- Tưởng Năng Tiến
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
cầm lên nhấm nháp
chả là nếu anh từ chối
chúng sẽ bảo anh phá rối
đêm vui!
Chế Lan Viên (“Di Cảo” - 1987)
Tôi đã nghe thấy từ “dân chủ” từ lâu nhưng chưa bao giờ được nghe và được đọc để hiểu bản chất thực sự của nó là gì và nhiều cái hiện được gọi là “dân chủ” có thực sự là dân chủ không"
Phạm Hồng Sơn (“Thư Gửi Ông Nông Đức Mạnh” - 2002)
Thi sĩ Chế Lan Viên sinh năm 1920, bác sĩ Phạm Hồng Sơn chào đời năm mươi năm sau đó. Giữa hai ông có một khoảng cách khá xa về tuổi tác, và hoàn cảnh sống. Tôi nhỏ tuổi hơn Chế Lan Viên và lớn tuổi hơn Phạm Hồng Sơn. Nói một cách hơi kiểu cọ, tôi là người thuộc thế hệ bắc cầu. Vì thế, hôm nay tôi xin được làm gạch nối cho câu chuyện (thời sự) liên quan đến hai ông.
Khi còn nhỏ, cũng giống như bao nhiêu đứa bé mất dậy (khó dậy hay khó nuôi) khác, tôi trốn học đều đều. Nếu không đi câu cá, bắn chim hay xem phim cọp, tôi và mấy đưá bạn thường lân la ra chợ xem Sơn Đông Mãi Võ - nếu may mắn vào đúng lúc họ đang bán thuốc ở thành phố bé bỏng của chúng tôi.
Với lũ trẻ con sống trong những phố thị của miền Nam - vào thưở thơ ấu của tôi - xem Sơn Đông Mãi Võ là một thú vui mà dường như đứa nào cũng thích. Chưa cần đến nơi, chúng tôi đã cảm thấy hào hứng và bị kích thích bởi âm vang của tiếng trống cùng tiếng phèng la. Vòng người bao quanh đông và rộng. Lũ nhóc chúng tôi thì háo hức len người vào sát tận phiá trong.
Ngay giữa sân là một tấm phản gỗ đóng lỉa chỉa những hàng đinh mười phân, thẳng tắp và nhọn hoắc. Một người mang dầy ba ta, mặc quần túm ống, bắp thịt trên tay nổi cuồn cuộn nằm ngay lưng trên đó. Vài người lui cui xếp những chồng gạch thẻ trên bộ ngực để trần, vạm vỡ của ông ta. Một nguời khác, trông cũng lực lưỡng không kém, dơ cao búa tạ đập thật mạnh vào chồng gạch.
Tôi cố nén một tiếng kêu thảng thốt và nhắm vội mắt lại cho đỡ sợ. Nhưng không có gì để sợ mà chỉ có tiếng vỗ tay vang dội mà thôi. Gạch vỡ tan như bụi, người đàn ông thản nhiên đứng dậy. Ông cầm chai ruợu, rót đầy ly, ực một hơi đến cạn, rồi khà một tiếng vô cùng sảng khoái. Người đứng cạnh ngậm rượu phun phì phì và xoa mạnh tay lên lưng ông ấy.
Sau đó, đương sự xoay một vòng cho mọi nguời xem. Chỉ có những vết đinh nhọn đâm đỏ ửng da chứ không hề thấy máu. Khán giả lại trầm trồ khen ngợi. Ông ta cung tay, trang trọng tỏ dấu cảm ơn, rồi bắt đầu … quảng cáo!
- Đây là Thần Tửu Lực (lùng - tùng - xà).
- Đuợc chế biến bằng cao hổ cốt, mật trăn và mật gấu (lùng- tùng- xà).
- Có pha thêm sâm nhung, cùng với hải cẩu bổ thận hoàn, theo công thức gia truyền (lùng - tùng- xà).
- Ai có cha già mẹ yếu (lùng- tùng- xà), ai có chồng con hàng ngày phải làm việc nặng (lùng- tùng- xà), ai trèo cao té nặng bị đọng máu bầm (lùng- tùng- xà)… uống Thần Tửu Lực đều thấy công hiệu và gia tăng sức khoẻ (lùng- tùng- xà)…
- Giá thường một chai là hai chục đồng (lùng- tùng- xà), thay mặt ông chủ (lùng tùng xà), xin đại hạ giá còn mười đồng một chai (lùng tùng xà), hôm nay để cảm tạ thịnh tình của bà con cô bác (lùng-tùng-xà), ai mua một chai (lùng- tùng-xà) chúng tôi tặng không một chai nữa (lùng- tùng- xà) …
- Quí ông quí bà ăn trầu nhả bã (lùng- tùng- xà), hút thuốc phà hơi (lùng tùng xà), chỉ cần bỏ ra mười đồng là có hai chai Thần Tửu Lực (lùng tùng xà), để dành trong nhà (lùng- tùng- xà) phòng khi bệnh tật (lùng tùng xà)…
- Ông Hai bên nầy mua một chai (lùng- tùng- xà), tặng không một chai (lùng tùng xà).
