LHQ cho biết có những con số lớn về dân sống tại thôn quê đang rời cư vì nghèo đói và hậu họa của nạn khuấy phá hay làm mất môi sinh đi như cho cải biến di tính sinh vật, dân chúng sống tại ngoại thành đã tăng lên gấp đôi trong hai chục năm qua, năm 2000 dân số sống tại các ngoại thành đã lến tới 1,4 tỷ người.
Hội đồng Xã hội và Kinh tế tại LHQ dành cho Á châu và Thái Bình Dương đã đưa ra một bản báo cáo và cho biết, sự tăng trưởng ngoại thành có tiển vọng tương đương như mỗi ngày cho thành lập một đô thị mới với dân cư 150 ngàn người trong vòng 15 năm tới.
LHQ cho biết, việc toàn cầu hóa đã gây ảnh hưởng nặng nề tới môi sinh vì các quốc gia đã hy sinh những rừng cây xanh với đủ loại sinh vật (thực vật và động vật) để xuất khẩu kiếm tiền tối đa.
Tình trạng này đã bị khủng hoảng kinh tế của Á châu làm tệ hại và đánh hồi năm 1997, khiến cho phải cắt giảm chi phí về môi sinh, bớt đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển các kỹ thuật để làm trong sạch môi trường sống.
Báo cáo này phỏng định các sự thất thoát riêng hàng năm 10 tỷ Mỹ kim do tệ trạng đất đai bị xuống chất và không có nước. Chất lượng nuớc trong vùng đã không ngừng bị ô nhiễm vì chất thải chẩy trong cống rãnh, các phế liệu của nhà máy, các chất hóa học dùng trong nông nghiệp và chất của cơ thể con người thải ra đã kiểm soát không nổi.
Các du khách đem quần áo trắng đã được giặt tại thành phố Sài Gòn ra so sánh với quần áo trắng được giặt tại Bắc Mỹ, họ đã nhận thấy quần áo của họ được giặt tại thành phố Sài Gòn, bộ nào cũng ngả sang mầu vàng.