Công An Tung Quyền Cước, Đánh 25 Mục Sư, Truyền Đạo, Tín Đồ Đang Cầu Nguyện, Đập Bể Máy Ảnh, Bắt 2 Mục Sư Rồi Quản Chế...
SAIGON -- Nhiều mục sư, truyền đạo và tín đồ đã bị hành hung thô bạo chỉ vì tụ họp cầu nguyện tại gia. Tin này được báo động như sau.
HIỆP HỘI THÔNG CÔNG TIN LÀNH VIỆT NAM
UỶ BAN PHÁP LUẬT
Quận 2, ngày 20 tháng 8 năm 2003
BÁO CÁO TỔNG QUÁT
Về việc : Mục sư Bùi Văn Ba bị hành hung và quản thúc chờ ngày ra toà.
Kính gởi : Chủ tịch Ban Điều Hành Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Việt Nam
Theo đề nghị khẩn cấp của Chủ tịch Hiệp Hội và Tổng Quản Nhiệm Hội Thánh Tin Lành Phúc Âm Trọn Vẹn Việt Nam là Mục sư Phạm Đình Nhẫn và Mục sư Võ Văn Lạc, Uỷ Ban Pháp Luật cử ngay 3 nhân sự gồm 1 Luật gia và 2 chuyên viên đến hiện trường nơi xãy ra vụ hành hung Mục sư Bùi Văn Ba tại số 161D/51 Lạc Long Quân phường 3 quận 11 Tp.HCM. Qua chứng kiến tại hiện trường, lấy lời khai, thu thập chứng cứ, trực tiếp làm việc với Công an phường 3 quận 11, chúng tôi ghi nhận mấy vấn đề như sau:
I . NỘI DUNG SỰ VỤ:
Vào lúc 9h30' ngày 18/8/2003, tại nhà Mục sư Bùi Văn Ba số 161D/51 Lạc Long Quân, phường 3 quận 11 Tp.HCM là nơi có khoảng 25 người gồm Mục sư , Truyền đạo và các giáo hữu thuộc Giáo hội Phúc Âm Trọn Vẹn Việt Nam cầu nguyện.
Trong khi cầu nguyện, viên cảnh sát khu vực tên Nhê đến đòi kiểm tra và lục soát nhà, lúc đó Mục sư Ba không có nhà, vợ Mục sư Ba là cô May tiếp xúc với Công an và không cho Công an lục soát nhưng CSKV tên Nhê uy hiếp vợ Mục sư Ba. Cô May ngăn cản không cho lên lầu vì nơi đây đang lễ cầu nguyện, nhưng ông Nhê vẫn dùng sức gạt cô May xông thẳng lên lầu và dùng điện thoại gọi Công an quận, dân quân cùng Cảnh sát 113 tăng viện tràn vào trấn áp.. Quá bức xúc, vợ Mục sư Ba lên cơn đau tim, đột quỵ nguy kịch đến tính mạng, lúc này các Mục sư , Truyền đạo bị khống chế hoàn toàn. Mục sư Nguyễn Như Hạnh chụp hình, Công an tràn vào trấn áp thô bạo đập vỡ máy chụp hình, xúc phạm các Mục sư, Truyền đạo như Công an đánh vào tay, nắm đầu Mục sư Hạnh đập vào tường xi măng dùng thế võ nắm áo quăng mạnh ông vào tường xi măng. Rượt đuổi, cùm tay, bóp cổ, đánh vào đầu Truyền đạo Lê Tấn Thảo áp giải về đồn Công an thẩm vấn. Khi Mục sư Bùi Văn Ba về đến nhà thì diễn biến hết sức bất lợi và căng thẳng, tình hình sức khoẻ của vợ Mục sư Ba nguy kịch hơn, Mục sư Ba và Mục sư Lạc đề nghị "mọi việc Công an nên nên đưa cô May đi cấp cứu trước" rồi ông và Mục sư Ba chịu trách nhiệm làm việc với Công an…. Nhưng tất cả đều vô vọng. Công an nhất quyết không chở cô May đi cấp cứu dù Công an có xe chở lực lượng đến trấn áp vẫn còn đậu tại chỗ. Trái lại lực lượng Công an tăng cường dữ tợn hơn, họ quyết tâm trấn áp và ngăn trở việc đưa cô May đi cấp cứu. Khi các tín hữu quyết tâm đấu tranh cùng Mục sư Ba đưa vợ ông đi cấp cứu cho bằng được, Công an xông vào đánh Mục sư Ba, khoá tay ông, đạp ông trong tiếng khóc la thảm thiết của con Mục sư Ba khi thấy cha mình bị đánh, một tín hữu đã ghi âm được diễn tiến của sự việc…. Trong lúc tự vệ, giằng co lại Mục sư Ba có đánh trả trúng 1 Công an, đang lúc một mình Mục sư Ba giữa vòng vây đông Công an đang xô xát. Công an lại lồng lộn, 3 viên Công an xông vào dùng vũ lực khống chế, cùm Mục sư Ba, quăng ông lên xe, nhấn đầu ông xuống gầm xe chở về đồn Công an phường 3 quận 11. Con Mục sư Ba kêu khóc xin đi theo mẹ đến bệnh viện cấp cứu nhưng nhưng bị từ chối, các viên Công an trấn áp, cản trở không cho em ra khỏi nhà. Mục sư Lạc bị Công an dùng vũ lực ngăn chặn không cho ông đưa cô May đi cấp cứu. Ông phản ứng mãnh liệt và khiêng được cô May ra khỏi vòng vây của Công an, đem vợ Mục sư Ba đi cấp cứu trong sự ngăn cản quyết liệt của Công an, bọn chúng khoá cửa không cho ra.