- Bà Hai bên kia mua hai chai (lùng-tùng-xà), tặng không hai chai nữa (lùng tùng xà).
- Thần Tửu Lực còn có công dụng tráng dương (lùng tùng xà), chồng uống vợ khen ngon (lùng tùng xà), ông uống bà khen tốt (lùng tùng xà)!
- Buồn buồn nhậu chơi “sương sương” vài ly (lùng-tùng-xà) cũng lên tinh thần (lùng tùng xà) và vui nhà vui cửa (lùng tùng xà)…
Những người bán thuốc Sơn Đông thường không ở lâu bất cứ nơi đâu. Họ di chuyển trước khi ‘‘bà con cô bác” thấy rõ được giá trị mơ hồ của những món hàng đã bán. Lũ bé con chúng tôi thì chả mua bán gì ráo nên không có gì để mà phiền hà. Tất cả những “ghánh” Sơn Đông Mãi Võ đều được chúng tôi đón chào nhiệt liệt. Tôi ước sao mình cứ giữ được mãi cái tâm cảm háo hức và nồng nhiệt như thế với cuộc đời và với mọi người.
Người đời và dòng đời, tiếc thay, thường hơi…lộn xộn. Khi những năm tháng ấu thơ đã qua đi, thời gian còn lại (thường khi) chỉ là những chuỗi ngày mỗi lúc một dài và một thêm ... khó sống! Tôi vĩnh biệt tuổi thơ, từ giã gia đình và học đường rất sớm. Tôi bỏ thành phố mù sương (cùng với đám bạn bè thân thuộc) để đi vào chiến chinh, lửa đạn - khi chưa đến tuổi đôi mươi. Sau đó, tôi bị bắt giam và (cuối cùng) tôi đã bỏ chạy khỏi phần quê hương tù ngục của mình - dù thực tâm tôi không muốn thế!
Trong quãng đời lưu lạc, thỉnh thoảng, mỗi khi có dịp, tôi vẫn hỏi
thăm về những người mãi võ Sơn Đông. Ai cũng lắc đầu cho biết là họ không còn nữa. Thoạt nghe, tôi cũng thoáng thấy buồn; tuy vậy, nghĩ cho cùng, đây là một chuyện đáng mừng.
Dù đói nghèo, dù thất học, dù bị đủ thứ thế lực giam hãm mãi trong cùng quẫn, sự hiểu biết của đồng bào tôi (rồi) cũng tăng tiến dần dần - theo với thời gian. Những lời quảng cáo cách quá xa sự thực về sự vạn năng, chữa được bá bệnh, của những thần dược (cỡ như Thần Tửu Lực) không còn sức thuyết phục được bất cứ ai.
Thêm vào đó, từ hơn một thập niên qua, nhà nước Cộng Sản Việt Nam cũng đã chủ trương đổi mới, mở cửa nên hàng hoá thuốc men từ thế giới bên ngoài đã có mặt ở nhiều nơi. “Cao đơn hoàn tán” của những “gánh” Sơn Đông không còn được dùng như thuốc để trị “bá bệnh” nữa!
Duy có điều đáng tiếc là người ta chỉ chịu thay đổi ít nhiều trong lãnh vực kinh tế thôi. Về phương diện chính trị thì nhà đương cuộc Hà Nội vẫn cứ tiếp tục đường lối và chính sách y như cũ. Họ vẫn tiếp tục diễn trò mãi võ Sơn Đông …
Ngày 4 tháng 3 năm 2002, trong hội nghị lần thứ 5 của ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX - ông Nông Đức Mạnh, đương kim Tổng Bí Thư của ĐCSVN, đã “khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu là động lực phát triển kinh tế - xã hội - đất nước được xác định rõ trong chủ trương, đường lối hơn 72 năm qua của Đảng” (Nhân Dân 04/03/02). Qua ngày hôm sau, cũng tại hội nghị này, ông vẫn nhắc lại ý đó và còn trích dẫn thêm “đôi lời vàng ngọc” của ông Hồ Chí Minh : “Dân chủ là cái quí báu nhất của nhân dân, thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” (Lao Động 05/03/02). Trong dịp này, ông Mạnh còn nhắc nhủ toàn thể đảng viên rằng Đảng không chỉ hứa hẹn xuông mà “lời nói phải đi đôi với việc làm”.
