chỉ của vua Huệ Tông để dẹp loạn lạc, nên Thượng ra hàng nhà Lý. Đoàn Thượng được vua Huệ Tông phong tước Vương (đã được nhà vua phong tước Hầu khi Đoàn Thượng mang quân về kinh thành lần trước). Thế là vùng Hồng được tạm yên.
Tháng 5 năm 1217, không phải lo về họ Đoàn ở vùng Hồng và Nguyễn Nộn thì mới thua trận, "Trần Tự Khánh dẫn binh đánh Chân Na thuộc Phong Châu(101). Xứ ấy đều bị đánh tan hoang cả. Ngày Đinh Mão, các thuộc ấp ở Phong Châu đều ra hàng.Thái úy lại dẫn quân đánh Hiển Tín Vương Nguyễn (Lý) Bát (102)và hương ấp đều được bình yên" (ĐVSL). Nguyễn Nộn rút về Bắc Giang, Hà Cao kéo quân về đóng ở Qui Hóa. Vậy là phía tây kinh đô Thăng Long loạn lạc đã được dẹp yên, tuy nhiên để tránh sự nổi loạn ở đây sau này, nhà vua phong"cho quan Minh tự tên là Bạch Lãng, người Sơn Lão ở sách Ma Luân làm Liệt hầu"(ĐVSL).
Nỗi lo lắng của anh em họ Trần là Nguyễn Nộn, ông này đã có mối thù với Tự Khánh (đã được trình bày trong phần trước) nên không thể hoà hay hàng, khi Trần Tự Khánh đang làm tướng giúp nhà Lý. Để giải trừ mối lo cho họ Trần, Trần Thừa tung toàn bộ lực lượng "bao vây Nguyễn Nộn ở Bắc Giang, , đồng thời sai mở đê để đưa nước vào các làng ấp . Lại Linh theo cái thế nước ấy mà đánh. Quân của Nguyễn Nộn thua to. Vợ con của Nguyễn Nộn đều bị bắt. Nguyễn Nộn đem hơn một trăm người lui về giữ Phù Ninh (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh- ND)" (ĐVSL). Quân của Nguyễn Nộn gần như tiêu tán hết, tuy nhiên là một viên tướng có khí phách, ông này đã nhanh chóng tu bổ lại lực lượng và chiếm ấp Bình Cảo(103)làm cứ địa. Biết Nguyễn Nộn chưa chết, dù đã bị Trần Thừa đánh bại, Trần Tự Khánh nhất định bằng mọi giá phải diệt Nguyễn Nộn. Trên đường mang quân đi đánh Nam Sách, Tự Khánh mang hai bộ tướng là Nguyễn Cải và Nguyễn Mộc theo đường tắt đến tấn công Bình Cảo, nhưng Nguyễn Nộn đã mang quân sang động An Đinh, Tự Khánh đánh động này nhưng không thắng.
Sau đó theo ĐVSL thì Nguyễn Nộn bị bệnh và chết năm 1219, các tướng của Nguyễn Nộn đầu hàng : "Ngày Canh Ngọ, tướng của Nguyễn Nộn là Phí Thám đưa Thái hậu và các người con của vua là bọn Công chúa ra hàng nơi Thái úy. Đại tướng của Nguyễn Nộn là Nguyễn Doanh chạy trốn trong khu rừng hiểm trở ở Thị Hàng hơn năm ngày, rồi tìm cách tự cứu lấy mình, nhưng cái Ké đã cùng bèn đem con doanh mã (ngựa hay có tiếng) ra dâng mà xin hàng. Bắc Giang được yên” (ĐVSL).