Sau khi về đồn, Công an xiềng Mục sư Ba vào một cây sắt cố định ngay chân tường, một Công an cao to, không mặc cảnh phục xông vào đánh tới tấp lên đầu Mục sư Ba (3 lần); rất nhiều Công an đứng chung quanh xem tên công an cao to, bụng phệ tra tấn Mục sư Ba. Trong số đó có tên Công an đeo bảng trực ban, 1 nữ Công an, một Công an tên Bình là người cùm tay Mục sư Ba áp giải ông từ nhà đến đồn Công an phường 3. Tất cả họ đều đồng lõa với nhau trong vụ tra tấn này.
Sau đó, chúng đem Mục sư Ba lên lầu thẩm vấn, chúng còng tay phải Mục sư Ba vào ghế cho đến hơn 10h00' đêm và liên tục có 4 tên Công an thẩm vấn đến 11h00' đêm. Tiếp đó chúng tống giam Mục sư Ba và Mục sư nhiệm chức Nguyễn Như Hạnh vào trại giam Công an quận 11 số 83 đường Tân Hoá. Sau khi đọc lệnh tạm giam 3 ngày, lệnh tạm giam số 144 ngày 18/8/2003, chúng tách các Mục sư ra riêng và giam vào phòng A tội Hình sự. Chúng bắt cởi hết quần áo, chỉ mặc quần lót, nằm trên sàn lạnh không được mặc quần áo, không có chiếu mền gì, vào đêm rất lạnh làm Mục sư Ba và Mục sư Hạnh tổn hại đến sức khoẻ, sau một ngày căng thẳng bởi tra tấn; tối đến lại bị cách đối xử hành hạ trong đêm lạnh làm thân nhiệt hai Mục sư bị hạ thấp đến nổi cận kề sự nguy hiểm tính mạng.
Về phần Mục sư Lạc, Công an cản trở ông đưa vợ Mục sư Ba đi cấp cứu, nhà Mục sư Ba bị canh gác, chúng đem các lực lượng Công an đến lục soát nhà, quay phim, lập hiện trường giả, khống chế con Mục sư Ba là trẻ em, khi cha bị bắt, mẹ đang cấp cứu tại bệnh viện, bọn chúng lục soát nhà dù bị người nhà ngăn cản chúng vẫn tự ý vào. Chúng sai 3 dân phòng leo lên nóc nhà bên cạnh phá cửa sổ đột nhập vào nhà Mục sư Ba ở tầng 3, chúng còn leo lên nóc nhà lật cả nắp đậy thùng nước để tìm kiếm người trốn theo ý chúng. Ngoài Mục sư Ba, Mục sư Hạnh, Công an còn bắt 7 nhân sự của Giáo hội Phúc Âm Trọn Vẹn Việt Nam về đồn làm việc cho đến 9h00' tối ngày 18/8/2003 thì thả ra kèm theo biên bản phạt hành chánh.
Ngày 19/8/2003 là ngày Mục sư Ba, Mục sư Hạnh vẫn còn bị giam tại trại tạm giam. Theo các nguồn tin mà Uỷ Ban Pháp Luật có được, khi tiếp xúc với các viên chức Quốc Tế Nhân Quyền, ngày 19/8/2003 các cơ quan chức năng tại Tp.HCM vẫn không thừa nhận giam giữ 2 Mục sư , họ chỉ thừa nhận có "mời làm việc" rồi thả về chứ không giam giữ.
