Ngọc Anh
Chị Ngọc Anh là "hàng xóm" của trang GĐ/C&N. Chị là chuyên gia thẩm mỹ, phụ trách trang Thẩm Mỹ của Việt Báo.
Ngoài việc lo lắng cho sắc đẹp của phụ nữ, chị Ngọc Anh còn quan tâm đến nhiều chuyện khác của các bạn gái, trong đó có chuyện tình yêu.
Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chị Ngọc Anh, N. Hà tin là các bạn sẽ học được nhiều điều bổ ích trong "chuyện yêu đương".
*
Phụ nữ là người thường hay bị lệ thuộc.
Đây là một căn bịnh, tuy khó chữa và thường hay dẩn tới thất tình, nhưng cũng có cách ngăn chận.
Một ví dụ nhỏ của sự lệ thuộc: bạn quen một người bạn, người ấy hẹn bạn lên "chat". Đến giờ bạn vào "chat", người ấy không xuất hiện như mọi khi. Bạn chờ đợi, mỏi mòn, tức giận, buồn phiền, lo âu ... bạn đã bắt đầu bị lệ thuộc vào một tình cãm khó nói !
Phụ nữ dễ bị rơi vào tình trạng lệ thuộc vì họ sống cho tình yêu nhiều hơn đàn ông. Khi họ yêu ai, họ thường dâng hiến tất cả cho người họ yêu thương. và họ bị lệ thuộc vào tình yêu như chất ma túy.
Đàn ông cũng có thể sa vào tình trạng lệ thuộc. Khi nó xãy ra cho đàn ông, họ sẽ bị vô ý thức nặng nề hơn đàn bà, và thường khi họ dể bị sụp đổ và tổn thương hơn đàn bà.
Ngay cả những người có tính tự chủ nhất cũng có nguy cơ bị "bẻ gãy" vào một ngày nào đó khi tình trạng bị lệ thuộc xảy ra.
Trường hợp phụ nữ, họ có thể chống cự lại sự cám dổ rất lâu, nhưng khi họ cảm thấy hạnh phúc, họ sẽ rơi vào tình trạng lệ thuộc nhanh chóng. Cảm giác trông chờ, cảm giác thiếu thốn một ai đó không thể chịu nổi , cảm giác sợ hãi bị bỏ rơi , cảm giác bị bất lực khi phải sống một mình ... bạn đã bị rơi vào một chiến lược quyến rũ , và chịu thua quyền lực của người kia , bạn đã bị lệ thuộc.
Khi bạn càng bị lệ thuộc vào người kia, "hắn" sẽ càng ít quan tâm tới bạn.
Với người đàn ông, khi bạn để cho họ thấy bạn quan tâm tới họ, ngay lập tức họ sẽ không còn để ý tới bạn nữa.
Vì sao "
Vì đó là điều "hắn " muốn: sự chinh phục, và "hắn " đã đạt được.
Sự lệ thuộc trong tình yêu đưa đến nhiều hậu quả tai hại, nó làm cho ta mất đi sự tự chủ , mất khả năng quyết định , chẵng hạn như bạn mặc quần áo, chải đầu tóc theo ý thích của người kia, bạn ăn những món ăn người kia thích, bạn để cho "hắn "quyết định những cuộc giải trí ... đôi khi bạn lệ thuộc cả thời gian, không gian và hoàn toàn chìu theo mọi ý muốn của người kia.
Rồi tới một ngày, bạn và người ấy đổ vơ,õ bạn sẽ không còn tinh thần để làm việc nữa, bạn sẽ không tìm ra được một nguồn hạnh phúc khác hơn là người bạn đã bị lệ thuộc.
Giữa hai vợ chồng, người phá vỡ sự lệ thuộc là người bỏ đi, người còn lại thật khó mà gượng nỗi .
Nói đúng ra, cả hai đều lệ thuộc nhau vì đó là điều tự nhiên, tuy nhiên nên có một giới hạn.
Có vài nguyên tắc để giới hạn sự lệ thuộc:
1-Sự tự chủ:
Tránh sự lệ thuộc vật chất. Thuở nhỏ chúng ta lệ thuộc cha mẹ, vì cha mẹ thoả mãn những nhu cầu đời sống, sự an toàn, tiện nghi, và quan trọng nhất là tình thương.
