Cách đây bốn năm, một nhân vật Cộng hòa đã đề nghị với chính quyền Úc là nên liên minh với Hoa Kỳ trong trường hợp có chiến tranh với Trung Quốc.
Lời đề nghị khiến Phụ tá Ngoại trưởng Đặc trách Á châu Thái bình dương của chính quyền Clinton thời đó nổi điên. Ngày nay, nhân vật Cộng hòa này là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ....
Nhưng ngày nay, người bố trí kế hoạch hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi có thể là Thứ trưởng Quốc phòng Paul Wolfowitz. Ông Wolfowitz gián tiếp cho biết một số chi tiết của kế hoạch khi cải chính một tin đồn thất thiệt do tờ Los Angeles Times loan tải hôm 29 tháng Năm vừa qua. Tờ L.A. Times tường thuật là Hoa Kỳ dự tính tái phối trí lực lượng quân sự tại Okinawa của Nhật xuống những căn cứ nhỏ hơn tại Úc, Tân Gia Ba và ngoài khơi Việt Nam. (Một số người Việt đã kết luận là sẽ có ngày Hoa Kỳ trở lại Cam Ranh và nghĩ đến một trật tự đảo ngược trong một tương lai không xa. Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do (RFA) ngày mùng ba vừa qua về việc tái phối trí này, Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Raymond Burghardt cho biết Hoa Kỳ không có kế hoạch đó nhưng đang thảo luận với Hà Nội về việc chiến hạm Mỹ có thể ghé thăm cảng Sàigon hay Hải Phòng).
Cũng ngày mùng ba, tại Sứ quán Hoa Kỳ ở Tokyo, Thứ trưởng Wolfowitz cho rằng những lời đồn về việc dời quân từ Okinawa xuống Úc Đại Lợi là không cơ sở, nhưng lại xác nhận là Hoa Kỳ đang có một kế hoạch tái phối trí rộng lớn trong toàn khu vực.
Thực ra, từ nhiều tuần nay, lồng trong vấn đề Bắc Hàn, một số tin đồn đã được loan tải về việc tăng cường hợp tác quân sự giữa Mỹ và Úc. Như tờ The Australian của Úc loan tin hôm 21 là Hoa Kỳ đã yêu cầu Úc cung cấp căn cứ lẫn máy bay trinh sát cho việc tiễu trừ quân phiến loạn tại Đông Nam Á. Chi tiết ở đây là các chiến đấu cơ F-16 của Mỹ sẽ sử dụng căn cứ không quân Úc Tindal và 5.000 lính Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ được gửi tới một căn cứ bộ binh của Úc. Văn phòng Tổng trưởng Quốc phòng Úc Robert Hill đã phủ nhận rằng Hoa Kỳ không đưa ra yêu cầu đó.
Nhưng, lời cải chính đó không có nghĩa là nếu Mỹ yêu cầu thì Úc sẽ từ chối...
Dự tính lâu năm
Từ nhiều năm nay, giới chức quốc phòng Mỹ và Úc đã có nhiều dịp bản thảo về việc Hoa Kỳ có thể sử dụng căn cứ quân sự Úc. Hôm đầu tháng, Tổng trưởng Hill xác nhận là chính quyền Canberra đã sẵn sàng có những cuộc thao diễn quân sự với Mỹ, cho phép quân lực Mỹ đơn phương tiến hành việc tập dượt trong lãnh thổ Úc và các chiến hạm Mỹ sẽ ghé căn cứ hải quân Úc thường xuyên hơn. Người ta thấy ra sự hợp lý của quyết định này.
Úc là quốc gia có lịch sử xuất phát từ Âu châu nhưng có tương lai hướng về châu Á và đặc biệt quan tâm tới tình hình an ninh xuất phát từ Đông Nam Á, kể từ khi chính quyền Suharto bị lật đổ và Nam Dương trôi vào hỗn loạn. Quốc gia lân bang này có dân số Hồi giáo cao nhất thế giới (190 triệu dân), lãnh thổ lại trải rộng trên 17.000 đảo lớn nhỏ và chặn ngang đường thông thương của Úc với Thái bình dương, Ấn Độ dương và cả hai lục địa Âu Á.