Vào lúc 22h05' tối 19/8/2003 Trung tá Võ Văn Phương ký quyết định thay đổi biện pháp giam giữ bằng lệnh quản thúc tại gia chờ xét xử bằng 2 quyết định:
1. Quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn số 26 ngày 19/8/2003.
2. Quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú số 74 ngày 19/8/2003.
Hai quyết định này do Trung tá Võ Văn Phương, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 11 ký.
Như vậy hai quyết định này lật ngược lại lời của viên chức Tp.HCM phủ nhận "không có giam giữ người" và "chỉ mời làm việc".
Cho đến giờ này, cô May, vợ Mục sư Ba vẫn còn điều trị tại bệnh viện Trưng Vương, con Mục sư Ba vẫn bị khủng hoảng (hãy nghe đoạn băng ghi âm lúc khóc thét của các em khi bị khủng bố sẽ rõ mức độ khủng hoảng). Cơ thể Mục sư Ba đau nhức toàn thân (nội thương). Công an đã bắt giữ 9 người đến 9h00' đêm 18/8/2003 thì thả 7 người sau 12 giờ thẩm vấn, Mục sư Ba và Mục sư Hạnh bị tạm giam đến 11h00' đêm ngày 19/8/2003 thì chuyển từ giam giữ qua quản thúc tại gia.
II. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA SỰ VỤ
Với hàng loạt các hành vi nguy hiểm có tính hệ thống của Công an phường 3, Công an quận 11, lực lượng dân phòng, Cảnh sát 113 đối với Mục sư, Giáo sĩ, tín đồ của Giáo hội Tin Lành Phúc Âm Trọn Vẹn Việt Nam đã vi phạm hàng loạt các điều khoản của Bộ Luật Hình Sự qui định, để lại hậu quả pháp lý rất nghiêm trọng như:
1. Hành vi xâm nhập vào nhà của Mục sư Bùi Văn Ba không đọc lệnh khám xét của cơ quan thẩm quyền theo luật định, đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở theo điều 124 Bộ Luật Hình Sự : "Tội xâm phạm chổ ở của công dân"
2. Trấn áp thô bạo, ngăn cản buổi cầu nguyện của các Mục sư, Giáo sĩ thuộc Giáo hội Tin Lành Phúc Âm Trọn Vẹn Việt Nam, đã vi phạm điều 129 Bộ Luật Hình Sự: "Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng của công dân".
3. Việc Công an bắt áp giải, cùm Mục sư Ba, Mục sư Hạnh (2 ngày) và 7 nhân sự Truyền đạo (1 ngày) giữa ban ngày khi họ không có hành vi phạm tội, đã vi phạm điều 123 Bộ Luật Hình Sự: "Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật".
4. Hành động của Công an gây cho cô May vợ Mục sư Ba suy sụp tinh thần dẫn đến đột quỵ ngất xỉu vì bệnh tim tái phát ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu giúp, đặc biệt họ có các dấu hiệu của tình tiết tăng nặng như:
-- Đã cố ý gây khủng hoảng tinh thần dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của vợ Mục sư Ba mà không cứu giúp.
-- Công an có nghĩa vụ cứu giúp mà không cứu giúp, họ có xe mà không đưa đi cấp cứu.
-- Trái lại họ có hành vi ngăn cản (có bằng chứng).
Họ đã vi phạm điều 102 Bộ Luật Hình Sự với đầy đủ tình tiết tăng nặng: "Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm".
5. Ngoài ra việc đánh đập và trong mùa mưa mà bắt cởi hết áo quần, nằm dưới nền xi măng lạnh không mền chiếu đã vi phạm quyền "Bất khả xâm phạm đến thân thể"; ngược đãi, hành hạ, xiềng vào cây sắt, ghế gây tổn hại đến sứ khoẻ của Mục sư Ba, Mục sư Hạnh là vi phạm điều 104 Bộ Luật Hình Sự về tội: "Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác".
6. Việc Công an tấn công Mục sư Hạnh, đập vỡ máy chụp hình tiêu huỷ cuốn phim trong máy, đã ghi lại những hình ảnh chứng cứ của việc tấn công đàn áp khủng bố Tôn giáo, điều này Công an cố tình "huỷ, làm hư hỏng các tài liệu vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án" được qui định tại điều 300 Bộ Luật Hình Sự "Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án".