Sau ông Hồ, và trước ông Mạnh, nhiều người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã đều lớn tiếng ca tụng và đề cao dân chủ, theo kiểu chiêng trống phèng la (lùng- tùng- xà) ồn ào như thế. Ai cũng “khẳng định” rằng “dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa” và “chế độ ta dân chủ gấp trăm lần thứ dân chủ giả hiệu của phe tư bản …” - dù chính người nói, cũng như kẻ nghe, đều biết thừa rằng “nói chơi vậy thôi chớ không phải vậy đâu!”
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
cầm lên nhấm nháp
chả là nếu anh từ chối
chúng sẽ bảo anh phá rối đêm vui…!
Cho đến lúc viết Di Cảo, Chế Lan Viên mới dám thú nhận là suốt đời mình đã bị cho ăn toàn là bánh vẽ. Thái độ can đảm này, tuy muộn, vẫn khiến tôi quí mến ông ta ở “nhất điểm lương tâm” đó. Tôi sẽ quí ông hơn, nếu ông thành thật hơn …tí nữa! Chế Lan Viên đã không dám từ chối cái bánh vẽ của Đảng CSVN không phải là vì nể “chúng sẽ bảo rằng anh phá rối đêm vui” mà (đúng ra) là vì … sợ!
Mà sợ là phải (giá). Có ai dám trách ai về chuyện này đâu. Mấy ai không sợ khủng bố và “bạo lực chuyên chính vô sản” của những người cộng sản, vào thời điểm đó" Nhưng thời đó đã qua (lâu lắm) rồi! Những người thuộc thế hệ mới ở Việt Nam hôm nay, những kẻ sinh trưởng “trong lòng cách mạng” - như Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, Thư Lê…. đâu có chịu nghe cái thứ ngôn ngữ quảng cáo về dân chủ- theo như kiểu Sơn Đông Mãi Võ mãi như thế nữa. Họ cũng thẳng thắng từ chối dự những bữa tiệc vui, thiết đãi bằng … bánh vẽ!
Đảng CSVN tổ chức hội nghị toàn quốc để sơ kết việc thực hiện chỉ thị 30/CT/TW của bộ chính trị (khoá VIII) về việc xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ chấm dứt vào ngày 5 tháng 3 năm 2002 … thì ngay hôm sau, 6 tháng 3 năm 2002, Phạm Hồng Sơn đã gửi thư cho Nông Đức Mạnh và lịch sự khen rằng đó là “Những Tín Hiệu Đáng Mừng Cho Dân Chủ Tại Việt Nam.” Tuy nhiên, liền sau đó, Phạm Hồng Sơn cho biết - tuy sinh ra và lớn lên trong lòng cách mạng- ông chỉ được “nghe đến dân chủ” nhưng “chưa bao giờ biết được bản chất thực sự của nó là gì”. Ông đề nghị đảng CSVN “hãy công bố góp ý, kiến nghị với đảng và nhà nước của những nhân vật như Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Trần Khuê, cũng như nhiều ý kiến đóng góp, thậm chí phê phán của những người Việt Nam định cư ở nước ngoài” - theo đúng như châm ngôn “lời nói phải đi đôi với việc làm” mà Nông Đức Mạnh nhắc đi nhắc lại hôm 5 tháng 3 tại hội nghị nói trên.
Đề nghị “dại dột” này khiến Phạm Hồng Sơn bị công an mời lên làm việc vào ngày 29 tháng 3 năm 2002, rồi “biến mất luôn” - sau đó. Đến hôm 18 tháng 6 năm 2003, Phạm Hồng Sơn xuất hiện trở lại trong một phiên toà xử kín và bị cái chế độ tự nhận “bản chất của nó là dân chủ” kết án mười ba năm tù và ba năm quản chế vì tội làm … gián điệp.
Nếu cao đơn hoàn tán được những người mãi võ Sơn Đông dùng để trị bá bệnh thì tội danh gián điệp cũng được những người cộng sản dùng để chụp lên tất cả những người bất đồng chính kiến và tù nhân lương tâm trong chế độ của họ. Tôi thiệt thất vọng vì trí tưởng tượng nghèo nàn (đến độ thê thảm) của những người CSVN. Họ giam dữ Phạm Hồng Sơn suốt hai trăm ngày chỉ để “kiếm tội” mà không nghĩ ra được một tội danh nào “nghe đỡ nản” hơn chút đỉnh - sao Trời" Tưởng gì chớ gián điệp thì thiếu mẹ gì trong trại giam cộng sản, thời nào và nước nào mà không vậy!