ĐVSL nói về Nguyễn Nộn khác với hai bộ chính sử là ĐVSKTT, và KĐTGCM cũng như Việt Sử Tiêu Án và Đại Việt Sử Ký Tiền Biên của Ngô Thời Sỹ. Các bộ sử này đều viết là Nguyễn Nộn vẫn còn sống cho tới khi nhà Trần lên ngôi. Nguyễn Nộn đánh thắng Đoàn Thượng ở vùng Hồng, giết ông này, Trần Thủ Độ đã ra công đánh dẹp nhưng không có kết quả. Nguyễn Nộn đã tạo nên một lực lượng đáng ngại cho nhà Trần, đến độ họ Trần phải gả công chúa cho Nộn, tuy nhiên ông này vẫn không hàng, chỉ khi Nguyễn Nộn bị bệnh chết (năm 1229), nhà Trần mới hoàn toàn hết lo lắng (đã được trình bày trong phần trước trong tiết mục "Sứ quân" Nguyễn Nộn). Từ đây về sau người viết xin theo các bộ sử vừa nêu trên khi nói về Nguyễn Nộn.
Về lực lượng tại Nam Sách: "Tướng Nam Sách là Hoàng Cá lìa trần, bọn Nguyễn Lợi đều ra hàng. Nam Sách được yên"(ĐVSL).
Lực lượng vùng Hồng dù đã hàng nhà vua nhưng cũng vẫn là mối lo cho họ Trần. "Đoàn Văn Lôi là người dũng cảm có trí lược, có tài năng và được lòng dân chúng, cho nên người vùng Hồng, đa số theo về với ông"(ĐVSL). Để bớt lo lắng, Trần Tự Khánh gả em gái của ông là Trần Tam Nương cho Đoàn Văn Lôi để kết thân với họ Đoàn (104). Từ thời điểm này trở đi, không thấy sử liệu nào nó tới binh biến giữa họ Trần với họ Đoàn tới khi nhà Trần lên ngôi.
Họ Trần đã tạm dẹp yên được các địch thủ đáng ngại, ngoại trừ đám quân của Hà Cao đóng tại Qui Hoá, phía bắc sông Hồng (khúc sông này được gọi là Qui Hóa giang). Hà Cao có một lực lượng quân sự tương đối mạnh. Để chắc thắng, quân họ Trần chia làm hai đạo. "Thái úy và Thái Tổ theo đường sông Quy Hóa. Lại Linh và Phan Cụ theo đường sông Tuyên Quang (105), quân của Hà Cao đều tiến đánh, Phan Cụ bị hãm ở nơi cái đầm và bị tướng của Cao là Nguyễn Nải chém. Hà Cao nghe quân của Thái úy bốn mặt bao vây mới vội vàng cùng với vợ và con của ông đều thắt cổ mà chết. Từ đó Lộ Thượng Nguyên (106), sông Tam Đái(107)v.v... đều được yên ổn cả"(ĐVSL). Ngoại trừ họ Đoàn ở vùng Hồng đã hàng và kết thân với họ Trần, chỉ còn lại hai lực lượng không đáng kể của Nguyễn Nộn (sẽ khôi phục lại sau này) và đám quân Sơn Lão (bị Tự Khánh dẹp tan tháng giêng năm sau 1223) , họ Trần coi như đã dẹp xong các loạn lạc và chuẩn bị âm mưu thay nhà Lý làm vua Đại Việt.
Để dọn sạch các chướng ngại cho âm mưu, Trần Tự Khánh đi thêm một bước nữa là giết các võ tướng đã từng theo mình xông pha trận mạc. Từ lúc Tự Khánh kéo quân về Thăng Long, mang theo hai đại tướng là Phan Lân và Lại Linh cùng những viên tì tướng khác. Phan Lân phản và đã bị Tự Khánh giết (tháng 4, 1214). Nay không thấy nói vì lý do gì, "Tháng giêng (NV:1222), Thái úy Trần Tự Khánh sai người bắt Bảo Tín hầu là Lại Linh. Lại Linh tự thắt cổ mà chết" (ĐVSL). Thế là hầu như các võ tướng còn lại hầu hết là họ Trần như Trần Thừa, Trần Thủ Độ, Trần Hiến Sâm, Trần Báo. Một biến cố đáng ngờ xảy ra: ông vua do Trần Tự Khánh lập nên là con vua Anh Tông khi vua Huệ Tông không ở kinh thành là "Huệ Văn Vương tức là Nguyễn (NV: L ý) Vương từ trần, nhà vua cho bãi triều năm ngày, ăn chay ba ngày" (ĐVSL). Thế là các vương hầu nhà Lý chẳng còn ai, chung quanh vua Huệ Tông chỉ có toàn người họ Trần, nhà Lý coi như đã cáo chung.