Phần mình, Hoa Kỳ thấy Úc ở vào một vị trí then chốt cho các nhu cầu quân sự mới. Từ các căn cứ Úc, lực lượng Mỹ có thể tham dự vào các chiến trường trải rộng từ Đông Á đến Nam Á và Trung Đông. Úc nằm ngay ở tuyến đầu của cuộc chiến chống lực lượng al-Qaeda hoạt động tại Đông Nam Á (chủ yếu là Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân và Thái Lan). Và cùng Nhật, Úc còn là đồng minh trong thế liên kết chiến lược Mỹ-Nhật-Úc tại Á châu. Hơn bốn năm trước, khi (đương kim Thứ trưởng Ngoại giao) Richard Armitage gợi ý với Úc về một liên minh Úc-Mỹ trong trường hợp chiến tranh bùng nổ với Trung Quốc, có thể là ông đã nghĩ đến một sự tái phối trí rộng lớn vì từng là đặc sứ thương thuyết việc Mỹ triệt thoái khỏi hai căn cứ quân sự tại Phi Luật Tân năm 1992. Ngày nay, với cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố, việc tái phối trí nói trên lại càng cần thiết hơn.
Hiện tình hợp tác
Hiện nay, việc hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi mới chỉ ở vào bước khởi đầu khi Mỹ dùng căn cứ Úc để luyện quân và đổi quân cho các chiến hạm Mỹ có khả năng tuần tiễu lâu hơn. Ngược lại, Úc cũng ngỏ ý tham dự vào kế hoạch xây dựng lá chắn chống phi đạn của Hoa Kỳ. Gần đây, Hoa Kỳ đã tiến hành việc đổi quân trên chiến hạm USS Kinkaid tại căn cứ hải quân Fremantle. Kế hoạch nhằm vào việc hoán chuyển ba đoàn thủy thủ cho chiến hạm ngay trên lãnh thổ Úc, giúp chiến hạm có thể kéo dài thời gian hoạt động tới 18 tháng. Kế hoạch đổi quân mới chỉ trong vòng thử nghiệm, nhưng nếu được chính thức áp dụng thì sẽ giúp Hoa Kỳ có mặt thường trực hơn ngoài đại dương. Sau này, Úc cho thể tăng cường các căn cứ cho hải đội Mỹ trú đóng được lâu hơn, hàng chục ngàn binh lính hải quân Mỹ được huấn luyện tại chỗ, cùng rất nhiều chiến cụ và tiếp liệu sẽ được chuyển qua. Trong tương lai, Hoa Kỳ còn có thể dùng căn cứ Úc cho các oanh tạc cơ chiến lược, thay thế hai căn cứ Diego Garcia và Guam.
Thế trận mới trong tương lai
Nếu còn sống, Osma bin Laden có thể đang nghiền ngẫm bài học về loại hậu quả bất ngờ. Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ thiết lập một số căn cứ quy mô và phức tạp tại một số vị trí chiến lược trên mặt địa cầu. Cuộc chiến chống khủng bố và những đổi thay về kỹ thuật quân sự lẫn quan niệm quốc phòng của Hoa Kỳ đang dẫn tới việc tái phối trí lực lượng vào những căn cứ nhỏ và nhẹ hơn, với nhu cầu phòng thủ và bảo vệ thu hẹp hơn trước, nhưng cho phép Mỹ có thể vươn tới mọi nơi, với tốc độ nhanh hơn xưa.
Việc Úc Đại Lợi xa xôi dưới Nam bán cầu đang trở thành một đầu cầu mới của sức mạnh Hoa Kỳ là điều có khi bin Laden và al-Qaeda không lường trước, nhưng phù hợp với những tính toán của giới quân sự Mỹ từ nhiều năm nay.
Kể từ sự hợp tác khắng khít này, Canberra sẽ không phải một mình đối phó với những biến động tại Đông Nam Á, đặc biệt tại Nam Dương. An ninh của Úc sẽ được bảo vệ chặt chẽ hơn và quan hệ Mỹ-Úc mở rộng về mọi mặt (kinh tế, mậu dịch, ngoại giao, chính trị và cả văn hóa) sẽ giúp cho Úc vẫn giữ được bản sắc Tây phương, thay vì bị cuốn hút và hội nhập vào châu Á. Nhưng ngược lại, trên các diễn đàn quốc tế Úc sẽ bị nhiều quốc gia coi như quân cờ của Mỹ, sẽ có mối quan hệ “nhạy cảm” hơn với Trung Quốc và các nước chủ hòa hay chống Mỹ trong vùng, kể cả một lân bang sát nách là Tân Tây Lan.
Nếu để ý, truyền thông Mỹ có thể đánh hơi thấy sự chọn lựa của Hoa Kỳ ngày nay, khi Tổng thống Bush chỉ mời riêng một số lãnh đạo “lọt mắt xanh” về tư dinh của mình là nông trại Crawford ở Texas. Cùng với Chủ tịch Giang Trạch Dân (vài tuần trước khi mãn nhiệm trong Đại hội đảng khóa 16) và Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi hay Tổng thống Vladimir Putin, gần đây Thủ tướng Úc John Howard đã được liệt vào thành phần “thượng khách Crawford” khi thăm viếng Hoa Kỳ ngay giữa chiến dịch Iraq.