Khi một công dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa bị kế tội gián điệp thì mọi người đều hiểu (ngầm) rằng đương sự hoàn toàn vô tội nhưng (vẫn) cần bị bắt giam cho nó … chắc. Thà bắt lầm còn hơn bỏ sót. Mà nhà đương cuộc Hà Nội đã không lầm khi bắt Phạm Hồng Sơn. Ông là người có thể gây hiểm nguy cho nền an ninh của chế đô hiện hành.
Phạm Hồng Sơn đã không chịu (làm bộ) khen ngon, khi bị bắt ăn bánh vẽ. Ông cũng không chịu ngậm miệng cho qua chuyện, như mong đợi; đã thế, đương sự còn hô hoán ầm ĩ lên - cứ y như là một người vừa bị bọn bất lương lường gạt, mua nhầm của giả, giữa chợ Đồng Xuân (Hà Nội) vậy - khiến toàn đảng bối rối và toàn dân (phải) bụm miệng cười.
Bắt là phải, bỏ tù về tội gián điệp cũng là chuyện phải luôn. Báo Nhân Dân số ra ngày 19 tháng 6 năm 2003, đã đăng lại nguyên văn bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam (vỏn vẹn chỉ có đúng 425 chữ, hơn một nửa là những chữ rất thừa và rất thối) với tiêu đề “Phạm Hồng Sơn bị phạt 13 năm tù về tội gián điệp”- có đoạn nguyên văn, như sau: “Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao, ngày 27 -3 - 2002 , căn cứ kết quả xác minh của cơ quan quản lý thông tin, cơ quan an ninh điều tra Bộ công an đa thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Phạm Hồng Sơn là nhân viên Công ty dược Tradewind ASIA. Khám xét nơi ở của Sơn tại 72 B đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội, đã thu giữ nhiều tài liệu và một ổ cứng trong máy vi tính lưu trữ tài liệu xuyên tạc và chống Đảng, Nhà nước.”
Đây, rõ ràng, không phải là một bản tin mà là một lời răn đe mà TTXVN và báo Nhân Dân đã gửi đến cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Họ báo cho biết rằng máy vi tính của mọi người đều bị “cơ quan quản lý thông tin” theo rõi hay rình rập. Và Đảng với Nhà nước vẫn cứ được quyền tiếp tục chỉ cho toàn dân hưởng dân chủ và tự do (hình thức) nhưng cấm tuyệt không ai được phê phán đó chỉ là bánh vẽ - như Phạm Hồng Sơn. Như thế là “xuyên tạc, chống Đảng, Nhà nước” và sẽ bị kết án tối thiểu là 13 năm tù với vài năm quản chế - với tội danh gián điệp.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn không phải là người đầu tiên và cũng không phải là kẻ cuối cùng bị nhà đương cuộc Hà Nội bịt miệng và bắt giam. Bản tin của AFP - gửi đi từ Hà Nội, vào lúc 11 giờ sáng, ngày 18 tháng 6 năm 2003, với tiêu đề “Vietnamese cyber-dissident jailed for 13 years on ‘spy’ charges” - trong phần kết luận, có câu: “He was one of long list of activists who have been silenced by the authorities in recent months.” Câu hỏi đặt ra là liệu nhà đương cuộc Hà Nội - với sức mạnh chuyên chế đã chuyển từ vô sản sang hữu sản và tất cả những tài sản này đều do ăn cướp, ăn cắp, ăn trộm, ăn chận, ăn bớt, ăn xén, ăn bẩn… từ tiền tiếp tế hay viện trợ mà có - còn có thể thản nhiên chà đạp lên đời sống của người dân Việt như thế trong bao lâu nữa"
Những gánh Sơn Đông Mãi Võ, như đã thưa, không bao giờ ở lâu một chỗ. Họ cuốn gói trước khi “đồng bào và bà con cô bác” biết rằng mình đã mua nhầm thuốc dởm. Những người CSVN, tiếc thay, không có được sự khôn ngoan (tối thiểu) như thế. Họ tham lam quá nên hoá dại. Càng nghĩ, tôi càng thấy lo ngại vì sự dại dột (chết người) này.