Nội bộ đã tạm yên nhưng những de dọa từ phương bắc là Trung Hoa và từ phương nam là Chiêm thành lúc này như thế nào"
Phương bắc: đời vua Tống Gia Định thứ 15, 1222, nhà Nam Tống ( từ sông Dương Tử tử trở về phía nam) đã suy yếu rất nhiều. Phía bắc đã bị Kim chiếm, nhà Tống đang lo khôi phục lại đất này. Mông Cổ đã có chiến tranh với Kim và chiếm kinh đô của Kim là Tây Kinh năm 1210. Nhà Nam Tống đang lo sự bành trướng của Mông Cổ, dù năm 1234 Tống liên minh với Mông Cổ diệt Kim. Vì vậy sự đe dọa của phương bắc đã không là mối lo của Đại Việt.
Phương nam: tháng 10, 1218, "Chiêm Thành và Chân Lạp đến cướp châu Nghệ An, Lý Bất Nhiễm đánh tan được, thăng tước hầu, ban thực ấp 7.500 hộ, thực phong 1.500 hộ"(ĐVSKTT).
Từ lúc này cho đến khi nhà Trần làm vua Đại Việt, Chiêm Thành không mang quân quấy nhiễu.
(Còn tiếp)
96) "Hồi tâm" vì cô em gái của Tự Khánh là vợ vua "bắn tin" cho.
97) Đợi ban đêm, mẹ và con không biết nên vua Huệ Tông mới dám có quyết định dẫn vợ để về với Trần Tự Khánh. Thế là mẹ và hai cô công chúa còn bé tí phải đi lẩn tránh ở Ô Kim.
98) Người viết không thấy ĐVSL nói lúc nào Ô Kim Hầu Lý Bát được phong là Hiển Tín Vương
99) Bao nhiêu cung thất trong đại nội (tại quận Ba Đình, Hà Nội) đã bị đốt sạch, nên cung điện mới bằng cỏ được Tự Khánh dựng lên ở phía nam Thăng Long, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay .
100) Không thấy ĐVSL nói Phạm Ân là tướng của ai, người viết phỏng đoàn đây là một bộ tướng của Trần Tự Khánh, được Khánh cử đi đóng quân ở Lãnh Kinh (phía nam sông Cầu, thị xã Bắc Ninh ngày nay ).
Ải Đạo- người viết chưa tra cứu được địa danh này, chỉ phỏng đoán đây là đồn của quân Trần Tự Khánh dựng nên để ngăn quân Bắc Giang của Nguyễn Nộn, phía bắc Thăng Long, phía nam sông Cầu.
101) Ghi chú của người dịch: “ Khoảng phủ Vĩnh Tường, trước thuộc tỉnh Sơn Tây, nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên”
102) Sau trận này, không thấy ĐVSL nhắc tới Hiển Tín Vương Lý Bát, người viết phỏng đoán là ông đã bị chết hay bị giết trong trận này .
103) Người viết chưa tra cứu được Bình Cảo ở đâu.
104) Trần Tam Nương đã gả cho Nguyễn Đường, Đường chết, Tự Khánh lại gả cô em cho Đoàn Văn Lôi. Đây là cách họ Trần thường dùng để giảng hoà, hay mưu lợi cho dòng họ cũng như cho đất nước về sau này, con gái họ Trần hoặc thân thuộc đã bị hy sinh nhiều lần cho mưu đồ chính trị:
Trần Thị Dung gả cho thái tử Sảm (vua Huệ Tông),
Trần Tự Khánh gả em là Trần Tam Nương cho Nguễn Đường, Đường chết lại gả Tam Nương cho Đoàn Văn Lôi,
Trần Tự Khánh gả em họ (con của bà dì ) cho Nguyễn Nộn.
Công chúa Ngoạn Thiềm gả cho Nguyễn Nộn để theo dõi Nộn
Vua Trần Thái Tông (Trần cảnh) gả chính vợ của mình là Chiêu Thánh công chúa cho Lê Phụ Trần.