Lời đề nghị khiến Phụ tá Ngoại trưởng Đặc trách Á châu Thái bình dương của chính quyền Clinton thời đó nổi điên. Ngày nay, nhân vật Cộng hòa này là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ....
Nhưng ngày nay, người bố trí kế hoạch hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi có thể là Thứ trưởng Quốc phòng Paul Wolfowitz. Ông Wolfowitz gián tiếp cho biết một số chi tiết của kế hoạch khi cải chính một tin đồn thất thiệt do tờ Los Angeles Times loan tải hôm 29 tháng Năm vừa qua. Tờ L.A. Times tường thuật là Hoa Kỳ dự tính tái phối trí lực lượng quân sự tại Okinawa của Nhật xuống những căn cứ nhỏ hơn tại Úc, Tân Gia Ba và ngoài khơi Việt Nam. (Một số người Việt đã kết luận là sẽ có ngày Hoa Kỳ trở lại Cam Ranh và nghĩ đến một trật tự đảo ngược trong một tương lai không xa. Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do (RFA) ngày mùng ba vừa qua về việc tái phối trí này, Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Raymond Burghardt cho biết Hoa Kỳ không có kế hoạch đó nhưng đang thảo luận với Hà Nội về việc chiến hạm Mỹ có thể ghé thăm cảng Sàigon hay Hải Phòng).
Cũng ngày mùng ba, tại Sứ quán Hoa Kỳ ở Tokyo, Thứ trưởng Wolfowitz cho rằng những lời đồn về việc dời quân từ Okinawa xuống Úc Đại Lợi là không cơ sở, nhưng lại xác nhận là Hoa Kỳ đang có một kế hoạch tái phối trí rộng lớn trong toàn khu vực.
Thực ra, từ nhiều tuần nay, lồng trong vấn đề Bắc Hàn, một số tin đồn đã được loan tải về việc tăng cường hợp tác quân sự giữa Mỹ và Úc. Như tờ The Australian của Úc loan tin hôm 21 là Hoa Kỳ đã yêu cầu Úc cung cấp căn cứ lẫn máy bay trinh sát cho việc tiễu trừ quân phiến loạn tại Đông Nam Á. Chi tiết ở đây là các chiến đấu cơ F-16 của Mỹ sẽ sử dụng căn cứ không quân Úc Tindal và 5.000 lính Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ được gửi tới một căn cứ bộ binh của Úc. Văn phòng Tổng trưởng Quốc phòng Úc Robert Hill đã phủ nhận rằng Hoa Kỳ không đưa ra yêu cầu đó.
Nhưng, lời cải chính đó không có nghĩa là nếu Mỹ yêu cầu thì Úc sẽ từ chối...
Dự tính lâu năm
Từ nhiều năm nay, giới chức quốc phòng Mỹ và Úc đã có nhiều dịp bản thảo về việc Hoa Kỳ có thể sử dụng căn cứ quân sự Úc. Hôm đầu tháng, Tổng trưởng Hill xác nhận là chính quyền Canberra đã sẵn sàng có những cuộc thao diễn quân sự với Mỹ, cho phép quân lực Mỹ đơn phương tiến hành việc tập dượt trong lãnh thổ Úc và các chiến hạm Mỹ sẽ ghé căn cứ hải quân Úc thường xuyên hơn. Người ta thấy ra sự hợp lý của quyết định này.
Úc là quốc gia có lịch sử xuất phát từ Âu châu nhưng có tương lai hướng về châu Á và đặc biệt quan tâm tới tình hình an ninh xuất phát từ Đông Nam Á, kể từ khi chính quyền Suharto bị lật đổ và Nam Dương trôi vào hỗn loạn. Quốc gia lân bang này có dân số Hồi giáo cao nhất thế giới (190 triệu dân), lãnh thổ lại trải rộng trên 17.000 đảo lớn nhỏ và chặn ngang đường thông thương của Úc với Thái bình dương, Ấn Độ dương và cả hai lục địa Âu Á.
Phần mình, Hoa Kỳ thấy Úc ở vào một vị trí then chốt cho các nhu cầu quân sự mới. Từ các căn cứ Úc, lực lượng Mỹ có thể tham dự vào các chiến trường trải rộng từ Đông Á đến Nam Á và Trung Đông. Úc nằm ngay ở tuyến đầu của cuộc chiến chống lực lượng al-Qaeda hoạt động tại Đông Nam Á (chủ yếu là Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân và Thái Lan). Và cùng Nhật, Úc còn là đồng minh trong thế liên kết chiến lược Mỹ-Nhật-Úc tại Á châu. Hơn bốn năm trước, khi (đương kim Thứ trưởng Ngoại giao) Richard Armitage gợi ý với Úc về một liên minh Úc-Mỹ trong trường hợp chiến tranh bùng nổ với Trung Quốc, có thể là ông đã nghĩ đến một sự tái phối trí rộng lớn vì từng là đặc sứ thương thuyết việc Mỹ triệt thoái khỏi hai căn cứ quân sự tại Phi Luật Tân năm 1992. Ngày nay, với cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố, việc tái phối trí nói trên lại càng cần thiết hơn.