Tưởng Năng Tiến
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
cầm lên nhấm nháp
chả là nếu anh từ chối
chúng sẽ bảo anh phá rối
đêm vui!
Chế Lan Viên (“Di Cảo” - 1987)
Tôi đã nghe thấy từ “dân chủ” từ lâu nhưng chưa bao giờ được nghe và được đọc để hiểu bản chất thực sự của nó là gì và nhiều cái hiện được gọi là “dân chủ” có thực sự là dân chủ không"
Phạm Hồng Sơn (“Thư Gửi Ông Nông Đức Mạnh” - 2002)
Thi sĩ Chế Lan Viên sinh năm 1920, bác sĩ Phạm Hồng Sơn chào đời năm mươi năm sau đó. Giữa hai ông có một khoảng cách khá xa về tuổi tác, và hoàn cảnh sống. Tôi nhỏ tuổi hơn Chế Lan Viên và lớn tuổi hơn Phạm Hồng Sơn. Nói một cách hơi kiểu cọ, tôi là người thuộc thế hệ bắc cầu. Vì thế, hôm nay tôi xin được làm gạch nối cho câu chuyện (thời sự) liên quan đến hai ông.
Khi còn nhỏ, cũng giống như bao nhiêu đứa bé mất dậy (khó dậy hay khó nuôi) khác, tôi trốn học đều đều. Nếu không đi câu cá, bắn chim hay xem phim cọp, tôi và mấy đưá bạn thường lân la ra chợ xem Sơn Đông Mãi Võ - nếu may mắn vào đúng lúc họ đang bán thuốc ở thành phố bé bỏng của chúng tôi.
Với lũ trẻ con sống trong những phố thị của miền Nam - vào thưở thơ ấu của tôi - xem Sơn Đông Mãi Võ là một thú vui mà dường như đứa nào cũng thích. Chưa cần đến nơi, chúng tôi đã cảm thấy hào hứng và bị kích thích bởi âm vang của tiếng trống cùng tiếng phèng la. Vòng người bao quanh đông và rộng. Lũ nhóc chúng tôi thì háo hức len người vào sát tận phiá trong.
Ngay giữa sân là một tấm phản gỗ đóng lỉa chỉa những hàng đinh mười phân, thẳng tắp và nhọn hoắc. Một người mang dầy ba ta, mặc quần túm ống, bắp thịt trên tay nổi cuồn cuộn nằm ngay lưng trên đó. Vài người lui cui xếp những chồng gạch thẻ trên bộ ngực để trần, vạm vỡ của ông ta. Một nguời khác, trông cũng lực lưỡng không kém, dơ cao búa tạ đập thật mạnh vào chồng gạch.
Tôi cố nén một tiếng kêu thảng thốt và nhắm vội mắt lại cho đỡ sợ. Nhưng không có gì để sợ mà chỉ có tiếng vỗ tay vang dội mà thôi. Gạch vỡ tan như bụi, người đàn ông thản nhiên đứng dậy. Ông cầm chai ruợu, rót đầy ly, ực một hơi đến cạn, rồi khà một tiếng vô cùng sảng khoái. Người đứng cạnh ngậm rượu phun phì phì và xoa mạnh tay lên lưng ông ấy.
Sau đó, đương sự xoay một vòng cho mọi nguời xem. Chỉ có những vết đinh nhọn đâm đỏ ửng da chứ không hề thấy máu. Khán giả lại trầm trồ khen ngợi. Ông ta cung tay, trang trọng tỏ dấu cảm ơn, rồi bắt đầu … quảng cáo!
- Đây là Thần Tửu Lực (lùng - tùng - xà).
- Đuợc chế biến bằng cao hổ cốt, mật trăn và mật gấu (lùng- tùng- xà).
- Có pha thêm sâm nhung, cùng với hải cẩu bổ thận hoàn, theo công thức gia truyền (lùng - tùng- xà).
- Ai có cha già mẹ yếu (lùng- tùng- xà), ai có chồng con hàng ngày phải làm việc nặng (lùng- tùng- xà), ai trèo cao té nặng bị đọng máu bầm (lùng- tùng- xà)… uống Thần Tửu Lực đều thấy công hiệu và gia tăng sức khoẻ (lùng- tùng- xà)…
- Giá thường một chai là hai chục đồng (lùng- tùng- xà), thay mặt ông chủ (lùng tùng xà), xin đại hạ giá còn mười đồng một chai (lùng tùng xà), hôm nay để cảm tạ thịnh tình của bà con cô bác (lùng-tùng-xà), ai mua một chai (lùng- tùng-xà) chúng tôi tặng không một chai nữa (lùng- tùng- xà) …
- Quí ông quí bà ăn trầu nhả bã (lùng- tùng- xà), hút thuốc phà hơi (lùng tùng xà), chỉ cần bỏ ra mười đồng là có hai chai Thần Tửu Lực (lùng tùng xà), để dành trong nhà (lùng- tùng- xà) phòng khi bệnh tật (lùng tùng xà)…
- Ông Hai bên nầy mua một chai (lùng- tùng- xà), tặng không một chai (lùng tùng xà).