III. HẬU QUẢ CỦA ĐẠO LÝ.
Công an phường 3, Công an quận 11 đã có hành động xâm hại đặc biệt nghiêm trọng làm tổn thương, khủng hoảng đến của cộng đồng giáo hữu Tin Lành là cộng đồng dân chúng thiểu số từng chịu nhiều ngược đãi và phân biệt đối xử dễ tổn thương trong xã hội Việt Nam điều này chà đạp lên nền pháp lý Việt Nam và cả pháp lý quốc tế, gây ảnh hưởng tâm lý, đạo lý sâu xa trên người dân có Tôn giáo, sự thiệt hại này là lớn lắm:
1. Sự căng thẳng trong các cộng đồng Tôn giáo tăng thêm, gây đối kháng giữa Tôn giáo và Chính quyền.
2. Nguyên nhân gây mất uy tín quốc gia trên trường quốc tế.
IV. VỀ SỰ CHỤP MŨ MỤC SƯ BÙI VĂN BA.
Mục sư Bùi Văn Ba là nạn nhân của nguyên nhân khủng bố Tôn giáo của Công an, lợi dụng quyền lực trong tay biến nạn nhân thành phạm nhân cách trơ trẻn qua quyết định giam giữ và quản chế vì tội cổ điển gán ghép " Chống người thi hành công vụ".
Thế nào là "công vụ" của Công an" Công vụ này ở đâu" Ai cho phép" Đến nơi cầu nguyện trấn áp bất hợp pháp, tàn bạo giáo dân Tin Lành lại là thứ "công vụ" sao" Không biện minh được, cả vú lấp miệng em, vừa đá bóng vừa thổi còi.
Trước chứng cứ thực tế thu thập được Mục sư Ba hành động được pháp luật bảo hộ theo điều 15, 16 Bộ Luật Hình Sự "Phòng vệ chính đáng" "Tình Thế cấp thiết".
"Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm" (Điều 15 Bộ Luật Hình Sự).
Mục sư Bùi Văn Ba phòng vệ chính đáng vì lợi ích của bản thân và vợ, khi người khác vi phạm luật đe doạ mạng sống của vợ mình … và ông có quyền gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Kháng cự lại những kẻ khủng bố, đàn áp để đưa vợ mình đang bị hôn mê trong lúc bị nguy hiểm đến tính mạng đi cấp cứu đó chính là hành vi "phòng vệ chính đáng trong tình thế cấp thiết", điều 16 Bộ Luật Hình Sự cho phép hành động cần thiết nếu phải gây thiệt hại cho các Công an đang phạm tội cản trở cấp cứu cho vợ ông. Nếu chúng ta ở vào hoàn cảnh của Mục sư Bùi Văn Ba thì chúng ta cũng phải hành xử như ông mà thôi.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Trước nội dung sự kiện và diễn biến của sự vụ như trên chúng tôi xét thấy đây là một sự xâm hại thường xuyên mà các Giáo hội Tin Lành Tư Gia đã gánh chịu không biết bao nhiêu năm, không có lối thoát. Uỷ Ban Pháp Luật Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Việt Nam đề nghị:
1. Giáo hội Tin Lành Phúc Âm Trọn Vẹn Việt Nam nên cho phép Mục sư Bùi Văn Ba và Mục sư Nguyễn Như Hạnh khởi kiện Công an phường 3 và Công an quận 11 Tp.HCM về các tội danh nêu trên trước toà án.
2. Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Việt Nam nên lên tiếng mạnh mẽ phản đối hành động khủng bố Tôn giáo, chà đạp luật pháp và công pháp quốc tế, có biện pháp bảo vệ các thành viên của mình cách hiệu quả.
3. Đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, lập hội vì lợi ích của mình của nhiều người mà mình có trách nhiệm dựa trên nền tảng Hiến Pháp đã qui định, cương quyết đòi hỏi quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng được thực hiện trong thực tế.
Thay mặt Uỷ Ban Pháp Luật
Kính báo cáo
Mục sư Nguyễn Hồng Quang
Truyền đạo Trương Trí Hiền
Hồ Sơ đính kèm:
- Biên bản tiếp xúc 18/8/2003 tại CA F.3 Q.11
- Băng ghi âm.
- Quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn
- Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
- Bản tường trình của Ms Bùi Văn Ba.
- Bản tường trình của Ms. Nguyễn Như Hạnh.
- Bản tường trình của Tđ. Lê Tấn Thảo.
