OTTAWA (KL) - Theo tạp chí New Scientist , một bộ xương trồng ở ngoài đã được các nhà khoa học Nhật Bản phát minh, bộ xương ngoài này giúp các y tá không phải ra sức để bồng các bệnh nhân lên cao và tránh cho các y tá khỏi bị cụp xương sống.
"Cụp xương sống là vấn đề trọng đại đối với chúng tôi", theo như lời của nữ phát ngôn của trường cao đẳng y tá Royal College tại London.
Hàng năm, có khoảng 3600 y tá của cơ quan Y tế Anh quốc phải nghỉ làm việc vị bị cụp xương sống.
Nữ phát ngôn Melanie Pottins của Hiệp hội Y tá của Ontario đã cho biết, tại Ontario có khoảng 109 ngàn người y tá đã bị bị đau lưng vì trở mình cho các bệnh nhân, vì tắm rửa cho các bệnh nhân, bồng bế các bịnh nhân trên các cáng cứu thương hay trên các giường của bệnh nhân.
Nhắm giải quyết tình trạng này, nhà khoa học Keijiro và nhóm của ông tại Viện Kỹ thuật Kanagawa tại Nhật đã thiết kế được bộ áo siêu lực mẫu có khung kim loại với những khuỷu nối được buộc vào chân tay của người y tá mặc bộ áo này.
Bộ áo mẫu này hiện còn thiếu thẩm mỹ, lòng thòng một nùi dây cáp và những đường ống dẫn không khí ép, nhưng ông Ymamoto cho biết ông đang thiết kế lại bộ áo siêu lực này với mẫu mã dễ coi hơn.
Theo những cuộc thử nghiệm, một y tá cân nặng khoảng 64kg có thể bê bổng bệnh nhân nặng 70kg một cách dễ dàng.
"Các miếng độn mẫn giác được dán vào các nhóm cơ bắp chính của người y tá, các mẫn giác này lượng được sức mạnh cần phải có để bê bổng bệnh nhân lên," theo như tạp chí New Scientist đã đăng.
"Khi người ý tá cho tay nâng bổng, các mẫn giác gửi ngay dữ liệu tới bộ phận vi tính, bộ phận vi tính kích hoạt liền động cơ chân tay có dạng 'concertina' được hoạt động bằng không khí ép."
Các động cơ dạng concertina này từ từ chuyển động và làm cho người y tá chỉ cần một chút sức mạnh là hai cánh tay có thể nâng bổng bệnh nhân lên ngay, theo như ông Yamamoto cho biết.
Bộ áo siêu lực có năm động cơ: một cho mỗi khuỷu tay, một cho eo và một cho mỗi đầu gối. Các động cơ cho khuỷu tay đẩy sườn khung làm cho cánh tay trước của y tá nâng bệnh nhân lên, trong khi đó động cơ cho eo giúp cho lưng người y tá thẳng ra và các động cơ cho đầu gối giúp người y tá duỗi thẳng lên.
Bộ phận vi tính trong áo siêu lực chỉ đơn giản tính ra sức vận dụng nhân tạo cần có cho các khớp nối nơi chân tay của người y tá.
Vai trò chính của bộ áo siêu lực trợ giúp sẽ giúp cho các y tá và các nhân viên vật lý trị liệu (Physiotherapist) bê bổng bệnh nhân lên giường hay ra khỏi giường và không làm cho y tá bị cụp lưng khi bồng hay bế bịnh nhân nặng vượt tầm vóc.
" Vì các cơ phận của bộ áo đều ẩn sau lưngù, người y tá có thể tiếp súc trực tiếp với bênh nhân," theo như ông Yamamoto cho biết. " Nhờ sự tiếp súc trực tiếp, bệnh nhân cảm thấy an toàn."
Bộ áo siêu lực mẫu cân nặng 18kg, nhưng ông Yamato cho rằng trọng lượng của bộ áo này có thể giảm bớt một nửa khi bộ áo được sản xuất để tung ra thị trường.
Mặc dầu bộ áo siêu lực mẫu hiện nay đã chi phí khoảng 21.230 Mỹ kim, theo ông Yamato cho biết các cơ quan y tế có thể mua loại aó này với giá khoảng 2,200 Mỹ kim nội trong hai năm tới.
Ông Yamamoto đã cho đài CNN được biết khi quan tâm tới vấn đề an toàn khi bộ áo có máy móc được con người xử dụng.
"Khi nói tới máy móc, chưa có máy nào hoàn toàn tuyệt đối an toàn. Các máy thường có những lầm lỗi," theo như nhà khoa học cho biết. "Giải pháp của tôi đối với bộ áo siêu lực này là nghiên cứu bộ mẫn giác (sensors) làm sao có thể điều khiển một cách an toàn."
