Mục sư Nguyễn Hồng Quang
Nhà nguyện Tin Lành của Giáo Hội Phúc Âm Cộng Đồng tại ấp Bình Lợi, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, Tp.SG bị giật sập lúc 9h00 sáng ngày 23/9/2003.
I. Nội dung sự vụ:
Lúc 9h00 sáng ngày 23/9/2003 Uỷ Ban Pháp Luật Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Việt Nam được điện báo cho hay có khoảng 40 công an có xe quân sự, xe cứu hoả có mang vũ khí, bình xịt thuốc mê, roi điện, gậy sắt xuống trước số nhà 42 ấp Bình Lợi, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ Tp.HCM phong toả đoạn đường dẫn vào nhà nguyện Tin Lành Bình Khánh, không cho bất cứ ai đến gần, không cho chụp hình. Bên trong công an dùng búa, xà beng giựt sập và đập nát nhà nguyện trên (hình ảnh).
Khi Truyền đạo Trương Trí Hiền thuộc thành viên Uỷ Ban Pháp Luật Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Việt Nam đến hiện trường thì công an đã bỏ đi để lại hiện trường nhà nguyện là một đống đổ nát tan tành, nỗi đau thương uất nghẹn cùng sự lo sợ, hãi hùng còn hiện rõ trên gương mặt của các tín hữu vùng nông thôn hẻo lánh này. Vẫn còn văng vẳng đâu đây lời hăm doạ của công an trước khi rút đi : "Để coi bọn Tin Lành này còn dám nhóm thờ phượng Chúa nơi nào nữa thì biết tay". Đây là lịch sử đàn áp tôn giáo luôn được tái diễn tại Việt Nam. Hình ảnh nhà nguyện Bình Khánh bị giật sập là bản sao của hình ảnh nhà nguyện quận Tin lành 2 bị giật sập ngày 01/7/2003 mà chúng tôi đã từng lên tiếng với cộng đồng thế giới. "Giọt nước đã đến hồi tràn ly" đây là một trong hàng trăm vụ bách hại tôn giáo tại Việt Nam mà chúng tôi chưa thống kê hết được.
II. Khái quát về nhà nguyện Tin Lành Bình Khánh
Năm 1996 nhóm tín hữu Tin Lành thuộc Giáo hội Tin Lành Phúc Aâm Cộng Đồng dưới sự lãnh đạo của thầy Truyền đạo Nguyễn Hùng Cường. Họ bắt đầu nhóm lại tại nhà bà LÊ THỊ NĂM tại số 42 ấp Bình Lợi xã Bình Khánh huyện Cần Giờ Tp.SG. Công an xã Bình Khánh nhiều lần bao vây nhà ba Năm, dùng súng uy hiếp yêu cầu Hội Thánh giải tán, công an dùng súng bắn chỉ thiên trong lúc ông PHAN VĂN LIỄU chồng bà NĂM đang bị binh nặng gần qua đời, điều này đã gây một sự khủng hoảng tột độ trong cộng đồng tín hữu tại đây… Vì công an bắt bớ nên sau đó Hội Thánh phải chuyển qua nhà chị Phan Thị Dung tại ấp Bình An , Bình Khánh, Cần Giờ. Tại nhà chị Dung, Hội Thánh cũng liên tục bị bắt bớ (kèm hình ảnh công an đến lục soát bắt bớ chụp năm 2000), chị Dung bị bắt về xã giam cầm, công an vây và dùng súng bắn chỉ thiên, giải tán buổi thờ phượng.
Cứ như vậy, đến 7 lần Hội Thánh này phải thay đổi nơi nhóm lại vì bị công an truy đuổi, uy hiếp. Có lần thầy Nguyễn Hùng Cường trưởng nhóm bị công an đánh đập, tín đồ bị ép phải bỏ đạo, đồng thời chính quyền không cho nhóm tín hữu Tin Lành này vay quĩ xoá đói giảm nghèo (80% họ nghèo đói quanh năm) một số đông tín đồ không chịu nổi sự bắt bớ và phân biệt đối xử của chính quyền, họ đành bỏ đạo …..
Bà Lê Thị Năm với lòng yêu mến Chúa quyết định dâng một phần đất của gia đình mình cho Hội Thánh để xây dựng nhà nguyện. Đất của gia đình bà Năm có chủ quyền hợp pháp, nằm trong khuôn viên thổ cư của gia đình bà. Xã Bình Khánh huyện Cần Giờ là một xã nghèo nhất nhì Tp.HCM, đa số dân ở đây sống bằng nghề nông, các tín hữu tại đây sống bằng nghề mò cua, mò ốc kiếm ăn hàng ngày …. Các tín hữu tại đây dù nghèo khó thiếu thốn nhưng họ đã cố gắng gom góp tiền lại để cùng xây một nhà nguyện bằng gạch rẻ tiền, mái lợp lá. Vị trí nhà nguyện cách đường lộ hơn 400 mét, phải đi bộ qua hai cây cầu mới đến được nhà nguyện.