Vua Trần Nhân Tông gả em gái của mình là An Tư công chúa cho Thoát Hoan
Vua Trần Nhân Tông gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân (vua Chiêm Thành ) để đổi lấy hai châu Ô, Lý.
105) Sông Tuyên Quang là khúc sông chảy ngang thị xả Tuyên Quang tới chỗ nhập vào sông Hồng .
106) Ghi chú của người dịch: "Lộ Thượng Nguyên nay thuộc Bắc Cạn và Thái Nguyên"
107) Ghi chú của người dịch: "Tam Đái: nay thuộc Vĩnh Phú".
Từ tháng 12, năm1211, khi Trần Tự Khánh kéo quân về kinh đô tới tháng 7, năm 1215, gần 4 năm trời Trần Tự Khánh hoành hành ở Thăng Long, tàn phá từ cung điện nhà Lý tới gia cư của người dân tại đây, biết bao đau thương và tang tóc cho vùng này. Người viết không thấy các bộ sử lớn (ĐVSKTT, VSKĐTGCM) của nước Việt ghi lại, nhưng những hành vi của Trần Tự Khánh đã được ĐVSL chép lại rõ ràng (cách hành văn cũng như sự sắp xếp có vẻ khó đọc theo lối văn cổ, người viết chỉ xếp đặt lại theo thiển ý riêng).
Sau 4 tháng, từ tháng 7 tới tháng 11 năm 1215, không có những biến chuyển lớn nào xảy ra, Trần Tự Khánh như "hồi tâm" (96)khi thấy vua Huệ Tông và thái hậu đã có vẻ như không muốn rời khỏi kinh thành : "Tháng 11, Trần Tự Khánh đưa trả cái mũ Bình Thiên. Tháng chạp, dựng ngôi điện bằng cỏ ở khu vườn nhà của Đỗ An. … Tháng giêng, (1216) nhà vua cùng với Thái Hậu ngự ở thảo điện (điện bằng cỏ-ND) để thị triều. Trần Tự Khánh trả lại cái ghế bằng vàng" (ĐVSL).
Tháng giêng năm 1216, dù đang ở kinh đô, nhưng vua Huệ Tông cảm thấy khó có thể bảo vệ ngôi vua của mình và hình như đã có ý định muốn về với Trần Tự Khánh: "Nhà vua sai bắt kẻ trộm ở ngõ Cơ Xá. Những người đi bắt ấy bị tướng quân là Đỗ Ất người đất Cảo đánh. Nhà vua sai người đi triệu Đỗ Ất về. Ất không nghe theo. Vua sai Hiển Tín Vương là Nguyễn Bát đánh Ất. Rốt cuộc Ất cũng không phục. Tháng 5, tướng quân Đỗ Nhuế người đất Cảo đánh nhà vua. Ngày Mậu Thìn, vua đi thăm ngoài trại, nhân đó sai sứ xin binh của Trần Tự Khánh để đánh Đỗ Nhuế. Đỗ Nhuế chạy về với Nguyễn Nộn. Ngày Kỷ Tỵ, vua đày Liệt hầu Đỗ Nhuế, bắt làm Cảo giáp"(ĐVSL)
Vua Huệ Tông cuối cùng đã phải về với phe Trần Tự Khánh (có lẽ do cô em gái của Tự Khánh là Nguyên phi họ Trần dụ). "Ngày Giáp Thìn, nhà vua cùng với phu nhân là Trần thị, ban đêm sang trại quân Thuận Lưu để theo về với Trần Khánh(97). Ngày hôm sau nhà vua gặp viên tướng của ngài là Vương Lê đem thuyền đến đón. Lúc bấy giờ Thái hậu và con của nhà vua là Công chúa đều lẫn tránh ở Ô Kim. Trần Tự Khánh thấy nhà vua thì mừng rỡ lắm. Các tướng sĩ đều đánh trống, nhảy múa hoan hô nhà vua. Từ đó nhà vua cùng với Trần Tự Khánh có ý cương quyết đánh Vương tước ở Bắc Giang là Nguyễn Nộn, Hiển Tín Vương là Nguyễn Bát(98)cùng người vùng Hồng là Đoàn Văn Lôi, và người Qui Hóa là Hà Cao v.v..."(ĐVSL).