- Bà Hai bên kia mua hai chai (lùng-tùng-xà), tặng không hai chai nữa (lùng tùng xà).
- Thần Tửu Lực còn có công dụng tráng dương (lùng tùng xà), chồng uống vợ khen ngon (lùng tùng xà), ông uống bà khen tốt (lùng tùng xà)!
- Buồn buồn nhậu chơi “sương sương” vài ly (lùng-tùng-xà) cũng lên tinh thần (lùng tùng xà) và vui nhà vui cửa (lùng tùng xà)…
Những người bán thuốc Sơn Đông thường không ở lâu bất cứ nơi đâu. Họ di chuyển trước khi ‘‘bà con cô bác” thấy rõ được giá trị mơ hồ của những món hàng đã bán. Lũ bé con chúng tôi thì chả mua bán gì ráo nên không có gì để mà phiền hà. Tất cả những “ghánh” Sơn Đông Mãi Võ đều được chúng tôi đón chào nhiệt liệt. Tôi ước sao mình cứ giữ được mãi cái tâm cảm háo hức và nồng nhiệt như thế với cuộc đời và với mọi người.
Người đời và dòng đời, tiếc thay, thường hơi…lộn xộn. Khi những năm tháng ấu thơ đã qua đi, thời gian còn lại (thường khi) chỉ là những chuỗi ngày mỗi lúc một dài và một thêm ... khó sống! Tôi vĩnh biệt tuổi thơ, từ giã gia đình và học đường rất sớm. Tôi bỏ thành phố mù sương (cùng với đám bạn bè thân thuộc) để đi vào chiến chinh, lửa đạn - khi chưa đến tuổi đôi mươi. Sau đó, tôi bị bắt giam và (cuối cùng) tôi đã bỏ chạy khỏi phần quê hương tù ngục của mình - dù thực tâm tôi không muốn thế!
Trong quãng đời lưu lạc, thỉnh thoảng, mỗi khi có dịp, tôi vẫn hỏi
thăm về những người mãi võ Sơn Đông. Ai cũng lắc đầu cho biết là họ không còn nữa. Thoạt nghe, tôi cũng thoáng thấy buồn; tuy vậy, nghĩ cho cùng, đây là một chuyện đáng mừng.
Dù đói nghèo, dù thất học, dù bị đủ thứ thế lực giam hãm mãi trong cùng quẫn, sự hiểu biết của đồng bào tôi (rồi) cũng tăng tiến dần dần - theo với thời gian. Những lời quảng cáo cách quá xa sự thực về sự vạn năng, chữa được bá bệnh, của những thần dược (cỡ như Thần Tửu Lực) không còn sức thuyết phục được bất cứ ai.
Thêm vào đó, từ hơn một thập niên qua, nhà nước Cộng Sản Việt Nam cũng đã chủ trương đổi mới, mở cửa nên hàng hoá thuốc men từ thế giới bên ngoài đã có mặt ở nhiều nơi. “Cao đơn hoàn tán” của những “gánh” Sơn Đông không còn được dùng như thuốc để trị “bá bệnh” nữa!
Duy có điều đáng tiếc là người ta chỉ chịu thay đổi ít nhiều trong lãnh vực kinh tế thôi. Về phương diện chính trị thì nhà đương cuộc Hà Nội vẫn cứ tiếp tục đường lối và chính sách y như cũ. Họ vẫn tiếp tục diễn trò mãi võ Sơn Đông …
Ngày 4 tháng 3 năm 2002, trong hội nghị lần thứ 5 của ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX - ông Nông Đức Mạnh, đương kim Tổng Bí Thư của ĐCSVN, đã “khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu là động lực phát triển kinh tế - xã hội - đất nước được xác định rõ trong chủ trương, đường lối hơn 72 năm qua của Đảng” (Nhân Dân 04/03/02). Qua ngày hôm sau, cũng tại hội nghị này, ông vẫn nhắc lại ý đó và còn trích dẫn thêm “đôi lời vàng ngọc” của ông Hồ Chí Minh : “Dân chủ là cái quí báu nhất của nhân dân, thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” (Lao Động 05/03/02). Trong dịp này, ông Mạnh còn nhắc nhủ toàn thể đảng viên rằng Đảng không chỉ hứa hẹn xuông mà “lời nói phải đi đôi với việc làm”.