- Bản tường trình của Tđ. Lương Thời.
- Một số hình ảnh
SAIGON -- Nhiều mục sư, truyền đạo và tín đồ đã bị hành hung thô bạo chỉ vì tụ họp cầu nguyện tại gia. Tin này được báo động như sau.
HIỆP HỘI THÔNG CÔNG TIN LÀNH VIỆT NAM
UỶ BAN PHÁP LUẬT
Quận 2, ngày 20 tháng 8 năm 2003
BÁO CÁO TỔNG QUÁT
Về việc : Mục sư Bùi Văn Ba bị hành hung và quản thúc chờ ngày ra toà.
Kính gởi : Chủ tịch Ban Điều Hành Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Việt Nam
Theo đề nghị khẩn cấp của Chủ tịch Hiệp Hội và Tổng Quản Nhiệm Hội Thánh Tin Lành Phúc Âm Trọn Vẹn Việt Nam là Mục sư Phạm Đình Nhẫn và Mục sư Võ Văn Lạc, Uỷ Ban Pháp Luật cử ngay 3 nhân sự gồm 1 Luật gia và 2 chuyên viên đến hiện trường nơi xãy ra vụ hành hung Mục sư Bùi Văn Ba tại số 161D/51 Lạc Long Quân phường 3 quận 11 Tp.HCM. Qua chứng kiến tại hiện trường, lấy lời khai, thu thập chứng cứ, trực tiếp làm việc với Công an phường 3 quận 11, chúng tôi ghi nhận mấy vấn đề như sau:
I . NỘI DUNG SỰ VỤ:
Vào lúc 9h30' ngày 18/8/2003, tại nhà Mục sư Bùi Văn Ba số 161D/51 Lạc Long Quân, phường 3 quận 11 Tp.HCM là nơi có khoảng 25 người gồm Mục sư , Truyền đạo và các giáo hữu thuộc Giáo hội Phúc Âm Trọn Vẹn Việt Nam cầu nguyện.
Trong khi cầu nguyện, viên cảnh sát khu vực tên Nhê đến đòi kiểm tra và lục soát nhà, lúc đó Mục sư Ba không có nhà, vợ Mục sư Ba là cô May tiếp xúc với Công an và không cho Công an lục soát nhưng CSKV tên Nhê uy hiếp vợ Mục sư Ba. Cô May ngăn cản không cho lên lầu vì nơi đây đang lễ cầu nguyện, nhưng ông Nhê vẫn dùng sức gạt cô May xông thẳng lên lầu và dùng điện thoại gọi Công an quận, dân quân cùng Cảnh sát 113 tăng viện tràn vào trấn áp.. Quá bức xúc, vợ Mục sư Ba lên cơn đau tim, đột quỵ nguy kịch đến tính mạng, lúc này các Mục sư , Truyền đạo bị khống chế hoàn toàn. Mục sư Nguyễn Như Hạnh chụp hình, Công an tràn vào trấn áp thô bạo đập vỡ máy chụp hình, xúc phạm các Mục sư, Truyền đạo như Công an đánh vào tay, nắm đầu Mục sư Hạnh đập vào tường xi măng dùng thế võ nắm áo quăng mạnh ông vào tường xi măng. Rượt đuổi, cùm tay, bóp cổ, đánh vào đầu Truyền đạo Lê Tấn Thảo áp giải về đồn Công an thẩm vấn. Khi Mục sư Bùi Văn Ba về đến nhà thì diễn biến hết sức bất lợi và căng thẳng, tình hình sức khoẻ của vợ Mục sư Ba nguy kịch hơn, Mục sư Ba và Mục sư Lạc đề nghị "mọi việc Công an nên nên đưa cô May đi cấp cứu trước" rồi ông và Mục sư Ba chịu trách nhiệm làm việc với Công an…. Nhưng tất cả đều vô vọng. Công an nhất quyết không chở cô May đi cấp cứu dù Công an có xe chở lực lượng đến trấn áp vẫn còn đậu tại chỗ. Trái lại lực lượng Công an tăng cường dữ tợn hơn, họ quyết tâm trấn áp và ngăn trở việc đưa cô May đi cấp cứu. Khi các tín hữu quyết tâm đấu tranh cùng Mục sư Ba đưa vợ ông đi cấp cứu cho bằng được, Công an xông vào đánh Mục sư Ba, khoá tay ông, đạp ông trong tiếng khóc la thảm thiết của con Mục sư Ba khi thấy cha mình bị đánh, một tín hữu đã ghi âm được diễn tiến của sự việc…. Trong lúc tự vệ, giằng co lại Mục sư Ba có đánh trả trúng 1 Công an, đang lúc một mình Mục sư Ba giữa vòng vây đông Công an đang xô xát. Công an lại lồng lộn, 3 viên Công an xông vào dùng vũ lực khống chế, cùm Mục sư Ba, quăng ông lên xe, nhấn đầu ông xuống gầm xe chở về đồn Công an phường 3 quận 11. Con Mục sư Ba kêu khóc xin đi theo mẹ đến bệnh viện cấp cứu nhưng nhưng bị từ chối, các viên Công an trấn áp, cản trở không cho em ra khỏi nhà. Mục sư Lạc bị Công an dùng vũ lực ngăn chặn không cho ông đưa cô May đi cấp cứu. Ông phản ứng mãnh liệt và khiêng được cô May ra khỏi vòng vây của Công an, đem vợ Mục sư Ba đi cấp cứu trong sự ngăn cản quyết liệt của Công an, bọn chúng khoá cửa không cho ra.