Vua Huệ Tông đi một nước cờ mới là dùng Trần Tự Khánh để dẹp các lực lượng khác với hy vọng duy trì sự nghiệp của họ Lý. Nhà vua dám quyết định vì không có thái hậu bên cạnh (bà này và hai công chúa con vua Huệ Tông đang ở tại Bắc Giang). Lúc này, tại Thăng Long và vùng kế cận có quân của Nguyễn Nộn, Nguyễn (Lý) Bát và quân của Hà Cao (phiá tây bắc Thăng Long). Hiển Tín vương Lý Bát đầu hàng, tuy nhiên chỉ 3 tháng sau ông này phản lại nhà vua và Trần Tự Khánh.
Nguyễn Nộn ở Bắc Giang; thấy Trần Tự Khánh được vua Huệ Tông trong tay, bèn hợp với Hà Cao kéo quân đánh chiếm vùng phía tây thành Thăng Long "Thái hậu đến An Xưởng. Lúc bấy giờ Nguyễn Nộn và Hà Cao lấy mệnh lệnh của Thái hậu đánh Từ Liêm. Các ấp ở đó đều đánh đổ hết cả "(ĐVSL).
Thấy vua và triều đình nhà Lý thuận với mình "Trần Tự Khánh dựng điện cỏ ở Tây Phù Liệt, khuôn mẫu của điện nhất nhất đều bắt chước theo như ở trong đại nội"(99)(ĐVSL) để vua Huệ Tông lâm triều, rồi "sai Trần Tự Khánh đánh Nguyễn Nộn. Nhà vua hạ chiếu đày Nguyễn Nộn làm lính thường" ( ĐVSL). Sau đó nhà vua phong chức tước một loạt cho họ Trần và các bộ tướng:
Trần Thừa được phong tước Liệt hầu, làm Nội thị phán thủ. Khi có lễ tiệc lớn được cho ngồi dự tại điện Thiên An.
Trần Tự Khánh được phong chức Thái úy, những lúc triều bái không phải xưng tên.
Trần Liễu con Trần Thừa làm Quan nội hầu.
Trần Hải con Trần Tự Khánh tước Vương.
Phùng Tá Chu là " quan văn " được phong tước Quan nội hầu, chức Chiêu Thảo sứ.
Lại Linh được phong tước Quan nội hầu.
Họ Trần giúp vua Huệ Tông dẹp các loạn quân
Anh em họ Trần giờ đây đã thật sự trở thành các tướng của triều đình nhà Lý . Tháng 4 năm 1217, Trần Thừa được cử đi đánh Nguyễn Nộn, ông này chia quân ra làm 6 đạo tiến về phủ Từ Liêm để tấn công Nguyễn Nộn. Được tin sắp bị tấn công, Nộn ra tay trước; bất ngờ mang quân đánh Phạm Ân, vây Ân ở Lãnh Kinh và đánh úp Ải Đạo(100). Trần Thừa kéo quân đến đánh, Nguyễn Nộn thua và rút về lại Bắc Giang. Đoàn Thượng ở vùng Hồng biết là mình khó chống nổi anh em họ Trần đang theo chiếu chỉ của vua Huệ Tông để dẹp loạn lạc, nên Thượng ra hàng nhà Lý. Đoàn Thượng được vua Huệ Tông phong tước Vương (đã được nhà vua phong tước Hầu khi Đoàn Thượng mang quân về kinh thành lần trước). Thế là vùng Hồng được tạm yên.