Sau ông Hồ, và trước ông Mạnh, nhiều người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã đều lớn tiếng ca tụng và đề cao dân chủ, theo kiểu chiêng trống phèng la (lùng- tùng- xà) ồn ào như thế. Ai cũng “khẳng định” rằng “dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa” và “chế độ ta dân chủ gấp trăm lần thứ dân chủ giả hiệu của phe tư bản …” - dù chính người nói, cũng như kẻ nghe, đều biết thừa rằng “nói chơi vậy thôi chớ không phải vậy đâu!”
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
cầm lên nhấm nháp
chả là nếu anh từ chối
chúng sẽ bảo anh phá rối đêm vui…!
Cho đến lúc viết Di Cảo, Chế Lan Viên mới dám thú nhận là suốt đời mình đã bị cho ăn toàn là bánh vẽ. Thái độ can đảm này, tuy muộn, vẫn khiến tôi quí mến ông ta ở “nhất điểm lương tâm” đó. Tôi sẽ quí ông hơn, nếu ông thành thật hơn …tí nữa! Chế Lan Viên đã không dám từ chối cái bánh vẽ của Đảng CSVN không phải là vì nể “chúng sẽ bảo rằng anh phá rối đêm vui” mà (đúng ra) là vì … sợ!
Mà sợ là phải (giá). Có ai dám trách ai về chuyện này đâu. Mấy ai không sợ khủng bố và “bạo lực chuyên chính vô sản” của những người cộng sản, vào thời điểm đó" Nhưng thời đó đã qua (lâu lắm) rồi! Những người thuộc thế hệ mới ở Việt Nam hôm nay, những kẻ sinh trưởng “trong lòng cách mạng” - như Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, Thư Lê…. đâu có chịu nghe cái thứ ngôn ngữ quảng cáo về dân chủ- theo như kiểu Sơn Đông Mãi Võ mãi như thế nữa. Họ cũng thẳng thắng từ chối dự những bữa tiệc vui, thiết đãi bằng … bánh vẽ!
Đảng CSVN tổ chức hội nghị toàn quốc để sơ kết việc thực hiện chỉ thị 30/CT/TW của bộ chính trị (khoá VIII) về việc xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ chấm dứt vào ngày 5 tháng 3 năm 2002 … thì ngay hôm sau, 6 tháng 3 năm 2002, Phạm Hồng Sơn đã gửi thư cho Nông Đức Mạnh và lịch sự khen rằng đó là “Những Tín Hiệu Đáng Mừng Cho Dân Chủ Tại Việt Nam.” Tuy nhiên, liền sau đó, Phạm Hồng Sơn cho biết - tuy sinh ra và lớn lên trong lòng cách mạng- ông chỉ được “nghe đến dân chủ” nhưng “chưa bao giờ biết được bản chất thực sự của nó là gì”. Ông đề nghị đảng CSVN “hãy công bố góp ý, kiến nghị với đảng và nhà nước của những nhân vật như Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Trần Khuê, cũng như nhiều ý kiến đóng góp, thậm chí phê phán của những người Việt Nam định cư ở nước ngoài” - theo đúng như châm ngôn “lời nói phải đi đôi với việc làm” mà Nông Đức Mạnh nhắc đi nhắc lại hôm 5 tháng 3 tại hội nghị nói trên.
Đề nghị “dại dột” này khiến Phạm Hồng Sơn bị công an mời lên làm việc vào ngày 29 tháng 3 năm 2002, rồi “biến mất luôn” - sau đó. Đến hôm 18 tháng 6 năm 2003, Phạm Hồng Sơn xuất hiện trở lại trong một phiên toà xử kín và bị cái chế độ tự nhận “bản chất của nó là dân chủ” kết án mười ba năm tù và ba năm quản chế vì tội làm … gián điệp.
Nếu cao đơn hoàn tán được những người mãi võ Sơn Đông dùng để trị bá bệnh thì tội danh gián điệp cũng được những người cộng sản dùng để chụp lên tất cả những người bất đồng chính kiến và tù nhân lương tâm trong chế độ của họ. Tôi thiệt thất vọng vì trí tưởng tượng nghèo nàn (đến độ thê thảm) của những người CSVN. Họ giam dữ Phạm Hồng Sơn suốt hai trăm ngày chỉ để “kiếm tội” mà không nghĩ ra được một tội danh nào “nghe đỡ nản” hơn chút đỉnh - sao Trời" Tưởng gì chớ gián điệp thì thiếu mẹ gì trong trại giam cộng sản, thời nào và nước nào mà không vậy!