Hiện tình hợp tác
Hiện nay, việc hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi mới chỉ ở vào bước khởi đầu khi Mỹ dùng căn cứ Úc để luyện quân và đổi quân cho các chiến hạm Mỹ có khả năng tuần tiễu lâu hơn. Ngược lại, Úc cũng ngỏ ý tham dự vào kế hoạch xây dựng lá chắn chống phi đạn của Hoa Kỳ. Gần đây, Hoa Kỳ đã tiến hành việc đổi quân trên chiến hạm USS Kinkaid tại căn cứ hải quân Fremantle. Kế hoạch nhằm vào việc hoán chuyển ba đoàn thủy thủ cho chiến hạm ngay trên lãnh thổ Úc, giúp chiến hạm có thể kéo dài thời gian hoạt động tới 18 tháng. Kế hoạch đổi quân mới chỉ trong vòng thử nghiệm, nhưng nếu được chính thức áp dụng thì sẽ giúp Hoa Kỳ có mặt thường trực hơn ngoài đại dương. Sau này, Úc cho thể tăng cường các căn cứ cho hải đội Mỹ trú đóng được lâu hơn, hàng chục ngàn binh lính hải quân Mỹ được huấn luyện tại chỗ, cùng rất nhiều chiến cụ và tiếp liệu sẽ được chuyển qua. Trong tương lai, Hoa Kỳ còn có thể dùng căn cứ Úc cho các oanh tạc cơ chiến lược, thay thế hai căn cứ Diego Garcia và Guam.
Thế trận mới trong tương lai
Nếu còn sống, Osma bin Laden có thể đang nghiền ngẫm bài học về loại hậu quả bất ngờ. Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ thiết lập một số căn cứ quy mô và phức tạp tại một số vị trí chiến lược trên mặt địa cầu. Cuộc chiến chống khủng bố và những đổi thay về kỹ thuật quân sự lẫn quan niệm quốc phòng của Hoa Kỳ đang dẫn tới việc tái phối trí lực lượng vào những căn cứ nhỏ và nhẹ hơn, với nhu cầu phòng thủ và bảo vệ thu hẹp hơn trước, nhưng cho phép Mỹ có thể vươn tới mọi nơi, với tốc độ nhanh hơn xưa.
Việc Úc Đại Lợi xa xôi dưới Nam bán cầu đang trở thành một đầu cầu mới của sức mạnh Hoa Kỳ là điều có khi bin Laden và al-Qaeda không lường trước, nhưng phù hợp với những tính toán của giới quân sự Mỹ từ nhiều năm nay.
Kể từ sự hợp tác khắng khít này, Canberra sẽ không phải một mình đối phó với những biến động tại Đông Nam Á, đặc biệt tại Nam Dương. An ninh của Úc sẽ được bảo vệ chặt chẽ hơn và quan hệ Mỹ-Úc mở rộng về mọi mặt (kinh tế, mậu dịch, ngoại giao, chính trị và cả văn hóa) sẽ giúp cho Úc vẫn giữ được bản sắc Tây phương, thay vì bị cuốn hút và hội nhập vào châu Á. Nhưng ngược lại, trên các diễn đàn quốc tế Úc sẽ bị nhiều quốc gia coi như quân cờ của Mỹ, sẽ có mối quan hệ “nhạy cảm” hơn với Trung Quốc và các nước chủ hòa hay chống Mỹ trong vùng, kể cả một lân bang sát nách là Tân Tây Lan.
Nếu để ý, truyền thông Mỹ có thể đánh hơi thấy sự chọn lựa của Hoa Kỳ ngày nay, khi Tổng thống Bush chỉ mời riêng một số lãnh đạo “lọt mắt xanh” về tư dinh của mình là nông trại Crawford ở Texas. Cùng với Chủ tịch Giang Trạch Dân (vài tuần trước khi mãn nhiệm trong Đại hội đảng khóa 16) và Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi hay Tổng thống Vladimir Putin, gần đây Thủ tướng Úc John Howard đã được liệt vào thành phần “thượng khách Crawford” khi thăm viếng Hoa Kỳ ngay giữa chiến dịch Iraq.
Gửi ý kiến của bạn