Tháng 5 năm 1217, không phải lo về họ Đoàn ở vùng Hồng và Nguyễn Nộn thì mới thua trận, "Trần Tự Khánh dẫn binh đánh Chân Na thuộc Phong Châu(101). Xứ ấy đều bị đánh tan hoang cả. Ngày Đinh Mão, các thuộc ấp ở Phong Châu đều ra hàng.Thái úy lại dẫn quân đánh Hiển Tín Vương Nguyễn (Lý) Bát (102)và hương ấp đều được bình yên" (ĐVSL). Nguyễn Nộn rút về Bắc Giang, Hà Cao kéo quân về đóng ở Qui Hóa. Vậy là phía tây kinh đô Thăng Long loạn lạc đã được dẹp yên, tuy nhiên để tránh sự nổi loạn ở đây sau này, nhà vua phong"cho quan Minh tự tên là Bạch Lãng, người Sơn Lão ở sách Ma Luân làm Liệt hầu"(ĐVSL).
Nỗi lo lắng của anh em họ Trần là Nguyễn Nộn, ông này đã có mối thù với Tự Khánh (đã được trình bày trong phần trước) nên không thể hoà hay hàng, khi Trần Tự Khánh đang làm tướng giúp nhà Lý. Để giải trừ mối lo cho họ Trần, Trần Thừa tung toàn bộ lực lượng "bao vây Nguyễn Nộn ở Bắc Giang, , đồng thời sai mở đê để đưa nước vào các làng ấp . Lại Linh theo cái thế nước ấy mà đánh. Quân của Nguyễn Nộn thua to. Vợ con của Nguyễn Nộn đều bị bắt. Nguyễn Nộn đem hơn một trăm người lui về giữ Phù Ninh (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh- ND)" (ĐVSL). Quân của Nguyễn Nộn gần như tiêu tán hết, tuy nhiên là một viên tướng có khí phách, ông này đã nhanh chóng tu bổ lại lực lượng và chiếm ấp Bình Cảo(103)làm cứ địa. Biết Nguyễn Nộn chưa chết, dù đã bị Trần Thừa đánh bại, Trần Tự Khánh nhất định bằng mọi giá phải diệt Nguyễn Nộn. Trên đường mang quân đi đánh Nam Sách, Tự Khánh mang hai bộ tướng là Nguyễn Cải và Nguyễn Mộc theo đường tắt đến tấn công Bình Cảo, nhưng Nguyễn Nộn đã mang quân sang động An Đinh, Tự Khánh đánh động này nhưng không thắng.
Sau đó theo ĐVSL thì Nguyễn Nộn bị bệnh và chết năm 1219, các tướng của Nguyễn Nộn đầu hàng : "Ngày Canh Ngọ, tướng của Nguyễn Nộn là Phí Thám đưa Thái hậu và các người con của vua là bọn Công chúa ra hàng nơi Thái úy. Đại tướng của Nguyễn Nộn là Nguyễn Doanh chạy trốn trong khu rừng hiểm trở ở Thị Hàng hơn năm ngày, rồi tìm cách tự cứu lấy mình, nhưng cái Ké đã cùng bèn đem con doanh mã (ngựa hay có tiếng) ra dâng mà xin hàng. Bắc Giang được yên” (ĐVSL).
ĐVSL nói về Nguyễn Nộn khác với hai bộ chính sử là ĐVSKTT, và KĐTGCM cũng như Việt Sử Tiêu Án và Đại Việt Sử Ký Tiền Biên của Ngô Thời Sỹ. Các bộ sử này đều viết là Nguyễn Nộn vẫn còn sống cho tới khi nhà Trần lên ngôi. Nguyễn Nộn đánh thắng Đoàn Thượng ở vùng Hồng, giết ông này, Trần Thủ Độ đã ra công đánh dẹp nhưng không có kết quả. Nguyễn Nộn đã tạo nên một lực lượng đáng ngại cho nhà Trần, đến độ họ Trần phải gả công chúa cho Nộn, tuy nhiên ông này vẫn không hàng, chỉ khi Nguyễn Nộn bị bệnh chết (năm 1229), nhà Trần mới hoàn toàn hết lo lắng (đã được trình bày trong phần trước trong tiết mục "Sứ quân" Nguyễn Nộn). Từ đây về sau người viết xin theo các bộ sử vừa nêu trên khi nói về Nguyễn Nộn.
Về lực lượng tại Nam Sách: "Tướng Nam Sách là Hoàng Cá lìa trần, bọn Nguyễn Lợi đều ra hàng. Nam Sách được yên"(ĐVSL).