"Cụp xương sống là vấn đề trọng đại đối với chúng tôi", theo như lời của nữ phát ngôn của trường cao đẳng y tá Royal College tại London.
Hàng năm, có khoảng 3600 y tá của cơ quan Y tế Anh quốc phải nghỉ làm việc vị bị cụp xương sống.
Nữ phát ngôn Melanie Pottins của Hiệp hội Y tá của Ontario đã cho biết, tại Ontario có khoảng 109 ngàn người y tá đã bị bị đau lưng vì trở mình cho các bệnh nhân, vì tắm rửa cho các bệnh nhân, bồng bế các bịnh nhân trên các cáng cứu thương hay trên các giường của bệnh nhân.
Nhắm giải quyết tình trạng này, nhà khoa học Keijiro và nhóm của ông tại Viện Kỹ thuật Kanagawa tại Nhật đã thiết kế được bộ áo siêu lực mẫu có khung kim loại với những khuỷu nối được buộc vào chân tay của người y tá mặc bộ áo này.
Bộ áo mẫu này hiện còn thiếu thẩm mỹ, lòng thòng một nùi dây cáp và những đường ống dẫn không khí ép, nhưng ông Ymamoto cho biết ông đang thiết kế lại bộ áo siêu lực này với mẫu mã dễ coi hơn.
Theo những cuộc thử nghiệm, một y tá cân nặng khoảng 64kg có thể bê bổng bệnh nhân nặng 70kg một cách dễ dàng.
"Các miếng độn mẫn giác được dán vào các nhóm cơ bắp chính của người y tá, các mẫn giác này lượng được sức mạnh cần phải có để bê bổng bệnh nhân lên," theo như tạp chí New Scientist đã đăng.
"Khi người ý tá cho tay nâng bổng, các mẫn giác gửi ngay dữ liệu tới bộ phận vi tính, bộ phận vi tính kích hoạt liền động cơ chân tay có dạng 'concertina' được hoạt động bằng không khí ép."
Các động cơ dạng concertina này từ từ chuyển động và làm cho người y tá chỉ cần một chút sức mạnh là hai cánh tay có thể nâng bổng bệnh nhân lên ngay, theo như ông Yamamoto cho biết.
Bộ áo siêu lực có năm động cơ: một cho mỗi khuỷu tay, một cho eo và một cho mỗi đầu gối. Các động cơ cho khuỷu tay đẩy sườn khung làm cho cánh tay trước của y tá nâng bệnh nhân lên, trong khi đó động cơ cho eo giúp cho lưng người y tá thẳng ra và các động cơ cho đầu gối giúp người y tá duỗi thẳng lên.
Bộ phận vi tính trong áo siêu lực chỉ đơn giản tính ra sức vận dụng nhân tạo cần có cho các khớp nối nơi chân tay của người y tá.
Vai trò chính của bộ áo siêu lực trợ giúp sẽ giúp cho các y tá và các nhân viên vật lý trị liệu (Physiotherapist) bê bổng bệnh nhân lên giường hay ra khỏi giường và không làm cho y tá bị cụp lưng khi bồng hay bế bịnh nhân nặng vượt tầm vóc.
" Vì các cơ phận của bộ áo đều ẩn sau lưngù, người y tá có thể tiếp súc trực tiếp với bênh nhân," theo như ông Yamamoto cho biết. " Nhờ sự tiếp súc trực tiếp, bệnh nhân cảm thấy an toàn."
Bộ áo siêu lực mẫu cân nặng 18kg, nhưng ông Yamato cho rằng trọng lượng của bộ áo này có thể giảm bớt một nửa khi bộ áo được sản xuất để tung ra thị trường.
Mặc dầu bộ áo siêu lực mẫu hiện nay đã chi phí khoảng 21.230 Mỹ kim, theo ông Yamato cho biết các cơ quan y tế có thể mua loại aó này với giá khoảng 2,200 Mỹ kim nội trong hai năm tới.
Ông Yamamoto đã cho đài CNN được biết khi quan tâm tới vấn đề an toàn khi bộ áo có máy móc được con người xử dụng.
"Khi nói tới máy móc, chưa có máy nào hoàn toàn tuyệt đối an toàn. Các máy thường có những lầm lỗi," theo như nhà khoa học cho biết. "Giải pháp của tôi đối với bộ áo siêu lực này là nghiên cứu bộ mẫn giác (sensors) làm sao có thể điều khiển một cách an toàn."
Gửi ý kiến của bạn