Những đứa trẻ chịu nhiều lệ thuộc nơi gia đình, khi lớn lên sẽ kém tự chủ hơn là những đứa trẻ bị vất ra ngoài đời sớm (cha mẹ ly hôn...). Hãy cố gắng độc lập về kinh tế, đó là bước đầu tiên chống lại sự lệ thuộc.
2-Sự độc lập
Khi lập gia đình, tránh đừng sống chung với "bên nầy" hay "bên kia."
Hãy chọn một chiếc tổ ấm độc lập đặt trên nền tảng một cuộc sống mới cho hai người
3-Giữ mối dây liên lạc với gia đình và bạn bè của cả hai bên .
Trong đời sống, chúng ta luôn cần tới sự nâng đỡ tinh thần của người thân như cha mẹ, anh chị em, các bạn bè thân từ thuở nhỏ hay bạn đồng song...
Duy trì những mối quan hệ để chung niềm vui, chia nổi buồn khi cần trong tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau (trong đời sống, ai không có những lúc thăng trầm mà ta không thể chia xẻ cùng người bạn đường). Những quan hệ nầy rất quí giá để giúp cho ta cân bằng cảm xúc tinh thần.
Nên tránh sống cô lập sau khi bạn đã bước vào đời sống hôn nhân hoặc ngay cả khi bạn đang yêu.
4-Nên tiếp tục tự quyết định các vấn đề
Dĩ nhiên trong đời sống hôn nhân, hai người sẽ cùng chung quyết định nhiều vấn đề như sống nơi đâu, sống như thế nào, nuôi dạy con cái ra sao v...v... Nhưng không phải vì thế mà ta phải trút bỏ mọi cá tính riêng của mình, mọi chuyện đều chờ quyết định của người kia.
Trong mối quan hệ hãy cố gắng giử lại bản lĩnh của mình cho dù người kia phật ý. Người kia phải hiểu những mâu thuẩn rất bình thường của con người , nghĩa là không nên thay đổi toàn vẹn con người của ta cho tới khi "tơi tả" vì người kia.
5-Tiếp tục những sở thích riêng nhưng "không đi quá đà".
Chẵng hạn như đừng gạt bỏ môn thể thao mình thích dù người kia không thích, đừng bỏ mất niềm đam mê của ta, vì ta sẽ không còn lại gì một khi đối tượng ta lệ thuộc bỏ đi.
Đừng nên hy sinh đam mê của mình nhất là tài năng trong lĩnh vực nào đó. Người thực sự yêu bạn sẽ không đòi hỏi bạn phải từ bỏ đam mê của bạn nếu bạn không lợi dụng sự đam mê mà đi quá xa.
6-Khoanh đám cháy lại
Khi yêu ai, người ta thường hay chấp nhận những gì không thể chấp nhận chỉ để đừng đưa đến sự tan vơ . Đôi khi người ta làm ngơ trước những sự dối trá, những yếu điểm, thậm chí cả sự thiếu chung thuỷ chỉ vì sợ bị "mất"! Người ta thường hay nhượng bộ để tránh sự cãi vã ... tất cả những thái độ chìu chuộng nầy đều đưa tới tình trạng lệ thuộc.
Cho nên ta cần đặt giới hạn những cái chịu đựng được và những cái không thể chịu đựng được.
7-Nếu bạn bị lệ thuộc, hãy xếp đặt lại tình trạng nầy
Đôi khi bạn biết rõ bạn bị lệ thuộc vào người kia, nhưng vì bản tính hiền dịu , bạn chấp nhận tình trạng lệ thuộc, nhất là phụ nữ để có một đời sống êm ã . Chấp nhận lệ thuộc cũng không sao nếu bạn biết trước hai vấn đề:
a- Bạn châùp nhận sự lệ thuộc , và sẽ không bao giờ nổi loạn để dành lại sự độc lập.
b- Bạn biết thu xếp cẩn thận để đời sống hoà hợp với sự lệ thuộc.
Nói tóm lại bạn không nên tạo quá nhiều thói quen để lệ thuộc khi bạn yêu. Nên thay đổi thường xuyên những cảm xúc và suy nghĩ đúng đắn trong vấn đề tình cảm vì sự lệ thuộc là con dao hai lưỡi rất nguy hiểm cho đời sống chúng ta.
Khi ta bị lệ thuộc , sự đổ vỡ sẽ quật ngã chúng ta đến tận cùng nổi khổ, rất khó chổi dậy.
Ngọc Anh