Lực lượng vùng Hồng dù đã hàng nhà vua nhưng cũng vẫn là mối lo cho họ Trần. "Đoàn Văn Lôi là người dũng cảm có trí lược, có tài năng và được lòng dân chúng, cho nên người vùng Hồng, đa số theo về với ông"(ĐVSL). Để bớt lo lắng, Trần Tự Khánh gả em gái của ông là Trần Tam Nương cho Đoàn Văn Lôi để kết thân với họ Đoàn (104). Từ thời điểm này trở đi, không thấy sử liệu nào nó tới binh biến giữa họ Trần với họ Đoàn tới khi nhà Trần lên ngôi.
Họ Trần đã tạm dẹp yên được các địch thủ đáng ngại, ngoại trừ đám quân của Hà Cao đóng tại Qui Hoá, phía bắc sông Hồng (khúc sông này được gọi là Qui Hóa giang). Hà Cao có một lực lượng quân sự tương đối mạnh. Để chắc thắng, quân họ Trần chia làm hai đạo. "Thái úy và Thái Tổ theo đường sông Quy Hóa. Lại Linh và Phan Cụ theo đường sông Tuyên Quang (105), quân của Hà Cao đều tiến đánh, Phan Cụ bị hãm ở nơi cái đầm và bị tướng của Cao là Nguyễn Nải chém. Hà Cao nghe quân của Thái úy bốn mặt bao vây mới vội vàng cùng với vợ và con của ông đều thắt cổ mà chết. Từ đó Lộ Thượng Nguyên (106), sông Tam Đái(107)v.v... đều được yên ổn cả"(ĐVSL). Ngoại trừ họ Đoàn ở vùng Hồng đã hàng và kết thân với họ Trần, chỉ còn lại hai lực lượng không đáng kể của Nguyễn Nộn (sẽ khôi phục lại sau này) và đám quân Sơn Lão (bị Tự Khánh dẹp tan tháng giêng năm sau 1223) , họ Trần coi như đã dẹp xong các loạn lạc và chuẩn bị âm mưu thay nhà Lý làm vua Đại Việt.
Để dọn sạch các chướng ngại cho âm mưu, Trần Tự Khánh đi thêm một bước nữa là giết các võ tướng đã từng theo mình xông pha trận mạc. Từ lúc Tự Khánh kéo quân về Thăng Long, mang theo hai đại tướng là Phan Lân và Lại Linh cùng những viên tì tướng khác. Phan Lân phản và đã bị Tự Khánh giết (tháng 4, 1214). Nay không thấy nói vì lý do gì, "Tháng giêng (NV:1222), Thái úy Trần Tự Khánh sai người bắt Bảo Tín hầu là Lại Linh. Lại Linh tự thắt cổ mà chết" (ĐVSL). Thế là hầu như các võ tướng còn lại hầu hết là họ Trần như Trần Thừa, Trần Thủ Độ, Trần Hiến Sâm, Trần Báo. Một biến cố đáng ngờ xảy ra: ông vua do Trần Tự Khánh lập nên là con vua Anh Tông khi vua Huệ Tông không ở kinh thành là "Huệ Văn Vương tức là Nguyễn (NV: L ý) Vương từ trần, nhà vua cho bãi triều năm ngày, ăn chay ba ngày" (ĐVSL). Thế là các vương hầu nhà Lý chẳng còn ai, chung quanh vua Huệ Tông chỉ có toàn người họ Trần, nhà Lý coi như đã cáo chung.
Nội bộ đã tạm yên nhưng những de dọa từ phương bắc là Trung Hoa và từ phương nam là Chiêm thành lúc này như thế nào"
Phương bắc: đời vua Tống Gia Định thứ 15, 1222, nhà Nam Tống ( từ sông Dương Tử tử trở về phía nam) đã suy yếu rất nhiều. Phía bắc đã bị Kim chiếm, nhà Tống đang lo khôi phục lại đất này. Mông Cổ đã có chiến tranh với Kim và chiếm kinh đô của Kim là Tây Kinh năm 1210. Nhà Nam Tống đang lo sự bành trướng của Mông Cổ, dù năm 1234 Tống liên minh với Mông Cổ diệt Kim. Vì vậy sự đe dọa của phương bắc đã không là mối lo của Đại Việt.