Khi một công dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa bị kế tội gián điệp thì mọi người đều hiểu (ngầm) rằng đương sự hoàn toàn vô tội nhưng (vẫn) cần bị bắt giam cho nó … chắc. Thà bắt lầm còn hơn bỏ sót. Mà nhà đương cuộc Hà Nội đã không lầm khi bắt Phạm Hồng Sơn. Ông là người có thể gây hiểm nguy cho nền an ninh của chế đô hiện hành.
Phạm Hồng Sơn đã không chịu (làm bộ) khen ngon, khi bị bắt ăn bánh vẽ. Ông cũng không chịu ngậm miệng cho qua chuyện, như mong đợi; đã thế, đương sự còn hô hoán ầm ĩ lên - cứ y như là một người vừa bị bọn bất lương lường gạt, mua nhầm của giả, giữa chợ Đồng Xuân (Hà Nội) vậy - khiến toàn đảng bối rối và toàn dân (phải) bụm miệng cười.
Bắt là phải, bỏ tù về tội gián điệp cũng là chuyện phải luôn. Báo Nhân Dân số ra ngày 19 tháng 6 năm 2003, đã đăng lại nguyên văn bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam (vỏn vẹn chỉ có đúng 425 chữ, hơn một nửa là những chữ rất thừa và rất thối) với tiêu đề “Phạm Hồng Sơn bị phạt 13 năm tù về tội gián điệp”- có đoạn nguyên văn, như sau: “Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao, ngày 27 -3 - 2002 , căn cứ kết quả xác minh của cơ quan quản lý thông tin, cơ quan an ninh điều tra Bộ công an đa thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Phạm Hồng Sơn là nhân viên Công ty dược Tradewind ASIA. Khám xét nơi ở của Sơn tại 72 B đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội, đã thu giữ nhiều tài liệu và một ổ cứng trong máy vi tính lưu trữ tài liệu xuyên tạc và chống Đảng, Nhà nước.”
Đây, rõ ràng, không phải là một bản tin mà là một lời răn đe mà TTXVN và báo Nhân Dân đã gửi đến cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Họ báo cho biết rằng máy vi tính của mọi người đều bị “cơ quan quản lý thông tin” theo rõi hay rình rập. Và Đảng với Nhà nước vẫn cứ được quyền tiếp tục chỉ cho toàn dân hưởng dân chủ và tự do (hình thức) nhưng cấm tuyệt không ai được phê phán đó chỉ là bánh vẽ - như Phạm Hồng Sơn. Như thế là “xuyên tạc, chống Đảng, Nhà nước” và sẽ bị kết án tối thiểu là 13 năm tù với vài năm quản chế - với tội danh gián điệp.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn không phải là người đầu tiên và cũng không phải là kẻ cuối cùng bị nhà đương cuộc Hà Nội bịt miệng và bắt giam. Bản tin của AFP - gửi đi từ Hà Nội, vào lúc 11 giờ sáng, ngày 18 tháng 6 năm 2003, với tiêu đề “Vietnamese cyber-dissident jailed for 13 years on ‘spy’ charges” - trong phần kết luận, có câu: “He was one of long list of activists who have been silenced by the authorities in recent months.” Câu hỏi đặt ra là liệu nhà đương cuộc Hà Nội - với sức mạnh chuyên chế đã chuyển từ vô sản sang hữu sản và tất cả những tài sản này đều do ăn cướp, ăn cắp, ăn trộm, ăn chận, ăn bớt, ăn xén, ăn bẩn… từ tiền tiếp tế hay viện trợ mà có - còn có thể thản nhiên chà đạp lên đời sống của người dân Việt như thế trong bao lâu nữa"
Những gánh Sơn Đông Mãi Võ, như đã thưa, không bao giờ ở lâu một chỗ. Họ cuốn gói trước khi “đồng bào và bà con cô bác” biết rằng mình đã mua nhầm thuốc dởm. Những người CSVN, tiếc thay, không có được sự khôn ngoan (tối thiểu) như thế. Họ tham lam quá nên hoá dại. Càng nghĩ, tôi càng thấy lo ngại vì sự dại dột (chết người) này.
Tưởng Năng Tiến
Gửi ý kiến của bạn