Từ ngày có nhà nguyện các tín hữu vui mừng hớn hở vì họ đã có nơi thờ phượng Chúa, trái lại công an rất tức giận và liên tục đòi hạ thập tự giá của nhà nguyện. Ngày 12/8/2003 UBND xã Bình Khánh ra quyết định phạt tiền và buộc tháo dỡ nhà nguyện do ông Võ Thanh Bình chủ tịch xã ký với lí do "xây nhà không xin phép". Theo qui định pháp luật hiện hành về vấn đề xây dựng thì xây nhà tạm nhà cấp 4 tại những vùng nông thôn trên đất có quyền sử dụng hợp pháp thì không cần phải xin giấy phép xây dựng. Trên thực tế tại huyện Cần Giờ, một vùng quê xa, nghèo nàn này thì việc xây dựng một ngôi nhà lợp lá là chuyện bình thường, hàng trăm thậm chí hàng ngàn ngôi nhà kiên cố hơn được xây dựng tràn lan vẫn không bị tháo dỡ. Có lẽ vì đây là nhà nguyện Tin Lành nên chính quyền quyết tâm tháo dỡ như họ đã từng hăm doạ.
Ngày 9/9/2003 một đoàn kiểm tra bao gồm CA xã, Mặt trận tổ quốc xã và các viên chức chính quyền An ninh gồm ông Trần Văn Anh, Đặng Minh Cảnh, Nguyễn Phước Hoà, Châu Văn Tuấn đến ép bà Lê Thị Năm phải tháo dỡ nhà nguyện. Ngày 23/9/2003 chính quyền huy động lực lượng công an, dân quân, cán bộ, cảnh sát 113 khoảng 40 người đến giật sập và đập nát tan tành ngôi nhà nguyện này.
III Nhận định
Nhóm tín hữu này rất đông, họ rất hiền từ, họ không bao giờ là mối đe doạ cho vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng Sản hay cho an ninh quốc gia. Họ có cả trăm người nhưng vì không có nhà nguyện, luôn bị công an bắt bớ nên bây giờ chỉ còn khoảng 30 -40 người trung tín nhóm lại giữ sự thờ phượng Chúa. Họ rất nghèo khó, quanh năm đi làm thuê làm mướn vẫn thiếu trước hụt sau. Từ đời cha ông đến đời của họ phần lớn là nghèo nàn ít hocï, phần lớn không biết chữ, cuộc sống thiếu thốn cơ cực …. Nhưng họ bù lại họ được nghe giảng Phúc Aâm, có niềm tin vào Thượng Đế, được thờ phượng Chúa đó là niềm an ủi, niềm hy vọng, nguồn trông cậy cho những mảnh đời nghèo thiếu, dốt nát và bất hạnh của họ. Việc họ tạo lập ngôi nhà nguyện này là biết bao nhiêu công khó, mồ hôi, nước mắt so với hoàn cảnh mức sống của họ!!! Chính quyền đến giật sập là một việc làm cực kỳ độc ác và vô lương tâm.
Khi nhà nguyện bị giật sập, rất nhiều người dân không thể hiểu nổi chính quyền của mình họ suy nghỉ như thế nào mà hành động quá tàn nhẫn như thế """ Dù một số công an luôn xúc phạm niềm tin của tín hữu, chửi thề luôn miệng, mắng nhiếc liên tục nhưng vẫn có công an bất bình nói dân chúng nghe được:
"Nhà nguyện này chẳng có gì đáng phải đập chỉ mỗi tội là có thập tự giá mà thôi".
Đây là nỗi đau của cả dân tộc, khi người mang danh công an nhân dân, bảo vệ nhân dân mà có suy nghĩ và hành động chống lại đạo đức và niềm tin nhân dân một cách vô lương tâm như vậy" Thập tự giá là biểu tượng của Cơ Đốc giáo và là giáo huy của hàng tỷ người trên thế giới đã đi vào văn hoá và trái tim của nhân loại hơn 2000 năm rồi. Thật phi lý khi cái quán "lẩu bò bình dân" còn làm được biểu tượng đầu bò trên thương hiệu của mình nhưng tại sao biểu tượng tôn giáo là "Thập Tự Giá" tại sao lại bị thù ghét quá mức như vậy """ Đây không phải là trường hợp duy nhất tại Việt Nam. Nếu như thật lòng tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân thì không có chuyện chính quyền được huy động rầm rộ để làm chuyện vô đạo, ngang ngược giữa bàn dân thiên hạ như vậy vào ngày 23/9/2003 !!!