Sau khi về đồn, Công an xiềng Mục sư Ba vào một cây sắt cố định ngay chân tường, một Công an cao to, không mặc cảnh phục xông vào đánh tới tấp lên đầu Mục sư Ba (3 lần); rất nhiều Công an đứng chung quanh xem tên công an cao to, bụng phệ tra tấn Mục sư Ba. Trong số đó có tên Công an đeo bảng trực ban, 1 nữ Công an, một Công an tên Bình là người cùm tay Mục sư Ba áp giải ông từ nhà đến đồn Công an phường 3. Tất cả họ đều đồng lõa với nhau trong vụ tra tấn này.
Sau đó, chúng đem Mục sư Ba lên lầu thẩm vấn, chúng còng tay phải Mục sư Ba vào ghế cho đến hơn 10h00' đêm và liên tục có 4 tên Công an thẩm vấn đến 11h00' đêm. Tiếp đó chúng tống giam Mục sư Ba và Mục sư nhiệm chức Nguyễn Như Hạnh vào trại giam Công an quận 11 số 83 đường Tân Hoá. Sau khi đọc lệnh tạm giam 3 ngày, lệnh tạm giam số 144 ngày 18/8/2003, chúng tách các Mục sư ra riêng và giam vào phòng A tội Hình sự. Chúng bắt cởi hết quần áo, chỉ mặc quần lót, nằm trên sàn lạnh không được mặc quần áo, không có chiếu mền gì, vào đêm rất lạnh làm Mục sư Ba và Mục sư Hạnh tổn hại đến sức khoẻ, sau một ngày căng thẳng bởi tra tấn; tối đến lại bị cách đối xử hành hạ trong đêm lạnh làm thân nhiệt hai Mục sư bị hạ thấp đến nổi cận kề sự nguy hiểm tính mạng.
Về phần Mục sư Lạc, Công an cản trở ông đưa vợ Mục sư Ba đi cấp cứu, nhà Mục sư Ba bị canh gác, chúng đem các lực lượng Công an đến lục soát nhà, quay phim, lập hiện trường giả, khống chế con Mục sư Ba là trẻ em, khi cha bị bắt, mẹ đang cấp cứu tại bệnh viện, bọn chúng lục soát nhà dù bị người nhà ngăn cản chúng vẫn tự ý vào. Chúng sai 3 dân phòng leo lên nóc nhà bên cạnh phá cửa sổ đột nhập vào nhà Mục sư Ba ở tầng 3, chúng còn leo lên nóc nhà lật cả nắp đậy thùng nước để tìm kiếm người trốn theo ý chúng. Ngoài Mục sư Ba, Mục sư Hạnh, Công an còn bắt 7 nhân sự của Giáo hội Phúc Âm Trọn Vẹn Việt Nam về đồn làm việc cho đến 9h00' tối ngày 18/8/2003 thì thả ra kèm theo biên bản phạt hành chánh.
Ngày 19/8/2003 là ngày Mục sư Ba, Mục sư Hạnh vẫn còn bị giam tại trại tạm giam. Theo các nguồn tin mà Uỷ Ban Pháp Luật có được, khi tiếp xúc với các viên chức Quốc Tế Nhân Quyền, ngày 19/8/2003 các cơ quan chức năng tại Tp.HCM vẫn không thừa nhận giam giữ 2 Mục sư , họ chỉ thừa nhận có "mời làm việc" rồi thả về chứ không giam giữ.