Phương nam: tháng 10, 1218, "Chiêm Thành và Chân Lạp đến cướp châu Nghệ An, Lý Bất Nhiễm đánh tan được, thăng tước hầu, ban thực ấp 7.500 hộ, thực phong 1.500 hộ"(ĐVSKTT).
Từ lúc này cho đến khi nhà Trần làm vua Đại Việt, Chiêm Thành không mang quân quấy nhiễu.
(Còn tiếp)
96) "Hồi tâm" vì cô em gái của Tự Khánh là vợ vua "bắn tin" cho.
97) Đợi ban đêm, mẹ và con không biết nên vua Huệ Tông mới dám có quyết định dẫn vợ để về với Trần Tự Khánh. Thế là mẹ và hai cô công chúa còn bé tí phải đi lẩn tránh ở Ô Kim.
98) Người viết không thấy ĐVSL nói lúc nào Ô Kim Hầu Lý Bát được phong là Hiển Tín Vương
99) Bao nhiêu cung thất trong đại nội (tại quận Ba Đình, Hà Nội) đã bị đốt sạch, nên cung điện mới bằng cỏ được Tự Khánh dựng lên ở phía nam Thăng Long, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay .
100) Không thấy ĐVSL nói Phạm Ân là tướng của ai, người viết phỏng đoàn đây là một bộ tướng của Trần Tự Khánh, được Khánh cử đi đóng quân ở Lãnh Kinh (phía nam sông Cầu, thị xã Bắc Ninh ngày nay ).
Ải Đạo- người viết chưa tra cứu được địa danh này, chỉ phỏng đoán đây là đồn của quân Trần Tự Khánh dựng nên để ngăn quân Bắc Giang của Nguyễn Nộn, phía bắc Thăng Long, phía nam sông Cầu.
101) Ghi chú của người dịch: “ Khoảng phủ Vĩnh Tường, trước thuộc tỉnh Sơn Tây, nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên”
102) Sau trận này, không thấy ĐVSL nhắc tới Hiển Tín Vương Lý Bát, người viết phỏng đoán là ông đã bị chết hay bị giết trong trận này .
103) Người viết chưa tra cứu được Bình Cảo ở đâu.
104) Trần Tam Nương đã gả cho Nguyễn Đường, Đường chết, Tự Khánh lại gả cô em cho Đoàn Văn Lôi. Đây là cách họ Trần thường dùng để giảng hoà, hay mưu lợi cho dòng họ cũng như cho đất nước về sau này, con gái họ Trần hoặc thân thuộc đã bị hy sinh nhiều lần cho mưu đồ chính trị:
Trần Thị Dung gả cho thái tử Sảm (vua Huệ Tông),
Trần Tự Khánh gả em là Trần Tam Nương cho Nguễn Đường, Đường chết lại gả Tam Nương cho Đoàn Văn Lôi,
Trần Tự Khánh gả em họ (con của bà dì ) cho Nguyễn Nộn.
Công chúa Ngoạn Thiềm gả cho Nguyễn Nộn để theo dõi Nộn
Vua Trần Thái Tông (Trần cảnh) gả chính vợ của mình là Chiêu Thánh công chúa cho Lê Phụ Trần.
Vua Trần Nhân Tông gả em gái của mình là An Tư công chúa cho Thoát Hoan
Vua Trần Nhân Tông gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân (vua Chiêm Thành ) để đổi lấy hai châu Ô, Lý.
105) Sông Tuyên Quang là khúc sông chảy ngang thị xả Tuyên Quang tới chỗ nhập vào sông Hồng .
106) Ghi chú của người dịch: "Lộ Thượng Nguyên nay thuộc Bắc Cạn và Thái Nguyên"
107) Ghi chú của người dịch: "Tam Đái: nay thuộc Vĩnh Phú".
Gửi ý kiến của bạn