Vào lúc 22h05' tối 19/8/2003 Trung tá Võ Văn Phương ký quyết định thay đổi biện pháp giam giữ bằng lệnh quản thúc tại gia chờ xét xử bằng 2 quyết định:
1. Quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn số 26 ngày 19/8/2003.
2. Quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú số 74 ngày 19/8/2003.
Hai quyết định này do Trung tá Võ Văn Phương, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 11 ký.
Như vậy hai quyết định này lật ngược lại lời của viên chức Tp.HCM phủ nhận "không có giam giữ người" và "chỉ mời làm việc".
Cho đến giờ này, cô May, vợ Mục sư Ba vẫn còn điều trị tại bệnh viện Trưng Vương, con Mục sư Ba vẫn bị khủng hoảng (hãy nghe đoạn băng ghi âm lúc khóc thét của các em khi bị khủng bố sẽ rõ mức độ khủng hoảng). Cơ thể Mục sư Ba đau nhức toàn thân (nội thương). Công an đã bắt giữ 9 người đến 9h00' đêm 18/8/2003 thì thả 7 người sau 12 giờ thẩm vấn, Mục sư Ba và Mục sư Hạnh bị tạm giam đến 11h00' đêm ngày 19/8/2003 thì chuyển từ giam giữ qua quản thúc tại gia.
II. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA SỰ VỤ
Với hàng loạt các hành vi nguy hiểm có tính hệ thống của Công an phường 3, Công an quận 11, lực lượng dân phòng, Cảnh sát 113 đối với Mục sư, Giáo sĩ, tín đồ của Giáo hội Tin Lành Phúc Âm Trọn Vẹn Việt Nam đã vi phạm hàng loạt các điều khoản của Bộ Luật Hình Sự qui định, để lại hậu quả pháp lý rất nghiêm trọng như:
1. Hành vi xâm nhập vào nhà của Mục sư Bùi Văn Ba không đọc lệnh khám xét của cơ quan thẩm quyền theo luật định, đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở theo điều 124 Bộ Luật Hình Sự : "Tội xâm phạm chổ ở của công dân"
2. Trấn áp thô bạo, ngăn cản buổi cầu nguyện của các Mục sư, Giáo sĩ thuộc Giáo hội Tin Lành Phúc Âm Trọn Vẹn Việt Nam, đã vi phạm điều 129 Bộ Luật Hình Sự: "Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng của công dân".
3. Việc Công an bắt áp giải, cùm Mục sư Ba, Mục sư Hạnh (2 ngày) và 7 nhân sự Truyền đạo (1 ngày) giữa ban ngày khi họ không có hành vi phạm tội, đã vi phạm điều 123 Bộ Luật Hình Sự: "Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật".
4. Hành động của Công an gây cho cô May vợ Mục sư Ba suy sụp tinh thần dẫn đến đột quỵ ngất xỉu vì bệnh tim tái phát ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu giúp, đặc biệt họ có các dấu hiệu của tình tiết tăng nặng như:
-- Đã cố ý gây khủng hoảng tinh thần dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của vợ Mục sư Ba mà không cứu giúp.
-- Công an có nghĩa vụ cứu giúp mà không cứu giúp, họ có xe mà không đưa đi cấp cứu.
-- Trái lại họ có hành vi ngăn cản (có bằng chứng).
Họ đã vi phạm điều 102 Bộ Luật Hình Sự với đầy đủ tình tiết tăng nặng: "Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm".
5. Ngoài ra việc đánh đập và trong mùa mưa mà bắt cởi hết áo quần, nằm dưới nền xi măng lạnh không mền chiếu đã vi phạm quyền "Bất khả xâm phạm đến thân thể"; ngược đãi, hành hạ, xiềng vào cây sắt, ghế gây tổn hại đến sứ khoẻ của Mục sư Ba, Mục sư Hạnh là vi phạm điều 104 Bộ Luật Hình Sự về tội: "Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác".
6. Việc Công an tấn công Mục sư Hạnh, đập vỡ máy chụp hình tiêu huỷ cuốn phim trong máy, đã ghi lại những hình ảnh chứng cứ của việc tấn công đàn áp khủng bố Tôn giáo, điều này Công an cố tình "huỷ, làm hư hỏng các tài liệu vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án" được qui định tại điều 300 Bộ Luật Hình Sự "Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án".
III. HẬU QUẢ CỦA ĐẠO LÝ.
Công an phường 3, Công an quận 11 đã có hành động xâm hại đặc biệt nghiêm trọng làm tổn thương, khủng hoảng đến của cộng đồng giáo hữu Tin Lành là cộng đồng dân chúng thiểu số từng chịu nhiều ngược đãi và phân biệt đối xử dễ tổn thương trong xã hội Việt Nam điều này chà đạp lên nền pháp lý Việt Nam và cả pháp lý quốc tế, gây ảnh hưởng tâm lý, đạo lý sâu xa trên người dân có Tôn giáo, sự thiệt hại này là lớn lắm:
1. Sự căng thẳng trong các cộng đồng Tôn giáo tăng thêm, gây đối kháng giữa Tôn giáo và Chính quyền.
2. Nguyên nhân gây mất uy tín quốc gia trên trường quốc tế.
IV. VỀ SỰ CHỤP MŨ MỤC SƯ BÙI VĂN BA.
Mục sư Bùi Văn Ba là nạn nhân của nguyên nhân khủng bố Tôn giáo của Công an, lợi dụng quyền lực trong tay biến nạn nhân thành phạm nhân cách trơ trẻn qua quyết định giam giữ và quản chế vì tội cổ điển gán ghép " Chống người thi hành công vụ".
Thế nào là "công vụ" của Công an" Công vụ này ở đâu" Ai cho phép" Đến nơi cầu nguyện trấn áp bất hợp pháp, tàn bạo giáo dân Tin Lành lại là thứ "công vụ" sao" Không biện minh được, cả vú lấp miệng em, vừa đá bóng vừa thổi còi.
Trước chứng cứ thực tế thu thập được Mục sư Ba hành động được pháp luật bảo hộ theo điều 15, 16 Bộ Luật Hình Sự "Phòng vệ chính đáng" "Tình Thế cấp thiết".
"Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm" (Điều 15 Bộ Luật Hình Sự).
Mục sư Bùi Văn Ba phòng vệ chính đáng vì lợi ích của bản thân và vợ, khi người khác vi phạm luật đe doạ mạng sống của vợ mình … và ông có quyền gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Kháng cự lại những kẻ khủng bố, đàn áp để đưa vợ mình đang bị hôn mê trong lúc bị nguy hiểm đến tính mạng đi cấp cứu đó chính là hành vi "phòng vệ chính đáng trong tình thế cấp thiết", điều 16 Bộ Luật Hình Sự cho phép hành động cần thiết nếu phải gây thiệt hại cho các Công an đang phạm tội cản trở cấp cứu cho vợ ông. Nếu chúng ta ở vào hoàn cảnh của Mục sư Bùi Văn Ba thì chúng ta cũng phải hành xử như ông mà thôi.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Trước nội dung sự kiện và diễn biến của sự vụ như trên chúng tôi xét thấy đây là một sự xâm hại thường xuyên mà các Giáo hội Tin Lành Tư Gia đã gánh chịu không biết bao nhiêu năm, không có lối thoát. Uỷ Ban Pháp Luật Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Việt Nam đề nghị:
1. Giáo hội Tin Lành Phúc Âm Trọn Vẹn Việt Nam nên cho phép Mục sư Bùi Văn Ba và Mục sư Nguyễn Như Hạnh khởi kiện Công an phường 3 và Công an quận 11 Tp.HCM về các tội danh nêu trên trước toà án.
2. Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Việt Nam nên lên tiếng mạnh mẽ phản đối hành động khủng bố Tôn giáo, chà đạp luật pháp và công pháp quốc tế, có biện pháp bảo vệ các thành viên của mình cách hiệu quả.
3. Đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, lập hội vì lợi ích của mình của nhiều người mà mình có trách nhiệm dựa trên nền tảng Hiến Pháp đã qui định, cương quyết đòi hỏi quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng được thực hiện trong thực tế.
Thay mặt Uỷ Ban Pháp Luật
Kính báo cáo
Mục sư Nguyễn Hồng Quang
Truyền đạo Trương Trí Hiền
Hồ Sơ đính kèm:
- Biên bản tiếp xúc 18/8/2003 tại CA F.3 Q.11
- Băng ghi âm.
- Quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn
- Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
- Bản tường trình của Ms Bùi Văn Ba.
- Bản tường trình của Ms. Nguyễn Như Hạnh.
- Bản tường trình của Tđ. Lê Tấn Thảo.
- Bản tường trình của Tđ. Lương Thời.
- Một số hình ảnh
Gửi ý kiến của bạn